Nó làm được điều này bằng cách liên tục giám sát tài khoản Gmail xác định, các lệnh thực tế đang thực thi được gửi, và áp dụng các hành động trên máy tính, nơi chương trình này đang chạy. Ứng dụng có một chút khó khăn để cấu hình lúc đầu, nhưng một khi đã cấu hình xong các tùy chọn, nó trở nên khá dễ dàng cho bạn để theo dõi máy tính của mình từ một địa điểm từ xa.
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013
Dùng Gmail điều khiển Laptop với phần mềm sRemote
Đã bao giờ bạn điều khiển máy tính của mình từ một địa điểm từ xa bằng câu lệnh chưa?, bạn có thể làm điều này bằng cách gửi một số lệnh được xác định trước thông qua tài khoản Gmail của bạn. Và sRemote sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình này. Đây là một ứng dụng dành cho Windows cho phép bạn điều khiển và thực hiện các hành động nhất định trên máy tính, chẳng hạn như tắt máy, khởi động lại, log off, chụp ảnh màn hình, …bằng cách gửi các lệnh khác nhau trong chủ đề email.
Nó làm được điều này bằng cách liên tục giám sát tài khoản Gmail xác định, các lệnh thực tế đang thực thi được gửi, và áp dụng các hành động trên máy tính, nơi chương trình này đang chạy. Ứng dụng có một chút khó khăn để cấu hình lúc đầu, nhưng một khi đã cấu hình xong các tùy chọn, nó trở nên khá dễ dàng cho bạn để theo dõi máy tính của mình từ một địa điểm từ xa.
Nó làm được điều này bằng cách liên tục giám sát tài khoản Gmail xác định, các lệnh thực tế đang thực thi được gửi, và áp dụng các hành động trên máy tính, nơi chương trình này đang chạy. Ứng dụng có một chút khó khăn để cấu hình lúc đầu, nhưng một khi đã cấu hình xong các tùy chọn, nó trở nên khá dễ dàng cho bạn để theo dõi máy tính của mình từ một địa điểm từ xa.
Cách nhận biết cpu có mấy nhân ?
Nếu dùng trong laptop thì thường Core i7 là 4 nhân thôi, còn Core i3, i5 đều là loại 2 nhân (i5 cũng có 4 nhân nhưng rất hiếm) nhưng chúng dùng công nghệ siêu phân luồng (Turbo Boost) Còn nếu dùng trong desktop thì con Core i5 chỉ tối đa 4 nhân 4 luồng
Các kí hiệu:
M: Mobility - di động
U: Ultra -dòng siêu tích kiệm (có thể là Ultra-low power: tiết kiệm điện nên sẽ không có 4 nhân)
chữ duo = dual .
Các kí hiệu:
M: Mobility - di động
U: Ultra -dòng siêu tích kiệm (có thể là Ultra-low power: tiết kiệm điện nên sẽ không có 4 nhân)
Thường 4 nhân có đuôi là QM và XM (đa số sử dụng trên i7)
chữ duo = dual .
duo core và core 2 duo có 775 chân,
duo core = 2 nhân xử lý 2 luồng
core 2 duo = 2 nhân xử lý 2 luồng : là thế hệ sau cải tiến hơn duo core chút
i3 = 2 nhân xử lý 4 luồng
i5 = 4 nhân xử lý 4 luồng
i7 = 4 nhân xử lý 8 luồng .
i3 i5 i7 cũng có nhiều loại :
+ 1155/ chân 1156 chân cần dùng main thích hợp
+ thế hệ trước thế hệ sau,đời sau thì đương nhiên ngon hơn đời trước
+ loại có chế/không chế xử lý đồ họa ngay trong con CPU .
duo core = 2 nhân xử lý 2 luồng
core 2 duo = 2 nhân xử lý 2 luồng : là thế hệ sau cải tiến hơn duo core chút
i3 = 2 nhân xử lý 4 luồng
i5 = 4 nhân xử lý 4 luồng
i7 = 4 nhân xử lý 8 luồng .
i3 i5 i7 cũng có nhiều loại :
+ 1155/ chân 1156 chân cần dùng main thích hợp
+ thế hệ trước thế hệ sau,đời sau thì đương nhiên ngon hơn đời trước
+ loại có chế/không chế xử lý đồ họa ngay trong con CPU .
Khắc phục khi mở laptop không lên
Máy tính xách tay của bạn bỗng nhiên không thể nào khởi động được hoặc trong lúc khởi động lại gặp sự cố và “chết đơ”. Không cần mang đến cửa hàng sửa chữa, bạn có thể tham khảo các mẹo sau đây để khắc phục tình trạng này.
Tình huống 1:
Mặc dù đã cắm vào ổ cắm AC nhưng đèn LED (đèn nguồn, đèn ổ cứng và đèn pin...) vẫn không sáng. Máy tính không “nhúc nhích, đả động” khi bạn bấm nút khởi động.
Trước tiên, bạn nên kiểm tra lại ổ cắm điện AC. Hãy kiểm tra nguồn điện, hoặc dùng một bộ AC khác để kiểm tra thử xem có phải bộ nạp điện của máy bị hỏng không. Nếu AC không bị hỏng thì rất có khả năng nguồn điện trên bo mạch chủ của máy tính có vấn đề. Vì thế, bạn nên đưa ra trung tâm sửa chữa để thay thế.
Tình huống 2:
Khi cắm AC, đèn LED và đèn của pin đều sáng nhưng máy tính vẫn không khởi động được. Ổ cứng không chút “nhúc nhích”, quạt cũng không quay và ổ DVD không chạy được. Nếu đèn LED sáng thì có nghĩa là laptop đã vào điện, lúc này bạn nên kiểm tra lại đã cắm đúng nguồn điện cho ổ cắm chưa.
Tiếp tục, đèn LED sáng nhưng máy vẫn “ngủm”? Bạn thử tháo phích cắm ra, tháo pin laptop và chờ 1-2 phút. Sau đó, cắm lại ổ cắm và thử khởi động thêm lần nữa. Đôi khi mẹo “củ chuối” này lại hữu dụng đấy.
Cũng có thể rắc rối này liên quan đến bộ nhớ. Thử tháo ra và cắm lại thanh RAM hoặc cắm sang khe cắm khác. Nếu bạn đang dùng hai thanh RAM thì thử tháo từng chiếc một và restart lại máy. Có khả năng một trong hai thanh RAM của bạn đã bị hỏng đấy, bạn nên thay cái mới.
Tuy nhiên, nếu cả hai RAM đều chạy được trên một khe cắm A, nhưng lại không khởi động được trên khe cắm B thì chắc chắn khe cắm B bị lỗi. Lúc này, bạn sẽ phải thay thế toàn bộ bo mạch chủ hoặc chỉ dùng 1 khe cắm.
Tình huống 3:
Khi bấm khởi động máy, laptop phát ra một loạt tiếng kêu bíp bíp và không khởi động được. Màn hình không hiện. Trong tình huống này, bạn nên kiểm tra lại RAM như trong tình huống 2. Thử lắp một thanh RAM khác. Hầu hết khi laptop kêu bíp bíp như thế đều do lỗi của RAM - RAM đã bị hỏng.
Tình huống 4:
Bật khởi động máy và có vẻ như laptop khởi động bình thường (đèn LED của ổ cứng nhấp nháy) nhưng lại không xuất hiện hình ảnh trên màn hình. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại laptop bằng cách cắm máy với màn hình ngoài. Nếu màn hình ngoại chạy tốt nhưng vẫn không hiện hình ảnh trên màn LCD của laptop thì rất có thể do một vấn đề nào đó bên trong màn hình.
Tình huống 5:
Bật khởi động máy nhưng laptop lại phát ra tiếng kêu ken két, rít rít. Có thể ổ cứng của bạn bị lỗi gì đó. Bạn nên tháo hard drive và khởi động lại laptop. Lúc này, nếu laptop chạy ngon lành thì đã đến lúc bạn phải thay ổ cứng.
Nếu laptop vẫn kêu ken két và màn hình vẫn hiện lên thì bạn nên dùng tiện ích kiểm tra ổ cứng.
Tình huống 6:
Laptop đã khởi động Windows và chạy được một lúc, nhưng sau đó bỗng nhiên “tắt rụp”. Bạn restart lại máy tính và vẫn cứ bị như thế. Rắc rối này có thể do máy đã quá nóng. Bạn nên nghe xem quạt gió có quay không. Tuy nhiên, vấn đề này đôi khi cũng do RAM bị hỏng, tham khảo thêm Tình huống 2.
Tình huống 7:
Laptop khởi động bình thường nhưng màn hình xuất hiện nhiều vạch ngang, hay các ký tự lạ. Đây có thể là do màn hình LCD bị hỏng hoặc cáp video, card đồ họa hay bo mạch chủ có vấn đề.
Tình huống 1:
Mặc dù đã cắm vào ổ cắm AC nhưng đèn LED (đèn nguồn, đèn ổ cứng và đèn pin...) vẫn không sáng. Máy tính không “nhúc nhích, đả động” khi bạn bấm nút khởi động.
Trước tiên, bạn nên kiểm tra lại ổ cắm điện AC. Hãy kiểm tra nguồn điện, hoặc dùng một bộ AC khác để kiểm tra thử xem có phải bộ nạp điện của máy bị hỏng không. Nếu AC không bị hỏng thì rất có khả năng nguồn điện trên bo mạch chủ của máy tính có vấn đề. Vì thế, bạn nên đưa ra trung tâm sửa chữa để thay thế.
Tình huống 2:
Khi cắm AC, đèn LED và đèn của pin đều sáng nhưng máy tính vẫn không khởi động được. Ổ cứng không chút “nhúc nhích”, quạt cũng không quay và ổ DVD không chạy được. Nếu đèn LED sáng thì có nghĩa là laptop đã vào điện, lúc này bạn nên kiểm tra lại đã cắm đúng nguồn điện cho ổ cắm chưa.
Tiếp tục, đèn LED sáng nhưng máy vẫn “ngủm”? Bạn thử tháo phích cắm ra, tháo pin laptop và chờ 1-2 phút. Sau đó, cắm lại ổ cắm và thử khởi động thêm lần nữa. Đôi khi mẹo “củ chuối” này lại hữu dụng đấy.
Cũng có thể rắc rối này liên quan đến bộ nhớ. Thử tháo ra và cắm lại thanh RAM hoặc cắm sang khe cắm khác. Nếu bạn đang dùng hai thanh RAM thì thử tháo từng chiếc một và restart lại máy. Có khả năng một trong hai thanh RAM của bạn đã bị hỏng đấy, bạn nên thay cái mới.
Tuy nhiên, nếu cả hai RAM đều chạy được trên một khe cắm A, nhưng lại không khởi động được trên khe cắm B thì chắc chắn khe cắm B bị lỗi. Lúc này, bạn sẽ phải thay thế toàn bộ bo mạch chủ hoặc chỉ dùng 1 khe cắm.
Tình huống 3:
Khi bấm khởi động máy, laptop phát ra một loạt tiếng kêu bíp bíp và không khởi động được. Màn hình không hiện. Trong tình huống này, bạn nên kiểm tra lại RAM như trong tình huống 2. Thử lắp một thanh RAM khác. Hầu hết khi laptop kêu bíp bíp như thế đều do lỗi của RAM - RAM đã bị hỏng.
Tình huống 4:
Bật khởi động máy và có vẻ như laptop khởi động bình thường (đèn LED của ổ cứng nhấp nháy) nhưng lại không xuất hiện hình ảnh trên màn hình. Trong trường hợp này, bạn nên kiểm tra lại laptop bằng cách cắm máy với màn hình ngoài. Nếu màn hình ngoại chạy tốt nhưng vẫn không hiện hình ảnh trên màn LCD của laptop thì rất có thể do một vấn đề nào đó bên trong màn hình.
Tình huống 5:
Bật khởi động máy nhưng laptop lại phát ra tiếng kêu ken két, rít rít. Có thể ổ cứng của bạn bị lỗi gì đó. Bạn nên tháo hard drive và khởi động lại laptop. Lúc này, nếu laptop chạy ngon lành thì đã đến lúc bạn phải thay ổ cứng.
Nếu laptop vẫn kêu ken két và màn hình vẫn hiện lên thì bạn nên dùng tiện ích kiểm tra ổ cứng.
Tình huống 6:
Laptop đã khởi động Windows và chạy được một lúc, nhưng sau đó bỗng nhiên “tắt rụp”. Bạn restart lại máy tính và vẫn cứ bị như thế. Rắc rối này có thể do máy đã quá nóng. Bạn nên nghe xem quạt gió có quay không. Tuy nhiên, vấn đề này đôi khi cũng do RAM bị hỏng, tham khảo thêm Tình huống 2.
Tình huống 7:
Laptop khởi động bình thường nhưng màn hình xuất hiện nhiều vạch ngang, hay các ký tự lạ. Đây có thể là do màn hình LCD bị hỏng hoặc cáp video, card đồ họa hay bo mạch chủ có vấn đề.
Phương án cuối cùng vẫn là mang máy đến trung tâm bảo hành nhưng nó cũng chưa hẳn là phương án tối ưu vì còn tùy thuộc vào tình trạng còn bảo hành còn hay không. Nếu còn bảo hành bạn nên đến các trung tâm để bảo hành hoặc hết thì bạn đừng vội vì có thể những trung tâm bảo hành này sẽ mài dao sẵn để cắt cổ bạn bất cứ lúc nào nếu bạn là gà mờ về tin học có thể đẩy bệnh từ hỏng màn hình qua hỏng main và cái giá bỏ ra sẽ gấp nhiều lần mà bạn cần phải chi cho việc sữa chiếc lap của mình.
Và bạn nên cẩn thận với những anh chàng kỹ thuật tay ngang có thể biến máy bạn thành con chuột bạch để khám và phá từ chỗ tiếp xúc kém đến việc hỏng main. Bạn nên quan sát khi các anh chàng kỹ thuật không chuyên này hành nghề. Nếu muốn chắc chắn nhất thì hãy liên hệ chúng tôi sẽ trợ giúp cho bạn về thông tin.
Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013
Tự ráp bộ điều khiển máy tính từ xa
Ngày nay, máy tính là công cụ đắc lực và là công cụ không thể thiếu trong công tác văn phòng và nhiều lĩnh vực khác, trong số đó phải kể đến giải trí. Và hiện nay, số người dùng máy tính cho giải trí gia đình ngày càng cao. Nhưng một điều mà ai cũng nhận thấy là nó chưa thật sự “mềm dẻo” khi sử dụng (?). Bởi vì, muốn điều chỉnh máy thì không có cách nào khác là bạn phải đến gần nơi đặt máy và tác động vào bàn phím hoặc chuột, điều này cũng gây khó khăn cho những diễn giả trong những buỗi diễn thuyết bằng hình ảnh trên máy chiếu. May mắn thay, trong một lần “lang thang Internet”, tôi đã tìm hiểu được công nghệ điều khiển máy tính từ xa bằng Remote. Với công nghệ này, bạn hoàn toàn có thể tắt màn hình, tắt máy tính, chạy một chương trình để chơi các ứng dụng về Multimedia như xem đĩa VCD, nghe nhạc MP3…chỉ bằng một cái bấm trên cái Remote của Tivi, đầu Video…bất kỳ. Điều thú vị ở đây là: ai cũng có thể ráp được thiết bị điều khiển từ xa này, ngay cả trong trường hợp bạn không biết gì về điện tử!
1. Chuẩn bị:
Mắt nhận sóng hồng ngoại hiệu TL1380 (9.000đ), Giắc cái 9 chân (5.000đ), tụ điện 100nF (đọc là tụ 100 nanofa, thường có màu xanh lá cây và có số hiệu là 104K, 2.000đ), diod ổn áp 5.1V (nơi bán gọi là diod Zener 5.1 Vol, 500đ), điện trở 3.3KΩ (thân điện trở có 4 vạch màu: 2 vạch màu cam, 1 vạch màu đỏ, 1 vạch màu bạc, 100đ), dây tín hiệu loại 3 sợi (3 lõi, 2.000đ) dài 1m (hoặc cũng có thể dùng dây điện thông thường). Tổng cộng là: 18.600đ.
Vật dụng cần có: Mỏ hàn chì, chì hàn, tuốc-nơ-vít (nếu không có các vật dụng này, bạn có thể nhờ một dịch vụ sửa chữ điện tử nào đó hàn dùm).
Ngoài ra, bạn cần có 1 cái Remote cũ, hoặc sử dụng luôn cái Remote của tivi hay đầu video sẵn có (nếu không có thì bạn có thể tìm mua các Remote cũ chừng 3.000đ đến 5.000đ, mặc dù họ thách đến muời mấy ngàn).
2. Sơ đồ mạch điện và cách bố trí các linh kiện:
Trong đó:
IR detector: mắt nhận hồng ngoại, R1 : điện trở, D1: Diod ổn áp (diod Zener), C1: Tụ điện, RS232: Giắc cái 9 chân.
Cách phân biệt chân của các linh kiện trong sơ đồ: Điện trở và tụ điện thì không cần phân biệt chân; với diod Zener thì bạn cần phân biệt cực âm với cực dương: đầu có vạch màu đen là cực dương (ứng với đỉnh có gạch ngang của tam giác trên sơ đồ); các chân của giắc cái có đánh số thứ tự từ 1 đến 9 ở cả 2 mặt nên rất dễ xác định; mắt nhận hồng ngoại TL1380 có 3 chân: chân số 3 (OUT) là chân nằm cách xa 2 chân còn lại, chân số 2 (VCC) là chân ở giữa, và tất nhiên chân còn lại (GND) là chân số 1.
Bạn nối các linh kiện lại như sau: Nối các cặp chân 7 và 8, 5 và 9 của giắc cái lại với nhau; mắc cực dương của diod ổn áp vào chân 7, cực âm vào chân 9; mắc tụ điện song song với diod ổn áp; điện trở R mắc vào chân 6 và chân 7 của giắc cái; dùng dây tín hiệu 3 sợi nối chân số 1, số 2, số 3 của mắt nhận hồng ngoại theo thứ tự đến chân số 5, số 7, số 6 của giắc cái. Bạn nên lắp các linh kiện sát vào giắc cái để khi vặn nắp hộp của giắc cái lại thì chúng nằm gọn ở bên trong giắc cái, còn mắt nhận tín hiệu hồng ngoại thì đặt bên ngoài để nhận được tín hiệu từ Remote (Xem hình)
Sau khi lắp xong mạch điện, bạn quan sát phía sau thùng máy tính để xác định cổng COM1 và cắm giắc cái vào cổng COM1 này. Đến đây thì xem như công tác chuẩn bị của bạn đã xong.
3. Download phần mềm điều khiển và cài đặt
Nếu hai bước trên là kết nối các linh kiện điện tử lại với nhau (giống như khi chúng ta lắp các thiết bị phần cứng của máy tính lên bo mạch chủ vậy) thì bước thứ ba này là cài đặt phần mềm để sử dụng được thiết bị điều khiển từ xa này (cũng giống như chúng ta cài đặt hệ điều hành Windows). Tuy nhiên, nó không khó khăn và rắc rối như khi cài Windows mà ngược lại nó cực kì dễ nữa là khác. Thông thường, khi gắn thêm một thiết bị phần cứng thì bạn cần phải có driver nếu nó không phải là thiết bị Plug and play. Đối với thiết bị điều khiển này thì bạn chỉ cần chạy chương trình điều khiển của nó và thiết lập đúng thông số là nó hoạt động được ngay. Cụ thể bạn làm như sau:
-Trước tiên, bạn vào Website http://www.girder.nl/ rồi bấm vào mục Download nằm phía bên trái để mở trang web download phần mềm Girder (miễn phí), trang web này hiện đầy đủ các phiên bản mới cập nhật của phần mềm này, tuy nhiên, bạn nên download phiên bản mới nhất 3.2.9b và download ở dạng file Zip (1.35MB); mặc dù dung lượng file chương trình lớn như vậy nhưng bạn chỉ mất chừng 5 giây là download xong (bạn có thể gõ chính xác địa chỉ sau để download: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=502). Chỉ phần mềm Girder thôi thì chưa đủ để Windows nhận ra thiết bị điều khiển này, bạn phải download thêm Plugins Igor SFH56-device bằng cách bấm vào mục Plugins trong trang Download rồi bấm vào dòng Igor SFH56-device để download Plugins này (hoặc gõ chính xác địa chỉ: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=343 để download).
Sau khi download xong 2 file Girder.zip và IgorPlug-3.zip, bạn tạo thư mục GIRDER trên đĩa cứng và giải nén file Girder.zip vào thư mục này, rồi tiếp tục giải nén file IgorPlug-3.zip vào thư mục Plugins của thư mục Girder. Kích hoạt file Girder.exe để chạy chương trình, một biểu tượng chương trình được đặt vào khay hệ thống (System Tray-còn gọi là khay đồng hồ).
Trong cửa sổ chương trình Girder, bạn vào menu File>Settings, trong cửa sổ Settings chọn thẻ Plugins, đánh dấu chọn ở dòng Auto Enable Input device, lại đánh dấu chọn vào dòng Igor SFH-56 device trong số các Plugins hiện có (chỉ chọn 1 plugin này), sau đó, bấm vào nút Settings để mở cửa sổ Igor Config, trong cửa sổ này chọn COM1 trong ô Com port, DSR trong ô Input Signal, rồi bấm OK.
Trở lại cửa sổ làm việc của Girder: Chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm các nút trên Remote để kiểm tra xem thiết bị đã hoạt động hay chưa. Nếu bạn thấy đèn màu xanh lá cây nằm phía dưới bên phải chớp tắt liên tục, và xuất hiện giá trị trong ô giữa phía dưới khi bấm các nút của Remote là xem như bạn đã ráp thành công.
Bạn có thể tải phần mềm Girder (1.535.066 byte) trong website e-CHIP (đă bao gồm Plugins).
4. Thiết lập chương trình điều khiển bằng Remote
Để điều khiển được một chương trình bằng Remote, bạn phải gán 1 nút bấm của Remote cho chương trình đó. Cách thực hiện như sau:
Vào menu Edit > Add Command (hoặc bấm Ctrl+A), khi đó, theo mặc định chương trình sẽ tạo ra nhóm lệnh New và lệnh New ở nửa bên trái cửa sổ chương trình. Lần lượt bấm chuột phải lên nhóm lệnh, hay lệnh rồi chọn Rename trong menu pop-up để đổi tên cho lệnh (hoặc bấm phím F2). Sau đó, bấm chuột lên lệnh này rồi chọn 1 lệnh trong số các lệnh của các thẻ Windows, OS, Command, Girder, Mouse, Keyboard, Plugins, rồi bấm nút Apply để gán lệnh. Tuỳ theo lệnh mà ngoài nút Apply thì còn có thêm các nút như Target, Volume, Browse, Capture để chỉnh thêm những thông số khác cho lệnh này. Sau khi gán lệnh thì chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm cố định 1 nút nhiều lần để xem tín hiệu truyền vào đã chuẩn hay còn dao động, khi sóng hồng ngoại phát ra từ Remote đã chuẩn thì bạn bấm vào nút Learn Event để gán nút của Remote này cho lệnh đó.
Muốn tạo một lệnh mới cũng thuộc nhóm lệnh này, bạn bấm chuột trái lên lệnh này và chọn Add Command, rồi đổi New thành tên lệnh và gán lệnh cho nó. Còn để tạo thêm một nhóm lệnh mới thì khi bấm chuột phải bạn chọn Add Toplevel Group. Trong trường hợp bạn gán nhiều lệnh thì ứng với mỗi lệnh được gán bạn nên gõ tên của nút bấm Remote được gán vào ô Comments để dễ phân biệt và dễ nhớ.
Thí dụ:
-Tạo lệnh tắt màn hình (Monitor): Edit>Add Command, đổi New thành Tat man hinh, bấm chọn thẻ OS, chọn lệnh Monitor Off, bấm nút Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm nút số 1, kiểm tra tín hiệu và bấm vào nút Learn Event để gán lệnh tắt màn hình cho nút số 1 trên Remote. Bây giờ, bạn bấm vào nút số 1 trên Remote thì màn hình máy tính sẽ tắt.
-Gán nút giảm Volume của Remote thành nút tắt Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Mute Toggle, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm vào nút giảm Volume trên Remote và bấm vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng Volume của Remote thành nút tăng Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Change, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận và bấm nút tăng Volume trên Remote đồng thời bấm chuột vào nút Learn Event, đánh dấu chọn vào dòng OSD, Register, nhập giá trị là 2000 vào ô Step Size, cuối cùng bấm nút Apply. Làm tương tự nhưng nhập giá trị -2000 (giá trị âm) để làm nút giảm Volume.
-Gán nút Power của Remote để Shutdown máy tính: Add Comand, chọn thẻ OS, chọn lệnh Poweroff, bấm Apply, bấm nút Power trên Remote và bấm chuột vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng/giảm kênh truyền hình trên Remote hình thành nút cuộn lên, cuộn xuống của bất kỳ cửa sổ chương trình nào đang chạy trên Windows: Thực hiện tương tự như khi gán nút lệnh tăng/giảm Volume nhưng chọn lệnh Mouse WheelUp/Mouse WheelDown trong thẻ Mouse, nhập giá trị là 1 vào ô Step.
Với cách làm hoàn toàn tương tự, bạn có thể gán tất cả nút của Remote bằng các lệnh có trong chương trình Girder.
Sau khi gán lệnh cho mỗi nút của Remote, bạn nên vào File>Save để lưu lại sự thiết lập này. Để mỗi khi khởi động máy tính thì chương trình Girder tự động chạy và nó mở luôn file đã thiết lập thì bạn làm như sau: Vào menu Fle>Settings, trong cửa sổ Settings: đánh dấu chọn vào dòng Auto Load và dòng Launch Girder on windows startup, bấm vào nút Browse và chỉ đến file đã lưu thiết lập (dạng file: *.GML).
Còn rất nhiều lệnh điều khiển khác rất hay và cũng rất dễ sử dụng như: Di chuyển chuột lên, xuống, qua trái, qua phải, Double click, di chuyển cửa sổ, chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy (giống như bấm tổ hợp phím Alt+Tab), đóng chương trình, chạy chương trình bảo vệ màn hình, các phím trên bàn phím, chơi một file nhạc dạng WAV...Để biết được chức năng của từng lệnh, bạn hãy chọn lệnh đó rồi vào menu Command chọn Test Command (hoặc bấm phím F5). Bạn hãy “vọc” hết chúng để biến máy tính của mình thành một công cụ giải trí dạng công nghệ không dây chuyên nghiệp.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
1. Chuẩn bị:
Mắt nhận sóng hồng ngoại hiệu TL1380 (9.000đ), Giắc cái 9 chân (5.000đ), tụ điện 100nF (đọc là tụ 100 nanofa, thường có màu xanh lá cây và có số hiệu là 104K, 2.000đ), diod ổn áp 5.1V (nơi bán gọi là diod Zener 5.1 Vol, 500đ), điện trở 3.3KΩ (thân điện trở có 4 vạch màu: 2 vạch màu cam, 1 vạch màu đỏ, 1 vạch màu bạc, 100đ), dây tín hiệu loại 3 sợi (3 lõi, 2.000đ) dài 1m (hoặc cũng có thể dùng dây điện thông thường). Tổng cộng là: 18.600đ.
Vật dụng cần có: Mỏ hàn chì, chì hàn, tuốc-nơ-vít (nếu không có các vật dụng này, bạn có thể nhờ một dịch vụ sửa chữ điện tử nào đó hàn dùm).
Ngoài ra, bạn cần có 1 cái Remote cũ, hoặc sử dụng luôn cái Remote của tivi hay đầu video sẵn có (nếu không có thì bạn có thể tìm mua các Remote cũ chừng 3.000đ đến 5.000đ, mặc dù họ thách đến muời mấy ngàn).
2. Sơ đồ mạch điện và cách bố trí các linh kiện:
Trong đó:
IR detector: mắt nhận hồng ngoại, R1 : điện trở, D1: Diod ổn áp (diod Zener), C1: Tụ điện, RS232: Giắc cái 9 chân.
Cách phân biệt chân của các linh kiện trong sơ đồ: Điện trở và tụ điện thì không cần phân biệt chân; với diod Zener thì bạn cần phân biệt cực âm với cực dương: đầu có vạch màu đen là cực dương (ứng với đỉnh có gạch ngang của tam giác trên sơ đồ); các chân của giắc cái có đánh số thứ tự từ 1 đến 9 ở cả 2 mặt nên rất dễ xác định; mắt nhận hồng ngoại TL1380 có 3 chân: chân số 3 (OUT) là chân nằm cách xa 2 chân còn lại, chân số 2 (VCC) là chân ở giữa, và tất nhiên chân còn lại (GND) là chân số 1.
Bạn nối các linh kiện lại như sau: Nối các cặp chân 7 và 8, 5 và 9 của giắc cái lại với nhau; mắc cực dương của diod ổn áp vào chân 7, cực âm vào chân 9; mắc tụ điện song song với diod ổn áp; điện trở R mắc vào chân 6 và chân 7 của giắc cái; dùng dây tín hiệu 3 sợi nối chân số 1, số 2, số 3 của mắt nhận hồng ngoại theo thứ tự đến chân số 5, số 7, số 6 của giắc cái. Bạn nên lắp các linh kiện sát vào giắc cái để khi vặn nắp hộp của giắc cái lại thì chúng nằm gọn ở bên trong giắc cái, còn mắt nhận tín hiệu hồng ngoại thì đặt bên ngoài để nhận được tín hiệu từ Remote (Xem hình)
Sau khi lắp xong mạch điện, bạn quan sát phía sau thùng máy tính để xác định cổng COM1 và cắm giắc cái vào cổng COM1 này. Đến đây thì xem như công tác chuẩn bị của bạn đã xong.
3. Download phần mềm điều khiển và cài đặt
Nếu hai bước trên là kết nối các linh kiện điện tử lại với nhau (giống như khi chúng ta lắp các thiết bị phần cứng của máy tính lên bo mạch chủ vậy) thì bước thứ ba này là cài đặt phần mềm để sử dụng được thiết bị điều khiển từ xa này (cũng giống như chúng ta cài đặt hệ điều hành Windows). Tuy nhiên, nó không khó khăn và rắc rối như khi cài Windows mà ngược lại nó cực kì dễ nữa là khác. Thông thường, khi gắn thêm một thiết bị phần cứng thì bạn cần phải có driver nếu nó không phải là thiết bị Plug and play. Đối với thiết bị điều khiển này thì bạn chỉ cần chạy chương trình điều khiển của nó và thiết lập đúng thông số là nó hoạt động được ngay. Cụ thể bạn làm như sau:
-Trước tiên, bạn vào Website http://www.girder.nl/ rồi bấm vào mục Download nằm phía bên trái để mở trang web download phần mềm Girder (miễn phí), trang web này hiện đầy đủ các phiên bản mới cập nhật của phần mềm này, tuy nhiên, bạn nên download phiên bản mới nhất 3.2.9b và download ở dạng file Zip (1.35MB); mặc dù dung lượng file chương trình lớn như vậy nhưng bạn chỉ mất chừng 5 giây là download xong (bạn có thể gõ chính xác địa chỉ sau để download: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=502). Chỉ phần mềm Girder thôi thì chưa đủ để Windows nhận ra thiết bị điều khiển này, bạn phải download thêm Plugins Igor SFH56-device bằng cách bấm vào mục Plugins trong trang Download rồi bấm vào dòng Igor SFH56-device để download Plugins này (hoặc gõ chính xác địa chỉ: http://www.girder.nl/downloadn.php?Link=343 để download).
Sau khi download xong 2 file Girder.zip và IgorPlug-3.zip, bạn tạo thư mục GIRDER trên đĩa cứng và giải nén file Girder.zip vào thư mục này, rồi tiếp tục giải nén file IgorPlug-3.zip vào thư mục Plugins của thư mục Girder. Kích hoạt file Girder.exe để chạy chương trình, một biểu tượng chương trình được đặt vào khay hệ thống (System Tray-còn gọi là khay đồng hồ).
Trong cửa sổ chương trình Girder, bạn vào menu File>Settings, trong cửa sổ Settings chọn thẻ Plugins, đánh dấu chọn ở dòng Auto Enable Input device, lại đánh dấu chọn vào dòng Igor SFH-56 device trong số các Plugins hiện có (chỉ chọn 1 plugin này), sau đó, bấm vào nút Settings để mở cửa sổ Igor Config, trong cửa sổ này chọn COM1 trong ô Com port, DSR trong ô Input Signal, rồi bấm OK.
Trở lại cửa sổ làm việc của Girder: Chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm các nút trên Remote để kiểm tra xem thiết bị đã hoạt động hay chưa. Nếu bạn thấy đèn màu xanh lá cây nằm phía dưới bên phải chớp tắt liên tục, và xuất hiện giá trị trong ô giữa phía dưới khi bấm các nút của Remote là xem như bạn đã ráp thành công.
Bạn có thể tải phần mềm Girder (1.535.066 byte) trong website e-CHIP (đă bao gồm Plugins).
4. Thiết lập chương trình điều khiển bằng Remote
Để điều khiển được một chương trình bằng Remote, bạn phải gán 1 nút bấm của Remote cho chương trình đó. Cách thực hiện như sau:
Vào menu Edit > Add Command (hoặc bấm Ctrl+A), khi đó, theo mặc định chương trình sẽ tạo ra nhóm lệnh New và lệnh New ở nửa bên trái cửa sổ chương trình. Lần lượt bấm chuột phải lên nhóm lệnh, hay lệnh rồi chọn Rename trong menu pop-up để đổi tên cho lệnh (hoặc bấm phím F2). Sau đó, bấm chuột lên lệnh này rồi chọn 1 lệnh trong số các lệnh của các thẻ Windows, OS, Command, Girder, Mouse, Keyboard, Plugins, rồi bấm nút Apply để gán lệnh. Tuỳ theo lệnh mà ngoài nút Apply thì còn có thêm các nút như Target, Volume, Browse, Capture để chỉnh thêm những thông số khác cho lệnh này. Sau khi gán lệnh thì chĩa Remote vào mắt nhận hồng ngoại và bấm cố định 1 nút nhiều lần để xem tín hiệu truyền vào đã chuẩn hay còn dao động, khi sóng hồng ngoại phát ra từ Remote đã chuẩn thì bạn bấm vào nút Learn Event để gán nút của Remote này cho lệnh đó.
Muốn tạo một lệnh mới cũng thuộc nhóm lệnh này, bạn bấm chuột trái lên lệnh này và chọn Add Command, rồi đổi New thành tên lệnh và gán lệnh cho nó. Còn để tạo thêm một nhóm lệnh mới thì khi bấm chuột phải bạn chọn Add Toplevel Group. Trong trường hợp bạn gán nhiều lệnh thì ứng với mỗi lệnh được gán bạn nên gõ tên của nút bấm Remote được gán vào ô Comments để dễ phân biệt và dễ nhớ.
Thí dụ:
-Tạo lệnh tắt màn hình (Monitor): Edit>Add Command, đổi New thành Tat man hinh, bấm chọn thẻ OS, chọn lệnh Monitor Off, bấm nút Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm nút số 1, kiểm tra tín hiệu và bấm vào nút Learn Event để gán lệnh tắt màn hình cho nút số 1 trên Remote. Bây giờ, bạn bấm vào nút số 1 trên Remote thì màn hình máy tính sẽ tắt.
-Gán nút giảm Volume của Remote thành nút tắt Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Mute Toggle, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận rồi bấm vào nút giảm Volume trên Remote và bấm vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng Volume của Remote thành nút tăng Volume trên máy tính: Add Command, chọn thẻ OS, chọn lệnh Volume Change, bấm Apply, chĩa Remote vào mắt nhận và bấm nút tăng Volume trên Remote đồng thời bấm chuột vào nút Learn Event, đánh dấu chọn vào dòng OSD, Register, nhập giá trị là 2000 vào ô Step Size, cuối cùng bấm nút Apply. Làm tương tự nhưng nhập giá trị -2000 (giá trị âm) để làm nút giảm Volume.
-Gán nút Power của Remote để Shutdown máy tính: Add Comand, chọn thẻ OS, chọn lệnh Poweroff, bấm Apply, bấm nút Power trên Remote và bấm chuột vào nút Learn Event.
-Gán nút tăng/giảm kênh truyền hình trên Remote hình thành nút cuộn lên, cuộn xuống của bất kỳ cửa sổ chương trình nào đang chạy trên Windows: Thực hiện tương tự như khi gán nút lệnh tăng/giảm Volume nhưng chọn lệnh Mouse WheelUp/Mouse WheelDown trong thẻ Mouse, nhập giá trị là 1 vào ô Step.
Với cách làm hoàn toàn tương tự, bạn có thể gán tất cả nút của Remote bằng các lệnh có trong chương trình Girder.
Sau khi gán lệnh cho mỗi nút của Remote, bạn nên vào File>Save để lưu lại sự thiết lập này. Để mỗi khi khởi động máy tính thì chương trình Girder tự động chạy và nó mở luôn file đã thiết lập thì bạn làm như sau: Vào menu Fle>Settings, trong cửa sổ Settings: đánh dấu chọn vào dòng Auto Load và dòng Launch Girder on windows startup, bấm vào nút Browse và chỉ đến file đã lưu thiết lập (dạng file: *.GML).
Còn rất nhiều lệnh điều khiển khác rất hay và cũng rất dễ sử dụng như: Di chuyển chuột lên, xuống, qua trái, qua phải, Double click, di chuyển cửa sổ, chuyển đổi qua lại giữa các chương trình đang chạy (giống như bấm tổ hợp phím Alt+Tab), đóng chương trình, chạy chương trình bảo vệ màn hình, các phím trên bàn phím, chơi một file nhạc dạng WAV...Để biết được chức năng của từng lệnh, bạn hãy chọn lệnh đó rồi vào menu Command chọn Test Command (hoặc bấm phím F5). Bạn hãy “vọc” hết chúng để biến máy tính của mình thành một công cụ giải trí dạng công nghệ không dây chuyên nghiệp.
Chúc các bạn thực hiện thành công!
Mạch chống trộm xe đơn giản, hiệu quả
Mạch sử dụng Công tắc từ để mở khóa xe
Giá: công tắc từ : 5k
relay :5k
Transistor :500VND
Diode, Led :1k
Lung tung tổng cộng chưa tới 20K.
Giá: công tắc từ : 5k
relay :5k
Transistor :500VND
Diode, Led :1k
Lung tung tổng cộng chưa tới 20K.
Nguyên lý hoạt động: Xe gắn máy có một dây dùng để tắt máy xe. khi bạn tắt chìa khóa thì dây này sẽ được nối xuống mass.
Nguồn nuôi cho mạch là nguồn sau chìa khóa xe máy. khi bạn tắt máy xe, Relay mất nguồn nhả tiếp điểm 3 về vị trí thường đóng => dây tắt máy nối mass. Khi bạn mở chìa khóa thì Vẫn không khởi động xe được vì dây tắt máy vẫn còn nối mass, nếu muốn khởi động xe bạn phải dùng nam châm tác động làm Công tắc từ đóng kích transistor dẫn đóng relay. tiếp điểm 6 của Relay sẽ tự duy trì. tiếp điểm thường đóng 3 sẽ nhả ra. Công tắc từ bạn có thể giấu ở bất cứ chỗ nào dưới dàn mủ của xe. mình nghĩ những tay ăn trộm chuyên nghiệp cho nó 15 phút cũng chưa cho xe nổ máy được.
Mạch này mình đã từng làm và sử dụng cho chính xe của mình chạy mấy năm trời cũng không có vấn đề gì xảy ra hết.
Nguồn nuôi cho mạch là nguồn sau chìa khóa xe máy. khi bạn tắt máy xe, Relay mất nguồn nhả tiếp điểm 3 về vị trí thường đóng => dây tắt máy nối mass. Khi bạn mở chìa khóa thì Vẫn không khởi động xe được vì dây tắt máy vẫn còn nối mass, nếu muốn khởi động xe bạn phải dùng nam châm tác động làm Công tắc từ đóng kích transistor dẫn đóng relay. tiếp điểm 6 của Relay sẽ tự duy trì. tiếp điểm thường đóng 3 sẽ nhả ra. Công tắc từ bạn có thể giấu ở bất cứ chỗ nào dưới dàn mủ của xe. mình nghĩ những tay ăn trộm chuyên nghiệp cho nó 15 phút cũng chưa cho xe nổ máy được.
Mạch này mình đã từng làm và sử dụng cho chính xe của mình chạy mấy năm trời cũng không có vấn đề gì xảy ra hết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao