Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Thủ thuật truy tìm nguồn gốc ảnh được chia sẻ trên Facebook, google


Hằng ngày, khi lướt Facebook bạn bắt gặp rất nhiều hình ảnh do bạn bè mình upload lên chia sẻ, có khi nào tự hỏi những bức ảnh đó là do ‘chính chủ’ chụp hay lấy đâu đó trên mạng và làm sao để kiểm chứng điều đó?


Google Image là công cụ tìm kiếm ảnh rất tuyệt vời, trong đó có chức năng tìm kiếm hình ảnh giống nhau, rất tiện dụng để tìm nguồn gốc của một bức ảnh. Trong trường hợp bạn có một tấm ảnh có kích thước hơi nhỏ và muốn thông qua Google Image để tìm những tấm ảnh khác có kích thước lớn hơn thì Google Image là một sự lựa chọn đúng đắn và nhanh chóng.

Hằng ngày, khi lướt Facebook bạn bắt gặp rất nhiều hình ảnh do bạn bè mình upload lên chia sẻ, có khi nào tự hỏi những bức ảnh đó là do ‘chính chủ’ chụp hay lấy đâu đó trên mạng và làm sao để kiểm chứng điều đó? Add-on Facebook Photo Appraiser của Firefox sẽ giúp bạn làm việc này rất đơn giản ngay trong Facebook.

Đầu tiên, bạn cài đặt add-on tại đây.







Sau khi cài đặt add-on, bạn để ý phía dưới mỗi tấm ảnh trong Facebook sẽ có thêm dòng Similar Images cạnh nút Like và Comment. Bấm vào liên kết này để chuyển đến trang tìm kiếm ảnh của Google, các hình ảnh giống nhau sẽ được trả về trong kết quả tìm kiếm.

Sử dụng Search by Image for Google cho Chrome.







Đối với trình duyệt Chrome việc tìm kiếm ảnh giống nhau khá dễ dàng với extension có tên Search by Image for Google. Khi lướt web, thấy một hình ảnh bất kỳ và bạn muốn kiểm tra nguồn gốc ảnh đó cũng như tìm các tấm ảnh tương tự, hay các ảnh có kích thước khác hình ảnh hiện tại thì Search by Image for Google tỏ ra khá hiệu dụng.

Bạn download Search by Image for Google tại đây.








Sau khi thêm extension vào Chrome thành công, menu ngữ cảnh của chuột phải bây giờ sẽ được tích hợp thêm dòng Search by Image for Google, bạn chỉ việc phải chuột vào tấm ảnh cần tìm và chọn Search by Image for Google là sẽ có kết quả trả về.

Cổ tích một bức tranh

Người thiếu nữ trong tranh có khuôn mặt đẹp, nhưng hành động lại ngượng ngùng và lén lút như sợ người khác nhìn thấy cơ thể mình. Nói như thế có vẻ phi lý, đã là khoả thân làm mẫu cho người khác vẽ là dũng cảm lắm, làm gì có chuyện giấu giếm e dè. Nhìn vào bức tranh thì sự thật đúng là như thế, nó không giống với những bức tranh tôi đã nhìn thấy trên các tạp chí hay tranh ảnh. Mà đặc biệt chỗ khoang eo, nơi có đường cong tinh tế nhất thì tác giả lại che kín bởi những vòng vải trắng. Chủ nhà cho biết, bức tranh này ông đã mua của một ông già bán than tổ ong, ngày nào ông ấy cũng đẩy xích lô qua phố này. Đó là một người không có con, hai vợ chồng già thuê một phòng trọ ở giữa bãi nổi sông Hồng để đóng than kiếm sống hàng ngày. Nghe ông ta nói bức tranh này là kỷ vật cuối cùng về đời quân ngũ của ông ấy. Tôi bàng hoàng khi nhớ về những đồng đội của tôi.

Ngày ấy, chúng tôi cùng được triệu tập học lớp điều khiển máy qui hàng thông tin, đó là loại máy phát ra tín hiệu cao tần để dẫn đường cho máy bay lên xuống theo đúng hàng, đúng tuyến ở các sân bay. Giải nghĩa là thế nhưng chúng tôi cứ nôm na cho dễ hiểu là máy dẫn đường xa. Học xong, bốn thằng chúng tôi là Thiết, Tường, Châu và tôi được điều về Trung đoàn Sao Đỏ 921. Vinh dự lắm đối với chúng tôi là được về Trung đoàn Anh hùng mà cánh lính không quân quen gọi là Trung đoàn ông Luyện. Biết rõ trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng nhưng lính kỹ thuật như chúng tôi có được gặp ông bao giờ đâu.



Nhấn vào đây để tải về máy

Nơi đóng quân của chúng tôi là Đài K2 - Đài dẫn đường xa của sân bay Nội Bài thuộc huyện Kim Anh tỉnh Phúc Yên. Cả bốn thằng chúng tôi đều từ các đơn vị lẻ của không quân, nhờ có học vấn và năng khiếu tý ty nên được chọn đi học lớp kỹ thuật, khi học xong thì tuổi cũng đã khơ khớ. Thằng nào cũng đã có vợ, đều do sự sắp đặt của bố mẹ ở quê. Tôi thì tháng tám năm 1970 về phép hôm trước, hôm sau hỏi, hôm sau nữa cưới. Bố mẹ còn khoẻ mà cứ như là cưới chạy tang. Mẹ tôi bảo "Phải tát cạn bốc lấy, không có thì biết bao giờ anh mới về". Trời nắng như thiêu như đốt mà đón dâu giữa trưa có khổ không. Đêm tân hôn chui vào buồng cưới xây kín và bé tý như cái hòm chân, vợ chồng mỗi đứa một cái quạt nan cứ phành phạch cả đêm.

Tưởng là mạ già ruộng ngấu ai ngờ, cả bốn chưa thằng nào có lấy nổi một đứa con. Duy chỉ có anh Lộc - Trưởng đài là không bị sóng cao tần ăn mất đường con cái, vợ anh đã sinh được đứa con gái nhưng nó không thành người vì thiếu tháng. Trước khi được bổ sung về Đài dẫn đường xa này chúng tôi đều xác định rõ, sóng điện cao tần sẽ không cho chúng tôi có cơ hội làm bố khi còn trong quân ngũ. Biết rằng thế nhưng chúng tôi vẫn sẵn sàng, phần vì vinh dự lắm mới được làm lính ông Luyện, phần vì trách nhiệm của thanh niên thời chiến, cả phần vì muốn thử thách người vợ hậu phương, khi nao thống nhất đất nước sẽ đẻ bù cũng chưa muộn.

Dưới sự chỉ huy của anh Lộc, chúng tôi đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc nhưng cá tính thì mỗi người một nết. Thiết thích lắp đài điện, tăng âm đánh đàn nên bắt thân với cô Nga bán hàng điện máy của huyện. Hồi ấy pin con thỏ hiếm lắm phải có giấy phân phối mới được mua, thế mà Nga cứ tuần nào cũng dúi cho Thiết đôi pin. Phụ tùng như bóng bán dẫn, déc, kháng, tụ, Thiết cần gì là Nga có. Hai người hí hoáy với nhau cả buổi tối trong phòng đến "tiếng thơ" Nga mới chịu về. Còn Châu thì thích thuốc lá và chè nên cứ tối nào nghỉ trực lại nhảy phốc lên chiếc xe đạp thống nhất, cắm đầu cắm cổ đạp lên khu tập thể bách hoá huyện chui vào phòng cô Bảy tán hễu. Vì sắc cô Bảy quá khiêm tốn nên chẳng mấy khi có khách đàn ông, hơn nữa trong tủ cô Bảy lúc nào cũng có sẵn thuốc lá, chè, và kẹo lạc để nhử Châu cắn câu. Biết chúng tôi đều đã có vợ nhưng các cô vẫn muốn chơi thân, trai thời chiến ở lại hậu phương mà, hiếm vô cùng. Nhiều cô còn bóng gió xa gần "các anh nên thả cỏ các chị ấy ở quê cho nhà đỡ quạnh vắng - cá vào ao ta, ta được - chẳng có làm sao cả. Còn các anh điếc đặc thì vô tư đi ...hí hí".

Riêng Tường thì cả đài ai cũng phải bái phục cái tính máu gái của cậu ta. Trưa nào Tường cũng trèo lên đài quan sát, quay ống kính kiểm soát bầu trời OTK về phía hồ Đồng Sương của làng Trinh Tiết. Nơi ấy có trảng cỏ ven hồ như tấm thảm nhung xanh là điểm tắm "tiên" của các thiếu nữ làng chưa một lần vương vấn hương vị đàn ông.

Có lần anh Lộc đã nhắc nhở:

- Cậu Tường là nghiện xem hoa thưởng nguyệt lắm đấy nhé. Kính OTK là kính nghiêp vụ chứ không phải để quan sát nghiên cứu những chỗ người ta đã giấu kín.

Tường cự lại:

- Anh hiểu nhầm em rồi.

- Nhầm cái con khỉ, cùng là đàn ông cả tớ biết, mắt con trai, tai con gái mà, đã đành là thông cảm, nhưng nó cũng chỉ một vừa hai phải thôi, ai lại trưa nào cũng thế, bố thằng nào mà chịu được.

Tường gãi gãi đầu cười gượng…

Một lần vô tình tôi trèo lên đài quan sát, thấy Tường đang hí húi vẽ hình một thiếu nữ khoả thân, chốc chốc Tường lại dán mắt vào ống kính rồi lại lúi húi vẽ. À thì ra là Tường mượn hình mẫu để vẽ chứ không phải cậu ta máu me như tôi tưởng.

Bỗng Tường khẽ reo lên vì sung sướng: "Trời ơi, đúng là một toà thiên nhiên tuyệt diệu, lúc này vẽ mới đúng là phút xuất thần”.

Như kích thích sự tò mò, tôi vội ghé mắt vào ống kính... "Trời ơi là trời". Trước mắt tôi là một cô gái chừng mười tám hai mươi gì đấy, không có một mảnh vải trên người. Cô ta đang nghiêng đầu nhổ lông nách, hai bầu ngực căng tròn nhoài ra như thách thức đôi mắt của tôi. Tường lấy tay khẽ dí cho ống kính chúi xuống một chút.

- Đây này, chỗ này mới tuyệt vời này. Phương vị ba độ đông, độ cao không phảy tám mét. Ông thấy không? đẹp như một bông hoa đồng nội

Tôi ngượng ngùng rời ống kính nhìn vào mắt Tường.

- Đẹp như bông hoa đồng nội, ông chỉ khéo tưởng tượng chứ tôi nhìn ghớm chết đi được.

- Ghớm chết. Thưa ông, trời chỉ ban loài hoa quyến rũ ấy cho phái đẹp thôi ông ạ. Chỉ có những ông ra vẻ ta đây mới có kiểu nói như ông thôi. Thích bỏ mẹ lại cứ... Ông nhìn kỹ lại cơ thể cô ấy xem, các đường cong eo tinh tế đến thế là cùng chứ còn thế nào hơn nữa nào.

Như được Tường đánh thức bản năng của đàn ông. Tôi lại úp mặt vào ống kính thì đúng lúc cô ấy nhìn thẳng về phía đài quan sát của chúng tôi. Tôi chột dạ vì khuôn mặt của cô ấy dính sát vào mắt tôi, cảm tưởng có cả hơi nóng phả ra từ gương mặt cô ấy. Hình như cô ấy đã phát hiện ra tôi đang nhìn trộm thân thể cô ấy. Tôi vội lấy tay bịt ống kính và nhìn về phía hồ Đồng Sương. Ồ hay thật, cô ấy chỉ bé xíu như bắp ngô và lung linh mờ ảo trong màn hơi nước bốc lên từ cánh đồng. Tôi thầm nghĩ, nếu không có ống kính thì làm sao nhận biết được đây là người hay con chồn, con chuột…

- Bức tranh của cậu còn thiếu một chi tiết hết sức quan trọng - tôi bảo với Tường.

- Biết rồi. Nốt ruồi son ở gần đỉnh non tươi bên phải chứ gì. Đây là tâm điểm của tác phẩm này đấy ông ạ. Tôi định đặt tên cho bức tranh là "Mặt trời lên trên đỉnh núi" ông thấy có được không?

- Được, được…

Tôi gật đầu tán thưởng thì tiếng chuông điện thoại dứt chúng tôi ra khỏi nhau. Giọng the thé của anh Lộc đang choang choác trong máy "Tất cả về vị trí, dẫn đường xuống cho ba chiếc T16". Tường quay vội ống kính về hướng đường qui hàng. Tôi lao ngay xuống hầm trực máy phát sóng. Trong tôi dâng lên niềm tự hào về chiến công vừa qua của các chiến sỹ không quân quyết tử của ta.

Cách đây chỉ mấy ngày thôi, chín chiến sỹ của ta đã đứng thề trước đại diện Bộ Tổng Tham mưu "Thề quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Vũ khí của các anh là ba chiếc máy bay cường kích T16 cất cánh từ sân bay Nội Bài sang đánh bom xuống đỉnh Loong Chẹng thuộc cánh đồng chum Xiêng Khoảng. Theo tin tình báo của Bộ Tổng tham mưu, đỉnh núi này là cứ điểm tập trung số quân rất lớn của phỉ Vàng Pao đang khao quân để chuẩn bị tấn công quân Giải phóng Lào. Tuy rằng tốc độ máy bay cường kích T16 của ta chỉ đạt bảy trăm năm mươi ki lô mét một giờ, mà tốc độ máy bay tiêm kích F4H của địch lên tới ba nghìn ki lô mét một giờ, nhưng ta lại có lợi thế luồn được sau các đỉnh núi. Cái yếu tố dẫn đến thành công là bất ngờ và bí mật. Khi máy bay của ta bay trên đầu địch, bọn phỉ còn giơ áo, giơ mũ vẫy chào. Chỉ tích tắc sau những mái tôn trên đỉnh Loong Chẹng đã bay như bươm bướm trên bầu trời, khói lửa mù trời mù đất. Xong việc, máy bay của ta quay về thì địch mới phát hiện ra. Chúng cất cánh từ sân bay Cò Rạt (Thái Lan) đuổi theo nhưng không kịp vì máy bay của ta đã xuống sân bay Thọ Xuân (Thanh Hoá) rồi. Kết quả trận ấy ta toàn thắng.

Sau lần Tường nghỉ phép trở lại đơn vị. Tường đưa cả vợ lên theo. Anh Lộc cho gọi tất cả bốn chúng tôi để họp bàn việc riêng của Tường. Trước mặt chúng tôi, rõ ràng là bức tranh Tường vẽ hôm trước mà tôi đã được xem. Nhưng cô gái trong tranh lại quấn rất nhiều vòng vải ở bụng và buộc rất kỹ. Bức tranh có tên "Mầm sống mong manh". Thực sự chúng tôi chưa thể hiểu nổi nội dung cuộc họp và anh Lộc sẽ kỷ luật Tường như thế nào về bức tranh khoả thân ấy. Không khí cuộc họp trầm và nặng nề ghê gớm. Mọi người hết nhìn nhau rồi lại nhìn vào bức tranh, lại nhìn Tường. Anh Lộc giục: "Nào, cậu Tường có nguyện vọng gì thì cứ đề đạt đi xem nào".

Dù mặt có hơi biến sắc nhưng Tường vẫn đứng dậy, tiến về phía bức tranh. "Thưa các đồng chí, đây là hình ảnh thật của một cô gái có tên là Tân ở làng Trinh Tiết. Vì quá cả tin và yêu đương quá chớn nên đã phải gánh hậu quả như thế này đây - Tường chỉ vào những lớp vải quấn ở bụng - Cô ấy đang nén thai đấy các đồng chí ạ. Gã thanh niên là tác giả của cái thai đã bỏ mặc cô ấy rồi cao chạy xa bay. Tôi nghĩ cái mầm sống đang lớn dần giờ bị bó lại không cho phát triển, chỉ một thời gian ngắn nữa thôi, đứa bé sẽ thành quả trứng ung trong bụng cô gái. Vợ chồng tôi biết rằng mình không thể có con nên đã thống nhất tìm gặp cô ấy, xin cô ấy giữ lại cái thai, tôi xin nhận trách nhiệm là bố đứa bé, đề nghị các đồng chí ủng hộ vợ chồng tôi"…

Cuộc họp tan, chúng tôi ai cũng ngỡ ngàng về quyết định táo bạo của Tường.

Sau ngày vợ Tường trở về quê. Tường phải chấp nhận những ánh mắt coi thường khinh miệt của những người dân làng Trinh Tiết. Tường dành dụm đường, sữa, tem gạo, phiếu thực phẩm để lên cửa hàng huyện mua về bồi dưỡng cho Tân. Khi thì cân đường, hộp sữa, vài ba lạng thịt, mấy bìa đậu phụ. Còn Tân vì ngượng với dân làng, đặc biệt là làm xấu cả tên làng Trinh Tiết nên không dám ngó mặt ra khỏi ngõ, muốn mua cái gì, mẹ Tân đều phải cắp nón ra đường. Nhiều đêm khuya Tường mang đèn pin đi soi cá, kiếm được con cá nào Tường mang về đơn vị mổ ngay rồi ướp muối, sáng sớm lại xách vào cho Tân. Nhờ có sự chăm sóc và động viên của Tường nên Tân đã từ bỏ ý định phá thai và trả thù kẻ bạc tình. Ranh giới giữa Tường, Tân và bà Tộ (mẹ Tân) được xích lại gần hơn. Có những đêm, Tường xách cá về thẳng nhà bà Tộ để nấu cháo cho mẹ và Tân ăn. Bà Tộ đã không giữ được nổi cảm động, bà bảo:

- Ngủ lại đây đi con à. Cái Tân đêm nào nó cũng khóc và thương cho con lắm. Nó chỉ muốn có con ở lại bên cạnh nó thôi.

Tường đỏ mặt:

- Dạ, con cũng biết thế, nhưng kỷ luật của đơn vị không cho phép đâu bầm ạ:

- Anh Tường ơi, vào em bảo cái này.

Tiếng gọi của Tân từ trong buồng mát nhẹ như làn gió biển. Bà Tộ giục:

- Kìa cái Tân nó gọi con đấy.

Ngập ngừng mãi Tường mới dám vào buồng. Tân đang ngồi ủ rũ giữa giường, thấy Tường vào, cô tươi tỉnh hẳn, rồi kéo cái gối dịch vào cho Tường ngồi.

- Anh Tường ơi, anh có thương em không?

- Sao em lại hỏi anh thế? Có thương em thì anh mới chấp nhận sự thật để vào chăm sóc em chứ.

- Thế có nghĩa là anh chỉ cần có đứa con thôi sao. Còn em...?

- Em nghĩ thế là sai rồi, có em thì mới có con, lẽ nào anh lại vô tình với em được chứ.

- Nhưng em thấy anh cứ xa lánh em thế nào ấy, chẳng có tình cảm gì cả.

Nói xong Tân ghé đầu vào vai Tường, Tường thấy lòng mình xao xuyến lạ vì hơi thở thơm mùi con gái. Da thịt này, mái tóc này, hàm răng này, đặc biệt là đôi mắt, thứ gì trên cơ thể Tân cũng tươi non mơn mởn và khác lạ. Tự nhiên Tân nhăn mặt nhưng miệng lại tươi duyên đến lạ lùng, đôi mắt Tân nhìn xuống bụng và ánh lên niềm vui:

- Đấy đấy, con nó đang đạp đấy anh ạ - Tân vén áo lên, hình như cái chân của đứa bé đang làm cho bụng Tân phập phồng - anh có thấy không - Tân cầm bàn tay của Tường đặt vào bụng.

Như được động viên sự liều lĩnh, Tường cúi xuống ghé tai áp vào bụng Tân nghe ngóng. Tường nghe rõ cả tiếng trượt chân của đứa trẻ như tiếng nhảy của con ếch trong túi vải. Tường reo lên sung sướng.

- Nó đạp khoẻ lắm em ạ.

Tân thấy sung sướng và hạnh phúc vô cùng. Đã bao nhiêu tháng qua, Tân thấy cô đơn, đau khổ trước sự ghẻ lạnh của mọi người. Tân áp chặt má Tường vào bụng và di đi di lại. Lúc này Tường thấy máu trong cơ thể mình chạy nhanh hơn và hình như hơi run. Sức mạnh nội lực của một cơ thể đàn ông cường tráng bắt đầu trỗi dậy trước sự đồng tình của đàn bà. Người ta bảo "Thứ nhất bụ sữa, thứ nhì chửa non" quả không sai, ít nhất là đối với Tân lúc này. Bất chợt Tường giật mình, bên tai văng vẳng tiếng nói của ai đấy. "Đừng làm như thế Tường ạ. Mày có biết rằng vợ mày đã tuyệt đối tin tưởng ở mày không"…

Chiến tranh leo thang ra miền bắc của Mỹ ngày càng ác liệt. Đài trực dẫn đường K2 luôn ở tình trạng báo động. Nếu như ở các trạm ra đa như pháo cao xạ, tên lửa đất đối không, khi bị máy bay địch bắn tên lửa có điều khiển thì ra đa có thể cắt sóng là máy bay địch không bắn trúng mục tiêu. Riêng đài dẫn đường K2 không thể ngưng hoạt động dù chỉ là một giây. Chính vì thế đài K2 rất dễ là điểm đến của bom đạn địch.

Non trưa hôm ấy, trời trong xanh như ngọc, lác lác trên thảm trời trong những sợi mây trắng mỏng tang chập chờn bay như khói thuốc. Bỗng trên thảm trời trong xanh vời vợi ấy xuất hiện thêm những sợi mây óng ánh bay loang loáng trên đầu. Anh Lộc ra lệnh: "Địch đã thả giấy bạc làm nhiễu ra đa của ta để thực hiện ý đồ không kích, tất cả các đồng chí về vị trí chiến đấu". Tôi lao vội vào hầm trực máy, tia quét gần như không tác dụng trên màn hình lốm đốm trắng như chiếc bánh đa vừng, nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực loạn xạ. Đúng như dự đoán của anh Lộc, chỉ trong tích tắc tiếng nổ đã rền vang và kéo dài như đổ trời sụt đất. Tiếng chửi tục của Châu rít lên trong máy điện thoại "Chết mẹ mày chưa. Chết mẹ mày chưa". Tôi ngó đầu ra khỏi hầm thì rõ ràng một chiếc A4 của địch bị lửa bao bọc đang lảo đảo rơi xuống. Chẳng rõ có phải chính nó vừa làm một quệt bom dài hay không?

Sau trận bom của địch ném xuống làng Trinh Tiết. Tôi cứ bị ám ảnh mãi hình ảnh ba cô gái làng bị sát hại trên thảm cỏ xanh mướt mát ngay sát hồ Đồng Sương. Khi ấy kẻng báo yên vừa dứt, Tường cuống cuồng bàn giao ca trực máy cho Thiết rồi lao vun vút về làng Trinh Tiết. Tôi chạy tắt cánh đồng vào làng để cứu thương. Chẳng biết linh tính thế nào, tôi nhìn ra phía hồ, thấy bóng mấy người vẫn nằm sát dưới trảng cỏ, quanh quất đâu đấy là mấy bộ quần áo hay vải vóc gì đó treo ở những lùm cây lúp xúp ven hồ. Tôi chạy gần đến nơi thì - chao ôi - một cảnh tượng đến rùng rợn. Ba cô gái máu me loã lợi, thân người trắng hêu hểu, nằm kề bên nhau trên trảng cỏ. Nói thật, mọi khi tôi bình tĩnh lắm, nhưng lúc này chân tay tôi cứ run bắn lên, trống ngực díu lại không thành nhịp, đầu gối tôi khuỵu xuống bên những cây dại ven hồ. Nghĩ quanh nghĩ quẩn tôi dứt khoát túm lấy ngọn cây lúc lác cố bật dậy, chỉ mong có một người nào đó đang ở gần mà gọi. Rõ ràng các cô đã chết, có cô hai tay vẫn còn giữ cái khăn tắm bưng kín phía bụng dưới. Vẫn còn nghi ngờ, tôi cứ hỏi vu vơ thật to, may đâu... "Có em nào còn sống không đấy?" không có ai trả lời, tôi hét thật to "Có cô nào còn sống không?". Vẫn không. Chỉ có tiếng nhại lại từ mặt nước vọng lên âm âm u u. Đang loay hoay không biết phải làm thế nào thì "A đây rồi" may quá, tôi vớ được cái vỏ chăn trong đống quần áo có in dày đặc hoa hồng định trùm lên thân thể các cô rồi chạy về làng báo tin. Nhưng "Trời ơi" một hình ảnh còn hãi hùng hơn. Cô gái nằm nghiêng quay mặt về phía làng Trinh Tiết bị mảnh bom lia đứt một bên bầu ngực chỉ còn dính lại một đoạn da là rời hẳn. Bầu ngực ấy bị lật xuống treo lủng liểng trên những ngọn cỏ. Tôi đành liều cố lật em nằm ở tư thế thanh thản rồi úp trả lại dáng vóc nguyên sơ con gái cho em. Trùm chăn xong, tôi thấy mình có tội. Tôi lẩm nhẩm một mình "Hãy tha thứ cho anh em nhé, anh đặt tay vào vật báu thiêng liêng của em vì anh không còn cách nào lựa chọn, anh không muốn mọi người nhìn thấy em với hình hài quá thương tâm như vậy. Hãy tha thứ cho anh. Hãy tha thứ cho anh. Em nhé"…

Mấy ngày sau, Tường mang về một mảnh đuya ra bằng xác chiếc máy bay. Cậu ta hì hũi mài, rũa, gò được cái ống dài như bóng tuýp sáu mươi phân, có nắp đạy hẳn hoi. Tường định mang những bức tranh đang vẽ dở, trong đó có cả bức tranh cô gái có nốt ruồi son và những vòng vải quấn bụng cất đi. Cậu ta cuộn vào rồi lại mở ra ngắm nghía. Chợt vai Tường rung lên từng đợt, từng đợt. Những bức tranh nhoè dần trong mắt Tường. Tôi nhìn Tường, thương cậu ấy vô cùng. Tại sao cả những mảnh sắt vô tri vô giác kia cũng không muốn cho Tường làm bố. Cổ họng tôi tắc nghẹn không nói nổi một câu gì, rồi sống mũi tôi tưng tức và nước mắt cứ thế, cứ thế trào ra không làm sao kìm lại được…

Ngày mai, nhất khoát ngày mai, dù khó khăn đến mấy, tôi sẽ tìm gặp được Tường. Gần bốn mươi năm rồi chúng tôi không gặp lại nhau. Chỉ có điều tôi tự hào vì con cái đã phương trưởng thành đạt bao nhiêu, thì lại thấy ái ngại về Tường bấy nhiêu. Hơn sáu mươi tuổi mà vẫn phải lam lũ vất vả thế hả Tường./.

Truyện ngắn của Lê Trung Tiết

Chuyến đi săn cuối cùng

Anh cầm nỏ săn men bờ đầm Vạc ra sông Cái. Từ ngã ba sông xuống cửa biển thuyền xuôi khoảng hai giờ đồng hồ, còn ngược lên nương ngô nhà anh dưới chân đồi Con Rùa chỉ đun sôi siêu nước là đến. Đi tắt theo suối Yên Ca là về xóm Núi, vượt qua thung Dâu vào sâu nữa gặp bản của người Mường.

Ngày trước, rừng còn nhiều thú, thỉnh thoảng ban đêm lợn rừng đi kiếm ăn lạc đường chạy qua cả quốc lộ Một. Từ ngày bạt núi mở rộng dốc Sây, công trường nổ mìn xay đá, thú rừng lánh sang mạn tây nam dãy Tam Điệp hết, riêng khỉ lông xám vẫn còn nhiều. Có lẽ khỉ tiến hoá thành người, khỉ gần người hoặc giống người nên khỉ không sợ người?

Núi rừng Tam Điệp dạo này không mưa. Đầm Vạc, sông Cái đang mùa nước cạn, mực nước thấp nhưng vẫn giữ được vẻ mênh mang vốn có từ ngàn xưa. Hai bên mép nước bờ sông, và mép nước các gò nổi trong đầm, bần chua mọc lưa thưa, bám rễ vào đất nâu sậm; thỉnh thoảng một đám cỏ ngạn mọc xen vào, xanh um.

Ngày anh còn bé, cha thường chèo thuyền thúng đưa anh đi săn vịt trời, mòng két ở đầm Vạc. Cứ vào độ tháng chín ta, cỏ ngạn bắt đầu lụi, hết đêm sang ngày sóng vỗ vào gốc cỏ ngạn, lúc nước rút củ ngạn chòi hẳn ra. Khi gió heo may tràn đến, vịt trời, mòng két di trú về đầm Vạc, sông Cái trốn đông, rúc đầu vào bờ, vào gò nổi trong đầm ăn củ ngạn. Mùa heo may cũng là mùa săn mòng két, vịt trời. Dân xóm Núi bắn vịt trời bằng súng săn hai nòng, thường nhằm vào đầu, bắn chết ngay mới hòng bắt được. Bắn gẫy cánh gẫy chân, nó bơi vào bãi lầy thụt ngụp hết mình chỉ để thò mỏ chìa hai lỗ mũi thở, trốn hàng giờ không chịu ngoi lên. Cha thường bắn vịt trời bằng nỏ săn, rủi ro trúng cánh hay đùi, mũi tên vẫn mắc lại. Vịt trời mang luôn cả mũi tên bơi, lặn trốn bị vướng rong rêu, cành cây nên không bao giờ thoát cả. Bắn vịt trời phải bắn con cái. Con cái chết, con đực chẳng chịu bỏ đi, bao giờ cũng bay vòng trở lại, lảng vảng, lúc ngụp lặn, lúc bơi, quanh quẩn bên bạn tình. Bắn trúng con đực thì con cái bay mất tích luôn, không còn cơ hội săn tiếp.

Cái giống vịt trời rất lạ. Thời gian ấp trứng hầu như do vịt đực ấp, vịt con nở, vịt đực lại dẫn đi kiếm ăn để cho vịt cái rảnh rang, nhàn hạ tự kiếm mồi nuôi thân vỗ béo, thay lông rồi tiếp tục đẻ trứng. Cha anh bảo: “Cha nghiệm ra: Vịt đực là cái giống chung tình. Ví như: Con vịt cái không may chết thì vịt đực vẫn ấp trứng tận đến lúc nở, nuôi con đủ lông đủ cánh mới thôi. Chẳng may vịt đực chết thì vịt cái bỏ tổ trứng ấy ngay, đi tìm con vịt đực khác. Anh nói: “Cha biểu gì con chẳng hiểu gì sất”. Cha anh thở dài: “Con còn nhỏ, đường đời chưa biết hết. Lớn lên nữa sẽ hiểu”...

Càng gần nương ngô, càng nhiều mùi hương lạ. Mùi hoi hoi, nồng nồng của giống cái đang mùa động dục lẫn mùi ngai ngái, ngon ngót của ngô non đọng sữa. Càng gần nương ngô, càng nhiều tiếng rào rạo, tiếng khẹc... khẹc của họ hàng hang hốc nhà khỉ. Anh chưa kịp giơ nỏ săn, hàng chục con khỉ đã rẽ cây chạy rào rào ôm bắp non chuồn lên rừng. Một con khỉ to lông mốc xám ra khỏi nương ngô cuối cùng. Anh đoán, nó cố tình thu hút sự chú ý của anh để kéo dài thời gian cho họ hàng nhà khỉ thoát thân. Anh xót của. Nương ngô xanh đang độ bắp đọng sữa, có bắp trổ sớm, râu bắt đầu heo héo cũng bị vặt toác bẹ, đạp gẫy rạp cây, bắp non bị găm nham nhở rơi lỏng chỏng. Anh điên tiết, cầm nỏ săn rượt theo...


Nhấn vào đây để tải về máy

Nỏ săn của cha để lại, hai chỗ tay cầm mồ hôi ra bắt màu nâu bóng từ ngày trước. Đã lâu không dùng đến nhưng cánh nỏ vẫn khoẻ và chắc. Cánh nỏ là gốc tre đực già chẻ đôi, vót nhẵn thuôn dần về hai đầu, dài nửa sải tay. Thân nỏ, cha làm bằng gỗ sến, còn lẫy nỏ là một mảnh sừng trâu. Mũi tên, cha cũng làm từ tre đực già, chọn đoạn thẳng, dóng dài; một đầu tên vót nhọn, một đầu gắn mảnh cật tre mỏng làm cánh lái.

Nhiều buổi hừng đông, chim chào mào đội mũ dải đen loách choách trên cây ổi trước nhà, cha gọi anh dậy tập bắn. Bài học đầu tiên: bắn những con gì, giống gì. Bài học thứ hai: lên dây nỏ. Lên dây nỏ phải thót bụng tì chuôi nỏ vào, gồng người từ từ căng bụng đẩy nỏ ra, đồng thời hai tay kéo dây mắc vào khấc hãm. Mũi tên đặt xuống rãnh nỏ ngay ngắn. Bài học thứ ba: gương nỏ, tỳ tay và ngắm vào điểm bắn. Cha làm mẫu. Phựt! Mũi tên lao đi. Con sẻ đậu ở cành dâu da rơi xuống đất...

Cha mẹ hầu như chưa bao giờ nặng tiếng với nhau. Duy nhất có một đêm, anh chợt thức giấc bởi tiếng gầm của cha: “Tôi sẽ chôn chặt trong lòng chuyện ấy. Nhưng tôi thề: trước khi chết tôi sẽ kể cho con trai tôi rõ...” Mẹ sụp xuống chân cha, van nài: “Đừng! Em xin mình! Mình đã tha thứ cho em ngay từ cái đêm đầu tiên em bước vào cái nhà này rồi mà. Sao mình còn nhắc lại?” “Nhưng mà tôi không làm sao quên được”. “Em xin mình. Mình đừng bắt con phải nghe...” Đêm đó mẹ ầm thầm, sụt sùi; còn cha ngồi lặng câm đến tận sáng. Khi đó anh còn bé lắm, anh chưa cắt nghĩa được chuyện gì đã xảy ra!

Tường nhà anh treo nhiều loại móng, vuốt, sừng, da thú... cha bắn từ hồi chưa cấm rừng. Mỗi lưu vật là một cuộc đời con thú; ngoài cha ra, chỉ có một người biết chúng đều là giống cái. Cha rất quý cái nỏ săn. Vậy mà đã có lần cha định bẻ cánh nỏ gãy làm hai.

*

* *

Đã nửa giờ đồng hồ, anh cầm nỏ săn đuổi theo con khỉ lông mốc xám. Rất lạ! Khi anh gương nỏ lên, ngắm; vừa bóp lẫy, con khỉ lông mốc đã rơi xuống; có thể nó rơi trước khi mũi tên lao ra một, hai giây gì đó và nằm bẹp dưới đất như chết. Anh khoác nỏ lên vai, đến nhặt chiến lợi phẩm thì bỗng nhiên nó nhoắt dậy, vụt tót lên cành cây cao. Cứ thế, nó như người nhử mồi, anh đuổi theo bắt bóng. Con khỉ đã thành tinh của rừng xanh thật rồi, nó nhanh nhẹn, tàng hình như ma. Mệt phờ râu cáo, anh nằm vật xuống gốc cây mã tiền bên bờ suối Yên Ca. Mồ hôi túa ra, hai gối mỏi và bàn chân sất xước rớm máu bởi gai cào. Khỉ thật! Đúng là khỉ thật! Nó cứ nhoàng nhoàng, ẩn hiện trước mắt. Và bây giờ, nó đang ngồi trên cành cây cao kia, dạng roác háng gãi sồn sột.

Hoá ra là con khỉ đực. Nó trêu ngươi anh? Nó đùa giỡn anh? Không! Anh nhầm. Chẳng lẽ con khỉ đực tinh ranh đã biết nhử anh đuổi theo để con khỉ cái lông đen và con nó tẩu thoát. Khá khen cho nghĩa phu thê, cho tình phụ tử, và lòng chung thuỷ của giống đực. Con khỉ cái có biết trời đã ban cho nó người chồng vĩ đại bậc nhất núi rừng Tam Điệp không?

Nghỉ đã! Anh toài người xuống vốc nước lên mặt. Nước suối ở chân núi Lò Vôi trong lành tinh khiết làm anh tỉnh táo hẳn ra và anh lại nằm ngửa trên cỏ xanh ngắm nhìn những tia nắng đang chiếu xiên qua kẽ hở vòm lá. Con khỉ lông mốc xám vẫn ngồi trên cành cây cao kia, nó không còn gãi háng nữa, nhìn anh. Anh nhìn lại. Con khỉ lông mốc xám, đít đỏ hon hỏn, trán nhăn nheo và hói, nó như một lão già gương mặt mang đầy dấu vết đày ải khắc nghiệt của thời gian.

*

* *

Lúc sắp chết, cha anh như ngọn đèn dầu lạc lụi dần, lụi dần. Cha gọi anh đến bên giường. Mặt cha hốc hác, hai mắt trũng sâu kéo lông mày xuống khỏi trán, mái tóc muối tiêu và má tóp lại..., chẳng tìm đâu sức sống trên gương mặt của cha. Ai cũng phải già cỗi, bệnh tật rồi chết, nhưng thời gian, mưa nắng và sóng gió cuộc đời tàn phá gương mặt cha đến thế này thì anh không tưởng tượng nổi. Hai giọt nước đục rịn ra hai khoé mắt, cha thều thào: “Cha đã định không nói. Cha sẽ mang theo xuống mồ. Nhưng con còn trẻ, con ngu ngơ mà cuộc đời đầy trắc ẩn, không lường hết được... Đến lúc chết, cha vẫn thương cái thân cha, thương con, thương những thằng đàn ông, con ạ. Con có nghe cha nói không? Có à. Con ơi. Con có biết cha đi săn cứ nhằm bắn giống cái không?”. “Đừng! Em xin mình...” Mẹ ở đâu đó lao vào, mẹ gục đầu vào lòng cha và cha không nói được nữa. “Đừng! Em xin mình! Đừng bắt con phải nghe...” Vẫn cái điệp khúc năm xưa mẹ van vỉ cha. “Mình đã thương em, mình đã im lặng cả cuộc đời. Em xin mình thương cho chót.” Cha vẫn câm lặng. Không gian trong cái nhà kín cửa che gió cũng dồn nén dặc quánh lại. Anh bàng hoàng quá. Anh lờ mờ hiểu ra cái điều cay đắng chịu đựng bao năm nay của cha. Bỗng mẹ ngồi dậy thở dài và mẹ quấn mái tóc sổ tung, xoã sượi lại: “Thôi! Tôi không xin mình nữa. Cả đời tôi, tôi lam lũ vì cái nhà này, tôi cúc cung chịu tội từ cái đêm đầu tiên tôi làm vợ mình, nhưng mình vẫn để bụng dai dẳng quá. Tôi cắn rơm cắn cỏ xin mình. Mình chẳng thương, tôi đành chịu.” Mẹ anh giơ tay áo quệt nước mắt và bước ra ngoài. “ Bu! - Anh nhìn thẳng vào mắt mẹ - Cha đang cần bu lúc này”. Anh nói và giữ tay mẹ lại. Bước chân mẹ ngần ngừ, do dự, mắt ầng ậng nước. May sao lúc đó cha anh bảo: “Mình ngồi lại. Tôi xử với mình tệ quá... Tệ quá!”.
Mẹ anh khóc và mắt anh cũng rơm rơm nước.

Cha anh mấp máy cặp môi khô: “Mình nằm xuống với tôi một lát đi”. Anh đỡ cha lui vào phía sát tường cho mẹ nằm bên cha. Cha nhấc tay phẩy như bảo anh đi ra ngoài. Mẹ nức nở, tức tưởi vì sự kìm nén được giải toả, mẹ khóc như chưa bao giờ được khóc. Cha bảo:“Mình! Mình đừng khóc nữa.” Mẹ vẫn khóc to. Cha vuốt vuốt mái tóc có nhiều sợi bạc của mẹ, một cử chỉ của người đang yêu, mới yêu: “Tôi thương mình! Mình có nghe tôi nói không? Bây giờ tôi mới yêu mình. Tôi yêu mình thực lòng mà”. Cha anh nói rành rẽ, tỉnh táo quá. Như ngọn đèn dầu cố cháy bùng lên trước khi lụi tắt, cha đang dồn hết tinh lực còn lại để nói những lời yêu thương với mẹ, lời nói yêu thương muộn mằn của người sắp chết.

Mẹ mừng rỡ, hỏi: “Mình tha tội cho em thật chứ?”. Cha gật đầu, bảo: “Mình đưa cho tôi cái nỏ săn. “Mẹ lo lắng kêu: “ớ các con ơi! Thầy chúng mày làm sao thế này.” “Không làm sao đâu. Mình chiều tôi đi, mình đưa cái nỏ săn cho tôi mà”. Cha anh van nài.

Anh từ ngoài thềm bước vào, đến bên tường lấy nỏ săn thay mẹ đưa cho cha. Cha cầm ngược nỏ săn: “Tôi bẻ gãy nỏ... mì...ình nhá”. Mẹ nấc lên: “Mại ơi! Thày mày sắp đi rồi!” Chưa bao giờ anh bình tĩnh như thế, anh nhìn kỹ thân hình cha. Cha co chân phải. Cha ngấc đầu, tì cánh nỏ vào đầu gối. Cha cố mắm môi, gồng sức bẻ. Cha kiệt sức, nằm vật xuống chõng tre. “Tôi không đủ sức rồi... mình ạ!”

Dường như bầu trời đã sụp xuống chân anh, bỗng chốc lại kéo vút lên xanh thẳm tầng từng không. Anh ra ngoài đầu thềm hè ngồi. Hoàng hôn đỏ ối nhuộm hồng một góc dãy núi Tam Điệp. Cha đã không bẻ nổi cái nỏ, cái nỏ săn cùng bao đau đớn, buồn vui đi theo suốt cuộc đời cha. Chưa bao giờ anh mong các chị và em gái về quây quần tụ họp như lúc đó.

*

* *

Loạt soạt. Lạo xạo. Rồi lại loạt soạt. Tiếng rẽ lá và bước chân trên cành khô làm anh giật thót mình. Tiếng động đánh thức cơn mộng mị đang chìm trong ký ức đưa anh trở lại với rừng. Lại một con thú nữa. Mùi hoi hoi của giống khỉ phảng phất. Có thể là một con cái đang mùa động dục. Anh gương nỏ và đặt ngón trỏ vào lẫy. Nhưng anh giật mình, anh chớp chớp rồi mở to mắt. Anh hoảng hồn và anh trấn tĩnh. Không thể tin được: một bờ vai đàn bà.

- Sim! Cô Sim. - Anh buột miệng gọi to.

- Ơ kìa. Anh Mại.

Sim chui khỏi lùm cây và bước ra chỗ trống. Dây quai sọt níu trễ một bên vai, mồ hôi nhễ nhại trên trán. Thì ra là Sim đi lấy lá thuốc cho chồng. Chồng Sim tên là Lùng ốm từ nhiều năm nay, gần đây thỉnh thoảng lại co giật. Lúc túng bấn, ốm đau quá, Lùng chịu không được quát mắng cả Sim. Có người độc miệng bảo Sim mang bệnh tật đến cho Lùng, nên thằng chồng ốm đau quặt quẹo từ ngày lấy vợ. Biết vậy nhưng anh vẫn hỏi:

- Cô Sim sống hạnh phúc chứ! Lùng có khoẻ không?

Dường như Sim không để ý. Cô thật thà nói:

- Nhờ trời, anh Lùng lúc nào yêu thương. Nhà em vẫn khoẻ.

Anh biết Sim nói dối. Say rượu, Lùng vừa thượng cẳng chân hạ cẳng tay làm vợ thâm tím mặt mày vừa mắng chửi, nhiếc móc vợ. Sim được cái nhẫn nhục, chịu đựng. Biết vậy mà anh vẫn không buông tha:

- Vẫn khoẻ sao Sim phải đi lấy thuốc? Hay tìm sâm quý bồi bổ cho chồng!

- Em đi lấy củ bình vôi. Cái giống bình vôi mọc trên núi đá vôi này hiếm quá.

- Trên núi Lò Vôi ấy, ngày trước tôi và Lùng hay leo núi bắt sáo, thấy đầy.

Sim búi lại búi tóc đang sắp sổ tung. Cổ gáy lộ ra trắng quá. Sim vẫn đẹp. Cuộc sống vất vả ở vùng bán sơn địa này không làm dáng vẻ cô hao gầy. Gái một con trông mòn con mắt, Sim vẫn đẹp, đằm thắm và quyến rũ. Đôi vú đang lúc cương sữa, nhô cao, sữa rịn ra thấm ướt hai đám áo tròn như lòng bàn tay trước ngực. Sim vẫn khoác cái sọt đứng tựa vào gốc cây sồi già, gương mặt buồn quá. Một thoáng ân hận vì vừa lỡ lời móc máy, anh dịu giọng bảo:

- Thôi cô Sim về đi, kẻo người ta nhìn thấy.

- Anh vẫn cố ý tránh mặt em. Anh sợ mang tiếng à?

- Là tôi nói Sim về đi chẳng chồng em mong, con em chắc đang đói sữa đấy. Trẻ con đói sữa là nó quấy.

- Cái số em nó khổ thế. Giá ngày trước anh Mại đừng ra phố.

- Tại Sim không chờ tôi.

Sim nghẹn ngào, nước mắt ứa ra...

*

* *

Đêm tân hôn. Lùng và Sim sùng sục trong buồng. Cái buồng ở xóm Núi nhà quê bao giờ cũng thiêu thiếu sáng. Lùng và Sim nhào vào nhau sung sướng, đam mê, hạnh phúc... Đến khi tỉnh ra, Lùng lột vội tờ giấy bản trải giữa chõng tre đã bị chà sát, dày vò nhàu nhĩ nhưng vẫn một màu trắng ngà. Một đám ươn ướt bằng lòng bàn tay không màu sắc loang ở giữa tờ giấy.

- Thế này là thế nào?- Lùng gào lên.

Sim sợ hãi, ôm chăn nep nép ở góc giường.

- Khốn nạn! Thế này là thế nào?

- Em không bi... ết!

- Hay là cô với... thằng Mại?

- Khô...ông!

Sim cũng gào lên rồi gục mặt vào gối cưới tức tưởi, nấc... Lùng đau đớn bước ra ngoài thềm hè ngồi. Đêm về sáng, núi rừng Tam Điệp tối đen mông lung, hoang dã càng làm cho Lùng đau đớn hơn.

Một lần, hai lần rồi nhiều lần Sim quỳ sưng đầu gối thề sống thề chết chưa một lần ăn nằm với thằng đàn ông nào... Lùng vẫn im lìm, lạnh tanh. Càng im lặng nỗi đau càng dồn nén chồng chất, Lùng thành kẻ vũ phu... Sim không thanh minh được, không san sẻ được cùng ai. Cái trinh trắng, quý giá của người con gái phải tự người đàn ông biết; giá như cái bánh bột lọc thì bóc ra cho chồng xem trước rồi mới cho chồng ăn...

Chuyện ấy qua lâu rồi, Sim ngậm đắng nuốt cay và gồng mình gánh chịu, đến khi không chịu được, Sim tìm đến anh, kể lể...

*

* *

Nếu ở hoàn cảnh như Lùng, anh sẽ xử xự với Sim như thế nào? Im lặng, chịu đựng? Hay phá tan cái gia đình vừa gây dựng nên? Anh không lấy mất sự trong trắng của Sim nên chẳng có tội với Lùng. Anh yêu Sim, ngồi bên nhau chỉ dám cầm tay, hôm nào nồng nàn quá không kìm nén được cũng chỉ vục mặt vào ngực Sim để hít no nê mùi da thịt con gái thôi. Anh đi học xa xóm Núi ra phố và muốn Sim cùng ra phố. Mẹ Sim già lão, một mẹ một con, bà không chịu cảnh chia xa. Sim nghe lời mẹ, phụ tình anh lấy chồng làng. Cũng may anh chưa làm gì nên tội. Anh không làm hại đời Sim nên mỗi khi biết Lùng đánh Sim, hành hạ Sim, anh cũng không quá khổ sở và ân hận mà chỉ thương.

- Không sống được với nhau thì bỏ.

- Còn con cái, còn nhiều cái ràng buộc lắm, anh Mại ạ.

Sim im lặng. Cả hai người im lặng. Bao tình cảm vui buồn, thù hận, yêu thương, bỗng ùa về lẫn lộn.

- Anh Mại có biết, nhà trai ở Hà Nội về nhà chú Hào ăn hỏi cái Thêm không?

- Em gái tôi còn nói: họ để ô tô ngoài đường cái, thuê xe ngựa về xóm Núi cơ.

- Thế nên anh Mại mới vác súng đi săn để tránh mặt?

Sim đã nói trúng ý nghĩ của anh, nhưng anh vẫn gồng lên:

- Nương ngô nhà tôi khỉ phá quá. Cô đừng nói làm tôi khổ thêm nữa. Tôi bạc tóc cũng vì người ta bạc tình.

*

* *

Mãn tang cha, mẹ giục anh lấy vợ. Mẹ đôn đáo ở làng trên xóm dưới tìm cho anh một cô gái chân quê. Một cô thợ cắt cỏ chưa đi khỏi làng bao giờ thì càng tốt. Anh cười bảo: “Sao cứ phải là quê mùa. Thời con gái, bu đã từng đi buôn vải cơ mà”. Dường như, anh đã chạm vào nỗi buồn của mẹ. “Vậy nên bu mới khổ cả đời. Đàn ông đàn ang các anh chỉ nghĩ đến cái thân mình mà chẳng thương thân người ta.” “Thế là bu trách thày con.” “Là bu nói thế. Thôi cứ để bu lo cho kẻo lại khổ truyền kiếp.” Nhưng mẹ vẫn không tìm được vợ cho anh.

Cho đến một buổi sáng đầu mùa hạ, sau chuyến xe ngựa từ làng ra, anh gặp “Chíp hôi” bên ngã ba đường chờ xe lên thành phố. Hôm ấy, nắng sớm, cỏ bên đường còn ngậm sương long lanh, vịt trời nháo nhác kiếm ăn trên đầm Vạc. Người làng Sơn Hạ đang quẩy quang gánh vào thung Dâu cắt cỏ tranh về lợp nhà. “Chíp hôi” cắp cặp, chân đi dép lê, tóc túm đuôi gà cháy nắng đỏ hoe, đôi mắt to đen, ngơ ngác. “Chíp hôi”gầy nhẳng, kẽ móng tay đen đúa đọng bùn đồng cỏ rửa chưa hết. “Chíp hôi” có một cái gì đó chất phác đến ngây thộn lại trắng trong, thuần khiết bên ông bố quê mùa, xách tay nải gạo thật thà như đếm. Cha “Chíp hôi” hồ hởi:

- May quá! Tôi nghe nói anh làm ăn ở ngoài đó, nhưng mà ngại không dám đến cậy nhờ. Cũng là người làng ta cả, hay là anh cho em nó theo ra Hà Nội với. Chứ ngoài đó lạ nước lạ cái, tôi đi cũng chả biết xoay sở thế nào.
Thì ra chú Hào đưa “Chíp hôi” ra Hà Nội tìm chỗ luyện thi vào đại học.

Chuyện đó đối với anh chẳng khó khăn gì, được giúp người làng ở nơi xa xôi nhiều khi còn được tiếng, anh bảo:

- Chú Hào và em gái cứ yên tâm. Cháu cũng tiện đường mà. Em gái không ngại thì gần chỗ cháu làm cũng có một lò luyện thi.

Chú Hào mừng rỡ:

- Thật nhá! Thật nhá! Anh cho cái Thêm đi theo nhá. ối giời ơi! Quý hoá quá!

Người nhà quê thật thà, tin người nhưng nghèo, thường khi được giúp đỡ thì hàm ơn và mừng lắm, nhiều khi cái sự mừng lại thái quá. Anh khẽ liếc thấy đôi má “Chíp hôi” đỏ bừng lên, e thẹn. Cùng làng Sơn Hạ, nhà anh ở sát chân núi, bên đầm Vạc; chú Hào ở bên kia đồng Cỏ lối đi chợ Bút, xuống mạn biển. Lớn lên anh đi suốt, thỉnh thoảng mới về nhà, nên tầm tuổi như “Chíp hôi” anh không biết.

Căn hộ mười hai mét vuông tít tận tầng năm thuê đã nhiều năm, anh nhường cho “Chíp hôi” ở học ôn. Tiếng cười, tiếng nói, bàn tay của người con gái mới lớn làm căn hộ vốn quá đỗi cũ kỹ, tẻ nhạt, buồn thảm, bừa bộn trở nên mới mẻ, ấm cúng, vui và gọn gàng. Hai bữa trưa, tối anh leo cầu thang, đi chợ nấu cơm chờ “Chíp hôi” đi học về cùng ăn. Đêm, anh về phòng làm việc ở cơ quan ngủ. Cái điệp khúc ấy lặp đi lặp lại đúng một năm trời.

“Chíp hôi” vào đại học, cả nhà cô mừng quá. Chú Hào đến chơi, hàn huyên một lúc rồi chân tình nói với mẹ anh: “Con gái đi ra khỏi nhà lúc nào tôi lo lúc ấy. Các cụ ngày xưa bảo: Trâu ta ăn cỏ đồng ta, thằng Mại nhà bác mà ưng ý thì tôi giao phắt cái Thêm cho nó luôn.” Mẹ anh rầu rầu bảo: “Được thế thì quý hoá quá. Thằng Mại nhà này đường vợ con lận đận, quá lứa rồi. Liệu cô Thêm nhà chú có thương không.” Chú Hào gạt phắt: “Không thương mà được với tôi à. Ăn quả nhớ người trồng cây. Con Thêm nhà tôi được ăn trắng mặc trơn, nhởn nhơ ăn học sung sướng như thế là do anh Mại giúp. Cứ như ngày xưa thì bố mẹ đặt đâu con ngồi đấy.” Mẹ anh nói chuyện mà cứ thở dài hăn hắt...

*

* *

Bạn bè anh, người khen “Chíp hôi” thật thà, hồn nhiên. Họ còn bảo anh tốt số, ăn về đường hậu lộc. Người nói: “Ôi dào ơi! Thiếu gì loại người ăn cháo đái bát. Đủ lông đủ cánh là nó vù. Không khéo cốc mò cò xơi. Anh chàng Mại chả dại gái một lần nữa cho mà xem.” Thôi thì đủ lời ra tiếng vào, bàn luận mối tình quá chênh lệch tuổi tác của anh và “Chíp hôi”. Thây kệ đời, thiếu gì người hiểu hoàn cảnh mình thương mình thật lòng nhưng cũng đầy ra loại đố kỵ chả muốn người khác hơn. Giá như “Chíp hôi” tuổi nhiều thêm chút nữa, giá như “Chíp hôi” sắc đẹp chỉ mức trung bình, thậm chí xâu xấu một tẹo, có khi người ta thương mình mà vun quén chứ ai nỡ đàm tiếu, phá ngang. Thoát khỏi đồng Cỏ, đầm Vạc, không phải ăn ngô, ăn sắn lát, rau dong, “Chíp hôi” lớn ngồng. Nước da trắng hồng, mặt rạng rỡ, tươi tắn, má hơi bầu; mỗi khi nói, lúm đồng tiền lõm xuống nhấp nhánh, đôi mắt to đen mơ màng làm bọn con trai cùng lớp ngẩn ngơ. “Chíp hôi” ra ở ký túc xá, nhưng chẳng tối thứ bẩy, chủ nhật nào vắng thiếu cô trong căn nhà anh thuê. Dáng người ấy, đôi mắt ấy, tình cảm ấy, “Chíp hôi” thổi sinh khí làm sống lại tâm hồn cằn cỗi vì đau đớn của anh. Anh lâng lâng sống trong niềm sung sướng, đam mê mới...

*

* *

Rừng mở toang ra trước mặt một khoảng trống đầy nắng. Anh nhìn thấy mây bay và vòm trời cao xanh. Khỉ cái và con nó đang ngồi trên hòn đá mồ côi sưởi nắng. Nó đang điềm nhiên tận hưởng niềm yên ổn do vị hôn phu mang lại khi đánh lạc hướng đi săn của anh. Anh vạch lá rón rén đến gần, nó vẫn không hay biết gì. Anh gương nỏ săn nhằm vào lưng khỉ cái và ngón tay trỏ từ từ... xiết lẫy. Có cái gì đó nhoáng qua điểm ngắm. Nhưng mũi tên đã lao vút đi rồi. Một tiếng kêu đau đớn ré lên. Không phải tiếng kêu của giống cái. Thì ra con khỉ đực vừa nhảy xuống, hứng trọn mũi tên, chịu thay khỉ cái. Có thể là cú nhảy tình cờ của khỉ đực lông mốc xám, cũng có thể là lòng hy sinh cao thượng của giống đực?

Không còn bóng dáng khỉ cái. Con khỉ đực bị mũi xuyên vào bả vai, máu ra, đọng thành một vũng nhỏ trên mặt đá. Đau quá, nó rên khe khẽ và đưa đôi mắt đờ dại như van lơn, như cầu xin anh đừng đuổi theo giết bạn tình và đứa con nhỏ bé, dại khờ của nó. Một bắp ngô rơi ra lăn vào vũng máu. Nó biết lấy dây rừng buộc vòng quanh bụng và đi bẻ ngô non giắt vào. Sự cúc cung tận tụy của giống đực vừa cao cả vừa ngu xuẩn. Xót xa quá! Tàn nhẫn quá! Anh hối hận. Anh thấy mình u tối và có tội. “Kẻ tốt như mày sẽ còn khổ, còn đau đớn nhiều vì sự dối lừa.” Anh lẩm bẩm . “Ta sẽ phóng sinh mày, ta tìm cho mày một nơi yên ấm, mày hãy cách xa cái giống cái bạc tình kia.”

Anh đi tìm lá thuốc dấu để dịt vết thương cho nó. Lòng vòng một lúc anh mới tìm được lá cây Ngọc Hoàn, dân xóm Núi gọi là Tu lình. Lá thuốc dấu này đắp vào vết thương là cầm máu ngay, không bị sưng, chỉ ít ngày sau liền miệng. Lúc đó, anh mới nhớ đã bỏ quên cái ná săn, không mang theo bên mình. Anh quay lại chỗ hòn đá mồ côi ở khoảng rừng trống. Một cảnh tượng đập vào mắt anh: Con khỉ cái đang cào cào chân trước vào vũng máu có bắp ngô non nằm lăn lóc. Nó tru lên những tiếng thổn thức. Không thấy con khỉ đực đâu, chả lẽ nó đã lết đi chỗ khác.

Con khỉ cái cau mày và cầm nỏ săn lên ngoạm mồm vào dây nhai nhai. Bộ răng hô chuyên gặm thức ăn nuôi thân, nuôi con chịu bất lực bởi dây nỏ làm bằng ruột mèo trắng được sao tẩm, vê săn kỹ rồi cất lên gác bếp hong khô, rất dẻo và dai. Nó phát khùng, ném nỏ săn xuống đất. Cùng lúc đó có tiếng khẹc... khẹc. Khỉ cái liền bỏ hòn đá mồ côi chạy về phía tiếng kêu ở gốc cây sồi. Anh cũng đến lấy cái nỏ săn tội nghiệp của mình.

Anh kinh ngạc không tin ở mắt mình: Khỉ cái nhe răng cắn chặt rút mũi tên ra và nhai lá thuốc đắp vào bả vai khỉ đực. Có tiếng rên khe khẽ như là đau đớn thật, như là nũng nịu hờn dỗi. Khỉ cái vin cành cây loà xoà ở bên bứt lá chụm lại như hình cái phễu; một tay cầm phễu lá, một tay nặn vú đang cương sữa. Sữa chảy vào phễu lá, rồi chảy xuống mồm khỉ đực. Một lát, con khỉ con ở đâu đó chạy đến, nó trố mắt nhìn nỗi đau của người cha và sán đến mẹ rúc đầu vào ngoạm núm vú. Khỉ mẹ gạt con ra. Khỉ con bú không đúng lúc, nó làm rối bận mẹ. Có thể nó rất đói, không được bú sữa mẹ vì phải chạy trốn cuộc săn đuổi của anh. Khỉ con lại rúc đầu vào bú, khỉ mẹ lại gạt ra. Mỗi lần gạt con không cho bú, khỉ mẹ lại nhăn trán, cau mày kêu khẹc... khẹc... như thể dằn lòng một cách đau đớn lắm... Cứ như vậy, đến lúc khỉ mẹ không chịu được, cáu tiết gạt mạnh làm khỉ con lăn lóc mấy vòng.

Gớm thật! Lúc này, sự sống còn của chồng và tình phu thê cần thiết hơn tình mẫu tử? Anh thoáng nghĩ nhanh và cầm nỏ săn nhăm nhăm bước đến. Thấy động, khỉ cái hốt hoảng. Anh đứng lù lù trước mặt nó và chĩa cái nỏ săn đã căng dây. Con khỉ cái chẳng mảy may sợ sệt, đứng hẳn lên che chắn cho khỉ đực bị thương và tay phải quơ vội khỉ con quặt về phía sau. Mắt anh và mắt khỉ cái đều rực lửa, ánh mắt phóng ra chạm vào nhau. Anh chĩa thẳng nỏ săn và ngón trỏ đặt vào lẫy nỏ. Kỳ lạ thay, khỉ cái không chạy, mở to mắt hết cỡ, ưỡn ngực che chở cho chồng con...

Tự nhiên trời đất chao đảo trên đầu, dưới chân anh. Anh cảm thấy mọi sự bon chen toan tính, bạc tình, mưu lợi của con người đều vô nghĩa hết. Bỗng dưng anh học được một bài học vô giá ở núi rừng Tam Điệp. Anh ngao ngán định vứt nỏ săn ở lại với rừng, nhưng nghĩ ngợi một lát, anh lại thôi.

*

* *

Năm học cuối cùng qua mau, anh và các bạn xúm vào lo cho “Chíp hôi” đi làm ở Hà Nội rồi vội vã đi công tác xa. Ba tháng sau, anh về không còn nhận ra người mình yêu thương nữa. “Chíp hôi”của anh đi giầy khủng bố, mặc áo te tua hở ngực lộ cả chân vú. “Chíp hôi” đánh son môi màu nâu Hàn Quốc, tóc nhuộm hoe hoe vàng... “Chíp hôi” ngồi trên xe máy Bones 125 sau lưng một chàng trai cùng cơ quan ăn mặc rất ngầu. Anh đau xót nhìn cái xe Cúp bãi rác, tiếc tiền không dám gửi ở tầng một, mỗi lần cất phải cài số vừa rồ ga vừa đẩy lên tầng năm. Sau này anh mới biết chàng trai ấy con một ông vụ trưởng.

Một vài lần gặp gỡ nữa, dăm ba câu hờ hững, vu vơ, nhạt phèo, “Chíp hôi” càng ngày càng xa anh rồi xa hẳn. Chú Hào biết, chú lồng lên Hà Nội và cha con cãi nhau. Chú Hào có lý của chú,“Chíp hôi” có lý của “Chíp hôi”. Vua thua đứa liều, có phải thời cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy đâu. Chú Hào đến gặp anh, mặt chú nhăn nhó, khổ sở, ngượng ngùng, nói lời xin lỗi. Chú bảo: Thôi con rể chẳng được thì chú nhận anh làm con trai. Anh biết chú Hào thật lòng, không đãi bôi, nhưng con rể chẳng xong, làm con trai phỏng có ích gì, thân phận này làm chưa nổi đổi lại làm thân phận khác chắc gì đã hay, ê chề lắm. Anh đau đớn nuốt nỗi buồn vào lòng.

*

* *

Hoàng hôn đã buông trên dãy núi Tam Điệp. Nỏ săn khoác một bên vai, tay nải có củ bình vôi lấy ở núi Lò Vôi khoác một bên vai, anh uể oải bước. Về đến đầu xóm Núi, mẹ anh đã chờ ở gốc cây dẻ, bảo:

- Người ta dòm thấy anh với con Sim ở suối Yên Ca, người ta về kể cho chồng nó nghe. Chuyện đã qua rồi, còn hẹn hò nhau ở rừng làm chi. Bu lùa dê đi qua nhà Lùng, thấy con Sim khóc lóc quá. Nhà Lùng tính hay ghen, ốm đau quặt quẹo thế mà phũ, chắc lại đánh vợ. Anh làm sao thì làm...

Tự nhiên máu trào lên mặt anh:

- Lại còn thế nữa. Tiên sư cái thằng Lùng. Bu cứ để con liệu.

- Anh đừng có liều đấy.

- Bu không phải lo.

Anh cầm luôn nỏ săn chạy lối tắt đến nhà Lùng.

Tiếng trẻ con cười, nói bi bô. Tiếng người ốm thở ậm ạch. Anh nhìn qua khe cửa. Tất cả diễn ra không như mẹ anh nói. Không cãi cọ, đánh chửi nhau. Người ta bảo vợ chồng nhà này như phường chèo, vừa vỡ mâm vỡ bát xong lại anh anh, ả ả. Anh không thể tin ở mắt mình: Ngọn nến cháy chập chờn toả sáng, người Lùng nhỏ thó, quắt queo, không còn cái dáng vâm váp của gấu rừng ngày xưa nữa. Sim đang vạch áo ấn núm vú vào miệng Lùng. Tay phải đỡ đầu, tay trái Sim nặn sữa. Người ốm bú tóp tép rất khó nhọc. Và ở bên là thằng bé níu áo mẹ, cười trơ lợi.

Anh không còn biết nói thế nào nữa. Đặt củ bình vôi ở thềm hè, anh lặng lẽ bước ra. Hoàng hôn vẫn đang ửng hồng. Anh leo cầu khỉ qua suối Yên Ca về nhà. Mải leo, mải nghĩ, anh vô tình để rơi tuột cái nỏ săn xuống suối. Anh thẫn thờ đứng giữa cầu nhìn trời, nhìn đất, nhìn núi rừng Tam Điệp, nhìn dòng suối Yên Ca đục đục trong, trong đục... khi hoàng hôn đang lụi dần.
Mùa động rừng năm 2002.

Truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh

Người bạn đường nhỏ tuổi

Tôi phải cái tật đi đâu cũng sợ trễ. Mọi cuộc hẹn hò, họp hành tôi thường đến địa điểm trước giờ quy định độ mươi, mười lăm phút; đi tàu đi xe còn sớm hơn nhiều. Hôm nay cũng vậy. Chuyến xe đò từ thị xã lên miền ngược khởi hành lúc chín giờ, thì đúng tám giờ, tôi đã ra bến và lên xe ngồi thui thủi một mình. Bây giờ thì không trễ nữa rồi, nhưng tôi buồn và mong có một hành khách nào đó ra sơm sớm trò chuyện để giết thời gian.

Dăm phút sau, một cậu bé đen đúa, gầy nhom, mặc bộ áo quần cũ mèm, rộng thùng thình, đội mũ nan rách bươm, mang chiếc bị lác to đùng xăm xăm bước đến trước mặt mụ chủ xe, một phụ nữ chân tay béo có ngấn, mặt mày bặm trợn.

- Thưa cô- Cậu bé lễ phép- Cháu giờ chỉ có năm nghìn đồng. Cho cháu lên Cầu Đôi với số tiền đó, cô nhé?

- Sao? - Mụ chủ xe ngáp một cái to hết cỡ- Chỉ có năm nghìn đồng mà đòi đi xe lên Cầu Đôi hả? Mười lăm nghìn nghìn nhóc ạ. Không có thì biến!

- Nhưng cháu chỉ có ngần ấy. Hay là…

- Không hay dở gì sất. Chưa đủ thì ra phố móc túi ai đó cho đủ, rồi mai hẵng đi.

- Cháu có móc túi ai bao giờ đâu ạ. Hay là… cháu trả cô năm nghìn cả gán thêm đôi dép này nữa nhé. Cháu mới mua nó hôm qua với giá 26 nghìn đồng cơ.

- Mày vừa “đánh thó” ở một cửa hiệu giày dép nào đó phải không? Hừ hừ… Tao dại gì mà mua đôi dép của mày để mang tội oa trữ đồ ăn cắp!

Cậu bé nuốt nước bọt khan một cách ấm ức, lấy mu bàn tay day day cặp mắt. Một lát, cầm đôi dép nhựa màu nâu, cậu đi thẳng đến chỗ tôi ngồi, nói với giọng giật cục:

- Chú làm phúc… mua đôi… dép màu cho cháu với giá… chục nghìn… đi chú. Cháu phải về… quê bằng được… trong ngày… hôm nay, không… thì lỡ mất. Đây không… phải là… đồ ăn cắp đâu… chú tin cháu đi!

- Chú tin, chú tin! - Tôi nói vội và ra hiệu cho cậu bé đi đôi dép vào chân và lau khô nước mắt.

Cậu ta thuộc hạng người rất khó đoán tuổi. Căn cứ vào vóc dáng bé loắt choắt kia thì sẽ nghĩ cậu ta chỉ ở tuổi mười một, mười hai. Căn cứ vào khuôn mặt vêu vao dạn dày nắng gió kia thì cho cậu ta ở tuổi mười lăm, mười bẩy. Căn cứ vào cử chỉ, lời ăn tiếng nói trong lúc giao tiếp thì sẽ nghĩ cậu ta là người từng trải, tuổi còn lớn hơn. Hay đây thuộc trường hợp trẻ con khôn trước tuổi như nhiều người vẫn nói?

Nhấn vào đây để tải về máy



Tôi là một nhà văn nghèo kiết, ít khi trong túi có tiền. Rất may vừa rồi có một cái truyện ngắn đăng trên cuốn tạp chí Văn nghệ tỉnh nhà, lĩnh được năm chục nghìn đồng tiền nhuận bút. Tôi đã đánh suất cơm bụi mất chẵn chục nghìn. Mua vé xe về quê mất ba chục nghìn. Còn chục nghìn, tôi định về nộp cho vợ, để bà ta còn khoe với hàng xóm. Nhưng thôi, chuyện khoe khoang hết lần này đến lần khác. Sau khi chứng kiến cuộc trao đổi qua lại giữa cậu bé với mụ chủ xe, đặc biệt sau khi thấy cậu ta lấy mu bàn tay gạt nước mắt, thì tôi biết công việc cần làm ngay của mình lúc này là đưa 10 nghìn đồng cho cậu bé để cậu mua vé về quê, nếu không lương tâm tôi sẽ cắn rứt suốt đời.

- Cháu về nhà à?- Mua được vé xe cho cậu bé và dẫn cậu đến chỗ ngồi xong, tôi ôn tồn hỏi- Cháu ở làng nào trên đó?

- Làng Thọ Đơn ạ. Chú biết làng cháu chứ?

Làng Thọ Đơn thì tôi lạ gì. Đây là một làng nghề truyền thống. Người làng chuyên sản xuất các loại đồ gia dụng bằng mây, giang, tre, nứa, có mức thu nhập bình quân khá cao. Nhưng đó là chuyện của mươi, mười lăm năm trước. Ngày nay, những thứ ấy thị trường tiêu thụ không nhiều, hầu hết đã được thay thế bằng đồ nhựa vừa gọn nhẹ, vừa rẻ. Ruộng đất trong làng vừa ít, vừa xấu. Khi đói đầu gối cũng phải bò. Dăm bảy năm trở lại đây quá nửa số dân trong làng đành phụ nghiệp cha ông, tẩu tán vào Nam, ra Bắc kiếm kế sinh nhai. Trẻ con nghỉ học khá nhiều. Lắm đứa bỏ làng sống lang thang. Phải chăng cậu bé này là một trong số đó?

- Cháu đi đâu về? - Tôi lại hỏi.

- Thưa chú, cháu đi làm ăn ạ - Cậu bé đáp.

- Cụ thể là làm gì?

- Lung tung lắm. Khi thì… rửa chén bát ở hiệu ăn, nếu được người ta thuê. Họ trả công rẻ lắm chú ơi! Mỗi ngày phải làm đến mười bốn tiếng đồng hồ, mà chỉ nhận được hai chục nghìn đồng thôi. Mình không làm, họ thuê đứa khác, thời buổi mật ít ruồi nhiều mà!

- Ngoài rửa chén bát, cháu còn làm gì nữa không?

- Cháu đi đánh giầy. Làm việc này thu nhập cũng chẳng ăn thua. Được cái thoải mái hơn.

- Những hôm đi đánh giầy cháu ăn đâu, ngủ đâu?

Cậu bé vẻ ngượng nghịu, cựa mình liên tục trên ghế:

- Dạ, bạ đâu ăn đấy, bạ đâu ngủ đấy.

- Chắc cháu bỏ học lâu rồi nhỉ?

- Dạ, từ hồi ba cháu mới mất cơ.

- Trời, cháu đã mồ côi cha?

- Cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ. Mẹ cháu còn mất trước ba cháu bốn năm cơ.

Tôi bất giác thấy cay xè trong sống mũi.

- Vô tình chú đã gợi lại nỗi đau của cháu.

- Không sao đâu ạ. Cháu chịu đựng quen rồi mà - Cậu bé nói tỉnh queo, rồi quay sang nhìn tôi. - Chú là thầy giáo, phải không ạ?

- Trước đây chú có làm nghề dạy học, nhưng giải nghệ lâu rồi.

- Biết ngay mà! Chỉ có những thầy giáo mới tốt thế thôi. À, đố chú nhé. Chú có nhớ hôm nay là ngày gì không?... Hihi… chịu chưa? Ngày Nhà giáo Việt Nam đó.

“Ừ nhỉ, hôm nay là ngày hai mươi tháng mười một”, tôi lẩm nhẩm và thấy ngượng với cậu bé.

Mấy hàng ghế phía trước, hành khách đã ngồi kín chỗ từ lúc nào. Tôi cùng cậu bé giúp hai cụ già gác mấy thứ đồ đạc lỉnh kỉnh lên sàn vừa xong thì chiếc xe nổi còi bim bim, rồi rù rì chuyển bánh. Sau cửa kính, cậu bé hồn nhiên vẫy chào mấy đứa bạn cùng trang lứa làm nghề bán quạt giấy, bán bánh mỳ, bán đồ chơi trẻ con… qua lại lăng xăng dưới sân.

Ra khỏi bến đỗ, chiếc xe rẽ phải và bắt đầu tăng tốc. Những cửa hàng ăn uống, cắt tóc tắm gội, những cửa hàng bán hoa quả, vải vóc, giầy dép, thuốc men… thoắt hiện ra, thoắt lùi lại phía sau. Người bạn đường nhỏ tuổi của tôi chỉ chỉ trỏ trỏ, nói tri trô một mình, mặt mày rạng rỡ hẳn, khác xa vẻ suy tư của cậu bé “già trước tuổi” lúc nãy. Thậm chí cậu ta còn hát khe khẽ, đập tay lên thành ghế điểm nhịp một cách say sưa. Bị nhiễm phải tính hồn nhiên trong sáng của cậu ta, tôi cũng ê a hát theo, khiến mấy cụ già ngồi phía trước cười rổn rảng.

- Bỗng dưng mình lại có được một người bạn đường tâm đắc. - Tôi vỗ vào vai cậu bé, cười hà hà. - Cu này, cháu có việc gì gấp lắm ngoài quê mà phải về nhà ngay cho được trong ngày hôm nay thế?

- Vì nếu không về kịp hôm nay thì không thăm được thầy học đúng ngày Nhà giáo Việt Nam, thưa chú- Cậu bé đáp.

- À ra thế. Nhưng cháu bỏ học lâu rồi cơ mà?

- Bỏ học thì bỏ học nhưng vẫn cứ đến thăm thầy giáo chứ?... Nói vậy thôi, cháu cố sống cố chết về quê cho kịp hôm nay chẳng phải để thăm thầy giáo của cháu đâu, mà là thăm cụ Lương Trọng Đệ, thầy giáo của ba cháu cơ. Thầy Đệ nay đã gần chín chục. Lại cụt một tay. Lại ở một mình.

- Tội nhỉ. Vợ con cụ đâu?

- Chết hết trong một lần máy bay Mỹ ném bom!- Cậu bé nuốt khan nước bọt, giọng chùng xuống- Theo nhiều cô bác trong làng kể lại, thì hồi đó, thầy Đệ dạy giỏi có tiếng. Tuy chỉ là giáo viên cấp một nhưng cụ hiểu rộng biết nhiều, thông thạo cả chữ Tây lãn chữ Hán, mọi chuyện trên trời lẫn dưới đất giảng giải đâu ra đấy. Nhờ thế học trò thầy thi tốt nghiệp bao giờ cũng đỗ cao nhất huyện. Tài thật chú nhỉ?

- Với một giáo viên cấp một mà thông thạo cả chữ Tây lẫn chữ Hán thì đáng nể thật! Tài thật!

- Đó mới nói về cái “tài”, cái “đức” của cụ còn “siêu” hơn cơ. Nhờ thế mà từ phụ huynh, học sinh đến bà con trong xóm ngoài làng tất tần tật đều kính yêu cụ. Thì đây, cháu kể mấy ví dụ thế này, rồi từ đó chú luận xem có phải thầy giáo Đệ là người có đạo đức thuộc loại “tuyệt chiêu” không nhé?

- Cháu cứ nói tự nhiên đi.

- Ví dụ thứ nhất- Cậu bé chìa ra một ngón tay- Với các học trò kém, tiếp thu tại lớp không kịp chúng bạn, thầy Đệ kèm cặp cho chúng học thêm vào ban đêm ở nhà riêng. Thầy dạy thêm hết năm này qua năm khác mà chẳng hề lấy một đồng tiền công hay nhận một chút lễ vật nào của bất kỳ ai. Không những thế, trò nào quá nghèo, còn được thầy cho tiền để mua sách vở bút mực. Chẳng bù cho nhiều cô giáo thầy giáo ngày nay mở lớp dạy thêm vô tội vạ để móc tiền học trò. Đứa học trò nhà nghèo, hoặc vì sao đó mà không đi học thêm, thì họ tìm cách trù úm. Cháu nói thế, đúng không chú?

Tôi cảm thấy rồm rộm trên da mặt khi bất đắc dĩ phải gật đầu công nhận cậu bé nói đúng.

- Ví dụ thứ hai- Cậu bé chìa thêm một ngón tay, rồi lại tiếp với vẻ suy tư như ông cụ non- Chuyện này xảy ra hồi máy bay Mỹ mới ra bắn phá miền Bắc. Buổi học sáng hôm đó mới bắt đầu một lúc thì máy bay đã ập đến ném bom. Lũ học trò, ai còn bình tĩnh thì nghe theo sự điều khiển của thầy Đệ mà chạy ra nơi ẩn nấp. Khốn nỗi phần đông thì hoặc nằm bẹp tại chỗ, hoặc chạy lớ ngớ, khóc như ri, khiến thầy phải lao qua lao lại nhiều bận để đưa hết bọn họ xuống hầm. Người học trò cuối cùng được đưa đến nơi an toàn, thì một quả bom nổ kề miệng hầm, phạt mất của thầy một cánh tay. Chú có biết người học trò cuối cùng ấy là ai không?... Là ba cháu… ba cháu, chú ạ. Là ba cháu…

Cậu bé lại nuốt khan nước bọt, nhìn xa xôi. Tôi đọc được rất nhiều điều trong cặp mắt vừa trong sáng hồn nhiên vừa đăm chiêu từng trải đó, và nghĩ cách lái câu chuyện qua hướng khác…

- Hoá ra ba cháu lấy vợ cũng muộn nhỉ?

- Muộn. Bốn tám tuổi, ba cháu mới lấy vợ, năm mốt tuổi mới sinh con, mà chỉ sinh một mình cháu thôi. Nghe đâu, trước đó ba cháu không muốn lập gia đình đâu.

- Sao vậy?- Tôi ngạc nhiên hỏi.

- Ba cháu tưởng mình bị nhiễm phải chất độc màu da cam. Chẳng là… ba cháu có mấy năm đánh Mỹ ở chiến trường Khu Năm, nơi tụi Mỹ rải rất nhiều thứ đó. Hơn nữa, bao nhiên đồng đội của ba cháu hồi đó sống sót trở về, sau này lấy vợ sinh con toàn những đứa con bị tật, nên ba cháu càng sợ. May nhờ thầy giáo Đệ khuyên giải mãi, ba cháu mới “liều một phen” nên mới có cháu được chứ…

- Chắc ba cháu quý thầy Đệ lắm nhỉ?

- Khỏi phải nói- Cậu bé gần như chồm lên- Với ba cháu, thầy Đệ là mẫu mực tất cả mọi thứ để mình học tập. Viết chữ đẹp như thầy Đệ. Đi đứng khoan thai như thầy Đệ. Sống có nghĩa có tình như thầy Đệ … như thầy Đệ, như thầy Đệ tất tần tật. Như thầy Đệ là tốt, là đúng, là hay; không như thầy Đệ là xấu, là sai, là dở, vậy thôi.

Bỗng nhiên cậu bé liếc nhìn tôi vẻ nghi ngại. Nhưng nhận được cái gật gù cổ vũ của tôi, cậu lại tiếp tục tri trô:

- Chú này, nghe bà con cô bác kể lại, thì hồi còn học cấp một, ba cháu bám thầy Đệ dai như đỉa. Thế nhưng thầy chẳng những không bực mình chút nào mà còn thích thú nữa cơ. Lớn lên, đi học xa nhà, rồi đi bộ đội, kể cả thời gian chiến đấu trong Nam, bất cứ hoàn cảnh nào, ba cháu cũng gửi được thư về báo cáo thành tích học tập, đánh giặc với thầy. Sau ngày giải ngũ trở về quê, ba cháu chăm nom săn sóc thầy như con cái đối với cha mẹ. Hằng năm, đến ngày 20 tháng 11, thế nào ba cháu cũng có quà đem biếu thầy. Quà nhỏ thôi, nhưng của ít lòng nhiều phải không chú?

- Phải rồi! Thầy nào trò ấy. Ba cháu cũng biết ăn biết ở như thầy Đệ rồi đó.

- Cảm ơn chú đã nghĩ tốt về cha cháu- Cậu bé ngã hẳn vào tôi, giọng gần như thì thào- Sau ngày ba cháu mất, thầy giáo có sự hụt hẫng sao đó. Nom buồn buồn là… Hằng năm đến ngày 20 tháng 11, thấy các thầy các cô “đương chức đương quyền” có học trò đến thăm hỏi lũ lượt ra vào, còn nhà mình vắng tanh vắng ngắt, thầy Đệ tủi thân lắm thì phải, ra bờ ao bó gối ngồi một mình ủ rũ, nom tội lắm chú ơi. Vì thế mà… vì thế mà mà…

- Mà sao cháu? - Tôi sốt ruột hỏi, và cậu bé cười buồn.

- Vì thế mà… qua đầu năm nay, khi đã tự mình kiếm đủ bát cơm ăn, cháu tự nhủ: từ rày, hằng năm vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam, dù đi đâu, ở đâu, mình cũng phải thay cha mình kiếm chút quà mọn mang về biếu thầy, kẻo tội.

- Không ngờ cháu tôi đã biết suy nghĩ sâu sắc đến thế!

- Tập dần đi là vừa, chú ạ! Chú xem, cháu có món quà nhỏ đem về biếu thầy giáo Đệ đây này.

Lục trong bị lác, cậu bé lấy ra một bọc giấy báo dày cộp, to bằng chiếc ghế đòn, đặt vào tay tôi. Tôi cẩn thận bóc lớp giấy để lộ ra một chiếc áo ấm màu mận chín, còn thơm mùi long não.

- Cháu mua hết bao nhiêu? - Tôi hỏi.

- Năm trăm hai chục ngàn đồng. Áo “phao” Đức chính hãng, cháu phải dành dụm cả chín tháng trời mới mua được nó đó.

Tôi lại thấy cay cay trong sống mũi vì xúc động. Với một đứa trẻ côi cút ngần ấy tuổi đầu, “bạ đâu ăn đấy, bạ đâu ngủ đấy”, kiếm sống bằng nghề đánh giầy hoặc rửa chén bát thuê cho các hiệu ăn, thu nhập vài chục nghìn đồng một ngày, vậy mà dám bỏ ra một lúc hơn nửa triệu đồng mua quà biếu thầy học của cha mình nhân ngày Nhà giáo, thì quả là một điều làm cho người lớn nào cũng phải suy nghĩ.

- Cầu Đôi sắp đến rồi! Ai xuống Cầu Đôi chuẩn bị! - Chợt tiếng the thé làm tôi giật mình.

Gói lại chiếc áo ấm, bỏ vào bị lác, tôi nhắc cậu bé đội mũ, đi dép. Tôi dẫn cậu ra cửa, và khi xe dừng lại, tôi dắt cậu xuống đất. Tôi bảo cậu cài cúc áo kẻo trời se lạnh. Nghĩa là tôi đã làm đủ mọi điều cần thiết trước lúc chia tay người bạn đường nhỏ tuổi. Nhưng đến khi chiếc xe bóp còi bim bim rù rì chuyển bánh và đã đi xa một quãng, tôi mới chợt nhớ mình quên một việc quan trọng là chưa biết họ tên cậu bé- “Cháu tên gì cháu ơi!”- Tôi gào lên…

Nhưng không kịp nữa rồi! Trả lời tôi chỉ có tiếng còi xe và tiếng cười nhạo của mụ chủ xe mặt mày bặm trợn, chân tay béo có ngấn…/.

Quảng Hoà

Hoa cẩm tú cầu ứng mệnh

Vào một đêm mưa lạnh năm 2001, anh Lê Hựu, một nghệ sĩ nhiếp ảnh thích săn tìm cảnh đẹp ở Sa Pa, gọi điện cho tôi, người viết truyện này:

“Ở Sa Pa mới có chuyện lạ cậu ạ. Người mà nói chuyện được với hoa, lại thấy hoa hiện lên thành người nữa. Hiện tôi đang giữ quyển nhật ký chép lại cái chuyện nghe như bịa ấy. Lúc nào vào đây, tôi cho xem”.

Ngày hôm sau, tôi từ thị xã Lào Cai vào thị trấn Sa Pa gặp anh Hựu. Đúng là anh đang có trong tay một cuốn sổ hơi nhàu và ố bẩn, ghi những việc xảy ra hằng ngày xen lẫn những mẩu tâm tư vụn vặt của một chàng trai 17 tuổi. Trong đó, đáng chú ý nhất là trang kể lại việc chàng ta đã từng trò chuyện với hoa cẩm tú cầu.

Xin kể độc giả nghe về người thanh niên này một chút.

Người trồng hoa có giấc mơ màu rêu đỏ...

Người thanh niên có cuốn nhật ký tên là Tú. Tú là công nhân trồng và chăm sóc hoa, cây cối trên đồi Sa Pa, quả đồi phía sau thị trấn dành cho du khách đến vãn cảnh. Tú học hết lớp 9, thi vào sư phạm hệ tiểu học không đỗ, thấy công ty du lịch tuyển người thì xin vào làm. Người Tú thấp mập, mặt rỗ, tóc xoăn, bàn tay to bản, ngón ngắn chùn chùn. Mắt Tú lờ đờ, ai bảo làm gì cũng làm. Mọi người gọi Tú là “Tú đần”. Tú ít nghĩ ngợi lắm.




Những công nhân cùng làm trên đồi với Tú đều có chồng có vợ, buổi tối họ về nhà, riêng Tú được ban quản lý cho ở tại một cái nhà gỗ trong vườn cây trên đồi. Nhà được dựng trên bốn cột, có thang bắc lên như nhà sàn nhưng nhỏ như chuồng chim, nhìn thoáng qua không phát hiện ra vì được phủ kín bởi dây hoa bìm bìm. Quanh nhà có những cây hoàng bá xám rêu, xen những cây lê vài chục tuổi. Được ở đây Tú thích lắm. Đêm đêm, Tú thấy bóng tối quanh nhà luôn có màu lam dìu dịu. Đó là do sự tán sắc từ màu xanh biếc của hoa bìm bìm nhưng Tú chịu, không giải thích nổi. Những ngày ấm cái màu đó rất dễ chịu, nhưng trời lạnh màu xanh biếc càng lạnh thêm.

Điều làm Tú thấy buồn cười nhất ở Sa Pa là phép mầu của thời tiết. Đang giữa mùa hè mà có lúc sương mù xóa mất cả thị trấn, lơ đi một chút, ngoảnh mặt lại đã thấy nhà cửa, người ngựa biến hết đi đâu. Sương tụ đặc như khói quẩn trên đường, nhét đầy các ngõ ngách.

Ở trên đồi, Tú thích thú nhìn sương bay ngùn ngụt từng đám lớn ngay ngoài cửa, có lần thò tay cố lôi một nắm vào trong nhà mà không được. Nhìn sang Phan Xi Păng, thấy những tảng trắng đặc bò lan trên sườn và nhồi kín trong hẻm núi, không biết gọi là mây hay là sương.

Trên đồi Sa Pa có thảm thực vật dày và rất nhiều rêu đỏ. Loại rêu này giống màu cà rốt, nghe nói chỉ có ở vùng ôn đới. Nó phủ trên đá, bám vào những thân cây mốc meo già cỗi. Nhìn vào cái màu ấm nóng của nó, ngay cả những ngày giá băng, tự dưng thấy đỡ rét. Tú không hiểu sao giấc mơ hằng đêm của mình luôn nhòe trong màu rêu đỏ. Trời mây đỏ, thảm cỏ đỏ, tất cả bồng bềnh. Tú hỏi, người bạn làm cùng bảo như thế là đời Tú đơn lạnh, khao khát lắm mà chẳng bao giờ tìm được tổ ấm đâu.

... và cô gái múa điệu vờn mây

Trên đồi Sa Pa, ngoài những mảnh vườn do Tú và vài người nữa chăm sóc, còn có một khu nhà sàn được gọi là làng văn hóa dân tộc. Làng được chia ra hai khoảng đồi. Một bên là nơi vừa may thêu hàng thổ cẩm, vừa bán và cho thuê trang phục dân tộc. Du khách đến đây tha hồ mặc thử những bộ quần áo may theo kiểu người Mông, người Dao, người Thái để chụp ảnh.

Còn bên kia, nơi suốt ngày réo rắt tiếng nhạc ngân trong bảng lảng sương mù, là nơi biểu diễn nghệ thuật dân tộc. Trèo lên ngôi nhà sàn này, chỉ bỏ ra một chút tiền, khách phiêu lãng lại được hưởng cái thú nghe hát, xem múa và thưởng ngắm những đường cong yểu điệu của tiên nữ xứ hoa đào.

May là một trong những tiên nữ đó.

May 17 tuổi, cũng học hết lớp 9 như Tú. Nghe đâu May từng học ở nhà văn hóa thiếu nhi của tỉnh rồi lỡ có thai với một chàng nhạc công nên bỏ học, theo tiếng gọi của mây gió mà vào Sa Pa. May người thon nhỏ, tay mềm oặt, da trắng ngần. Mỗi lần May vận trang phục dân tộc ra sàn biểu diễn, cả cơ thể lại uốn mềm lả lướt. Người nhẹ như bay, xung quanh khói tỏa, mây vờn. Tay cong vắt khép lại, nở xòe. Mây trôi đi, mây lại bay về đậu. Khách xem ngấm lời, ngấm người, ngấm nhạc mà say mềm, đó là vũ điệu vờn mây, vuốt gió của May. Tú mê May lắm.

Tiếng là ở cùng trên một quả đồi nhưng chẳng mấy lúc Tú được gặp May. Mỗi người một việc. Tú thì lầm lụi tưới cây, vặt cỏ, May thì suốt ngày múa hát, đêm xuống lại về nhà người chị họ trong thị trấn. Lần nào trông thấy Tú từ xa, May cũng vẫy tay cười, có lúc còn trêu chọc Tú. Tú thổn thức. Tiếng cười làm ướt giấc ngủ hằng đêm.

Một hôm có chương trình biểu diễn đặc biệt vào buổi tối, Tú biết là May ngủ lại nhà sàn không về. Đêm đó sương mù xanh lam dày đặc, cuồn cuộn bay như khói ngập nhà sàn. Khách lãng du la đà uống rượu trong quán cá hồi ở lưng đồi, ngả nghiêng say, chật vật rẽ sương, rẽ mây lên đỉnh đồi nghe hát. Tú đứng với May ở chân cột nhà sàn, hồi hộp chảy nước mắt. Sương bay lãng đãng qua mặt hai người.

Đêm nay, dù phải chết, Tú cũng làm cho mọi việc ra ngô ra khoai. Khi Tú hỏi May có thích Tú không, May trả lời “không biết” rồi bật cười. Run lên, Tú hỏi May có đồng ý xuống cái chòi của Tú chơi khi tàn cuộc hát không, May lại cười, lửng lơ “không biết”. Rồi May lẩn vào sương mù...

Mấy hôm liền Tú không trông thấy May, cũng không thấy May cười gọi mình từ xa nữa. Không biết vì sao chuyện Tú tỏ tình với May loang khắp đồi như mùi hoa dạ hương. “Nó tránh mặt mày, như thế là nó thẹn, nhưng chứng tỏ nó yêu mày đấy” - mấy anh trong tổ làm vườn bảo Tú. “Người có tóc xoăn thì thông minh. Chắc nó yêu mày ở khoản tóc”.

Tú vừa mừng vừa hoang mang, đợi lúc chiều tàn rụt rè lên nhà sàn tìm May. “May đi thác Bạc với khách ở Hà Nội lên rồi”. “May đi với bồ rồi!”... Những cái nhìn giễu cợt xoáy vào lưng. Tú ôm đầu chạy xuống thị trấn. Trời ơi, May yêu Tú mà sao còn đi với người khác... Tú định hỏi mượn xe máy đi tìm May, nhưng một lát sau mới nhớ ra rằng mình không biết đi xe máy. Tú gọi xe ôm, bảo chạy vào đường Ô Quy Hồ.

Con đường hun hút giữa núi đồi nhấp nhô ngọn cây lá kim hình tháp, lấp loáng những vạt nắng hanh vàng mỏng mảnh, đẹp như cảnh trong phim châu Âu. Nắng Sa Pa bao giờ cũng là thứ nắng rất nhẹ, rất thanh, là vàng chắt ra từ thiên nhiên, dát lên đồi núi phút nào quí phút ấy.

Người coi chiếc lán ở gần chân thác nói với Tú: có cô gái trẻ đưa người đàn ông vào chơi thác rồi rủ nhau đi thung lũng Mường Hoa rồi. Xe quay trở ra. Tú ứa nước mắt. Dù có tiêu hết lương tháng này vào tiền xe ôm, Tú cũng phải tìm bằng được May. Đường đi thung lũng Mường Hoa bị tắc nghẽn vì đất lở, một chiếc máy xúc kềnh càng đang dọn đường. Tú bảo người lái xe ôm quay về, rồi một mình chạy bộ đi Mường Hoa.

Đến nơi thì màn đêm xanh lam đã đổ tràn thung lũng. Tú chạy trên thung, vừa chạy vừa ngửa mặt lên trời gọi May. Trời vằng vặc xanh. Về khuya sương mù bốc lên ngùn ngụt, tỏa lấp trời mênh mông. Thung lũng biến thành cái chảo khói. Suốt đêm sương lùng nhùng vây bọc, đẩy Tú chơi vơi trong mê lộ. Sáng hôm sau người Tú tím ngắt vì rét, phải vừa bò lên miệng thung lũng, vừa đợi sương tan mới tìm thấy đường về...

Nghe nói người khách Hà Nội chỉ gặp May một lần rồi không thấy lên nữa. May viết thư, chờ ngóng, rồi cũng nguôi ngoai. Lại nghe nói May ra thị xã nạo thai. “Còn nghĩ đến người ấy nữa không?” - một hôm Tú hỏi May. May ngẩn ngơ trả lời “không biết”. “Giờ nó là bông hoa vô chủ rồi, mày cố mà hái đi. Thời cơ đấy” - mấy anh trong tổ làm vườn bảo Tú. Tú lại hi vọng bồn chồn.

Tích tích tăm... tích tích tăm... tiếng nhạc réo rắt, vũ điệu nhịp nhàng. Ngày ngày, ngôi nhà sàn trên đỉnh đồi vẫn nườm nượp những người. Du khách ngất ngưởng, la đà. May múa dẻo hơn nhưng mắt May tỉnh táo, bớt mơ màng hơn. Tích tích tăm, tích tích tăm...

Một hôm là ngày lễ, ai cũng được nghỉ. Tú xuống nhà chị họ của May trong thị trấn, định rủ May đi chơi suối Cát Cát. “May đi Phan Xi Păng với Mai Cồ rồi”. “Mai Cồ nào?”. “Mai Cồ người Anh, yêu con May một tháng rồi, không biết à thằng đần”.

Mai Cồ, viết tiếng Anh là Michael nhưng Tú không biết. Tú đứng ngẩn ngơ một lúc, tay cào lên đám tóc xoăn. Cái mặt rỗ hoa trông đần lại càng đần.

Nắng tắt, chiều tàn, Tú ở điểm cao 1.900m. Bàng hoàng nhìn lên đỉnh núi mù mịt lấp trời. Lúc này mới nhớ ra rằng không ai leo Phan Xi Păng một mình bao giờ. Hình như người ta phải thuê một người Mông bản xứ dẫn đường và gồng gánh thức ăn, chăn chiếu, lều bạt.

Nước mắt ròng ròng. May bội bạc với Tú đến mức này. Nghĩ cảnh đêm nay ông Tây nào đó có tên Mai Cồ hì hục trườn trên người May, xung quanh chờn vờn mây khói, Tú muốn cắn đứt lưỡi mình. Không, người Mông đi được, Tú cũng đi được. Tú cắm cúi trèo. Một chặng. Hai chặng. Khí núi thốc ra lạnh buốt.

- May ơi...

Âm thanh dội vào núi, vọng ra khản đặc: “May... ơi...”.

- Mai Cồ...

Núi rền rĩ đáp lại: “Mai... Cồ...”.

Ào ạt. Ào ào. Sức gió đẩy tưởng dán người vào vách núi.

Tú ngợp trong rừng lanh sam rồi pơmu. Không khí đặc sệt. Mây bùng nhùng bò lan trên đất, giắt cành cây. Tú khóc thành tiếng. Nước mắt đông cứng lại. Tú nhổ bọt, nước bọt cô thành keo. Tú đái vào đá, nước tiểu cũng vón lại thành băng. Mẹ ơi rét quá... Suốt đêm cái rét rứt từng mẩu thịt Tú. Nhưng Tú không chết. Ngọn lửa tình yêu làm Tú không chết.

Mấy ngày sau, Tú nhìn thấy May ngồi ăn ngô nướng trong thị trấn với một chàng Tây gầy nhẳng, mắt xanh lét, tóc rười rượi như nắng vàng. Anh ta chính là Mai Cồ, tức Michael, người của một tổ chức phi chính phủ có văn phòng đại diện tại Sa Pa. Ít lâu sau nghe nói anh ta về nước, có rủ May theo nhưng May từ chối.

Người ta lại thấy May vi vút đi về với một gã đẹp trai ngoài thị xã. Tích tích tăm... tích tích tăm... May múa càng dẻo nhưng nét mặt May dạn dĩ hơn nhiều. “Còn nhớ Mai Cồ không?” - Tú hỏi. “Không biết” - May thờ ơ đáp. “May quên hẳn Tú rồi à?” - Tú lại hỏi. “Tú khỏe mạnh, May cũng thích, nhưng May còn thích nhiều người khác nữa. Nếu Tú thật lòng với May thì gắng đợi”. May nói rồi thả mình trong vũ điệu vờn mây. Tú lại bồn chồn. Tích tích tăm... tích tích tăm...

Hoa cẩm tú cầu kể chuyện mình

Đến đây có lẽ phải cho độc giả biết sơ qua về hoa trên đồi Sa Pa do tổ làm vườn của Tú chăm sóc. Những thảm hoa này được đặt tên là “Vườn châu Âu”. Để tránh làm cho độc giả mệt trí, tôi không tả tỉ mỉ tất cả các loài hoa được trồng ở đây, chỉ muốn nhắc đến một số loài rất đáng yêu như hoa chuông tím mộng mơ và sang quí, hoa mai thiên hương man mác trắng mơ hồ, hoa pentolia mang tên Tây nhưng bình dị như cây mồng tơi, hoa thanh anh đỏng đảnh kiêu kỳ chỉ quen khí hậu ôn đới, mang ra xứ nóng sẽ bé dần. Để tránh sự ganh tị, cũng nên nhắc đến rum, lưu ly, su xi, thượng đỉnh, cẩm tú cầu.

Tú yêu tất cả các loài hoa. Những loài đến từ phương trời xa xôi, ngày đầu ít nhiều được Tú nâng niu thiên vị để rồi chung sống bình đẳng với các loài khác khi đã quen dần.

Vào một buổi tối mùa xuân, Tú nằm trong chăn nhìn bóng đêm dìu dịu buông trùm lên ngôi nhà gỗ, vẫn màu tối hòa sắc với xanh lam phản chiếu từ hoa bìm bìm. Hôm ấy Tú khá mệt vì phải trồng một hàng cây trắc bách diệp dọc lối dẫn lên khu nhà sàn, nên lúc này muốn tận hưởng cảm giác nghỉ ngơi, không nghĩ, không làm gì cả. Điều Tú sợ nhất là cứ phải nghĩ, một việc thật không cần thiết.

Đang trong trạng thái lơ mơ ngưng đọng thế, thì có tiếng chân người rất khẽ bước lên thang. “Ai thế nhỉ?” - Tú hơi bực mình vì lại phải nghĩ. Tiếng chân dừng lại bên ngoài cánh cửa khép và có tiếng gọi khẽ. Ý nghĩ thứ hai còn lơ lửng đâu đó chưa nhập vào đầu Tú, nhưng theo phản xạ Tú quài tay bật công tắc điện phía trên đầu. Điện không sáng. Tú nhỏm dậy vừa lúc cánh cửa bật mở và một luồng sương trắng từ ngoài cuồn cuộn thốc vào.

Sương mù mịt vẩn lên khắp nhà, lạnh buốt. Tú lờ mờ nhìn thấy trong sương một hình người. Khi sương lắng hết và ánh sáng xanh nhạt bên ngoài làm mọi vật trong nhà nhìn được khá rõ, thì Tú thấy rợn người lên.

Ngồi ngay trước mặt Tú, trên chiếc ghế được đóng bằng gỗ xấu là một người con gái lạ. Cô ta không giống bất cứ ai trong số các cô gái biểu diễn ở nhà sàn. Mặc dù ý nghĩ của Tú luôn đến chậm hơn những người bình thường gần một phút, Tú vẫn cảm nhận được da người đó trắng mịn, bộ váy áo hơi nhàu nhưng sạch sẽ và thoảng mùi thơm rất nhẹ.

Người đó kéo vạt váy, khép hai đùi lại và mỉm cười. Nét cười lẳng lơ huyền bí.

Tú nhìn cô ta, càng nhìn càng thấy sợ. Rõ ràng ngồi đó là một người mà vẫn có cảm giác không phải là người.

- Em là hoa cẩm tú cầu... - cô gái nói, âm sắc trong như sương - Nhờ có các anh ngày ngày chăm sóc, chúng em được sống mát mẻ, bình an. Dẫu thân hoa cỏ, đêm nay đường đột gặp anh mong sẻ chia chút chuyện đời mình...

Giọng cô gái rì rầm như gió thổi qua vạt bìm bìm xanh rợp. Bộ óc đầy bóng tối của Tú căng ra, le lói ý nghĩ không phải mình đang mơ mà là sự sống thực. Thì ra cẩm tú cầu, loài hoa trong một năm tuần tự chuyển màu từ trắng sang xanh, tím, phớt hồng, chính là kiếp đàn bà luôn thay đổi tình duyên, không bao giờ chung thủy.

- Anh đừng trách May - Cô gái nói - Cô ấy sinh năm 1980, tuổi Giáp Thân, mạng mộc. Mộc là cây, là cỏ, là hoa. Cái mệnh của May ứng với hoa cẩm tú cầu, mệnh ấy phải qua tay nhiều người nên May luôn thay lòng đổi dạ...

- May chẳng có lỗi gì... - mãi rồi Tú mới mở miệng.

- Anh thật nhân hậu... Những cô gái bán hoa cũng vậy, tự lòng họ không lả lơi đĩ điếm mà họ bị chiếu mệnh bởi cẩm tú cầu.

- Còn đàn ông thì...

- Loài hoa em đã ám vào người nào, thì người đó phải muộn vợ hoặc sống cô độc suốt đời. Đó là duyên âm theo cách gọi của loài người. Bao nhiêu năm rồi em vẫn đi theo một người đàn ông trong thị trấn này. Người ấy là thợ may, tên là Thụ...

Chợt có tiếng gió u u từ xa vọng lại. Hoa cẩm tú cầu đứng dậy, liếc Tú và cười một mình. Bóng đêm ngoài cửa được pha bằng màu tối từ vòm lá rợp và màu xanh biếc hắt lên từ hoa bìm bìm càng làm khuôn mặt nhìn nghiêng của cô thêm huyền hoặc. Giọng nói vẫn như được lọc từ sương.

- Loài người bây giờ tỉnh táo quá, hồn hoa em không gần được. Chỉ có anh là sống sơ giản, gần với cỏ cây. Anh nhớ từ nay, vào những đêm nhiều sương, em lại đến...

Cô gái chào Tú và bước xuống thang. Khi Tú đẩy cửa nhìn ra chỉ thấy sương mù dâng lên nghi ngút.

Ngày hôm sau, Tú vào thị trấn tìm nhà ông Thụ. Đúng như hoa cẩm tú cầu đã kể, trong phố có một người thợ may tên là Thụ. Hiệu của ông bán hàng thổ cẩm, ở góc cửa có một manơcanh đàn bà môi đỏ luôn nhìn khách bằng con mắt lạnh lùng.

Người tình của manơcanh

Ông Thụ sống độc thân trong ngôi nhà xinh đẹp ba tầng. Người ông nhỏ thó, mắt màu tro, mũi khoằm, da đỏ như da gà chọi. Khi Tú đến, ông đang gò lưng trên nền với cái chổi lau nhà, chà đi xát lại làm cho cái nền vốn đã sạch càng bóng lộn lên. Trông hệt như một lão phù thủy cưỡi trên chiếc chổi thần.

- Tôi bị bệnh T.O.C, nói đầy đủ bằng tiếng Anh là Compulsive obsession trouble, là bệnh rối loạn ám ảnh không cưỡng được. Hiểu nôm na thì đó là bệnh quá cẩn thận. Bệnh này chia làm hai nhóm: nhóm “lau rửa” và nhóm “kiểm tra”. Tôi bị mắc cả hai, cậu ạ.

Đầu Tú co giãn, cố vận động ý nghĩ nhưng không hiểu gì. Ông Thụ lại nói như bắn súng liên thanh:

- Tôi biết cậu là một thằng đần, rất đần, óc cậu ít nếp nhăn nhưng tiếp xúc với người như thế đỡ phải đề phòng. Tôi mệt mỏi vì cái bệnh cẩn thận lắm rồi, biết mà không chống lại được. Nó là hậu quả của stress do lao động trí óc nhiều quá. Cậu không biết, nghề may chỉ giải trí, chứ tôi đã từng nhiều năm nghiên cứu bãi đá cổ Sa Pa, về sự dày công phải xếp ngang người Pháp. Chiều nay tôi đóng cửa hiệu không bán, cậu ở đây uống rượu với tôi, tôi đang muốn thư giãn...

Cả chiều hôm ấy Tú cùng ông bạn già lụi cụi nấu nướng, uống rượu la đà đến đêm. Lúc ngà say, ông Thụ vào toalét, đánh rơi kính trong đó. Quờ quạng tìm kính, ông lỡ thọc tay vào nước trong cái xí bệt. Ông hét lên, cuống cuồng lấy bàn chải và xà phòng thơm, ngồi kì cọ tay mình đến trầy da, bật máu. Lấy khăn khô thấm máu, ông rên rỉ:

- Bệnh T.O.C là thế đấy, Tú ạ. Vi trùng khiêu vũ quanh mình nhiều lắm, đời tôi lúc nào cũng ghê sợ chúng nó. Tôi thèm khát sự sạch sẽ. Nhà sạch, người sạch, tư duy sạch, tâm hồn sạch...

Tú hỏi vì sao ông không lấy vợ. Ông nói, giọng tha thiết:

- Chính vì tôi không chịu được sự ô uế, vấy bẩn đó Tú ạ. Từ thời trai trẻ, mỗi người con gái định lấy tôi đều kiểm tra. Bao nhiêu miếng vải trắng đã trải xuống giường tôi không nhớ nữa. Bao nhiêu người giã biệt, không hề một giọt máu đào. Tôi khinh thường đàn bà, không hiểu nổi vì sao có mỗi cái của mình mà họ không giữ được. Cho đến cuối năm vừa rồi, vào một buổi tối mùa đông giá lạnh, đúng ngày tôi tròn 57 tuổi, có một đứa con gái còn rất trẻ đã đến với tôi...

Ông chạm ly với Tú, mắt rưng rưng:

- Nó biết tôi giàu, rất giàu. Nhưng khi nhìn thấy mảnh vải trắng, nó tái mặt, sững người rồi chạy xuống cầu thang. Tôi đứng chết trân, nghe gió xô vào cửa kính, cảm giác như nó vừa ném mảnh vải vào mặt mình. Tôi, một thằng già gần 60 tuổi, lẽ ra phải biết chấp nhận, vậy mà còn khắt khe đòi hỏi một giọt máu đào. Còn thèm máu của một đứa trẻ ranh. Cái con bé tên May ấy, xinh lắm, như được nặn ra từ tuyết trắng. Thế mà tôi đã không...

Tú há hốc mồm, tự rót rượu cho mình. Tú uống, uống mãi, nước mắt chảy ròng trên cái má rỗ. Ông Thụ nức nở, thầm thì:

- Tôi là người cổ lỗ, mốc meo, mối mọt rồi. Nhưng tôi quyết trọn đời không sống khác. Tôi tôn thờ sự trong sạch, trinh trắng, chính vì vậy mà tôi yêu hết lòng Sa Pa. Một Sa Pa xưa với những cây đào rêu phủ mốc meo, những biệt thự có lò sưởi cũ kỹ. Tuyết Sa Pa trắng sạch nhất thế gian này...

Đêm đó Tú ngủ lại nhà người thợ may. Ông để Tú ngủ ở tầng ba, còn ông ở tầng hai. Tú thấy ông lên giường trùm chăn, rồi lục sục trở dậy. Ông lên phòng Tú, xộc vào toalét, lẩm bẩm: “Không biết cái vòi nước đã vặn chặt chưa”. Về giường nằm được một lúc ông lại dậy, nói một mình: “Hình như chưa tắt điện bếp thì phải”. Lần thứ ba ông dậy là xuống tầng một, lạch cạch sờ vào cửa xếp, chắc để kiểm tra xem chắc chắn đã khóa cửa chưa. Tú lơ mơ hiểu rằng ông đang bị bệnh T.O.C hành hạ.

Đêm ấy rượu làm Tú khát quá, trong mơ cứ lang thang đi tìm nước. Đi mãi chỉ thấy rêu đỏ mênh mông như sa mạc. Quá nửa đêm tỉnh giấc, Tú xuống tầng dưới tìm bình nước lạnh. Ngó vào giường ông Thụ, Tú trố mắt. Dưới lớp chăn xốp đắp đến ngực, ông đang ôm một người đàn bà cởi trần. Một bàn tay ông ấp vào khe vú của cô ta, đôi vú nõn nường như trái lê phủ tuyết. Dù vẫn còn say, Tú tin rằng mình không hoa mắt, liền đánh bạo đi đến tận giường. Cúi nhìn, Tú thất kinh. Người đàn bà vẫn trừng trừng mở mắt, đôi môi đỏ chót và da trắng đến rợn người.

Phải mất vài phút, Tú mới nghĩ ra và ngó xuống tầng một. Cô gái manơcanh không còn đứng ở góc tường. Mãi về sau này, Tú cũng hiểu ra rằng người thợ may kia thà đêm đêm ôm ấp một hình nhân trong sạch, còn hơn sống với bất cứ người đàn bà đã bị vấy bẩn nào.

***

Đã nhiều đêm sương mù nhưng cô gái lạ lùng không đến với Tú lần nào nữa. Tháng ngày trôi đi như trong mơ. Một sớm kia, giữa vạt cẩm tú cầu xao xác, Tú ngạc nhiên thấy một bông rất lạ. Bông này trắng xanh, trong khi những bông khác đã đổi màu hồng. Nó nở xòa ngơ ngác, đu đưa, như quả cầu nàng công chúa trên mây trót gieo nhầm xuống mặt đất.

- Từ hôm Tú chỉ cho tôi bông hoa ấy, ngày nào tôi cũng lên đồi theo dõi nó - Lê Hựu nói - Thật lạ, tất cả màu hồng, riêng nó vẫn xanh, làm mình đâm ra thích cái màu xanh ấy. Tôi vốn hoài cổ. Những gì thay đổi cũng hay, nhưng sao nhiều lúc lại muốn mọi sự đứng yên, cứ thế, mãi thế...

- Có lẽ anh hợp với lão Thụ.

- Ừ. Người ta bảo lão là gàn nhưng tôi lại hình dung Sa Pa lãng đãng phải có những người như thế. Một lão thợ may sắp mừng thọ vẫn khát thèm những giọt trinh tiết, một anh trồng hoa ngốc nghếch theo đuổi những giấc mơ màu rêu. À, tôi cho cậu xem bức ảnh tôi chụp thảm hoa cẩm tú cầu...

- Đây có phải bông hoa xanh không chuyển màu?

- Nó đấy. Cậu đặt cho nó một cái tên để tôi đem dự triển lãm ảnh, nếu hay tôi đãi cậu bữa rượu cá hồi. Cậu xem, du khách trong quán ngả nghiêng hết cả rồi. Hôm nay nhiều sương mù, tự dưng thấy mình cũng thèm phiêu lãng.

- Rồi rẽ mây lên đỉnh đồi xem em May múa chứ?

- O.K. Tôi tạm đặt tên ảnh là “Bản sắc”, được không?

- “Bản sắc” hay “Bảo thủ”?

Lê Hựu cười vang. Chúng tôi đi vào quán cá hồi.../.
DBS M05479
Quang Cao