Thứ Ba, 5 tháng 3, 2019

Ông bà ta có câu “đầu xuôi đuôi lọt”, chính vì vậy ngày đầu tiên làm đối với bất kì một nhân viên mới nào cũng sẽ rất quan trọng. Để có thể tạo được ấn tượng tốt trong mắt sếp ngay ngày đầu, bạn cần phải trang bị những “tuyệt chiêu” để nắm bắt được tính cách của sếp, từ đó bạn sẽ hiểu và tự biết cách để khiến sếp hài lòng.

Không phải nhân viên nào dù là ma cũ hay mới cũng có thể hiểu được tính cách của sếp. Với những quan sát tinh ý, bạn có thể “đọc vị” được những thói quen và suy nghĩ của sếp chỉ thông qua gương mặt, hành động. Vi vậy, để có được ngày đầu đi làm thật suôn sẻ, bạn nên tham khảo những cách dưới đây để nắm bắt tâm lý sếp tốt hơn nhé.
1. Qua cách sắp xếp bàn làm việc

Đây là cách đơn giản và dễ dàng nhất để bạn phán đoán được phần nào tính cách vị sếp của mình. Bạn biết không, thông qua cách bày trí và sắp xếp các dụng cụ trên bàn làm việc sẽ nói lên được gần như 90% phong cách người sếp. Nếu bàn làm việc của sếp bạn bừa bộn và lộn xộn, thì tính cách của họ có xu hướng thoải mái, hướng ngoại và khá dễ chịu.

Ngược lại, sự ngăn nắp tuyệt đối là điều mà bạn nhận ra được trên bàn làm việc của sếp, thì gần như bạn có thể nhận ra ngay sếp là một người khá kĩ tính và khá cứng rắn trong công việc. Ngày đầu đi làm, bạn hãy dành chút thời gian “nghía” qua thử mặt bàn của sếp sẽ như thế nào nhé.
2. Chữ viết

Tin hay không thì nhìn qua chữ viết, bạn cũng sẽ phán đoán được đôi chút về vị sếp của mình. Quan sát chữ viết của sếp cũng là cách cực đơn giản để nắm bắt tâm lý sếp. Người sếp của bạn có nét chữ như thế nào? Thẳng tắp, gọn gàng hay bay bổng, trau chuốt?



Dựa vào nét chữ, bạn sẽ biết liệu sếp mình có phải là người cực kì khó tính, khó chịu hay phóng khoáng, thoải mái. Bạn hãy thử “đọc vị” sếp mình thông qua nét chữ để xem thử liệu rằng, mình nên cư xử như thế nào cho đúng ý sếp nhất nhé.
3. Cách ăn mặc

Vẻ ngoài là một trong những điều “đập vô trước mắt” và có thể đánh giá nhanh nhất về tính cách của một người. Người ta cũng có câu “đừng trông mặt bắt hình dong”, tuy nhiên, trong một số những trường hợp nhất định, thì việc nhìn nhận tính cách của một người qua hình thức bên ngoài cũng vô cùng chính xác.

Bạn có thể quan sát cách ăn vận của sếp, liệu họ có chải chuốt bóng bẩy quá hay không, hoặc họ là người tối giản trong ăn mặc. Tất cả những yếu tố đó sẽ giúp bạn hiểu được tính cách của sếp mình nhanh nhất.
4. Phong cách giao tiếp

Một trong những bí kíp để “đọc vị” được tính cách sếp là dựa vào ngôn ngữ và thái độ của họ khi giao tiếp. Không gì thể hiện rõ ràng hơn tính cách của một người thông qua cách họ đối xử với người khác. Bạn có thể quan sát cách sếp trò chuyện với nhân viên, và những cử chỉ hình thể.



Hãy khéo léo để ý những điểm đó, chắc chắn bạn sẽ biết được vị sếp của mình là người có phong cách như thế nào và tính cách ra sao. Từ đó, bạn sẽ chọn lựa được phong cách giao tiếp như thế nào để vừa lòng sếp ngay trong ngày đầu tiên đi làm.

Ngày đầu đi làm sẽ có vô số thứ quan trọng bạn cần làm, không chỉ tìm cách để hòa nhập được với văn hóa công sở, môi trường làm việc, nhân viên công ty, đặc biệt là phải tìm cách tạo ấn tượng tốt trong mắt sếp. Để làm được điều đó, bạn không chỉ cần khéo léo, tinh tế mà còn cần biết cách quan sát những thói quen của sếp. Với các cách gợi ý trên bạn hãy thử vận dụng vào thực tế để có thể phán đoán, cũng như nắm bắt tâm lý của sếp tốt hơn nhé! Chúc bạn may mắn.

Làm cách nào để vượt qua nỗi sợ thất bại?

Chắc hẳn bạn đã từng trải qua ít nhất một lần trong sự nghiệp đi làm cảm giác sợ hãi khi nghĩ rằng mình sẽ thất bại về một việc nào đó. Bạn chuẩn bị kĩ lưỡng nhưng bước vào phòng phỏng vấn đầu óc lại trống như trang giấy trắng, bạn soạn sẵn nội dung thuyết trình thật chi tiết và biết mình muốn trình bày điều gì nhưng khi gặp khách hàng bạn lại chẳng nhớ nổi một từ. Tất cả đều bắt nguồn từ một nguyên nhân sâu xa nhất: Sợ gặp phải thất bại.



Khi đào sâu tìm hiểu căn nguyên vấn đề, bạn sẽ thấy rằng hầu hết những mối lo âm thầm diễn ra trong đầu chúng ta đều là hệ lụy từ những sai phạm trước đây chúng ta từng mắc phải ở một phạm vi nhất định. Chẳng hạn bạn lo lắng về chất lượng và khả năng thể hiện của mình trong buổi phỏng vấn, ấy là vì bạn từng có tiền lệ xấu từ những lần trước đây. Có thể những vấn đề ấy xuất phát từ yếu tố khách quan, nhưng bạn vẫn không thể ngăn được bản thân đánh giá mình là một người kém thành đạt, cho dù bạn đã có cách để khắc phục điều này xảy ra.

Mọi người thường tự trách mình vì những thất bại, thế nhưng đã bao giờ ta tự hỏi rằng làm thế nào để bản thân có thể vượt qua nỗi sợ đó? Dưới đây là bốn bước bạn có thể thực hiện để cải thiện ngay tâm lí “yếu đuối” này:
Bước 1: Tái định nghĩa thất bại

Đằng sau những nỗi sợ thất bại đó là cảm giác lo lắng bạn sẽ làm điều gì đó sai trái, sợ rằng mình sẽ trở nên thật ngu ngốc trước mọi người, hay không đạt được những gì bản thân đang kỳ vọng. Bằng cách đóng khung những trải nghiệm thậm chí bạn chưa dấn thân vào rất dễ khiến bạn cảm thấy lo lắng và căng thẳng.

Chẳng hạn khi bạn ứng tuyển vào một vị trí bạn chưa từng thử hoặc chưa bao giờ có trải nghiệm, bạn thường lo lắng mình sẽ gặp phải thất bại ngay từ lần đầu. Tuy nhiên, hãy thử tái định nghĩa lại nỗi sợ này. Bạn có để ý rằng có những khoảnh khắc trong buổi phỏng vấn bạn đã làm rất tốt hoặc những chi tiết dù nhỏ nhưng lại khiến nhà tuyển dụng dường như hài lòng về bạn? Thất bại của bạn chỉ là không trả lời được một vài vấn đề nhưng thành công lớn nhất bạn gặt hái được lại là sự cố gắng hết sức mình trong mỗi câu trả lời bạn đã đưa ra.

Khi bạn thay đổi tư duy và lối suy nghĩ của mình theo hướng tích cực hơn, bạn sẽ thấy giữa thất bại và thành công luôn có một mối quan hệ mật thiết. Và bạn đã nắm giữ chìa khóa để chấp nhận mọi kết quả dù tốt hay xấu mà không có bất kỳ nỗi sợ nào như bạn từng nghĩ.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu tiếp cận, không phải mục tiêu né tránh

Mục tiêu có hai loại: Thứ bạn muốn tiếp cận và thứ bạn muốn tránh càng xa càng tốt. Các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng bằng việc tạo ra những mục tiêu cần đạt được, hoặc định nghĩa lại các mục tiêu né tránh, là cách để bạn phát triển tốt hơn. Khi bạn đối mặt với một công việc khó khăn và bạn tiếp nhận nó trong trạng thái kém vui hoặc nản lòng, bạn đã vô tình đặt ra những mục tiêu xoay quanh điều bạn hoàn toàn không muốn thay vì điều bạn thật sự muốn để cải thiện công việc này.

Nếu bạn mong muốn ứng tuyển vào một vị trí hấp dẫn, đó là mục tiêu tiếp cận của bạn. Tuy nhiên, nếu như lần này bạn phỏng vấn không thành công. Bạn bắt đầu có suy nghĩ loại bỏ những vị trí tương tự trong lần tìm kiếm công việc sắp tới vì tiền lệ thất bại này, bạn đã chuyển mục tiêu tiếp cận ban đầu của mình sang mục tiêu né tránh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những nhân viên có xu hướng đặt ra những mục tiêu né tránh thường cảm thấy đuối sức và căng thẳng gấp 2 lần so với những đối tượng ngược lại.
Bước 3: Tạo ra một danh sách nỗi sợ

Hãy thử tạo ra một checklist về những điều làm bạn sợ hãi nếu nó xảy ra hoặc những điều bạn sợ phải thực hiện. Ví dụ như khi phỏng vấn, hãy liệt kê danh sách lần phỏng vấn tồi tệ nhất bạn từng gặp, sau đó ghi ngay vào bên cạnh những điều bạn có thể làm để ngăn chặn thất bại này. Cuối cùng, trong trường hợp những điều ấy vẫn xảy ra, hãy có danh sách dự phòng bạn sẽ làm gì để khắc phục chúng.

Sau đó, hãy lập một danh sách khác những lợi ích bạn có được nếu bạn nỗ lực thử và những điều bạn sẽ đánh mất nếu như bạn không hành động. Bài tập này sẽ làm bạn nhận ra một điều rằng, thất bại là điều đáng sợ nhưng sẽ càng kinh khủng hơn nếu như bạn để vuột mất muôn vàn cơ hội hấp dẫn trong tay.
Bước 4: Tập trung vào việc học hỏi

Mọi việc không phải lúc nào cũng như bạn mong muốn. Nhưng nếu bạn hiểu được những điều thực tế diễn ra, bạn có thể sẵn sàng tận dụng những trải nghiệm giá trị này, bất luận kết quả có ra sao. Đừng quá bận tâm vào việc bạn có thể nhận được vị trí ứng tuyển đó hay không, điều này chỉ càng làm gia tăng nỗi sợ của bạn.

Hãy nghĩ về những gì bạn có thể học hỏi được khi chấp nhận tham gia thử sức cho vị trí này. Bằng tư duy như thế, bạn sẽ nhanh chóng chuyển từ việc thất vọng khi không được nhận lời mời gia nhập công ty thành lên kế hoạch quyết tâm cho các cơ hội tương lai.

Nếu bạn vẫn cảm thấy thoải mái với việc chấp nhận nỗi sợ thất bại, đó là vì bạn chưa bước ra đủ xa khỏi vùng an toàn của chính mình. Bằng cách nghĩ khác đi về nỗi sợ ấy theo bốn bước hướng dẫn trên đây, bạn sẽ tự nhận thức và đưa bản thân mình vượt qua thất bại để đạt được những mục tiêu quan trọng hơn.

Ở tuổi 30, tôi muốn thay đổi công việc, liệu có còn hi vọng nào không?

Đừng quá đặt nặng bạn muốn làm công việc gì, thay vào đó hãy đi tìm kiếm người mà bạn muốn trở thành hoặc một người có thể giúp đỡ bạn trong quá trình bạn muốn thay đổi.



Đó là lời của tác giả Herminia Ibarra trong cuốn “Working Identity: Unconventional Strategies for Reinventing Your Career” (Tạm dịch: Bản sắc chốn công sở: Các chiến lược độc đáo để tái tạo sự nghiệp của bạn).

Hôm qua, có một vị độc giả gửi một câu hỏi đến với nội dung nói rằng bản thân đã làm công việc đang làm được 5 năm rồi, công việc cũng khá ổn, chỉ là không thích làm trong ngành này, có làm sao cũng không thể phấn chấn làm việc được, muốn nghĩ đến việc đổi một công việc mới? Không biết có được không?

Thiết nghĩ đây không phải vấn đề của một mình vị độc giả này mà còn là vấn đề của rất nhiều người. Bạn muốn thay đổi một công việc khác? Nguyên nhân có lẽ không nằm ngoài những kiểu sau:

Kiểu thứ 1. Không kiếm được tiền khi làm nghề này, không nhìn thấy hi vọng nào hết.

Kiểu thứ 2: Tham vọng lớn, không thích viễn cảnh trước mắt, muốn tìm một công việc nào đó khiến bản thân có thể phát huy được hết năng lực.

Còn một kiểu nữa đó là không phải là thích mà cũng không phải là không thích, đổi việc vì đơn giản muốn thay đổi một chút. Trên thực tế, nếu muốn đổi một công việc, trước tiên hãy cân nhắc đến 4 nhân tố này đã rồi sau đó bạn muốn đổi cũng chưa muộn.

1. Vì sao muốn đổi việc?

Bất kể làm việc gì, bạn cũng cần cho bản thân một lý do hợp lý. Không thể nào cứ không thích là gom đồ đạc rồi nghỉ được. Trước khi đổi việc, bạn nhất định phải hiểu rõ vì sao mình muốn làm như vậy? Nếu bạn cho rằng, ở lĩnh vực này bạn làm không tốt nên muốn đổi, vậy thì tôi muốn nói với bạn rằng nếu ở một nơi nào đó bạn làm không tốt, muốn thay đổi bản thân bằng việc đổi chỗ và lĩnh vực làm thì kết cục cũng thường sẽ là kết thúc trong thất bại.

Bởi lẽ bất kể là thành công hay thất bại, mọi thứ đều có nguyên do của nó. Nếu bạn không tìm ra được nguyên nhân thất bại nằm ở môi trường làm việc hay ở bản thân mình thì dù có đổi bao nhiêu nghề, bao nhiêu nơi làm việc, bạn vẫn sẽ chỉ dậm chân tại chỗ thôi.

Làm sao để biết được nguyên nhân muốn đổi việc. Tôi khuyên bạn nên dùng cái đầu lạnh để suy nghĩ, đừng để cảm xúc của mình chen vào lý trí của bạn, nhìn lại bản thân mình một cách rõ ràng để tìm ra được nguyên nhân sâu xa của việc muốn từ bỏ công việc hiện tại. Dẫu sao có bệnh thì cũng phải chữa đúng thuốc, phải không nào!

2. Đã có mục tiêu sau khi đổi việc chưa?

Ở nơi làm việc, muốn đổi nghề, thì phải có mục tiêu, có mục tiêu rồi bạn mới có động lực đổi việc. Tôi cho rằng mục tiêu là ngọn hải đăng, nếu không có ngọn hải đăng dẫn đường thì bạn sẽ rất dễ bị lạc đường. Bạn có chấp nhận được việc dù đã đổi việc rồi nhưng vẫn luôn cảm thấy hoang mang, bối rối không? Tôi cho là không thể.



Tôi đã gặp qua rất nhiều người, phần lớn họ muốn đổi việc là bởi cảm thấy mình ở lĩnh vực này không kiếm ra tiền, nghĩ rằng đổi một công việc khác thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Nhưng cũng có người không biết mình nên chuyển đi đâu, chỉ biết rằng: đổi việc là vì muốn kiếm tiền. Kiểu chuyển nghề này, cá nhân tôi không khuyến khích bởi làm vậy bạn sẽ nhất định sẽ thất bại.
3. Bạn có hiểu rõ lĩnh vực mà bạn muốn chuyển sang không?

Có mục tiêu và phương hướng rồi nhưng bạn cũng cần hỏi bản thân xem bạn có hiểu rõ ngành nghề mà mình muốn chuyển vào không? Nếu bạn không hiểu rõ thì tôi khuyên bạn đừng nên chuyển, tìm hiểu thật kĩ càng đã rồi nói; còn nếu bạn đã hiểu rõ rồi thì tiếp theo cần phải làm rõ lấy gì để hỗ trợ việc chuyển nghề này?

Tháng trước, có một bạn độc giả đang làm trong ngành HR muốn chuyển sang làm mảng săn nhân sự, cô ấy có ý định khởi nghiệp với mảng này, nhưng tôi có khuyên cô ấy rằng cô ấy có thể chuyển nghề nhưng không nên khởi nghiệp, trước tiên có thể tìm một công ty uy tín ở lĩnh vực này, vào đó làm 1 – 2 năm, sau khi đã hiểu rõ ngành nghề rồi thì tách ra làm riêng cũng chưa muộn. Trong thời gian đó, cô ấy còn có thể tạo dựng được thương hiệu cá nhân cho mình cũng như có được nhiều mối quan hệ xã giao.
4. Ở trong ngành mới, bạn làm sao để định vị bản thân hay nói cách khác là làm sao để thiết lập được thương hiệu cá nhân một cách nhanh chóng?

Đổi việc đồng nghĩa với việc cho bản thân một sự định vị mới. Bạn cần phân tích xem mình có gì, làm qua những việc gì, có thể giải quyết những vấn đề gì, sau này bạn còn có thể làm được những việc gì,… thiết lập cho mình một định vị nhỏ trong một ngành công nghiệp lớn hoặc xác định một phân khúc nhỏ trong ngành sau đó nhanh chóng định vị thương hiệu cá nhân.


Mục đích của việc thay đổi công việc chính là muốn bản thân phát triển tốt hơn, muốn vậy bạn nhất định phải có thương hiệu riêng của mình, nếu không có thứ đó, bạn sẽ mãi mãi chỉ là một bác nông dân bận bận rộn rộn với việc cày bừa mà thôi, rất khó có thể trở thành người đi đầu trong lĩnh vực mà bạn muốn, và tất nhiên cũng sẽ chẳng kiếm được nhiều tiền như bạn ước ao.

Đổi một công việc mới không phải kết thúc mà là bạn đang bắt đầu ở một xuất phát điểm mới. Muốn đổi việc thành công, bạn nhất định phải tiên tiến hóa từ bản thân mình, phải tự mình “lột xác”, định vị một thương hiệu cá nhân cho mình, có như vậy bạn mới nắm chắc được tỷ lệ thành công.

5 bí quyết để kiểm soát bản thân khi bị từ chối

Một trong những thứ luôn khiến bạn khó chịu đó là bị từ chối. Cho dù bạn trải qua nó bao nhiêu lần và sẽ biết mình sắp đón nhận điều gì, đối mặt với tình trạng đó vẫn sẽ luôn khiến cho bạn khó chịu. Hơn thế nữa, nhiều lần bị từ chối sẽ càng khiến cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn.




Vì vậy, thay vì cảm thấy muộn phiền mỗi lần bạn bị chối từ, tại sao không dùng năng lượng đó để đón nhận nó một cách tích cực hơn? Và đây là 5 cách có thể giúp cho bạn có những suy nghĩ khác và cách đón nhận sự từ chối nhé.

1. Tự nhìn lại

Chúng ta thường quá coi trọng mọi sự kiện trong đời ta và thổi phồng mọi thứ lên. Khi mọi chuyện thứ hiện tại rất tồi tệ vì bạn vừa mới bị từ chối, hãy nhớ rắng sau mỗi lúc đó chúng ta cảm thấy chuyện đó tầm thường thế nào.

Hãy hi vọng những điều tốt nhất nhưng cũng hãy sẵn sàng đón nhận thất bại nhé

2. Điều chỉnh mục tiêu của bạn
Nếu bạn đặt ra mục tiêu rất lớn như là sẽ có một doanh nghiệp kinh doanh tầm cỡ và thành công, thì việc bị từ chối sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng tồi tệ. Chính vì vậy tôi thường tự mách bảo bản thân rằng “Hãy hi vọng những điều tốt nhất nhưng cũng hãy sẵn sàng đón nhận thất bại”

Mỗi khi bạn bị từ chối, nó cũng là lúc để bạn xem xét lại những dự định, mục tiêu thực tế của có phù hợp hay không. Đừng vì không đạt được những mục tiêu cứng nhắc của mình mà làm bản thân tức tối hơn lúc thất bại.

Hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm được

4. Tập trung vào những thứ bạn nắm vững

Tập trung vào những thứ bạn nắm vững là chìa khóa để kiểm soát khi bạn gặp thất bại. Nếu bạn cần phải trình bày một ý tưởng kinh doanh, hãy cứ tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát như là cách trình bày, phong cách ăn mặc và giọng nói. Việc để ý vào đối thủ của mình làm tốt như thế nào sẽ chẳng giúp ích gì đâu. Vì vậy, hãy tập trung vào những quyết định và hành động bạn có thể làm thay vì tốn công sức để suy nghĩ về kết quả mà bạn chẳng thể làm khác đi được.

Thế nên mỗi khi bạn thất bại hay bị từ chối, nếu bạn biết rằng mình đã làm hết sức mình thì việc đón nhận kết quả xấu sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Hãy trân trọng những gì có được trong qua trình làm

5. Kết quả không phải là điều quan trọng nhất

Chúng ta thường hay chỉ để mắt đến đích mà quên rằng hành trình sẽ mang lại cho chúng ta những bài học gì. Nếu bạn chỉ đơn giản muốn nhận được sự đồng ý từ người sếp của mình khi bạn xin được thăng chức, thì việc bị từ chối sẽ đánh sụp bạn.

Tuy nhiên khi bạn nghĩ thay đổi suy nghĩ theo hướng rộng khác đi rằng mục tiêu đó sẽ giúp bạn áp dụng những kĩ năng giao tiếp và thuyết phục mà mình học được, và việc thất bại chỉ đơn giản cho thấy những điểm còn chưa hoàn thiện của bạn thân, từ đó bạn sẽ đón nhận sự từ chối một cách tích cực hơn.

Hãy học cách làm quen với sự từ chối
6. Đón nhận sự từ chối

Chẳng dễ dàng gì cho chúng ta có thể cởi mở “chào đón” sự từ chối. Có lẽ ai cùng từng đọc qua hàng trăm mẫu bài báo về những vận động viên hay nhà khoa học chấp nhận thất bại hàng trăm lần trước khi đạt đến vinh quang. Kể cả những người bán hàng giỏi nhất cũng luôn sẵn sàng “chào đón” sự từ chối. Bởi vì một người bán hàng giỏi sẽ biết rằng nếu họ chỉ có 50% cơ hội bán được món hàng, việc bị từ chối 10 lần thì cũng đồng nghĩa họ sẽ bán được hàng 10 lần. Càng bị từ chối nhiều, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm, dẫn tới những lần “không bị từ chối” nhiều hơn.

Hãy nhớ rằng mỗi khi bạn gặp phải lần từ chối đáng ghét đó, bạn luôn có thể chiến đấu lại cảm xúc vô vọng và buồn tủi bằng 5 cách mà bạn vừa học được. Luôn nhớ rằng năng lượng của chúng ta luôn có thể dùng vào những thứ tích cực hơn, giúp chúng ta tiến về phía trước.

Học người giàu "thải độc tâm hồn" để ngày càng giàu: Không tin tất cả những gì Facebook viết!

Ngày nay, với sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại, việc cập nhật tin tức trong nước và quốc tế chưa bao giờ dễ dàng đến thế. Dù bạn không phải là người "nghiện" tin tức thì bằng cách nào đó chúng vẫn xâm nhập và len lỏi vào cuộc sống của bạn. Tuy nhiên, không phải tin tức nào cũng tốt.



Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: Chỉ cần 3 phút “tiêu thụ” tin tức tiêu cực vào buổi sáng có thể làm hỏng tâm trạng của bạn trong cả ngày. Thực tế, não bộ của bạn “tiêu thụ” những cái xấu nhanh hơn cái tốt khoảng 100 lần. Các nhà tâm lý học gọi đây là “sự thiên vị tiêu cực”. Việc tiếp xúc với quá nhiều tin tức, đặc biệt là những tin tức xấu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của bạn.

Hãy học cách ngăn chặn “sự thiên vị tiêu cực” của bộ não để cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn. Dưới đây là 6 bước người giàu thực hiện để “thải độc tâm hồn”, bạn hãy thử áp dụng.

1. Lựa chọn thời gian và thời lượng phù hợp để cập nhật tin tức

Cập nhật tin tức hàng ngày để mở rộng kiến thức và sự hiểu biết là điều cực kỳ nên làm. Nhưng để cuộc sống của bạn không bị ảnh hưởng tiêu cực, hãy lựa chọn thời gian và thời lượng một cách phù hợp. Tùy theo thói quen và công việc, bạn có thể lựa chọn khung thời gian lý tưởng cho việc cập nhật tin tức và đưa ra thời lượng phù hợp dựa trên nhu cầu thông tin của bản thân. Nên nhớ đừng để việc đọc tin tức quá nhiều làm ảnh hưởng đến thời gian của các hoạt động tích cực khác trong cuộc sống của bạn.

2. Chọn bạn mà chơi, chọn “nơi tin cậy” mà đọc

Hiện nay, chúng ta đang phải đối mặt với mối đe dọa của vô vàn thông tin sai lệch mỗi ngày. Độ tin cậy của các nguồn tin tức luôn là vấn đề rất được quan tâm. Một khi các thông tin sai lệch đã ở trong đầu chúng ta thì dường như rất khó để loại bỏ chúng. Do đó, hãy cẩn trọng trong việc chọn lọc tin tức. Hãy tập trung vào những tờ báo có độ tin cậy cao để cảm thấy yên tâm và tin tưởng hơn. Bạn cũng có thể lướt qua nhanh các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin, nhưng cần phải chắt lọc vì tính xác thực của nó không cao.
3. Hãy là một độc giả có kĩ năng

Đoc tin tức là một nghệ thuật và người đọc tin tức cũng là một nghệ sĩ. Điều này đòi hỏi bạn cần có những kỹ năng nhất định để đạt hiệu quả tối ưu. Để nắm bắt những tin tức về tình hình chung trong nước và thế giới, bạn có thể đọc lướt các tiêu đề của các bài báo tại các trang báo uy tín có độ tin cậy cao. Bằng cách này, bạn có thể cập nhật được những thay đổi, những sự kiện mới trong nước và quốc tế mà không mất quá nhiều thời gian. Sau đó, hãy lựa chọn đọc nội dung cụ thể của những tin quan trọng, những tin tức cần thiết hoặc hữu ích đối với bạn.

4. Hạn chế lướt facebook và đừng tin tất cả những gì facebook viết

Thực chất, facebook đã trở thành nguồn tin tức chính của rất nhiều người. Mỗi lần lướt facebook, bạn có thể thấy rất nhiều bài đăng từ bạn bè, người quen hoặc tin tức từ các nhóm, các tổ chức khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các tin tức này đều đáng tin cậy. Có rất nhiều những bài chỉ nhằm mục đích “câu view”, “câu like” mà không đảm bảo chất lượng về mặt nội dung.

Bạn chỉ nên dành khoảng 30 phút trong ngày để lướt facebook hoặc ít hơn càng tốt. Ngoài việc thiếu độ tin cậy thì có rất nhiều bài viết trên facebook mang những thông tin tiêu cực, nổi loạn hoặc tức giận. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và cuộc sống của bạn.

5. Đừng suốt ngày “ôm” điện thoại, hãy tắt thông báo từ các ứng dụng

Bạn thường sử dụng điện thoại để đọc tin tức mỗi ngày. Những ứng dụng tin tức hoặc những trang báo trực tuyến cũng liên tục cập nhật và thông báo tin nóng về điện thoại của bạn. Hoặc tệ hơn, một số bên còn gửi trực tiếp cho bạn mà không được đồng ý.

Việc hạn chế “tiêu thụ” tin tức cũng giúp bạn làm việc hiệu quả hơn và có nhiều thời gian cho những hoạt động hữu ích. Do đó, hãy “cách ly” khỏi chiếc điện thoại của bạn. Hãy tắt thông báo từ các ứng dụng, trang báo trực tuyến không cần thiết để tránh bị thôi thúc, mời chào từ một loạt các tin tức “hấp dẫn”. Thậm chí, bạn có thể để úp điện thoại xuống bàn để tránh phân tâm, đặc biệt là trong giờ làm việc. Đừng để chiếc điện thoại làm gián đoạn công việc của bạn, trừ những cuộc gọi quan trọng.

6. Đọc những thể loại khác ngoài tin tức

Ngoài tin tức, bạn có thể đọc rất nhiều các thể loại khác, chẳng hạn như: sách kỹ năng, tài liệu chuyên ngành, những tác phẩm nổi tiếng,…. Đây đều là những nguồn tài liệu rất đáng tin cậy và được đảm bảo về mặt nội dung. Chúng không chỉ giúp bạn nâng cao kiến thức, phát triển kĩ năng và mở rộng sự hiểu biết của bản thân mà giúp bạn loại bỏ được những tin tức tiêu cực và những thông tin không đáng tin cậy.
DBS M05479
Quang Cao