Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013
Vẻ đẹp duyên dáng và yêu kiều của Nữ quân nhân Israel
Quá trình rèn luyện khắc nghiệt, nắng gió sa trường không làm mất đi nét kiều diễm, đậm cá tính trên gương mặt các nữ quân nhân Israel.
Sát thủ diệt hạm “đáng sợ” nhất thế giới của Việt Nam
Đông Nam Á đang trở thành đích đến cho nhiều loại sát thủ diệt hạm thuộc loại hàng đầu thế giới hiện nay. Trong bối cảnh tác chiến hải quân đang trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển quân sự của thế giới, khu vực Đông Nam Á cũng không phải là ngoại lệ. Những năm gần đây, các nước Đông Nam Á đầu tư rất mạnh cho lực lượng hải quân. Chính vì thế rất nhiều sát thủ diệt hạm đẳng cấp thế giới đã xuất hiện trong biên chế hải quân các nước trong khu vực.
P-800 Yakhont - sát thủ đẳng cấp nhất khu vực
Với tốc độ nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2.750km/h) tầm bắn lên đến 300km, P-800 Yakhont là loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Chương trình phát triển được khởi xướng từ năm 1983, tên lửa được giới thiệu vào năm 1999, ngay khi tên lửa chống tàu P-800 Yakhont xuất hiện nó đã làm “lu mờ” các loại tên lửa chống tàu khác trên thế giới bởi khả năng tác chiến mạnh mẽ của nó.
Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính 0,7m, sải cánh khi xòe 1,7m, trọng lượng 3 tấn. Tên lửa được trang bị một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, động cơ này sẽ đưa tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.
Xe mang phóng tên lửa P-800 Yankhont của Việt Nam.
P-800 Yakhont được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động có thể phát hiện mục tiêu tới 50km. Tên lửa có 2 chế độ bay, ở chế độ bay thấp tầm bắn đạt 120km, ở chế độ bay hỗn hợp tầm bắn tới 300km. P-800 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 250kg, bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 5-10m.
Tên lửa được phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên các tàu chiến hoặc từ bệ phóng di động trên đất liền, biến thể này được gọi là K-300P Bastion. Hệ thống này được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển.
Hải quân Việt Nam được Nga xuất khẩu hệ thống K-300P Bastion để trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đưa Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tàu đẳng cấp này.
Ngoài ra, Indonesia cũng được xuất khẩu biến thể trang bị trên tàu chiến lớp Van Speijk. P-800 Yakhont không chỉ là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất Đông Nam Á mà còn cả khu vực châu Á.
RGM-84 Harpoon
Là loại tên lửa chống tàu chủ lực của khối NATO, RGM-84 Harpoon chắc chắn là loại tên lửa chống tàu không thể thiếu trong hải quân các nước có mối quan hệ thân thiết với Washington. Đây là loại tên lửa chống tàu chủ lực của Hải quân Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Điểm mạnh của loại tên lửa này là hệ thống điện tử tinh vi và quỹ đạo bay độc đáo để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cũng như khả năng sống sót cao trong môi trường tác chiến điện tử mạnh và các biện pháp đánh chặn.
Tên lửa hành trình chống tàu RGM-84.
Tên lửa dài 4,6m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 691kg, RGM-84 Harpoon là một loại tên lửa chống tàu tốc độ dưới vận tốc âm thanh được dẫn hướng kết hợp dẫn hướng quán tính và radar chủ động. Điểm độc đáo nữa của loại tên lửa này là được trang bị radar đo độ cao để bay lướt mặt biển tránh sự phát hiện bằng radar.
Tầm bắn của RGM-84 Harpoon khoảng 124km tùy biến thể, loại tên lửa này đã có thành tích tham chiến khá ấn tượng. Vào năm 1986, tên lửa Harpoon đã bắn chím ít nhất 2 tàu tuần tra của Libya trên vịnh Sidra, đây là loại tên lửa chống tàu được sản xuất nhiều nhất trong khối NATO với hơn 7.000 quả.
Kh-35 Uran E
Loại tên lửa này được NATO đặt tên là SS-N-25 Switchblade, tên lửa này còn được biết đến với biệt danh Harpoonski vì có có vẻ bên ngoài rất giống biến thể phóng từ trên không AGM-84 Harpoon của Mỹ. Kh-35 được thiết kế để đánh chìm các chiến hạm có tải trọng lên đến 5.000 tấn.
Tên lửa có thiết kế khí động học khá “mi nhon”, đây được coi là một bước đột phá trong thiết kế tên lửa chống tàu vốn rất “hầm hố” của Nga trước đây. Tên lửa được trang bị động cơ tăng cường nhiên liệu rắn để khởi động và sử dụng động cơ phản lực cánh quạt để đẩy tên lửa đi.
Tàu tên lửa Việt Nam phóng tên lửa Kh-35.
Kh-35 được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar thụ động cùng với một radar đo độ cao để tấn công mục tiêu, radar ARGS-35E của tên lửa có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Tên lửa có tầm bắn 130 km.
Biến thể xuất khẩu của nó là Kh-35 Uran E hiện là loại tên lửa chống tàu trên tàu chiến chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã được Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất loại tên lửa này trong nước.
MM-40 Exocet
Exocet là một trong những sát thủ săn hạm đáng gờm trên thế giới. Tên lửa có thiết kế khí động học khá nhỏ gọn với khả năng cơ động cao, nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến từ nhỏ đến trung bình.
Tuy vậy, với chiến thuật bắn loạt số lượng lớn, loại tên lửa “mi nhon” này vẫn đủ sức đánh chìm cả những tuần dương hạm thậm chí là cả tàu sân bay. Tên lửa dài 4,7m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 670kg sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
Tên lửa chống tàu MM40 Exocet.
Tên lửa được dẫn đường kết hợp dẫn đường quán tính và radar chủ động, điểm mạnh của loại tên lửa này là nó có khả năng bay rất thấp cách mặt biển chỉ từ 1-2m nên rất khó bị phát hiện bằng radar trên các tàu chiến.
Tên lửa Exocet có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tầm bắn tối đa với biến thể đầu tiên là 72km, biến thể nâng cấp gần đây có tầm bắn tới 180km.
Tên tuổi của tên lửa chống tàu Exocet được thế giới biết đến khi Hải quân Argentina sử dụng biến thể phóng trên không đánh trúng tàu khu trục HMS Sheffied (Hải quân Anh) gây thiệt hại không thể khắc phục cho con tàu này vào năm 1982.
Exocet hiện nay là loại tên lửa chống tàu chủ lực của hải quân Hoàng gia Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Riêng Hải quân Hoàng gia Malaysia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm trang bị cho tàu ngầm lớp Scorpene của nước này.
P-800 Yakhont - sát thủ đẳng cấp nhất khu vực
Với tốc độ nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh (khoảng 2.750km/h) tầm bắn lên đến 300km, P-800 Yakhont là loại tên lửa chống tàu đáng sợ nhất thế giới hiện nay.
Chương trình phát triển được khởi xướng từ năm 1983, tên lửa được giới thiệu vào năm 1999, ngay khi tên lửa chống tàu P-800 Yakhont xuất hiện nó đã làm “lu mờ” các loại tên lửa chống tàu khác trên thế giới bởi khả năng tác chiến mạnh mẽ của nó.
Tên lửa có chiều dài 8,9m, đường kính 0,7m, sải cánh khi xòe 1,7m, trọng lượng 3 tấn. Tên lửa được trang bị một động cơ tăng cường nhiên liệu rắn, động cơ này sẽ đưa tên lửa vượt qua tốc độ âm thanh và động cơ ramjet nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đưa tên lửa đạt tốc độ gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh.
Xe mang phóng tên lửa P-800 Yankhont của Việt Nam.
P-800 Yakhont được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động có thể phát hiện mục tiêu tới 50km. Tên lửa có 2 chế độ bay, ở chế độ bay thấp tầm bắn đạt 120km, ở chế độ bay hỗn hợp tầm bắn tới 300km. P-800 được trang bị đầu đạn bán xuyên giáp nặng 250kg, bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 5-10m.
Tên lửa được phóng từ các ống phóng thẳng đứng trên các tàu chiến hoặc từ bệ phóng di động trên đất liền, biến thể này được gọi là K-300P Bastion. Hệ thống này được trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển.
Hải quân Việt Nam được Nga xuất khẩu hệ thống K-300P Bastion để trang bị cho lực lượng phòng thủ bờ biển, đưa Việt Nam trở thành khách hàng đầu tiên của hệ thống tên lửa chống tàu đẳng cấp này.
Ngoài ra, Indonesia cũng được xuất khẩu biến thể trang bị trên tàu chiến lớp Van Speijk. P-800 Yakhont không chỉ là loại tên lửa chống tàu mạnh nhất Đông Nam Á mà còn cả khu vực châu Á.
RGM-84 Harpoon
Là loại tên lửa chống tàu chủ lực của khối NATO, RGM-84 Harpoon chắc chắn là loại tên lửa chống tàu không thể thiếu trong hải quân các nước có mối quan hệ thân thiết với Washington. Đây là loại tên lửa chống tàu chủ lực của Hải quân Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Điểm mạnh của loại tên lửa này là hệ thống điện tử tinh vi và quỹ đạo bay độc đáo để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu cũng như khả năng sống sót cao trong môi trường tác chiến điện tử mạnh và các biện pháp đánh chặn.
Tên lửa hành trình chống tàu RGM-84.
Tên lửa dài 4,6m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 691kg, RGM-84 Harpoon là một loại tên lửa chống tàu tốc độ dưới vận tốc âm thanh được dẫn hướng kết hợp dẫn hướng quán tính và radar chủ động. Điểm độc đáo nữa của loại tên lửa này là được trang bị radar đo độ cao để bay lướt mặt biển tránh sự phát hiện bằng radar.
Tầm bắn của RGM-84 Harpoon khoảng 124km tùy biến thể, loại tên lửa này đã có thành tích tham chiến khá ấn tượng. Vào năm 1986, tên lửa Harpoon đã bắn chím ít nhất 2 tàu tuần tra của Libya trên vịnh Sidra, đây là loại tên lửa chống tàu được sản xuất nhiều nhất trong khối NATO với hơn 7.000 quả.
Kh-35 Uran E
Loại tên lửa này được NATO đặt tên là SS-N-25 Switchblade, tên lửa này còn được biết đến với biệt danh Harpoonski vì có có vẻ bên ngoài rất giống biến thể phóng từ trên không AGM-84 Harpoon của Mỹ. Kh-35 được thiết kế để đánh chìm các chiến hạm có tải trọng lên đến 5.000 tấn.
Tên lửa có thiết kế khí động học khá “mi nhon”, đây được coi là một bước đột phá trong thiết kế tên lửa chống tàu vốn rất “hầm hố” của Nga trước đây. Tên lửa được trang bị động cơ tăng cường nhiên liệu rắn để khởi động và sử dụng động cơ phản lực cánh quạt để đẩy tên lửa đi.
Tàu tên lửa Việt Nam phóng tên lửa Kh-35.
Kh-35 được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar thụ động cùng với một radar đo độ cao để tấn công mục tiêu, radar ARGS-35E của tên lửa có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 20km. Tên lửa có tầm bắn 130 km.
Biến thể xuất khẩu của nó là Kh-35 Uran E hiện là loại tên lửa chống tàu trên tàu chiến chủ lực của Hải quân nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam đã được Nga chuyển giao công nghệ để sản xuất loại tên lửa này trong nước.
MM-40 Exocet
Exocet là một trong những sát thủ săn hạm đáng gờm trên thế giới. Tên lửa có thiết kế khí động học khá nhỏ gọn với khả năng cơ động cao, nó được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến từ nhỏ đến trung bình.
Tuy vậy, với chiến thuật bắn loạt số lượng lớn, loại tên lửa “mi nhon” này vẫn đủ sức đánh chìm cả những tuần dương hạm thậm chí là cả tàu sân bay. Tên lửa dài 4,7m, đường kính 0,34m, trọng lượng chỉ 670kg sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn.
Tên lửa chống tàu MM40 Exocet.
Tên lửa được dẫn đường kết hợp dẫn đường quán tính và radar chủ động, điểm mạnh của loại tên lửa này là nó có khả năng bay rất thấp cách mặt biển chỉ từ 1-2m nên rất khó bị phát hiện bằng radar trên các tàu chiến.
Tên lửa Exocet có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay tầm bắn tối đa với biến thể đầu tiên là 72km, biến thể nâng cấp gần đây có tầm bắn tới 180km.
Tên tuổi của tên lửa chống tàu Exocet được thế giới biết đến khi Hải quân Argentina sử dụng biến thể phóng trên không đánh trúng tàu khu trục HMS Sheffied (Hải quân Anh) gây thiệt hại không thể khắc phục cho con tàu này vào năm 1982.
Exocet hiện nay là loại tên lửa chống tàu chủ lực của hải quân Hoàng gia Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Riêng Hải quân Hoàng gia Malaysia sử dụng biến thể phóng từ tàu ngầm trang bị cho tàu ngầm lớp Scorpene của nước này.
Bên trong cuộc sống của nữ phi công quân sự Trung Quốc
Dù vác trên vai trọng trách quan trọng là bảo vệ bầu trời đất nước, những nữ phi công trong lực lượng Không quân Trung Quốc vẫn giữ được nét tươi trẻ, nhí nhảnh của tuổi thanh xuân.
Top "quái vật" thế giới quân sự: Kỷ lục tăng thiết giáp
Trong lịch sử phát triển xe tăng, thế giới đã sản xuất ra những cỗ máy bọc thép có thể bơi trên mặt nước, dùng động cơ tuốc bin khí, dùng vật liệu composite chế tạo.
Xe tăng nặng nhất thế giới
Xe tăng Đức kiểu Maus 2 là xe tăng nặng nhất thế giới với trọng lượng lên đến 192 tấn. Tuy nhiên loại xe này còn chưa thử nghiệm xong thì nước Đức đã bại trận nên nó chưa được tham gia chiến đấu.
Xe tăng nặng nhất thế giới đưa vào sản xuất hàng loạt Char 2C.
Chiếc xe tăng nặng nhất từng được sử dụng trong quân đội là kiểu xe Char 2C của Pháp, sản xuất năm 1923. Loại xe tăng này nặng 82,8 tấn, kíp xe 13 người.
Xe có 2 động cơ, công suất 500 mã lực, có thể đạt vận tốc 12 km/h. Trên xe trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 155 mm.
Xe tăng lội nước sản xuất hàng loạt đầu tiên
Từ năm 1920, tại Liên Xô cũ, đề án đầu tiên về mẫu xe tăng lội nước đã được các chuyên gia của nhà máy Enola, đứng đầu là kỹ sư Kondratieff thiết kế.
Năm 1938, Liên Xô là nước đầu tiên trang bị cho quân đội của mình loại xe tăng lội nước cỡ nhỏ T-37. Sau đó nó được hoàn thiện hơn thành chiếc T-38 rồi T-40 và trong những năm 1940, những chiếc xe tăng lội nước T-40 được sản xuất hàng loạt ở Liên Xô.
T-40 nặng 5,9 tấn, dài 4,1m, rộng 2,3m, cao 1,9m với kíp chiến đấu chỉ gồm 2 người. Vỏ giáp của nó chỉ dày từ 4 đến 13mm. Thân xe được hình thành từ những tấm thép cán, kết nối với nhau bằng phương pháp hàn và tán đinh.
Xe tăng lội nước T-40.
Để lội nước, phần dưới đuôi xe có lắp 1 chân vịt 4 lá và 2 tay lái nước. Tốc độ tối đa của T-40 đạt 45km/h với tầm hoạt động 450km.
Mặc dù là một xe tăng lội nước nhưng trong thực chiến, T-40 chưa khi nào được sử dụng với nhiệm vụ như xe lội nước. Vì thế, các biến thể T-40 đã không thiết kế chân vịt cho xe mà thay vào đó là tăng độ dày vỏ giáp lên 15mm đồng thời tăng cỡ nòng của pháo trên xe lên 20mm với cơ số đạn 154 viên và tăng cơ số đạn súng máy lên 750 viên.
Tổng cộng đã có 709 chiếc xe tăng gồm các biến thể khác nhau của dòng T-40 xuất xưởng. Tuy nhiên, do vỏ giáp cùng với hệ thống vũ khí yếu nên trong chiến đấu, T-40 nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến. Vì vậy, giữa năm 1942, Hồng quân Liên Xô đã chấm dứt sản xuất loại xe này.
Xe tăng dùng động cơ tuốc bin khí đầu tiên
Mẫu xe tăng chủ lực M1 Abrams của Mỹ đã gây xôn xao giới quân sự quốc tế do nó đã lần đầu tiên sử dụng động cơ tuốc bin khí.
Năm 1976, trong cuộc cạnh tranh với công ty General để giành hợp đồng sản xuất xe tăng cho quân đội Mỹ, mẫu thiết kế M1 sử dụng động cơ bằng tuốc bin khí của công ty Chrysler đã giành thắng lợi.
Năm 1980, chiếc xe tăng sử dụng động cơ tuốc bin khí đầu tiên M1 Abrams đã được sản xuất. Ý định dùng động cơ tuốc bin của quân đội cũng là vì những kết quả tốt từ động cơ tuôc sbin trực thăng trong những năm 1960. Quân đội Mĩ phát hiện rằng loại động cơ này có thời gian hoạt động cao hơn trước khi cần đại cần tu giúp xe giảm nhiều chi phí hoạt động.
Xe tăng M-1 Abrams trang bị động cơ tuốc bin khí AGT-1500 đa nhiên liệu có công suất 1500 mã lực. Động cơ này có trọng lượng gần 4 tấn, có thể thay thế các phần riêng rẽ của hệ thống động cơ - truyền động mà không cần tháo cả hệ thống ra.
Để khởi động, M1 ngốn 34 lít xăng JP-8 nhưng bù lại nó có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong 7 giây. Nguyên lý hoạt động của động cơ turbine khí là hút không khí vào trong một máy nén có áp suất cao. Tại đây, không khí được trộn với nhiên liệu và đốt cháy.
Luồng hơi nóng có áp suất cao từ máy nén thổi tiếp vào trong làm xoay cánh quạt turbine, vận hành động cơ. Sau đó luồng hơi được thải 1 phần, một phần luồng hơi được đưa vào bộ thu hồi khí để sử dụng lại. Hệ thống bánh răng truyền động truyền lực xoay của cánh quạt vào 2 bánh xe chủ động ở sau xe.
Xe tăng nặng nhất thế giới
Xe tăng Đức kiểu Maus 2 là xe tăng nặng nhất thế giới với trọng lượng lên đến 192 tấn. Tuy nhiên loại xe này còn chưa thử nghiệm xong thì nước Đức đã bại trận nên nó chưa được tham gia chiến đấu.
Xe tăng nặng nhất thế giới đưa vào sản xuất hàng loạt Char 2C.
Chiếc xe tăng nặng nhất từng được sử dụng trong quân đội là kiểu xe Char 2C của Pháp, sản xuất năm 1923. Loại xe tăng này nặng 82,8 tấn, kíp xe 13 người.
Xe có 2 động cơ, công suất 500 mã lực, có thể đạt vận tốc 12 km/h. Trên xe trang bị một khẩu pháo cỡ nòng 155 mm.
Xe tăng lội nước sản xuất hàng loạt đầu tiên
Từ năm 1920, tại Liên Xô cũ, đề án đầu tiên về mẫu xe tăng lội nước đã được các chuyên gia của nhà máy Enola, đứng đầu là kỹ sư Kondratieff thiết kế.
Năm 1938, Liên Xô là nước đầu tiên trang bị cho quân đội của mình loại xe tăng lội nước cỡ nhỏ T-37. Sau đó nó được hoàn thiện hơn thành chiếc T-38 rồi T-40 và trong những năm 1940, những chiếc xe tăng lội nước T-40 được sản xuất hàng loạt ở Liên Xô.
T-40 nặng 5,9 tấn, dài 4,1m, rộng 2,3m, cao 1,9m với kíp chiến đấu chỉ gồm 2 người. Vỏ giáp của nó chỉ dày từ 4 đến 13mm. Thân xe được hình thành từ những tấm thép cán, kết nối với nhau bằng phương pháp hàn và tán đinh.
Xe tăng lội nước T-40.
Để lội nước, phần dưới đuôi xe có lắp 1 chân vịt 4 lá và 2 tay lái nước. Tốc độ tối đa của T-40 đạt 45km/h với tầm hoạt động 450km.
Mặc dù là một xe tăng lội nước nhưng trong thực chiến, T-40 chưa khi nào được sử dụng với nhiệm vụ như xe lội nước. Vì thế, các biến thể T-40 đã không thiết kế chân vịt cho xe mà thay vào đó là tăng độ dày vỏ giáp lên 15mm đồng thời tăng cỡ nòng của pháo trên xe lên 20mm với cơ số đạn 154 viên và tăng cơ số đạn súng máy lên 750 viên.
Tổng cộng đã có 709 chiếc xe tăng gồm các biến thể khác nhau của dòng T-40 xuất xưởng. Tuy nhiên, do vỏ giáp cùng với hệ thống vũ khí yếu nên trong chiến đấu, T-40 nhanh chóng bị loại khỏi vòng chiến. Vì vậy, giữa năm 1942, Hồng quân Liên Xô đã chấm dứt sản xuất loại xe này.
Xe tăng dùng động cơ tuốc bin khí đầu tiên
Mẫu xe tăng chủ lực M1 Abrams của Mỹ đã gây xôn xao giới quân sự quốc tế do nó đã lần đầu tiên sử dụng động cơ tuốc bin khí.
Năm 1976, trong cuộc cạnh tranh với công ty General để giành hợp đồng sản xuất xe tăng cho quân đội Mỹ, mẫu thiết kế M1 sử dụng động cơ bằng tuốc bin khí của công ty Chrysler đã giành thắng lợi.
Năm 1980, chiếc xe tăng sử dụng động cơ tuốc bin khí đầu tiên M1 Abrams đã được sản xuất. Ý định dùng động cơ tuốc bin của quân đội cũng là vì những kết quả tốt từ động cơ tuôc sbin trực thăng trong những năm 1960. Quân đội Mĩ phát hiện rằng loại động cơ này có thời gian hoạt động cao hơn trước khi cần đại cần tu giúp xe giảm nhiều chi phí hoạt động.
Xe tăng M-1 Abrams trang bị động cơ tuốc bin khí AGT-1500 đa nhiên liệu có công suất 1500 mã lực. Động cơ này có trọng lượng gần 4 tấn, có thể thay thế các phần riêng rẽ của hệ thống động cơ - truyền động mà không cần tháo cả hệ thống ra.
Để khởi động, M1 ngốn 34 lít xăng JP-8 nhưng bù lại nó có thể tăng tốc từ 0 lên 32 km/h trong 7 giây. Nguyên lý hoạt động của động cơ turbine khí là hút không khí vào trong một máy nén có áp suất cao. Tại đây, không khí được trộn với nhiên liệu và đốt cháy.
Xe tăng M1 Abram chạy động cơ tuốc bin khí.
Luồng hơi nóng có áp suất cao từ máy nén thổi tiếp vào trong làm xoay cánh quạt turbine, vận hành động cơ. Sau đó luồng hơi được thải 1 phần, một phần luồng hơi được đưa vào bộ thu hồi khí để sử dụng lại. Hệ thống bánh răng truyền động truyền lực xoay của cánh quạt vào 2 bánh xe chủ động ở sau xe.
Một xe tăng M1 Abrams có khối lượng chiến đấu 54,1 tấn, kíp xe 4 người. Với động cơ tuốc bin khí nó có khả năng leo dốc 30 độ, vách đứng 1,24 m, hào rộng 2,77 m, tốc độ lớn nhất của M1 đạt 72,4 km/h.
Vũ khí trên xe gồm pháo rãnh xoắn 105 mm với cơ số 55 viên đạn cùng súng máy 7,62 mm (cơ số 11.400 viên) và súng máy phòng không 12,7 mm (cơ số 1.000 viên).
Ngoài ra xe còn được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính đường đạn, máy đo xa laser, kính ngắm ảnh nhiệt ... Hiện nay, M1 Abrams là loại xe tăng phổ biến nhất trong Quân đội Mỹ.
Xe tăng dùng vật liệu composite đầu tiên
Năm 1974, Liên Xô là nước đầu tiên trang bị xe tăng chế tạo bằng vật liệu composite mang tên T-72.
Mặt trước của T-72 được cấu tạo bởi 3 lớp (thép, thép thủy tinh, thép). Trong đó, lớp thép ngoài và trong cùng dày 80mm và 20mm. Còn lớp thép thủy tinh (gồm hỗn hợp sứ + nhựa cây hoặc vật liệu nhựa có độ bền cao) được kẹp ở giữa dày 104 mm.
Mặt giáp trước của xe nghiêng 22 độ làm tăng thêm độ dày của vỏ và tăng khả năng chống đạn xuyên giáp.
Xe tăng cấu tạo bằng vật liệu composite có khả năng chống đạn cao hơn 20-25% và trọng lượng nhẹ hơn 14-18% so với xe tăng thông thường.
Ngoài ra hai bên sườn xe tăng T-72 còn được thiết kế tấm quây nhằm bảo vệ thân xe. Phần trong thân xe được lắp đặt tấm lót bằng nhựa thấm chì nhằm bảo vệ trong trường hợp xe trúng đạn. Phía dưới mũi xe có thể lắp đặt xẻng ủi đất. Khi xẻng thu lại sẽ trở thành một lớp giáp nữa cho đầu xe.
Xe tăng T-72 được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, súng máy trên nóc tháp pháo cỡ 12,7mm, súng máy đồng trục 7,62mm.
Vũ khí trên xe gồm pháo rãnh xoắn 105 mm với cơ số 55 viên đạn cùng súng máy 7,62 mm (cơ số 11.400 viên) và súng máy phòng không 12,7 mm (cơ số 1.000 viên).
Ngoài ra xe còn được trang bị hệ thống điều khiển hoả lực có máy tính đường đạn, máy đo xa laser, kính ngắm ảnh nhiệt ... Hiện nay, M1 Abrams là loại xe tăng phổ biến nhất trong Quân đội Mỹ.
Xe tăng dùng vật liệu composite đầu tiên
Năm 1974, Liên Xô là nước đầu tiên trang bị xe tăng chế tạo bằng vật liệu composite mang tên T-72.
Mặt trước của T-72 được cấu tạo bởi 3 lớp (thép, thép thủy tinh, thép). Trong đó, lớp thép ngoài và trong cùng dày 80mm và 20mm. Còn lớp thép thủy tinh (gồm hỗn hợp sứ + nhựa cây hoặc vật liệu nhựa có độ bền cao) được kẹp ở giữa dày 104 mm.
Mặt giáp trước của xe nghiêng 22 độ làm tăng thêm độ dày của vỏ và tăng khả năng chống đạn xuyên giáp.
Xe tăng chiến đấu T-72.
Xe tăng cấu tạo bằng vật liệu composite có khả năng chống đạn cao hơn 20-25% và trọng lượng nhẹ hơn 14-18% so với xe tăng thông thường.
Ngoài ra hai bên sườn xe tăng T-72 còn được thiết kế tấm quây nhằm bảo vệ thân xe. Phần trong thân xe được lắp đặt tấm lót bằng nhựa thấm chì nhằm bảo vệ trong trường hợp xe trúng đạn. Phía dưới mũi xe có thể lắp đặt xẻng ủi đất. Khi xẻng thu lại sẽ trở thành một lớp giáp nữa cho đầu xe.
Xe tăng T-72 được trang bị một pháo nòng trơn 125mm, súng máy trên nóc tháp pháo cỡ 12,7mm, súng máy đồng trục 7,62mm.
Những siêu vũ khí đáng sợ nhất thế giới
Khi trình độ khoa học của thế giới ngày một phát triển và đạt được nhiều đỉnh cao mới thì các nhà khoa học cũng nghĩ ra và chế tạo được nhiều thứ mà người ta từng nghĩ chỉ có thể có trong tưởng tượng. Điều này đã xảy ra trong lĩnh vực công nghệ vũ khí.
Năm 2012, nhiều cường quốc quân sự trên thế giới đã “tung” ra các loại vũ khí siêu kỳ quái với sức mạnh kinh khủng. Những thứ vũ khí đó trước đây chỉ xuất hiện trong những câu chuyện, bộ phim về khoa học viễn tưởng và giờ đã biến thành sự thật.
Vũ khí “thiêu đốt” đối phương
Vũ khí ADS của Mỹ
Hồi tháng 3 năm ngoái, quân đội Mỹ cho biết, họ vừa hoàn thành việc phát triển một loại vũ khí sử dụng tia điện từ mạnh không gây chết người nhưng có thể làm cho đối phương cảm thấy như đang bị thiêu đốt khi bị tấn công bởi những tia nhiệt mà nó phát ra.
“Mọi người sẽ không nhìn thấy nó, không nghe thấy và không ngửi thấy mà chỉ có thể cảm nhận được nó”, Đại tá Tracy Taffola - Giám đốc Bộ phận Phát triển Vũ khí không gây tử vong thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Theo bà Taffola, vũ khí tia nhiệt sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, khiến kẻ thù phải tìm cách tháo chạy càng nhanh càng tốt.
Loại vũ khí mới có tên Active Denial System (Hệ thống Từ chối Chủ động – ADS) sử dụng một tia nhiệt có tầm bắn 1.000 mét. Nó đã được đem ra trình làng lần đầu tiên trước các quân nhân Mỹ tại một căn cứ ở Quantinco, bang Virginia.
Tia nhiệt chỉ xâm nhập được qua da của đối phương tầm khoảng 0,4 milimét và nó được xem là hoàn toàn an toàn bất chấp thực tế là năng lượng mà nó phát ra cao hơn gấp 100 lần năng lượng của sóng ngắn thường được sử dụng trong các thiết bị gia dụng như lò vi sóng.
“Quân đội Mỹ cho biết họ đã tiến hành hơn 11.000 thử nghiệm trên người và chỉ có 2 người bị thương”, cổng thông tin DailyTech cho biết.
Theo Bộ phận Phát triển Vũ khí Không gây tử vong của Bộ Quốc phòng Mỹ, “vũ khí mới có thể được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch của quân đội, trong các hoạt động đảm bảo an ninh, bảo vệ cơ sở hạ tầng, chống xâm nhập và kiểm soát đám đông”.
Vũ khí tia nhiệt đã được Mỹ phát triển trong thời gian 15 năm qua. Nó đã từng được triển khai trong một thời gian ngắn ở Afghanistan nhưng chưa bao giờ thực sự được đưa vào chiến trường để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Súng bắn người thành “ma”
Cùng với Mỹ, Nga là một trong hai cường quốc vũ khí lớn nhất thế giới. Sau khi Mỹ “tung” ra vũ khí thiêu đốt đối phương thì Nga cũng không hề tỏ ra kém cạnh khi thông báo họ sắp có trong tay súng bắn người thành “ma”.
Tổng thống Vladmir Putin hồi tháng 4 năm ngoái đã lên tiếng xác nhận, Nga đang phát triển một loại súng điện từ có thể tấn công thẳng vào hệ thống dây thần kinh trung ương của kẻ thù, biến họ thành “ma”.
Cụ thể, sau khi bị tấn công, đối phương có thể tạm thời rơi vào trạng thái “dở sống dở chết” vật vờ và vô thức như một thây ma.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga lúc đó - ông Anatoly Serdyukov, "khi loại súng điện từ mới được dùng vào việc giải tán đám đông, nếu nó nhằm bắn vào một người nào đó thì ngay lập tức, nhiệt độ cơ thể của đối phương sẽ tăng nhanh chóng như thể người này vừa bị ném vào một chảo rán".
"Chúng tôi biết rất ít về thứ vũ khí mới này và thậm chí cả những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ cũng khó mà có thể đối đầu được với nó”, ông Serdyukov cho biết thêm.
Trong khi công nghệ trên thật sự gây khó chịu thì rất may là nó không thể gây ra tình trạng chết não thật sự mà chỉ là tạm thời. Và tình trạng này cũng không gây ra hiệu ứng lây lan nên những nạn nhân của loại súng nói trên không thể đi loanh quanh và biến những người khác thành những người chưa chết nhưng lại giống như ma.
Đạn siêu thông minh
Không hổ là cường quốc quân sự lớn nhất thế giới với những công nghệ vũ khí đỉnh cao, quân đội Mỹ hồi đầu năm 2012 cho biết, họ đang nghiên cứu phát triển một loại đạn siêu thông minh được điều khiển bằng tia lasez giúp những binh lính thông thường có thể trở thành những tay thiện xạ. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ đưa loại đạn này vào sử dụng rộng rãi trong quân đội.
Loại đạn siêu thông mình có hình dáng giống một mũi tên với chiều dài hơn 10cm. Nó hoạt động hiệu quả đến mức có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 2km với sự điều khiển của tia laser.
Loại đạn mới được trang bị một bộ cảm biến quang ngay đầu viên đạn để giúp nó dò và phát hiện mục tiêu. Bộ cảm biến sẽ chuyển thông tin về trung tâm hướng dẫn và điều khiển điện tử để bộ phận này phân tích và tính toán hướng đi của viên đạn. Sau đó, viên đạn sẽ tự điểu chỉnh hướng bắn tới mục tiêu.
Loại vũ khí mới được cho là có thể thay đổi cuộc chơi này đang được công ty Sanda – một công ty của chính phủ Mỹ phát triển. Sanda chuyên phát triển các công nghệ khoa học giúp củng cố an ninh quốc gia.
“Loại đạn mới được thiết kế cho những binh lính thông thường chứ không phải cho đội ngũ lính đặc nhiệm được đào tạo bài bản. Chúng tôi thiết kế nó đơn giản để tất cả mọi người đều có thể sử dụng”, công ty Sanda cho biết.
Năm 2012, nhiều cường quốc quân sự trên thế giới đã “tung” ra các loại vũ khí siêu kỳ quái với sức mạnh kinh khủng. Những thứ vũ khí đó trước đây chỉ xuất hiện trong những câu chuyện, bộ phim về khoa học viễn tưởng và giờ đã biến thành sự thật.
Vũ khí “thiêu đốt” đối phương
Vũ khí ADS của Mỹ
Hồi tháng 3 năm ngoái, quân đội Mỹ cho biết, họ vừa hoàn thành việc phát triển một loại vũ khí sử dụng tia điện từ mạnh không gây chết người nhưng có thể làm cho đối phương cảm thấy như đang bị thiêu đốt khi bị tấn công bởi những tia nhiệt mà nó phát ra.
“Mọi người sẽ không nhìn thấy nó, không nghe thấy và không ngửi thấy mà chỉ có thể cảm nhận được nó”, Đại tá Tracy Taffola - Giám đốc Bộ phận Phát triển Vũ khí không gây tử vong thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết. Theo bà Taffola, vũ khí tia nhiệt sẽ gây ra cảm giác vô cùng khó chịu, khiến kẻ thù phải tìm cách tháo chạy càng nhanh càng tốt.
Loại vũ khí mới có tên Active Denial System (Hệ thống Từ chối Chủ động – ADS) sử dụng một tia nhiệt có tầm bắn 1.000 mét. Nó đã được đem ra trình làng lần đầu tiên trước các quân nhân Mỹ tại một căn cứ ở Quantinco, bang Virginia.
Tia nhiệt chỉ xâm nhập được qua da của đối phương tầm khoảng 0,4 milimét và nó được xem là hoàn toàn an toàn bất chấp thực tế là năng lượng mà nó phát ra cao hơn gấp 100 lần năng lượng của sóng ngắn thường được sử dụng trong các thiết bị gia dụng như lò vi sóng.
“Quân đội Mỹ cho biết họ đã tiến hành hơn 11.000 thử nghiệm trên người và chỉ có 2 người bị thương”, cổng thông tin DailyTech cho biết.
Theo Bộ phận Phát triển Vũ khí Không gây tử vong của Bộ Quốc phòng Mỹ, “vũ khí mới có thể được sử dụng rộng rãi trong các chiến dịch của quân đội, trong các hoạt động đảm bảo an ninh, bảo vệ cơ sở hạ tầng, chống xâm nhập và kiểm soát đám đông”.
Vũ khí tia nhiệt đã được Mỹ phát triển trong thời gian 15 năm qua. Nó đã từng được triển khai trong một thời gian ngắn ở Afghanistan nhưng chưa bao giờ thực sự được đưa vào chiến trường để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu.
Súng bắn người thành “ma”
Cùng với Mỹ, Nga là một trong hai cường quốc vũ khí lớn nhất thế giới. Sau khi Mỹ “tung” ra vũ khí thiêu đốt đối phương thì Nga cũng không hề tỏ ra kém cạnh khi thông báo họ sắp có trong tay súng bắn người thành “ma”.
Tổng thống Vladmir Putin hồi tháng 4 năm ngoái đã lên tiếng xác nhận, Nga đang phát triển một loại súng điện từ có thể tấn công thẳng vào hệ thống dây thần kinh trung ương của kẻ thù, biến họ thành “ma”.
Cụ thể, sau khi bị tấn công, đối phương có thể tạm thời rơi vào trạng thái “dở sống dở chết” vật vờ và vô thức như một thây ma.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga lúc đó - ông Anatoly Serdyukov, "khi loại súng điện từ mới được dùng vào việc giải tán đám đông, nếu nó nhằm bắn vào một người nào đó thì ngay lập tức, nhiệt độ cơ thể của đối phương sẽ tăng nhanh chóng như thể người này vừa bị ném vào một chảo rán".
"Chúng tôi biết rất ít về thứ vũ khí mới này và thậm chí cả những lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ cũng khó mà có thể đối đầu được với nó”, ông Serdyukov cho biết thêm.
Trong khi công nghệ trên thật sự gây khó chịu thì rất may là nó không thể gây ra tình trạng chết não thật sự mà chỉ là tạm thời. Và tình trạng này cũng không gây ra hiệu ứng lây lan nên những nạn nhân của loại súng nói trên không thể đi loanh quanh và biến những người khác thành những người chưa chết nhưng lại giống như ma.
Đạn siêu thông minh
Không hổ là cường quốc quân sự lớn nhất thế giới với những công nghệ vũ khí đỉnh cao, quân đội Mỹ hồi đầu năm 2012 cho biết, họ đang nghiên cứu phát triển một loại đạn siêu thông minh được điều khiển bằng tia lasez giúp những binh lính thông thường có thể trở thành những tay thiện xạ. Theo kế hoạch, Mỹ sẽ đưa loại đạn này vào sử dụng rộng rãi trong quân đội.
Loại đạn siêu thông mình có hình dáng giống một mũi tên với chiều dài hơn 10cm. Nó hoạt động hiệu quả đến mức có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 2km với sự điều khiển của tia laser.
Loại đạn mới được trang bị một bộ cảm biến quang ngay đầu viên đạn để giúp nó dò và phát hiện mục tiêu. Bộ cảm biến sẽ chuyển thông tin về trung tâm hướng dẫn và điều khiển điện tử để bộ phận này phân tích và tính toán hướng đi của viên đạn. Sau đó, viên đạn sẽ tự điểu chỉnh hướng bắn tới mục tiêu.
Loại vũ khí mới được cho là có thể thay đổi cuộc chơi này đang được công ty Sanda – một công ty của chính phủ Mỹ phát triển. Sanda chuyên phát triển các công nghệ khoa học giúp củng cố an ninh quốc gia.
“Loại đạn mới được thiết kế cho những binh lính thông thường chứ không phải cho đội ngũ lính đặc nhiệm được đào tạo bài bản. Chúng tôi thiết kế nó đơn giản để tất cả mọi người đều có thể sử dụng”, công ty Sanda cho biết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao