Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

Người trẻ đi xin việc: Sáng được nhận, chiều mất hút không lời hồi âm – Đến bao giờ bạn mới học được 2 từ Chuyên nghiệp?

Đã qua rồi cái thời nhân viên trung thành và cống hiến suốt đời với một tổ chức. Ngày nay, khi rất nhiều công ty mở ra với chính sách thu hút nhân tài được chú trọng, cùng với đó là mức độ đòi hỏi của người trẻ ngày càng cao hơn thì "nhảy việc" đã trở thành một hiện tượng phổ biến. Nhảy việc khi bạn cảm thấy không còn phù hợp là điều nên làm tuy nhiên nhảy việc như thế nào lại là điều chúng ta cần phải suy nghĩ. Tại sao người trẻ thời nay lại thiếu chuyên nghiệp khi xin việc?

Tôi đã từng gặp những bạn trẻ mới ra trường, các bạn rải hàng trăm hồ sơ với ý nghĩ nếu đỗ thì làm thử rồi chọn. Có bạn tới công ty nhận việc vào buổi sáng, buổi chiều thì mất hút không một lời hồi âm, khi nhân sự gọi điện hỏi thì trả lời một câu rất vô trách nhiệm rằng “em đã tìm được chỗ phù hợp hơn” hay “em cảm thấy công ty không hợp với em”,…
Hay trường hợp một đồng nghiệp cũ cùng bộ phận với tôi đã làm việc lâu năm, mọi thứ vẫn rất vui vẻ cho tới một buổi sáng tôi nhận được một email bàn giao công việc, cùng với đó là đơn xin nghỉ của cậu ta gửi tới sếp, không có một cuộc bàn giao trực tiếp nào diễn ra sau đó.
Dĩ nhiên trong mắt đồng nghiệp, cậu ta ra đi đã để lại món quà là những ấn tượng không mấy tốt đẹp về mình. Sau đó không lâu, tôi nghe nói rằng cậu ta nộp hồ sơ ở một vài công ty khác. Phỏng vấn rất tốt nhưng lại không được nhận, lý do là các nhà tuyển dụng không khó để kiểm tra lại thông tin về cậu ta ở công ty cũ và người đồng nghiệp của tôi đã nằm trong danh sách đen của họ.

Hãy nhớ lại khi bạn phỏng vấn xin việc bạn đã nói bao nhiêu lời hay, hứa hẹn biết bao điều tốt đẹp vậy thì tại sao khi nghỉ việc, lại không nghỉ việc một cách lịch sự và có trách nhiệm?

Hầu hết các công ty đều có quy định nghỉ việc phải thông báo trước ít nhất 30 ngày để họ tìm người thay thế, tuy nhiên nhiều người lại thông báo nghỉ việc trong thời gian rất ngắn, thậm chí có những người ăn chắc, xin được việc chỗ khác rồi mới thông báo nghỉ trước 1, 2 ngày khiến nhân sự không kịp trở tay, công việc thì dang dở.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên thông báo nghỉ sớm và bàn giao công việc trước khi rời đi. Trong trường hợp bạn đi phỏng vấn ở nơi khác, hãy để xuất thời gian thích hợp để nhận việc. Nhà tuyển dụng và đồng nghiệp sẽ đánh giá cao tình thần trách nhiệm của bạn.
Related image
Khi đến, bạn viết đơn xin việc, thì khi đi cũng nên có một lời cảm ơn chân thành. Nếu đã có quyết định nghỉ, cách làm tốt nhất là bạn nên có một cuộc nói chuyện trực tiếp với sếp hoặc nhân sự để trình bày lý do nghỉ việc, rằng quyết định này là từ bản thân bạn chứ không phải từ phía công ty. Đừng đưa ra những lý do nói xấu công ty hay kể về những nỗi bức xúc của bạn, mặc dù điều đó có thể đúng. Thay vì vậy, hãy nói lời cảm ơn để đôi bên giữ được những ấn tượng tốt về nhau.
Bạn nên có đơn xin nghỉ việc (qua mail hoặc viết tay) cùng với đó là sự xác nhận giữa đôi bên để đảm bảo quyền lợi của bạn sau khi nghỉ việc. Hãy làm việc hết trách nhiệm đến ngày cuối cùng.
Đừng tỏ ra kém nhiệt tình và làm việc một cách hời hợt khi bạn đã xin nghỉ và tìm được cho mình một cơ hội mới. Hãy hoàn thành tốt công việc, vì đó vẫn là trách nhiệm của bạn và nên nhớ rằng công ty vẫn trả lương cho bạn trong khoảng thời gian đó, vì vậy hãy bàn giao đầy đủ và nhiệt tình hướng dẫn cho người mới đảm trách.
Nếu đã xác định nghỉ việc, tuyệt đối đừng nói xấu sếp, đồng nghiệp hay công ty. Trái đất rất tròn, nếu bạn sang công ty mới và vẫn trong lĩnh vực chuyên môn thì bạn vẫn có thể gặp lại họ bất kỳ lúc nào.
Một điều nữa là những thông tin về bạn sẽ luôn được lưu giữ và nhà tuyển dụng nào cũng có thể kiếm tra lại khi bạn ứng tuyển vào công ty của họ. Vì vậy, hãy có một kết thúc tốt đẹp như chính cách mà bạn đã bắt đầu.
Gần đây, tôi có phỏng vấn một cô gái trẻ nhưng có đến 20 công việc trong CV trong 3 năm làm việc. Khi được hỏi lý do nghỉ việc, thật đáng tiếc, câu trả lời đêu bắt đầu bằng: “Tôi không thích…”. Chắc chắn vì lý do này mà cô bé sẽ mất cơ hội có được công việc đáng mơ ước.
Related image
Bạn có thể nói rằng mình cần phải khám phá xem bản thân mình muốn làm gì chứ không phải do bản thân chưa có định hướng. Nhưng việc hoàn thiện bản thân và việc lấp kín CV bằng những công việc không đem lại giá trị lại là 2 việc hoàn toàn khác nhau:
“Bạn có thể làm nhiều công việc khác nhau để có thêm nhiều kinh nghiệm không phải là điều xấu. Tuy nhiên hãy cố gắng đừng làm quá nhiều thứ trong một khoảng thời gian vì nó giới hạn sự lựa chọn cúa bạn. Rồi sẽ đến một ngày, bạn sẽ phải chịu hậu quả, trừ trường hợp bạn là người có tài năng thiên phú trong việc học những kỹ năng mới”.
Con người không chịu thất bại thì cũng khó có thể thành công. Bạn không cần hạn chế con đường sự nghiệp của mình quá sớm nhưng cần cố gắng tích lũy kỹ năng và niềm đam mê cho tương lai. Hãy nhớ 5 nguyên tắc:
1. Đừng nhảy việc chỉ vì vài thứ bạn không thích.
2. Hãy nhảy việc khi bạn không học hỏi được điều gì bổ ích.
3. Nếu bạn nhảy việc thường xuyên thì cũng đừng chặt đứt đường trở về của mình. Bạn luôn cần sự đánh giá tốt của sếp và đồng nghiệp cũ về mình.
4. Hãy để ý các bộ phận khác của công ty xem liệu có không gian cho bạn khám phá và phát triển không.
5. Nếu bạn có 20 công việc thì cũng đừng viết hết vào CV, hãy chọn ra 5 công việc mang lại nhiều giá trị nhất.
6. Đừng nghỉ việc khi chưa có công việc mới. Hãy nhờ chính công việc hiện tại để tìm ra những cơ hội mới. Hãy trò chuyện với tất cả mọi người, khách hàng cũng như đồng nghiệp về những gì họ đang làm và cách họ đang thực hiện.
Ngày nay mọi chuyện khác rồi, bạn có thể dễ dàng nghĩ rằng việc nhảy việc nhiều cũng chẳng ảnh hưởng đến ai. Tuy nhiên trước khi làm gì, hãy nghĩ về những điều bạn sẽ được và mất.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Bí quyết để nhận ra ứng viên phù hợp với doanh nghiệp của bạn

Bạn có đang muốn tuyển dụng được ứng viên tốt nhất cho công ty? Bạn có đang bị “choáng ngợp” bởi ứng viên nhưng lại chưa cảm thấy người đó thực sự phù hợp với vị trí tuyển dụng? Nếu bạn đã từng trải qua trường hợp tìm thấy một ứng viên không phù hợp và trải qua những kinh nghiệm không mấy vui vẻ thì bạn sẽ cảm thấy e ngại và đề phòng khi tuyển dụng 1 nhân viên mới. Hãy nhớ rằng bạn luôn cần đầu tư thời gian và công sức để tìm được ứng viên phù hợp. Và để đầu tư một cách hiệu quả nhất thì rất có thể bạn cần biết đến những “bí kíp” sau đây.

1. Xác định rõ những tố chất bạn cần ở ứng viên trước khi phỏng vấn

Hãy cho bản thân 1 checklist gồm 4 yêu cầu mà bạn mong muốn ứng viên của mình sở hữu. 4 yêu cầu này phải thực sự rõ ràng và liên quan mật thiết đến công việc. Việc xác định ra các tố chất cốt lõi sẽ đóng vai trò như là “phễu lọc” để bạn loại bỏ những ứng viên không phù hợp.
Ví dụ, nếu bạn cần tuyển 1 giáo viên tiểu học thì 4 yêu cầu cần thiết sẽ là:
  • Bằng cử nhân sư phạm
  • Khả năng kiểm soát lớp học
  • Tính kiên nhẫn
  • Khả năng truyền đạt

2. Nói không với những dạng câu hỏi lựa chọn “Có – Không”

Sai lầm phổ biến ở các cuộc phỏng vấn hiện nay là sử dụng quá nhiều các câu hỏi dạng lựa chọn có hoặc không. Đừng đưa cho ứng viên câu hỏi có gợi ý sẵn các đáp án. Nếu bạn muốn khám phá ứng viên của mình, hãy cho họ những câu hỏi mở.
Image result for yes no illustration
Hãy tận dụng những câu hỏi mở để kiểm tra khả năng xử lý tình huống của các ứng viên khi làm việc.
Gợi ý các câu hỏi có thể sử dụng khi phỏng vấn:
  • Hãy kể lại cho tôi nghe về 1 lần bạn xích mích với đồng nghiệp và kết quả?
  • Hãy kể về một lần bạn thất bại khi làm 1 dự án và cách vượt qua nó?
  • Hãy kể về thành tựu đáng tự hào nhất trong công việc của bạn?

3. Chú ý đến ngôn ngữ hình thể

Khi ứng viên trả lời những câu hỏi phỏng vấn, hãy đồng thời chú ý đến ngôn ngữ hình thể của họ. Cụ thể bạn cần lưu tâm rằng ứng viên có đang nhìn thẳng vào mắt bạn hay hướng ánh nhìn lên cao hoặc xuống thấp hơn? Ứng viên có đang run?…. – Những yếu tố này chưa thể quyết định liệu ứng viên đó là tốt hay xấu nhưng nó có thể là một cơ sở tin cậy để bạn đưa ra quyết định tuyển dụng cuối cùng.
Ví dụ: bạn chắc chắn sẽ không muốn thuê một luật sư luôn cúi gằm mặt khi nói chuyện hay một nhân viên quan hệ khách hàng có một giọng nói run lẩy bẩy…

4. Dùng văn bản để diễn đạt văn hóa công ty

Nếu bạn không thể dùng văn bản rõ ràng để miêu tả về văn hóa công ty thì sẽ rất khó cho một ứng viên xa lạ có thể hiểu về nó. Vì vậy, hãy dành thời gian để viết và xác định rõ về văn hóa công ty. Hãy chắc chắn rằng bạn có những định hướng về văn hóa công ty trong buổi phỏng vấn và hãy chú ý những phản ứng của ứng viên về nền văn hóa được bạn giới thiệu.

5. Lọc ứng viên bằng các cuộc phỏng vấn qua điện thoại

Đừng tự phí thời gian bằng cách phỏng vấn tất cả các ứng viên có hồ sơ “nhìn thấy ổn”! Có rất nhiều ứng viên có CV đẹp, cover letter ấn tượng nhưng đến khi bạn thực sự nói chuyện thì mới phát hiện ứng viên có bộ hồ sơ hoàn hảo đó không thực sự phù hợp với tổ chức của mình.
Vì vậy, để không lãng phí thời gian và công sức cho các cuộc phỏng vấn tại văn phòng, hãy tổ chức những cuộc phỏng vấn ngắn qua điện thoại. Cách làm này có thể cho bạn biết về phong cách ăn nói, thái độ và sự quan tâm của ứng viên cho công việc.
Sau cuộc phỏng vấn qua điện thoại, bạn sẽ sàng lọc được những ứng viên tiềm năng và phù hợp cho công việc. Lúc này hãy lên kế hoạch phỏng vấn chi tiết để hiểu rõ về họ hơn.

6. Hãy để các thành viên trong team được phỏng vấn người mới

Thực ra, Trưởng phòng nhân sự không nên là người duy nhất được phỏng vấn ứng viên. Các thành viên trong team cũng nên được tham gia một phần để xem xét liệu ứng viên có phù hợp để là một thành viên mới và gắn bó lâu dài với team hay không.
Hãy nhớ rằng tiêu chí “phù hợp” là một trong những tiêu chí quan trọng  nhất khi tuyển dụng. Đúng là bạn cần một ứng viên tài năng nhưng nếu họ không phù hợp với môi trường làm việc thì tài năng sẽ không được phát huy.

7. Ghi nhận phản hồi

Sau mỗi cuộc phỏng vấn, hãy yêu cầu các đồng nghiệp điền vào một bản khảo sát ngắn đánh giá ứng viên và cho những ý kiến cá nhân. Đồng nghiệp của bạn thích/không thích gì về ứng viên? Ứng cử viên nào ấn tượng nhất? Những người có thể hoàn thành công việc tốt nhất? Ai có thái độ tốt nhất, thái độ làm việc nhóm, v.v … Các câu hỏi trong khảo sát của bạn có thể được xác định bởi các năng lực cốt lõi mà bạn đang tìm kiếm ở một nhân viên mới cho nhóm của bạn.
Sau khi phỏng vấn tất cả các ứng cử viên, hãy để nhân viên của bạn đánh giá tổng thể về các ứng viên đó. Điều này sẽ mang lại thêm một cơ sở để lựa chọn ứng viên phù hợp.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

Để cuộc đời cao sang, hạnh phúc: Bạn xuất sắc IQ, giàu có EQ thôi chưa đủ, nhất định phải có thêm 8Q nữa


IQ là chỉ số cho thấy sự thông minh của con người, đồng thời cũng phản ánh khả năng nắm bắt kiến thức, khả năng quan sát, khả năng ghi nhớ, khả năng tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, cũng như năng lực phân tích và giải quyết vấn đề. Thực tế thì IQ không phải là không bao giờ thay đổi, nó có thể được nâng cao thông qua học tập và rèn luyện. Bởi vì muốn thành công, nhất định phải không ngừng học tập và tích lũy.
Không những phải học từ sách vở, học từ xã hội mà còn phải học hỏi từ cấp trên của mình. Họ sở dĩ có thể làm lãnh đạo của bạn là bởi họ có điểm hơn bạn, có nhiều thứ đáng để bạn học tập. Nhiều người muốn vượt qua cấp trên của họ, đây là một tinh thần rất quý giá, nhưng muốn vượt qua mà lại không học hỏi điểm thành công của họ, vậy thì bạn dựa vào đâu để vượt qua? Không ngừng học tập, trau dồi tri thức, đây là điều kiện cơ bản của thành công.

2. EQ (Emotional Quotient)

Là khả năng quản lý cảm xúc và xử lý các mối quan hệ xã hội. Xã hội ngày nay là sự tổng hòa của áp lực công việc và các mối quan hệ xã hội phức tạp, không có EQ, bạn khó có thể thành công. Những người có EQ thường được mọi người yêu mến, thích qua lại, và cũng rất được lòng mọi người. Quan hệ xã hội là một thứ vũ khí lợi hại mà bất cứ ai cũng nên sở hữu cho mình, một mạng lưới quan hệ xã hội rộng rãi là một trong những nhân tố quyết định sự thành công của bạn.

3. AQ (Adversity Quotient)

AQ chỉ khả năng chịu đựng được áp lực khi phải đối mặt với nghịch cảnh, hoặc năng lực tiếp nhận những thất bại và khó khăn. Có câu: “Khó khăn là bước đệm cho thiên tài, là tài sản cho những người có khả năng, và là vực thẳm đối với kẻ yếu đuối”, khó khăn là bài học giáo dục tốt nhất. Chỉ khi trải qua tôi luyện và khó khăn thì tiềm lực mới được phát huy, tầm nhìn mới được mở mang, mới có thể chạm tới thành công. 

 

Rất nhiều tỷ phú trên thế giới đều có xuất thân nghèo nàn, hay học lực kém, trước khi có được sự thành công và giàu có mà ai ai cũng ngưỡng mộ, họ cũng đã phải bắt đầu từ hai bàn tay trắng. Trong số họ, không có ai là thuận buồm xuôi gió ngay từ đầu cả, thậm chí còn thất bại không chỉ một lần, bởi lẽ không trải qua thất bại thì không thể nếm mùi thành công.
Hãy nhớ, nghịch cảnh sẽ không kéo dài lâu, kẻ mạnh tất nhiên sẽ thắng. Bởi con người bẩm sinh đã có một tiềm lực đáng kinh ngạc, chỉ cần có ý chí đi phát huy thì nhất định sẽ vượt qua được cửa ải khó khăn, rồi từ đó tự vẽ nên cho mình một bức tranh hoàn mỹ. 

4. MQ (Moral Quotient) 

MQ cho thấy mức độ phẩm chất đạo đức của một người. Nội dung của MQ bao gồm các đức tính như chu đáo, lễ phép, bao dung, thành thật, có trách nhiệm, hòa đồng, chân thành, hài hước,… Chúng ta hay nói “đức trí thể”, trong đó “đức” được đặt ở vị trí đầu tiên.
Robert Coles, một giáo sư khoa tâm thần học Đại học Havard có nói “nhân cách chiến thắng tri thức”. Một người có MQ cao nhất định sẽ được người khác tín nhiệm và tôn trọng, tự nhiên cơ hội thành công cũng sẽ nhiều hơn người khác. 

5. DQ (Daring Quotient) 

DQ là chỉ số đo lường sự gan dạ, dám làm, dám hành động, nó cho thấy một tinh thần mạo hiểm của một người. Người có DQ cao là người biết nắm bắt cơ hội, lúc cần phải ra tay thì sẽ ra tay. Bất kể là ở thời đại nào, nếu không có gan chấp nhận thử thách và mạo hiểm thì sẽ chẳng bao giờ nên được việc lớn. Những người thành công hầu hết đều là những người có “cái gan” hơn người. 

6. FQ (Finance Quotient) 

FQ chỉ khả năng quản lý tài chính, đặc biệt là năng lực đầu tư. Không có bản lĩnh quản lý tài chính thì dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa, bạn cũng đều sẽ tiêu hết. FQ là một năng lực mà ai cũng nên có, chỉ có điều, nó cũng lại thường là điều mà chúng ta hay xem nhẹ nhất.
Thế hệ trước của chúng ta đều là “những người nghèo”, họ chỉ dạy chúng ta phải học hành thật giỏi, tìm một công việc tốt, tiết kiệm tiền, tiêu tiền ít thôi. Kiếm ít một chút cũng không sao, quan trọng là sự ổn định. Họ chưa từng dạy chúng ta cần phải có FQ, phải biết cách quản lý tài chính.
Vì vậy, FQ đối với chúng ta mà nói là một thứ mà ta cần phải bồi dưỡng ngay lúc này. Những người giàu, tại sao họ có thể tích lũy cho mình một khối tài sản to lớn đến như vậy? Đó là vì họ biết cách đầu tư và biết cách quản lý tiền bạc của mình. 

7. MQ (Mental Quotient) 

MQ là khả năng duy trì sức khỏe tâm lý, điều chỉnh áp lực tâm lý và duy trì một trạng thái tâm lý ổn định, vững vàng. Thế kỉ 21 là một “thời đại phiền muộn”, con người phải đối mặt với đủ các thể loại áp lực tâm lý, nâng cao MQ, duy trì một sức khỏe tâm lý ổn định đã trở thành yêu cầu cấp thiết của mỗi người. 

Chúng ta hiện nay khát vọng thành công, nhưng thành công lại càng ngày càng bị chi phối bởi yếu tố tâm lý. Từ một khía cạnh nào đó mà nói, mức độ MQ trực tiếp quyết định sự vui buồn trong cuộc đời mỗi người, quyết định sự thành bại của mỗi người 

8. WQ (Will Quotient) 

WQ chỉ mức độ ý chí của một người, bao gồm sự kiên trì, tính mục tiêu, tính quyết đoán, khả năng kiểm soát,… Nếu trong học tập và làm việc, bạn là người không sợ mệt, không sợ khổ thì chứng tỏ bạn là người có WQ cao.


“Một phân khổ một phân tài”, WQ có ảnh hưởng vô cùng quan trọng đối với trí tuệ của mỗi người. Đời người chí nhỏ thì thành quả nhỏ, chí lớn thì làm nên đại sự. Rất nhiều người cuộc đời cứ bình bình, không phải vì họ không có tài năng mà là bởi họ thiếu chí hướng và mục tiêu rõ ràng. Muốn tồn tại trong giới kinh doanh, muốn đạt được thành tựu thì bạn phải có tham vọng lớn.
9. SQ (Spiritual Quotient) 

SQ chỉ cái nhìn linh hoạt, sâu sắc đối với bản chất sự việc và khả năng tư duy trực giác. Nhà vật lý học Max Planck, cha đẻ của cơ học lượng tử cho rằng một nhà khoa học sáng tạo bắt buộc phải là người có trí tưởng tượng trực quan rõ ràng. 

Bất kể là Acsimet khi đi tắm đã nghĩ ra lực đẩy Acsimet, Newton bị quả táo rơi vào đầu mà cho ra đời định luật vạn vật hấp dẫn, hay August Kekulé nhờ giấc mơ về một con rắn mà đã phát hiện ra cấu trúc vòng benzene… tất cả đều là những ví dụ điển hình về vai trò của SQ trong phát hiện những cái mới. 

Thành công không có công thức nhất định, chỉ dựa vào lý thuyết trong sách thì không thể giải quyết được vấn đề trong thực tế, chúng ta vẫn cần đến những giây phút tỏa sáng của SQ. Muốn rèn luyện SQ, mấu chốt là ở việc không ngừng học tập, quan sát, suy nghĩ, dám đặt ra những giả thuyết mà có thể không ai dám nghĩ đến, dám phá bỏ tư duy truyền thống.
10. HQ (Health Quotient) 

HQ phản ánh nhận thức của một người về sức khỏe. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của con người. Sức khỏe là 1; sự nghiệp, tình yêu, tiền bạc, gia đình, bạn bè, quyền lực,… là số 0 ở sau số 1 đó. Vì vậy, người mà chỉ có 1 thì không đủ, những nếu mất đi 1(sức khỏe) thì dù có bao nhiêu số 0 ở đằng sau đi chăng nữa cũng đều sẽ là vô nghĩa. Có câu “bình an là phúc”, tiền đề của hạnh phúc chính phải biết yêu thương và trân trọng sức khỏe của bản thân đồng thời nỗ lực đi sáng tạo và chia sẻ các giá trị sự nghiệp, tình yêu, tiền bạc, quyền lực,
Thành công là điều mà mỗi người đều mong ước, nhưng thành công không phải là thứ có thể từ trên trời rơi xuống, đó là một quá trình mà bạn cần thông qua sự rèn luyện, tích lũy và theo đuổi 10Q một cách toàn diện, không ngừng nghỉ. Vậy 10Q là gì?

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2019

Người phân biệt được 4 khái niệm Sở thích, Công việc, Sự nghiệp, Thiên hướng chắc chắn có tương lai xán lạn: Biết điểm mạnh bản thân sẽ biết được địa vị xã hội sau này

Nhiều người không hiểu hết ý nghĩa của 4 cụm từ: Sở thích, Công việc, Sự nghiệp, Thiên hướng. Người ta thường đánh đồng hoặc nhầm lẫn chúng với nhau, hoặc coi như mình có cả 4 hoặc chúng chẳng khác gì nhau, hoặc họ hiểu nhưng chưa xác định được cái quan trọng nhất trong 4 cái là gì.

“Công việc mà tôi đang làm không phải là thứ tôi thích. Tôi muốn dành thời gian cho những sở thích quý báu của mình. Tôi muốn dành thời gian của mình cho những chuyến đi xa và trải nghiệm hơn nữa. Tôi muốn nuôi dưỡng tài năng hội họa của bản thân thêm. Tôi muốn sống một tuổi trẻ ý nghĩa thay vì tự mình trói mình trong 4 góc tường trong văn phòng chật hẹp. Sao thế giới vật chất này lại tầm thường và mệt mỏi đến thế?”
Chắc hẳn nhiều bạn trẻ có cùng suy nghĩ như tôi. Chúng ta đang sống trong thời đại mà những hình tượng thành công nhờ sự táo bạo bước ra khỏi khuôn phép cũ trở nên đông đảo hơn bao giờ hết.
Những bạn trẻ dám xách balo lên và đi đầy mạo hiểm, hay trào lưu start-up hiện nay khiến nhiều người không lượng sức mình mà sẵn sàng bỏ việc và chạy theo thời đại. Chúng ta đang sống trong thời điểm mọi người đổ xô đi kiếm tìm mục đích và ý nghĩa của cuộc đời mình đối với thế giới này.
Và không ít người trong chúng ta vì không phân biệt được 4 khái niệm này, lần lượt đó là Sở thích, Công việc, Sự nghiệp, Thiên hướng, nên cứ bị quẩn quanh không tìm được ánh sáng cho bản thân. Nếu làm rõ được 4 cụm từ trên thì con đường chúng ta đi sẽ bớt chông gai hơn.
Elizabeth Gilbert, tác giả cuốn “Ăn, cầu nguyện và yêu”, đã giúp chúng ta  làm rõ sự khác biệt trong 4 cụm từ trên.

Sở thích

Là thứ khiến ta thấy thư giãn, thoải mái, vui vẻ. Chúng ta làm đơn giản vì yêu, vì thích, là thứ chúng ta tìm đến khi có thời gian rảnh rỗi. Sở thích là thứ chứng minh rằng chúng ta không phải là robot chỉ biết làm và làm thôi, là thứ nhắc nhở rằng sống ở trên đời không nhất thiết phải hiệu quả hay đem lại lợi ích. Sở thích là thứ có thể đến rồi đi. Bạn không nhất thiết phải có sở thích, nhưng tội gì mà không chứ khi sở thích khiến chúng ta vui vẻ, thoải mái. Bạn chẳng cần lý do gì để sở hữu một sở thích cả. Chỉ đơn giản, thích là thích thôi.
Image result for hobbies
Một ngày đẹp trời, tôi chợt muốn trồng và chăm sóc vài chậu cây nhỏ. Vậy là chăm sóc cây trở thành sở thích của tôi. Rồi vào thời điểm khác, việc đi bộ ngắm phố phường trở thành sở thích của tôi. Bạn có thể thích nghe nhạc jazz. Bạn có thể thích đọc sách. Miễn là sở thích khiến bạn vui. Chẳng vì lý do gì cả.

Công việc

Bạn không cần phải có sở thích, nhưng chắc chắn bạn phải có một công việc. Công việc là nguồn tài chính của bạn, là thứ giúp bạn tồn tại ở thế giới vật chất này. Bạn phải ăn uống, mua sắm và trả tiền cho những hóa đơn hàng tháng đang đợi ở nhà. Công việc thể hiện trách nhiệm trước hết là đối với chính mình. “Lao động là vinh quang” mà. Tuy nhiên, hãy ghim lấy trong đầu rằng, công việc không nhất thiết phải TUYỆT VỜI. Công việc của bạn có thể nhàm chán. Bạn có thể ghét công việc đó. Công việc có thể không xứng đáng với trình độ của bạn. Nhưng, công việc không nhất thiết phải lấp đầy tâm hồn bạn, trở thành thước đo cuộc đời bạn. Bạn không cần phải yêu công việc của mình, nhưng bạn phải có công việc của mình và làm việc với thái độ trân trọng.

Bạn có thể làm thợ xây, nhân viên hiệu sách, lái xe, công nhân, nông dân, hay bất cứ việc gì. Sở hữu công việc là cách bạn quan tâm tới chính bạn. Công việc giúp bạn không cần đợi ai đó đến bên đời và nuôi sống bạn. Công việc giúp bạn không trở thành gánh nặng của ai đó. Và nếu công việc ấy là độc hại, khiến bạn chết dần chết mòn, khiến bạn chịu lăng nhục và bóc lột, thì bạn vẫn có thể bỏ công việc đó và bắt đầu một công việc khác. Công việc không cần phải chiếm trọn cuộc đời bạn và cuộc đời bạn có thể nằm ngoài công việc. Nhiều người cho rằng công việc vì mục đích vật chất mâu thuẫn với con đường nghệ thuật của họ. Nhưng không. Nhiều nghệ sĩ vẫn có cho mình những công việc bình thường. Herman Melville, tác giả cuốn “Cá voi trắng”, vốn là một nhân viên văn phòng bình thường. Bạn có thể làm những thứ bạn thích như hoạt động sáng tạo nghệ thuật ngoài giờ mà.

Sự nghiệp

Sự nghiệp là thứ bạn có thể có hoặc không. Sự nghiệp khác hẳn với công việc. Công việc là thứ bạn làm để kiếm tiền, còn sự nghiệp là thứ bạn theo đuổi đằng đẵng nhiều năm trời với trọn vẹn tâm huyết, năng lượng, đam mê và lòng cống hiến. Sự nghiệp là thứ khiến bạn sẵn lòng bỏ thời gian làm thêm vì bạn muốn, khiến bạn quên ăn quên ngủ để dốc sức vào, là thứ khiến bạn tin tưởng vào sứ mệnh của mình trên con đường sự nghiệp ấy. Bạn có thể ghét công việc của mình, nhưng tuyệt đối đừng ghét sự nghiệp. Nếu bạn đang ở trên con đường sự nghiệp khiến bạn chán ghét, thì hãy bỏ sự nghiệp ấy đi và đi tìm một công việc giúp bạn kiếm tiền và theo đuổi những cái khác, hay con đường sự nghiệp mới.

Người ở đúng sự nghiệp sẽ luôn làm việc với sự nhiệt thành và thái độ hào hứng. Winston Churchill từng khẳng định rằng: “If you find a job you love, you’ll never work again” (Yêu công việc mình làm và bạn sẽ chẳng phải làm việc thêm ngày nào nữa). Chính công việc mà ông nói hoàn toàn đúng với sự nghiệp. Sự nghiệp đòi hỏi ở người theo đuổi nó khoản đầu tư vô cùng kếch xù nhưng là thứ ta sẵn lòng hy sinh: thời gian, sức khỏe, tham vọng, và sự dám lăn xả với nó. Sự nghiệp là mối quan hệ của bạn với cả thế giới xoay quanh sự nghiệp. Tôi thấy điều này vô cùng đúng với những nhà start-up khi mà họ ngược xuôi tất bật trong quản lý từ A đến Z các hoạt động của công ty: từ các chiến dịch marketing, tuyển dụng nhân sự hay doanh số… Sự nghiệp chiếm trọn cuộc đời bạn. Vậy nên, hoặc bạn yêu sự nghiệp của mình, hoặc thà đừng có.

Thiên hướng

Là thứ thiêng liêng, tuyệt diệu nhất. Thiên hướng (Vocation) xuất phát từ “Vocare” trong tiếng Latin, mang nghĩa là “tiếng gọi”. Thiên hướng chính là tiếng gọi dành cho bạn, là lời mời thiêng liêng nhất dành cho bạn. Thiên hướng là lời thôi thúc của vũ trụ muốn tài năng của bạn được dùng vào công cuộc sáng tạo ra điều gì đó. Một điểm quan trọng nữa, thiên hướng không bao giờ bị tước đoạt. Công việc, sự nghiệp của bạn phụ thuộc vào người khác, nhưng thiên hướng thì không. Thiên hướng chẳng phụ thuộc vào bất cứ ai, hay cái nhìn của ai đối với thiên hướng của bạn. Gilbert chia sẻ, viết chính là tiếng gọi thiêng liêng của bà, từ lâu trước khi có ai đó công nhận tài năng của bà, và sẽ chỉ ngưng cho tới hơi thở cuối cùng. Và đây là lựa chọn khôn ngoan của bà: thay vì toàn tâm toàn ý cống hiến cho sự nghiệp (thứ chiếm trọn đời người), bà dành thời gian cho công việc và tiếp tục nuôi dưỡng thiên hướng của mình.

Thiên hướng có thể là bất cứ thứ gì đem bạn đến với cuộc đời và bạn cảm nhận được nguồn sinh khí tràn trề trong bạn. Chăm sóc người khác có thể là thiên hướng. Dạy mọi người biết quan tâm tới sức khỏe của chính mình cũng có thể là thiên hướng. Tha thứ có thể là thiên hướng. Có người cảm thấy được thiên hướng của mình thông qua việc nhặt từng cái rác trên đường – cử chỉ của tình yêu đối với những người quanh mình. Có người cống hiến cho công bằng xã hội bởi thiên hướng ghét bạo lực và bất công. Không có thiên hướng nào là nhỏ bé hay tầm thường cả. Nếu bạn muốn tìm kiếm thiên hướng của mình, hãy để ý tới những điều nhỏ nhặt thường ngày như những tín hiệu cho thiên hướng đang chờ bộc lộ của bạn.
Bạn từng tự hỏi “Ta sẽ làm chi với đời ta”, và cứ tiếp tục mải mê kiếm tìm trong mê cung mà không thực sự hiểu được ý nghĩa của 4 cụm từ trên: Sở thích, Công việc, Sự nghiệp, Thiên hướng. Người ta thường trộn lẫn hoặc nhầm lẫn chúng với nhau, hoặc coi như mình có cả 4 hoặc chúng chẳng khác gì nhau, hoặc họ hiểu nhưng chưa xác định được cái quan trọng nhất trong 4 cái là gì. Và đây là điều sẽ xảy ra…
Khi người ta quá để tâm vào sự nghiệp, họ thường bỏ quên thiên hướng. Nhiều người coi sự thiêng liêng cao quý của thiên hướng là tất cả, họ lại đánh mất công việc, để rồi trở thành gánh nặng cho chính mình và gia đình. Hay những người dành toàn bộ sinh lực cho việc theo đuổi địa vị xã hội và sự thăng tiến mà quên đi những niềm hạnh phúc hay thú vui nhỏ nhoi cũng cần nhịp đập. Và cũng nhiều lúc người ta lầm tưởng sở thích thành thứ có thể trở thành công việc, sự nghiệp và thiên hướng.
Tương tự, nhiều người trở nên dễ nóng giận bởi cuộc sống với công việc họ không yêu thích mà quên đi việc phải biết ơn vì mình đang có công việc nuôi sống chính mình. Lo lắng chồng lo lắng, và rồi ngăn chính mình với việc để ý tới các tín hiệu của thiên hướng, hay tận hưởng những trò vui, hay lập kế hoạch cho sự nghiệp.
Sự thực là, chúng ta có thể dành thời gian cho cả 4 thứ trên, nếu chúng ta biết ngồi tĩnh tâm lại, suy xét tới tận cùng ngóc ngách trong thế giới ngoài kia và tâm hồn của chúng ta, khi hỏi chính mình rằng “Và ta sẽ làm chi với đời ta?”. Đó là một câu hỏi không dễ, nhưng việc thấu hiểu bản thân thông qua 4 cụm từ được nhắc đi nhắc lại từ đầu có thể là khởi đầu dành cho bạn.

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Nếu bạn thuộc nhóm máu A

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu

Những người có nhóm máu A thường hòa đồng, muốn sống yên ổn trong tập thể, không có hứng thú trở thành người nổi bật hay thủ lĩnh. Họ tử tế, hiền lành, chất phác, có trách nhiệm, tận tâm và nhạy cảm. Là những nhân vật đóng vai trò luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và những người bạn trên cả tuyệt vời.

Hạnh phúc của những đối tượng này là được trở thành một phần của cộng đồng xung quanh, hòa nhập với môi trường yên ổn, êm ấm, có cuộc sống ổn đinh, bền vững và không nhiều biến đổi. Kiên nhẫn, dễ tính và có đầu óc tổ chức, nhóm máu A rất biết cách làm hài lòng mọi người xung quanh.

Mặt tối của những con người này là luôn cảm thấy bất an, rối loạn trong nội tâm. Họ hay lo lắng thái quá về những chuyện không đâu, lúc nào cũng sợ làm mất lòng người khác và hay để tâm đến cái nhìn của những người xung quanh về mình.

Nếu bạn thuộc nhóm máu B

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu - 1

Nhóm máu B là những người ồn ào, thân thiện và cực kỳ hướng ngoại. Họ thích nghi rất nhanh với môi trường mới, biết cách thể hiện bản thân. Họ là những sinh vật sáng tạo, mạnh bạo và có chút “điên điên” trong người, thích theo đuổi những thứ khác biệt, kỳ quái.

Mặt tối của những kẻ nổi loạn này là vì quá khác biệt nên họ rất dễ trở nên ích kỷ, chỉ thích làm theo ý mình và không có tinh thần hợp tác tốt vì đề cao cái tôi cá nhân. Tính cách thích dịch chuyển và không ổn định của những người này cũng khiến họ dễ rơi vào tình trạng nay đây mai đó, như những kẻ du cư phiêu lãng không có  điểm dừng. Họ cũng rất dễ mất phương hướng khi không tìm thấy đam mê và lý tưởng. Đầu óc đôi khi quá mơ mộng, không thực tế.

Nếu bạn thuộc nhóm máu AB

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu - 2

Chỉ có 5% dân số thế giới chiếm nhóm máu AB, và những đối tượng có nhóm máu này cũng độc đáo, khác lạ và hiếm có như vậy. Họ đặc biệt, nhưng không phải theo cách nổi loạn và ồn ào, sôi nổi như nhóm máu B. Họ trầm lặng, bí ẩn, điềm tĩnh và thường toát lên vẻ “cool ngầu”, từng trải khiến người đối diện bị thu hút và ngưỡng mộ.

Họ có phong cách của những triết gia, những nhà nghiên cứu tri thức thích tìm hiểu những chủ đề kỳ quái mà ít ai có thể hiểu được. Đa phần các nhân vật này đều sở hữu IQ rất cao, thông minh và chẳng cần làm gì cũng nổi bật. Họ lý trí, tỉnh táo quá mức, thường không để cảm xúc lấn át bản thân. Tuy có vẻ lãnh đạm, bất cần nhưng họ rất cởi mở, phóng khoáng và quyết đoán.

Nếu bạn thuộc nhóm máu O

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu - 3

Nhóm máu O thường được gọi là “người anh cả” trong bộ tứ nhóm máu với những tính cách của một nhà lãnh đạo điển hình. Họ tự tin, quyết đoán, lạc quan và mạnh mẽ, sinh ra để tỏa sáng với khí chất của một chiến binh dũng mãnh, rộng lượng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những đối tượng có nhóm O cứng cỏi, sắt đá thường làm nên nghiệp lớn. Mặt tối trong tính cách của họ là quá nghiện công việc, hay ôm trách nhiệm vào mình dẫn đến kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần, dễ bị stress. Đôi khi họ cũng rất thô lỗ, nóng tính và hay đến muộn, nhưng tính cách họ nói chung khá ổn: linh hoạt, hào phóng, kiên cường và có thể đương đầu với mọi sóng gió.


Nếu bạn thuộc nhóm máu A

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu
Những người có nhóm máu A thường hòa đồng, muốn sống yên ổn trong tập thể, không có hứng thú trở thành người nổi bật hay thủ lĩnh. Họ tử tế, hiền lành, chất phác, có trách nhiệm, tận tâm và nhạy cảm. Là những nhân vật đóng vai trò luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và những người bạn trên cả tuyệt vời.
Hạnh phúc của những đối tượng này là được trở thành một phần của cộng đồng xung quanh, hòa nhập với môi trường yên ổn, êm ấm, có cuộc sống ổn đinh, bền vững và không nhiều biến đổi. Kiên nhẫn, dễ tính và có đầu óc tổ chức, nhóm máu A rất biết cách làm hài lòng mọi người xung quanh.
Mặt tối của những con người này là luôn cảm thấy bất an, rối loạn trong nội tâm. Họ hay lo lắng thái quá về những chuyện không đâu, lúc nào cũng sợ làm mất lòng người khác và hay để tâm đến cái nhìn của những người xung quanh về mình.

Nếu bạn thuộc nhóm máu B

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu - 1
Nhóm máu B là những người ồn ào, thân thiện và cực kỳ hướng ngoại. Họ thích nghi rất nhanh với môi trường mới, biết cách thể hiện bản thân. Họ là những sinh vật sáng tạo, mạnh bạo và có chút “điên điên” trong người, thích theo đuổi những thứ khác biệt, kỳ quái.
Mặt tối của những kẻ nổi loạn này là vì quá khác biệt nên họ rất dễ trở nên ích kỷ, chỉ thích làm theo ý mình và không có tinh thần hợp tác tốt vì đề cao cái tôi cá nhân. Tính cách thích dịch chuyển và không ổn định của những người này cũng khiến họ dễ rơi vào tình trạng nay đây mai đó, như những kẻ du cư phiêu lãng không có  điểm dừng. Họ cũng rất dễ mất phương hướng khi không tìm thấy đam mê và lý tưởng. Đầu óc đôi khi quá mơ mộng, không thực tế.

Nếu bạn thuộc nhóm máu AB

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu - 2
Chỉ có 5% dân số thế giới chiếm nhóm máu AB, và những đối tượng có nhóm máu này cũng độc đáo, khác lạ và hiếm có như vậy. Họ đặc biệt, nhưng không phải theo cách nổi loạn và ồn ào, sôi nổi như nhóm máu B. Họ trầm lặng, bí ẩn, điềm tĩnh và thường toát lên vẻ “cool ngầu”, từng trải khiến người đối diện bị thu hút và ngưỡng mộ.
Họ có phong cách của những triết gia, những nhà nghiên cứu tri thức thích tìm hiểu những chủ đề kỳ quái mà ít ai có thể hiểu được. Đa phần các nhân vật này đều sở hữu IQ rất cao, thông minh và chẳng cần làm gì cũng nổi bật. Họ lý trí, tỉnh táo quá mức, thường không để cảm xúc lấn át bản thân. Tuy có vẻ lãnh đạm, bất cần nhưng họ rất cởi mở, phóng khoáng và quyết đoán.

Nếu bạn thuộc nhóm máu O

Bói vui: Những phát hiện cực chuẩn về bản chất con người qua nhóm máu - 3
Nhóm máu O thường được gọi là “người anh cả” trong bộ tứ nhóm máu với những tính cách của một nhà lãnh đạo điển hình. Họ tự tin, quyết đoán, lạc quan và mạnh mẽ, sinh ra để tỏa sáng với khí chất của một chiến binh dũng mãnh, rộng lượng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những đối tượng có nhóm O cứng cỏi, sắt đá thường làm nên nghiệp lớn. Mặt tối trong tính cách của họ là quá nghiện công việc, hay ôm trách nhiệm vào mình dẫn đến kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần, dễ bị stress. Đôi khi họ cũng rất thô lỗ, nóng tính và hay đến muộn, nhưng tính cách họ nói chung khá ổn: linh hoạt, hào phóng, kiên cường và có thể đương đầu với mọi sóng gió.
DBS M05479
Quang Cao