Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Mạch điều khiển từ xa

Mạch điều khiển từ xa
Điều khiển từ xa phát ra các bit 0 va 1. Tuy nhiên nó không thể đưa lên LED hồng ngoại và phát trực tiếp các bit này được (không phát đi xa được). Vì vậy nó cần phải có 1 sóng mang với tần số khoảng 36KHz (giống như trong Radio ấy).



Để làm được bộ phát như trên có 2 cách:
- Tạo ra 1 tần số 36 KHz ổn định làm sóng mang (Dùng NE555)
(36KHz) AND (Bit 0,1) = Output_Signal
- Cách 2 đơn giản hơn. Ra chợ mua 1 cái đk về dùng

Bộ thu là 1 con IC 3 chân(VCC--GND--OUTPUT). Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu hồng ngoại yếu ớt từ đk phát ra, khuyêch đại tín hiệu, tách sóng mang để lọc ra những bít 0 và 1.



Mỗi 1 lần phát, đk sẽ phát đi 1 chuỗi các bít 0 và 1. IC nhận cũng sẽ nhận đúng số lượng và đúng thứ tự các bit này.



Sau khi nhân được chuỗi các bit, nhiệm vụ của người lập trình là giải mã chuỗi bit này.
Mỗi loại đktx sẽ tuân theo 1 chuẩn mã khác nhau (RC5 là 1 chuẩn phổ biến).
Trong chuỗi bit đó người ta sẽ phân ra làm 2 phần:
- phần 1 là địa chỉ để phân biệt các thiết bị khác nhau(cùng là hãng SONY nhưng đktx của TV không làm ảnh hưởng đến đầu DVD chẳng hạn)
- phần 2 là phần lệnh (lúc này sẽ chỉ rõ lệnh phát ra là gì khi ta ấn nút trên đk)



Cuối cùng dựa vào lệnh đã nhận. Ta chỉ việc sử dụng thôi. Ví dụ ấn nút số 1 trên đktx thì sẽ nhận được số 1, ta bật cái quạt. Ấn số 2 ta nhận đc số 2, ta bật cái bóng điện v.v..



Phần cứng gồm các nút bấm, các đèn LED báo, cách ly quang MOC3020 để điều khiển triac MAC97. Các triac này để đóng/mở việc cấp nguồn cho cuộn dây của quạt (quạt có 3 số --> 3 cuộn dây --> 3 triac)



Công việc đầu tiên của lập trình là làm sao để thu được 12 bit mà đktx đã phát đi. Chân OUTPUT của con IR receiver nối với chân ngắt ngoài INT0 của 89C2051.
Khi có ngăt ngoài xảy ra (tức là đã có tín hiệu phát ra từ bộ đktx) chương trình sẽ dừng các việc đang làm và nhảy vào trình phục vụ ngắt.
Chương trình ngắt sẽ làm gì?
- Việc đầu tiên khi nhảy vào ngắt là chờ cho bit START về 0
- Đọc bít ngay sau đó
- Lưu vào vị trí bit đầu tiên của 2 byte (2 byte nằm trong 1 biến: int receiver;)
- Dịch bít này sang trái 1 lần
- Đọc bít tiếp theo......
- Nhận đủ 12 bit
- Lọc ra 7 bit đầu để lấy ra lệnh (tức là đktx vừa bấm nút nào?)
- Tra trong bảng lệnh để thực hiện 1 công việc nào đó

Các Phương Pháp Làm Mạch In Tại Nhà

Mạch in (tiếng Anh: printed circuit board - PCB) là nơi để hàn và nối các linh kiện điện tử để tạo thành bo mạch. Mạch in có thể được thiết kế, lập trình trên máy tính với các loại mạch ứng dụng. Mạch in gồm có: miếng fip được mạ lên những vi mạch bằng đồng và các lỗ khoan để gắn hàn chân linh kiện.
Một bo mạch điện tử được thiết kế trên máy tính

các bạn có thể dùng các chương trình thiết kế trên máy tính như: Orcad, Protel để tiến hành design mạch in. Và công việc tiếp theo sẽ là việc làm mạch và hàn linh kiện lên Board mạch.

Có thể nói cách khác, mạch in là hệ thống đường mạch (hay dây dẫn) được sắp xếp bố trí trên các phiến bảng nhiều lớp hoặc một lớp, được ghép với nhau, nhằm nối kết các linh kiện điện tử, các IC hay các phần tử chức năng với nhau theo những mục đích đã được thiết kế. Mạch in có thể có đến 10 lớp (layer) hoặc hơn tuỳ thuộc vào độ phức tạp và tinh vi của bản mạch cần chế tạo và khả năng chịu đựng điện áp và chống rò rỉ tĩnh điện. Các đường mạch thường bằng đồng. Một số các mạch in cho các mục đích đặc biệt, đường mạch có thể được làm bằng vàng.


Làm Mạch In Bằng Bút Lông Dầu
A: dụng cụ.
1. Boar đồng hay còn gọi là mạch in, phím đồng...
2.Thuốc rữa (sắt 2 clorua) cái này cứ ra tiệm bán linh kiện bảo họ bán cho thuốc rửa mạch in là họ biết.
3. Khoan cái này thì nên dùng khoan tay cho dễ khoan, ngoài nhật tảo họ bán là 20K, còn nếu có động cơ là 60K nhưng loại này do tốc độ quay rất cao nên rất khó khoan.
B: Phương pháp.
- phương pháp này chỉ dùng cho các mạch đơn giản chỉ vài 3 đường mà các bác không muốn dùng tới máy tính để vễ thích hơp cho các bạn mới bắt đầu làm mạch in.
Bước 1: vễ mạch in.
trước khi vễ thì các bạn nên chà sạch lớp đồng đi bằng nước. bạn nên vẽ nháp trước để sao linh kiện được bố trí tối ưu nhất, các đường mạch không bị chạm chậm và ít jum nhất. sau khi vẽ nháp xong bạn dùng bút lông dầu để tô lên mạch in, các bạn vẽ như đã vễ trong nháp, các đường mạch mà các bạn vễ bằng bút sau khi rữa sẽ được giữ lại còn phần nào không vẽ thì sẽ bị phản ứng hóa học làm trôi hết lớp đồng đi.
Bước 2: Rửa mạch.
các bạn dùng thuốc rửa pha pha với nước, các bạn đừng pha loãng quá 1 bịch thuốc rửa 3K pha với 250ml là dược rồi, sau khi mực đã khô thì bạn cho mạch vào dụng dịch này và dùng tay lắc (nếu không lắc thì sẽ lâu xong), bạn chờ khi nào nó bay hết lớp đồng đi thì bạn nhấc mạch ra và rữa lại bằng nước sạch, các bạn dùng giấy ráp để chà sạch lơp mực đi, hoạc là dùng xăng để rửa (mình hay dùng xăng thơm).
Bước 3: khoan mạch.
bạn dùng khoan tay để khoan, có thể dùng khoan máy, dối với cac linh kiện như tụ, trở, IC... thì bạn dùng mũi là 0.8mm.
Bước 4: Hàn linh kiện.
sau khi khoan xong thì bạn tiến hành hàn linh kiện, hàn xong thì bạn test mạch coi có hoạt động ổn định không và có như ý muốn không.

Làm mạch in bằng phương pháp ủiA: Dụng cụ
1. Board đồng hay còn gọi là mạch in, phím đồng...
2.Thuốc rữa sắt 2 clorua (Fe2Cl3)cái này cứ ra tiệm bán linh kiện bảo họ bán cho thuốc rửa mạch in là họ biết.
3. mạch in đã được in sẵn trên giấy
4. bút lông dầu
5. bàn ủi
6. Khoan cái này thì nên dùng khoan tay cho dễ khoan, ngoài nhật tảo họ bán là 20K, còn nếu có động cơ là 60K nhưng loại này do tốc độ quay rất cao nên rất khó khoan.
B: Phương pháp.
-phương pháp này là dùng mạch đã được in sẵn trên giấy có mặt bóng, tốt nhất là giấy đề can sau đó đặt lên phím đồng và dùng bàn ủi để ủi, lúc này do tác dụng nhiệt làm nóng chảy mực in trên giấy và dính vào phím đồng.
bước 1: tạo file in
ta dùng các phần mềm vẽ mạch để vẽ mạch in như Orcad, Proteus...sau khi vẽ mạch xong ta đem di in ra giấy, ta nên lựa loại giấy nào có mặt bóng để in tốt nhất là giấy đê can do loại giấy này rất ít chỗ in nên nếu ai ở thủ đức thì có thể đến trường đại học spkt để in sau khi in ta sẽ có một mạch tương tự như thế này trên giấy

bước 2: ủi mạch
sau khi tạo được một file in ta cắt một phím đồng với kích thước vừa với cái mạch ta vừa in. sau đó ta úp cái mặt giấy vừa in (mặt có mực) lên phím đồng (mặt có đổ đồng) cho ngay ngắn và dùng bạn ủi ủi đều lên đến khi nào ta cảm thấy mực đã chảy ra và dính hết vào phím đồng là được và sau đó để nguội.
bước 3: gỡ lớp giấy in
sau khi phím đồng đã nguội thì ta tiến hành gỡ lớp giấy in ra dối với giấy in là đề can thì ta cứ lột từ từ ra và không cần nhúng vào nước sau khi gỡ hết lớp giấy in ra ta được như hình sau

do trong quá trình gỡ và ủi có nhiều chỗ mạch bị xước không có mực nên ta dùng bút lông dầu tô lại những chỗ nào không có mực để khi làm xong mạch không bị rỗ.
bước 4: rửa mạch in
bạn dùng thuốc rửa pha với nước (1 bịch 3K thì pha khoảng 250ml là vừa) sau khi pha xong thì ta cho mạch in vào dung dịch này sau đi đi đâu đó chơi chò cho nó bay hết lớp đồng không cần thiết ra

sau đó ta rửa sạch với nước và chà hết lớp mực in đi ta được mạch này

bước 5:khoan chân linh kiện
dùng khoan tay để khoan (có thể dùng khoan máy) với các linh kiện thường như trở, tụ, IC thì ta dùng mũi 0.8mm còn đối với IC 78xx, triac... thù ta dùng mũi 1.2mm...
bước 6: hàn linh kiện và test mạch.
sau khi làm xong tất cả các bước thì ta tiến hành hàn linh kiện và test mạch.

Còn một phương pháp nữa, sử dụng cho các mạch in không phức tạp. Nhất là những mạch in công nghiệp, link kiện bố trí rộng rãi, đường mạch yêu cầu lớn.

Các bạn Vẽ hoặc in mạch in lên giấy đề can, nhưng là in vào mặt phải, để sau đó dán lên mặt đồng của mạch in.

Dùng dao khắc lên lớp giấy đề can đó, và lột bỏ các vị trí không cần ra.

Cách này mới nhìn thì thấy có vẻ khó làm, nhưng khi làm rồi mới thấy dễ. Các bạn cứ để thước kẻ theo chiều ngang, khắc tất cả các đường ngang. Sau đó để theo chiều dọc, khắc tất cả các đường dọc, rồi tới đường chéo. Sau khi khắc xong, cứ chỗ nào màu trắng thì lột ra.

Làm cách này mạch in sau khi rửa rất bảo đảm, không sợ bị rỗ mặt, đứt ngầm như cách in lụa, ủi hoặc vẽ bằng bút lông dầu.

Làm mạch in bằng phương pháp quang khắc

Làm mạch in bằng phương pháp quang khắc:



Phương pháp này khá phức tạp tuy nhiên lại cho ra mạch in rất tốt (có thể làm được những đường mạch 8mil)

Nguồn hồi tiếp cao áp - Khối nguồn

1. Sơ đồ khối:

2. Mạch lọc nhiễu và khử từ:

- Mạch lọc nhiễu gồm các linh kiện: C1, C2 và L1
- Mạch khử từ gồm có điện trở Themsistor ( T.H ) và cuộn dây khử tử Degauss quấn quanh đèn hình .
- Điện trở hạn dòng R1 là điện trở sứ khoảng 2Ω 10W có nhiệm vụ hạn chế dòng điện nạp vào tụ, trong trường hợp nguồn bị chập thì R1 đóng vai trò như một cầu chì.
- Các Điốt D1 – D4 chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng một chiều, tụ lọc C3 sẽ lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng cung cấp cho nguồn xung hoạt động .
- Mạch lọc nhiễu, chỉnh lưu và khử từ của các máy Monitor là như nhau và có sơ đồ mạch như trên.
- Khi mất nguồn 300VDC trên lọc nguồn chính thì ta cần kiểm tra các linh kiện trên.

Nguồn: www.hocnghe.com.vn

Nguồn Switching ( Nguồn ngắt mở )

- Phần nguồn Switching thường sử dụng một trong hai kiểu sau :

Nguồn có hồi tiếp từ cao áp
Nguồn có hồi tiếp so quang- Sau đây ta sẽ xét các trường hợp cụ thể

3. 1. Nguồn có hồi tiếp cao áp

 

3.1.1 Mạch tạo dao động:

Bộ nguồn Monitor thường sử dụng cặp linh kiện là IC tạo dao động kết hợp với Mosfet đóng mở tạo thành dòng điện xoay chiều tần số cao đưa vào biến áp xung.
IC dao động đa số sử dụng IC – KA3842 đây là IC rất thông dụng và giá thành rẻ.
Các chân của IC này như sau :

Chân 1: là chân nhận hồi tiếp để điều khiển áp ra, điện áp chân 1 tỷ lệ thuận với áp ra , nghĩa là nếu áp chân 1 tăng thì điện áp ra tăng
Chân 2: ngược với chân 1 tức là điện áp chân 2 tăng thì điện áp ra giảm.
Chân 3: là chân bảo vệ, khi điện áp chân 3 > 0,6V thì IC sẽ cắt dao động để bảo vệ đèn công suất nguồn khi bị chập phụ tải.
Chân 4: là chân dao động, khi nguồn đang hoạt động bạn tránh đo vào chân 4 vì phép đo sẽ làm sai tần số dao động gây hỏng sò công suất, tần số dao động phụ thuộc R, C bám vào chân 4
Chân 5: mass
Chân 6: là chân dao động ra, điện áp xung dao động đo được tại chân này khoảng 2VDC hoặc 4VAC (VAC là đo bằng thang AC)
Chân 7: là chân cấp nguồn cho IC , chân này phải có 12VDC đến 14VDC thì IC mới dao động , điện áp chân này được cung cấp từ nguông 300VDC giảm áp qua trở mồi 47K và có mạch hồi tiếp để ổn định nguồn nuôi.
Chân 8: là chân đi ra điện áp chuẩn 5V cung cấp cho mạch dao động.3.1.2 Mạch công suất:
Công suất nguồn đi với IC là đèn Mosfet , thông thường sử dụng đèn K… , 2SK…
Mosfet là linh kiện có trở kháng chân G là vô cùng vì vậy chúng rất nhậy với các nguồn tín hiệu yếu, ở trong mạch nếu Mosfet bị hở chân thì chúng sẽ bị hỏng ngay lập tức.
Điện áp dao động từ chân 6 IC dao động được đưa vào chân G của Mosfet để điều khiển cho Mosfet đóng mở, trong các trường hợp IC dao động hư làm cho áp dao động ra ở dạng một chiều cũng làn hỏng Mosfet.

3.1.3 Mạch hồi tiếp ổn định áp ra:

Là toàn bộ mạch mầu tím ở sơ đồ trên, chúng có nhiệm vụ hồi tiếp để giữ cố định điện áp ra trong trường hợp điện áp vào thay đổi.

3.1.4 Mạch hồi tiếp cao áp :

Trong hai trường hợp cao áp hoạt động và không hoạt động,nguồn có sự thay đổi lớn về dòng tiêu thụ, do sự sụt áp trên cuộn hồi tiếp ít hơn so với cuộn thứ cấp khi cao áp chạy, vì vậy vòng hồi tiếp trên không giữ được điện áp ra cố định, vì vậy người ta khắc phục bằng cách đưa xung dòng hồi tiếp về chân 4 của IC dao động Khi có xung dòng hồi tiếp về chân 4 thì điện áp ra không còn bị sụt áp khi cao áp chạy. (cao áp tiêu thụ 70% công suất nguồn)

3.1.5 Mạch bảo vệ:

Khi các phụ tải tiêu thu điện của nguồn bị chập => dẫn đến đèn công suất hoạt động quá tải và hỏng , để bảo về đèn công suất người ta đấu từ chân S đèn công suất xuống mass qua điện trở 0,22Ω và lấy sụt áp trên điện trở này đưa về chân bảo vệ của IC dao động, khi đèn công suất hoạt động mạnh, sut áp trên điện trở này tăng => điện áp đưa về chân bảo vệ tăng => ngắt dao động.

3.1.6 Nguyên lý hoạt động :

- Khi bật công tắc nguồn, trên tụ C1 có 300V DC điện áp này đi qua R1(mồi) vào cấp nguồn cho chân 7 IC dao động, IC hoạt động và tạo ra dao động ở chân 6 đưa sang chân G điều khiển Mosfet Q1 đóng mở => tạo thành dòng điện biến thiên chạy qua cuộn 1-2 biến áp xung, dòng điện này tạo thành từ trường biến thiên cảm ứng lên cuộn hồi tiếp 3 – 4 và các cuộn thứ cấp.
- Cầu phân áp R8, VR1, R9 trích lấy một phần điện áp hồi tiếp làm áp lấy mẫu đưa về chân 2 để điều khiển điện áp ra.

- Giả sử khi U vào tăng => U ra có xu hướng tăng => áp hồi tiếp cũng tăng => điện áp đưa về chân 2 tăng => IC sẽ điều chỉnh cho biên độ dao động ra giảm => kết quả là điện áp ra giảm về vị trí cũ
- Nếu ban đầu điện áp U vào giảm thì quá trình ngược lại.
=> kết quả là điện áp ra luôn được giữa cố định .
- Khi cao áp chạy , dòng tiêu thụ tăng cao , điện áp ra có xu hướng sụt áp và mạch hồi tiếp trên không bù lại đủ 100% , vì vậy vòng dây quấn quanh cao áp => đi qua R10, D6, C2 về chân 4 của IC sẽ làm nhiệm vụ giữ cho điện áp ra không bị sụt áp.
- Khi một trong các đường phụ tải bị chập, đèn công suất Q1 hoạt động mạnh, sụt áp trên R6 tăng lên, sụt áp này đi qua R5 về chân 3 IC để ngắt dao động => sau đó mạch hồi lại và lại bị bảo vệ => kết quả là điện áp bị tự kích, đèn báo nguồn chớp chớp.

Nguồn: www.hocnghe.com.vn
DBS M05479
Quang Cao