Thứ Ba, 9 tháng 2, 2021

Tuyết phủ trắng xóa Fansipan

Từ tháng 10/2020, đây là lần thứ 3 Fansipan xuất hiện băng giá nhưng là lần đầu tuyết rơi dày đặc tới 5-6 cm.




Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2021

Dổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm giá hơn 7,9 tỷ đồng

Một ngư dân nghèo đến từ Thái Lan đang hi vọng sẽ "đổi đời" nhờ vô tình nhặt được viên ngọc trai cỡ lớn màu cam quý hiếm trên biển.


Anh Hatchai Niyomdecha, 37 tuổi, vốn là một ngư dân có hoàn cảnh khó khăn, sống ở tỉnh Nakhon Si Thammarat, Thái Lan. Cuối tháng 1 vừa qua, khi lang thang trên bãi biển nhặt sò cùng gia đình, người ngư dân này vô tình nhìn thấy những vật lạ.

Khi tới gần, anh thấy đó là một quả bóng phao nằm trôi dạt vào bờ biển cùng 3 chiếc vỏ hàu dính trên đó. Anh cùng người em trai là Worachat, 35 tuổi, quyết định mang về nhà.

Sau đó, họ đã làm sạch những món đồ thì bất ngờ nhận thấy có viên ngọc trai cỡ lớn màu cam quý hiếm với trọng lượng lên tới 7,68 gram.

Ngay hôm sau, cả nhà vội vã mang món vật quý đi định giá. Những người mua bán trang sức tại địa phương cho biết, đây chính là ngọc trai Melo. Với viên ngọc cỡ lớn này có thể bán với giá khoảng 250.000 bảng Anh (hơn 7,9 tỷ đồng).

Vài ngày sau, một doanh nhân giàu có ở tỉnh khác tại Thái Lan nghe danh tính về viên ngọc nên đã tới tận nơi đề nghị mua lại với giá 1 triệu Baht (khoảng 25.000 USD) nhưng gia đình đã từ chối.

Một nhà sưu tập đồ xa xỉ khác cũng tới nơi và đề nghị tăng giá lên 5 triệu Baht, nhưng gia đình anh Niyomdecha vẫn không đồng ý vì cho rằng có thể bán với giá cao hơn.

Người ngư dân này cho biết, hiện có một người mua khác đến từ Trung Quốc đang thương lượng với gia đình mức giá 10 triệu Baht (hơn 7,9 tỷ đồng), nhưng người này muốn tận mắt kiểm tra viên ngọc để xác nhận xem đó có thực sự là ngọc trai Melo hay không.

Theo dự kiến, người này sẽ tới Thái Lan vào tuần tới. Nhưng trước hết, vị khách phải tuân thủ 2 tuần cách ly và nghiêm chỉnh chấp hành các biện pháp phòng ngừa Covid-19 của nước sở tại trước khi đặt chân tới gia đình người ngư dân.

Ngọc trai Melo là gì?

Theo các chuyên gia, ngọc trai Melo có màu cam, hoặc rám nắng và nâu. Nhưng trong đó, màu cam là gam màu đắt giá nhất của loại này.


Chúng thường được tìm thấy ở Biển Đông, vùng nước nông ngoài khơi bờ biển Việt Nam, Thái Lan, biển Andaman ngoài khơi Myanmar. Chủ yếu loại ngọc này hình thành bên trong loài ốc săn mồi với tên gọi Volutidae.

Sở dĩ ngọc trai Melo có giá thành cao bởi chúng không thể nuôi cấy như những loại ngọc trai khác mà chỉ xuất hiện trong môi trường tự nhiên.

Nơi tìm thấy viên ngọc trai Melo quý hiếm kể trên nằm tại tỉnh Nakhon Si Thammarat, có bờ biển trên vịnh Thái Lan. Đây cũng là nơi thường có những dòng hải lưu chảy từ Biển Đông về.



Indonesia phát hiện virus SARS-CoV-2 qua máy dò hơi thở

Indonesia đã triển khai một chương trình phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng cách sử dụng máy dò phát hiện virus này qua hơi thở.


Ngày 3/2, Indonesia đã triển khai một chương trình phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bằng cách sử dụng máy dò phát hiện virus này qua hơi thở.

Máy dò nói trên do các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yogyakarta Gadjah Mada (UGM) của Indonesia sáng chế. Máy dò này có tên gọi 'GeNose' sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây giúp chẩn đoán COVID-19 theo thời gian thực. GeNose được cho là hiệu quả hơn các xét nghiệm PCR và chính xác hơn nhiều so với các phương pháp test nhanh.

Các đối tượng sẽ được yêu cầu thổi vào một cái túi và kết quả cho ra chỉ sau 2 phút. GeNose hoạt động bằng cách phát hiện các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có chứa virus SARS-CoV-2 từ hơi thở của bệnh nhân. Với hỗ trợ của nhiều cảm biến và công nghệ AI, bộ công cụ này có thể xác định liệu hơi thở có chứa virus hay không.

Máy dò này đã được thử nghiệm với độ chính xác lên tới 97% trên 600 mẫu bệnh phẩm hợp lệ thu được từ Bệnh viện Bhayangkara và Bệnh viện Bambanglipuro của Yogyakarta.

Công cụ GeNose của Indonesia tương tự với công cụ SpiroNose do một công ty công nghệ y tế của Hà Lan phát triển, và đang được triển khai tại Hà Lan nhằm đẩy nhanh tiến độ xét nghiệm.

Bác sĩ sáng tác, hát rap Dân chơi Covid

Bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP HCM viết lời và trình bày bài rap "Dân chơi Covid", nhắc nhở mọi người xếp hàng, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, thực hiện nghiêm 5K.


Lời rap "Dân chơi Covid" do bác sĩ Vũ Thắng và dược sĩ Trương Tấn Phát viết dựa trên phiên bản bài rap "Dân chơi xóm" của nhạc sĩ Justa Tee và MCK. Tác giả chia sẻ là mong người dân hạn chế tụ tập vui chơi ngày Tết, đồng lòng cùng ngành y tế ngăn chặn Covid-19, trước bối cảnh dịch đang bùng phát thời điểm giáp Tết.


Bác sĩ Thắng, dược sĩ Phát cùng điều dưỡng Lê Thị Như Ngọc trình bày bản rap này. Điều dưỡng Ngọc từng tham gia chống dịch tại khu cách ly Ký túc xá Đại học Quốc gia TP HCM đầu tháng 4/2020. "Tôi phần nào thấu hiểu những vất vả cực nhọc của nhân viên y tế tuyến đầu, mong mọi người tuân thủ phòng dịch để sớm chiến thắng Covid-19", điều dưỡng Ngọc nói.

Từ khi Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam, Bệnh viện Da liễu TP HCM cử nhiều đoàn y bác sĩ đến hỗ trợ chăm sóc, theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm... mọi người trong các khu cách ly.

Tháng 9/2020, bác sĩ Bệnh viện Da liễu TP HCM cùng gần 20 nghệ sĩ quay MV "Việt Nam ơi - Vững tin", kêu gọi thực hiện 5K chống Covid-19.

Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2021

Nghề làm bánh tổ vào dịp Tết của người Quảng Nam

Bánh tổ là loại bánh truyền thống được người dân Quảng Nam làm vào dịp Tết để dâng lên bàn thờ gia tiên. Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp Tết cổ truyền, nghề làm bánh tổ lại vào vụ.

Bánh "tét, tổ, nổ, in" là 4 loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ, tết từ lâu đời với người dân Quảng Nam. Và thứ bánh truyền thống của xứ Quảng này luôn đắt hàng mỗi dịp Tết Nguyên đán.


Có nhiều giả thuyết cho nguồn gốc và tên gọi của bánh tổ của người Quảng Nam, bánh tổ xuất hiện vào cuối thế kỷ 18, thời Quang Trung, khi nhà vua chuẩn bị tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh; người dân Quảng Nam đã tìm tòi và khám phá ra công thức chế biến loại bánh này dâng lên đại quân làm lương thực đường xa.


Theo nhiều nhà nghiên cứu, chiếc bánh tổ có nguồn gốc từ loại bánh lùng kú mà người Hoa khi đến và định cư ở Hội An khoảng thế XVI - XVII.

Dù có nhiều tranh luận về nguồn gốc, bánh tổ vẫn là một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Nam mỗi dịp Tết đến xuân về, được thành kính dâng lên ông bà, tổ tiên.



Một ưu điểm của bánh tổ là giữ lâu mà không sợ bị hư, dù xuất hiện mốc vẫn có thể ăn được, chỉ cần gạt bỏ lớp mốc đi. Sau những ngày Tết, người xứ Quảng thường xắt lát bánh tổ, đem chiên rồi mới thưởng thức món ăn ngọt ngào này.

Tất bật bên bếp lửa, bà Nguyễn Thị Hạnh (SN 1976, thôn Phú Hải 2, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) bày tỏ sự tự hào về nghề làm bánh tổ truyền thống của gia đình. Dẫu trải qua nhiều khó khăn, nhưng bà vẫn cố gắng đỏ lửa nấu bánh tổ thường xuyên, góp phần gợi nhắc ý nghĩa cội nguồn những ngày Tết đoàn viên.

"Ngày xưa cứ đến cận Tết Nguyên đán, người trong làng lại cùng nhau làm bánh tổ để dâng lên bàn thờ ông bà. Ngày thường tôi làm các loại bánh ít lá gai, xôi ngọt, bánh tét…; đến cận Tết thì làm bánh tổ, đây là loại bánh không thể thiếu mỗi dịp tết của người Quảng Nam. Các đơn hàng đặc biệt tăng cao từ 20 âm lịch đến tận chiều 30 Tết, bận rộn nhưng phấn khởi lắm", bà Hạnh cho hay.



Chiếc bánh tổ được làm nên từ nguyên liệu vốn có của vùng quê Quảng Nam như nếp, đường bát, gừng, mè. Trong đó việc chọn lựa được hạt nếp ngon, dẻo, thơm là điều quan trọng để tạo nên một chiếc bánh tổ chất lượng.

Xay và trộn bột nếp với nước đường bát (cũng là một đặc sản của Quảng Nam), gừng nhuyễn theo một tỷ lệ nhất định để cho ra hỗn hợp không quá đặc hoặc quá lỏng. Tiếp tục đổ ra khuôn và cho vào nồi hấp chín trong 4 tiếng.


Bánh sau đó sẽ được đưa đi hấp trong 4 tiếng

DBS M05479
Quang Cao