Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

MUỐN GIAO TIẾP TỐT PHẢI BIẾT CÁCH LẮNG NGHE

Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện .



- Lắng nghe một cách chủ động :
Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.

- Tập trung :
Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánhgiá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.

- Đặt câu hỏi :
Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theoý mình. Khi người nói bỗng dưngđề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rấtdễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sangcâu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cáchtốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.

- Hưởng ứng người nói :
Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói:“Vậy ý của bạn là…” hay “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không…” Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể :
Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.

- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày :
Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạnsẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói,thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.

- Im lặng :
Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sựthoải mái khi ở trong môi trườngđó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp ngườinói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.

Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phứctạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?

- Thái độ lắng nghe chưa tốt :
Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lạithì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.

- Không chuẩn bị :
Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chínhlà nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.

8 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN LUÔN TỈNH TÁO Ở VĂN PHÒNG

1. Không uống quá nhiều cà phê

Caffeine trong cà phê có thể mang lại lợi ích, giữ cho bạn tỉnh táo và làm việc tốt hơn với điều kiện giới hạn chỉ uống không quá 2 tách cà phê mỗi ngày. Caffeine trong cà phê có thể làm cho cơ thể bị mất nước, làm cho bạn bị chóng mặt và tạo ra những vấn đề khác.


2. Giữ nước cho cơ thể

Uống nhiều nước để giữ cho hệ thống cơ thể luôn trong tình trạng đủ nước. Ngay cả việc uống nhiều nước khiến bạn đi vệ sinh nhiều cũng không vấn đề gì, vì nó giúp thận thải các chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể.

3. Không bỏ bữa ăn sáng

Nếu bạn bỏ qua bữa ăn sáng, bạn sẽ thấy mình thèm bữa ăn nhẹ có đường, có chất béo vì bị cơn đói tấn công sau đó vào buổi sáng. Do vậy, đừng bỏ qua bữa ăn sáng rất quan trọng, một bữa ăn sáng no đủ. Do đó, bạn cần dành thời gian cho một bữa ăn sáng lành mạnh.

4. Mang theo đồ ăn nhẹ lành mạnh đến văn phòng

Dự trữ trái cây theo mùa, sữa chua không đường, các loại hạt, và bánh quy giòn, ngũ cốc nguyên hạt... ở văn phòng để phòng trường hợp đói giữa buổi hoặc trong những lúc bạn không kịp ăn trưa đúng giờ.

5. Mang thức ăn đi làm

Mang cơm đi làm không những tiết kiệm mà còn tốt hơn rất nhiều so với thường xuyên phải ra ngoài ăn. Thứ nhất là đồ ăn hợp vệ sinh, thứ hai là hợp khẩu vị và thứ ba là tốt hơn rất nhiều cho sức khỏe.

6. Không ăn mừng quá nhiều

Ai cũng biết dân văn phòng thì có thể ăn liên hoan bất cứ khi nào với bất kì lý do gì, ví dụ như kí được hợp đồng, được thưởng vượt chỉ tiêu, chia tay hay chào đón đồng nghiệp... Và hầu hết sự lựa chọn thường là bánh ngọt, bánh quy, pizza và các loại bánh trái khác. Việc ăn mừng này không phải là xấu nhưng đừng quá thường xuyên và ăn quá nhiều đồ ngọt là được.

7. Không bỏ bữa ăn

Khi bạn không nên bỏ qua bữa ăn sáng, thì bạn cũng không nên bỏ qua bất kỳ bữa ăn nào khác trong ngày, nhất là bữa trưa. Hãy dành thời gian và ưu tiên cho một bữa ăn trưa lành mạnh.

8. Không ăn tại bàn làm việc

Có lý do rất nhiều lý do tại sao bạn không nên làm điều này. Thứ nhất ăn tại bàn làm việc có nghĩa rằng bạn có thể ăn mà không nghĩ vì não còn đang bận làm những việc khác như kiểm tra thư... Điều này có thể khiến bạn ăn quá nhiều mà không biết rằng mình đã no.
Ngoài ra ăn tại bàn làm việc có nghĩa là các vi khuẩn và vi trùng ở bàn có thể xâm nhập vào thức ăn của bạn. Nếu bạn phải ăn tại bàn làm việc, ăn với một người bạn hoặc đồng nghiệp, hãy giữ cho khu vực làm việc của mình sạch sẽ và thường xuyên khử trùng. Và đừng quên rửa tay trước và sau mỗi bữa ăn!

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ TRÀ (CHÈ)

Trà được biết đến với rất nhiều chất ôxy hoa tốt cho sức khỏe, phòng chống ung thư rất hữu hiệu. Không chỉ có vậy khi kết hợp trà với muối, đường, gừng, mật ong… Trà còn có rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe.


1. Sáng mắt, tiêu viêm

3 gram lá chè thêm 1 gram muối ăn, cho nước sôi vào hãm trong vòng 5 phút rồi uống. Ngày uống từ 4 - 6 lần.

Công dụng: Làm sáng mắt, tiêu viêm, hóa đờm, hạ hỏa thích hợp với các bệnh cảm mạo, ho ,mắt đỏ, đau răng.


2. Đau bụng kinh

3 gram lá chè cộng 10 gram đường đỏ, cho nước sôi vào hãm trong vòng 5 phút rồi uống. Mỗi ngày dùng một cốc.

Công dụng: Hoa vị mãn tỳ, điều hòa dạ dày, ấm tỳ bổ khí. Chữa trị các chứng khó đại tiện, đau bụng dưới, phụ nữ đau bụng kinh.


3. Giải độc, chống ho

5 gram lá chè thêm 10 lát gừng tươi, nấu rồi uống sau khi ăn.

Cộng dụng: Ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho,chữa các chứng cúm thương hàn.


4. Dưỡng huyết, nhuận phổi

3 gram lá chè. Dùng nước sôi hãm chè để muội rồi cho 3ml mật ong, nửa giờ uống một lần.

Công dụng: Chống khát, dưỡng huyết, nhuận phổi, chống ho. Trị các chứng họng khô, miệng khát, ho khan không đờm, bí tiểu, tỳ vị không tốt.


5. Lợi dạ dày khỏi kiết lị

Chè lá 3 gram cộng dấm lâu năm 2ml. Dùng nước sôi hãm chè 5 phút sau đổ dấm vào rồi uống. Mỗi ngày pha uống 3 lần.

Công dụng: Lợi dạ dày, khỏi kiết lị, hóa ứ, giảm đau.


6. Thông khí hóa đờm:

Lá chè 3 gram thêm mứt quả hồng 3 quả và đường phèn 5 gram. Cho mứt hồng và đường phèn vào nấu nhừ rồi đổ nước trà vào uống.

Công dụng: Thông khí, hóa đờm, ích tỳ, bổ vị (dạ dầy) người bị kết hạch trong phổi uống rất tốt.


7. Chống chướng bụng:

Lá chè 6 gram và gạo 100 gram. Cho nước sôi hãm trà lấy nước rồi cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo để ăn.

Công dụng: Hòa vị, tiêu ích (chống chướng bụng) chữa các bệnh tiêu hóa bất ổn.


8. Sảng khoái tinh thần

Lá chè 2 gram cộng sữa bò ½ cốc thêm 10 gram đường trắng. Cho đường và sữa vào đun cho đến khi sôi, sau đó rót ra hòa với nước trà uống sau ăn.

Công dụng: Bổ dạ dày, giúp tiêu hóa, chống chướng bụng, sảng khoái tinh thần, sáng mắt.

KHI ĐÓI KHÔNG NÊN ĂN HOẶC UỐNG GÌ ?

Khi dạ dày “trống”, các đồ uống lạnh có thể làm thành dạ dày co lại. Các dung môi tiêu hoá thức ăn có trong dạ dày cũng sẽ bị “tê liệt”, không còn khả năng hoạt động.

Bạn sẽ làm gì khi cơn đói đang “ập đến”? Bạn sẽ “măm” tất cả những gì có thể? Tuy nhiên, bạn cũng cần biết, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể vào lúc đặc biệt “nhạy cảm” này.

1. Quả hồng và cà chua

Thành phần quả hồng và cà chua có chứa nhiều chất nhựa và các axit no đơn. Khi ăn, 2 chất này sẽ phản ứng với axit và các men tiêu hoá có sẵn trong dạ dày tạo thành các chất hoá học kết tủa, gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh viêm dạ dày và các bệnh về đường tiêu hoá khác.

2. Đồ uống lạnh

Nhiệt độ của cơ thể và các cơ quan trong cơ thể luôn ở mức hợp lý. Khi dạ dày “trống”, các đồ uống lạnh có thể làm thành dạ dày co lại. Các dung môi tiêu hoá thức ăn có trong dạ dày cũng sẽ bị “tê liệt”, không còn khả năng hoạt động.

Phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” cần đặc biệt nên tránh sử dụng đồ uống lạnh khi đói vì trong những ngày này, các cơ quan trong cơ thể cũng trở nên đặc biệt “nhạy cảm”. Những thay đổi lạ trong hệ tiêu hoá cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cơ thể, dễ dẫn tới rong kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt…

3. Chuối

Chuối chứa nhiều vitamin C, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là magiê.

Vitamin C cũng là một dạng axit nhẹ, nếu đưa vào cơ thể khi đói sẽ gây tổn hại cho dạ dày và càng gây nên cảm giác c��n cào, khó chịu.

Ngoài ra, bổ sung magiê khi đói sẽ phá vỡ cân bằng lượng magiê và sắt, gây ức chế cho quá trình sản sinh trong cơ thể.

4. Cam, quýt

2 loại quả này rất giàu vitamin C, các axit hữu cơ. Nếu ăn khi đói sẽ càng làm tăng lượng axit trong dạ dày và phản ứng với các dịch vị gây cảm giác khó chịu và nôn mửa.

5. Sữa và đậu tương

Các chế phẩm từ sữa và đậu tương rất giàu prôtêin. Tuy nhiên, nếu ăn vào lúc đói, lượng prôtêin này sẽ bị chuyển hoá thành nhiệt lượng tiêu hao. Khi đó, không những không giảm được cảm giác đói mà còn làm lãng phí các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

6. Đường

Các đồ ăn có chứa nhiều đường sẽ không tốt cho cơ thể khi đói vì chúng sẽ phá vỡ sự cân bằng của các vitamin và khoáng chất có trong cơ thể. Đặc biệt, khi đói, cơ thể không đủ năng lượng để chuyển hoá đường. Lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.

7. Sữa chua

Cũng giống như cam, quýt, sữa chua giàu vitamin C, giúp kích thích tiêu hoá. Ăn sữa chua khi đói sẽ gây hại cho dạ dày.

8. Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều axit no đơn và chất nhựa dính. Ăn khi đói sẽ gây cảm giác nóng ruột, rất khó chịu.


Nguồn : Sưu tầm

9 ĐIỀU KHÔNG NÊN KHI UỐNG NƯỚC

1. Nước vừa đun sôi uống liền

Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Khi đun nước, bạn nên chú ý 3 điều:
-Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun;
-nước sắp sôi thì mở nắp ra;
- cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp.
Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Đấy mới gọi là nước sôi "chính hiệu" bạn ạ.


2. Không bao giờ rửa bình lọc nước

Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.
Lời khuyên của các chuyên gia là tốt nhất bạn nên rửa bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.

3. Uống nước đun lại nhiều lần

Ngày nay, các gia đình dùng nước đun bằng ấm điện ngày càng nhiều, có những gia đình do đun nước sôi, nhưng uống một lần không hết, đến lúc nguội lại tiếp tục đun sôi để uống tiếp mà không hề biết rằng, nước đun sôi lại nhiều lần đặc biệt không nên uống.

4. Thích dùng nước đóng chai

Nước đóng chai khá thuận tiên, mở nắp là có thể uống, nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy nhiên, vỏ chai đóng nước có chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.

5. Đợi khát mới uống

Đợi đến khi khát khô cổ họng mới bắt đầu tiếp nước cho cơ thể thì lúc ấy cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản.
Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời thêm nước cho cơ thể.

6. Uống nước có ga thay nước

Nước trắng không có vị, chi bằng uống các loại nước khác thích hơn, rất nhiều người vì thế đã chọn các loại nước uống có ga, chứa chất kích thích để dùng thay thế nước, vô tình tốn tiền mua bệnh vào người.
Nước có ga không có tác dụng thêm nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.
Như người bị táo bón nên uống nước mật ong hoặc nước ép rau quả, để tăng sự họat động của ruột; còn người bị dạ dày, lạnh bụng, cần ít uống trà tính lạnh, hoa quả, nên uống nhiều trà ấm, như trà gừng chẳng hạn…

7. Ngủ dậy không uống nước, đến già mới hối hận

Mỗi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Thực sự, cốc nước buổi sáng có ý nghĩa "cứu mạng" rất lớn, mọi người nên hết sức chú ý.
Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.

8. Ăn mặn xong không uống nước ngay

Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Nên sau khi ăn mặn, bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống sữa và nước uống có đường, bởi thành phần đường cũng sẽ làm tăng khát. Sữa đậu nành cũng là sự lựa chọn khá tốt, bởi trong đó có trên 90% là nước.

9. Trước khi đi ngủ không uống nước

Trước khi ngủ không cần phải uống quá nhiều nước, nhưng nên uống một hai ngụm nhỏ. Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn.
DBS M05479
Quang Cao