Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

NHỮNG ĐIỀU BẠN CHƯA BIẾT VỀ TRÀ (CHÈ)

Trà được biết đến với rất nhiều chất ôxy hoa tốt cho sức khỏe, phòng chống ung thư rất hữu hiệu. Không chỉ có vậy khi kết hợp trà với muối, đường, gừng, mật ong… Trà còn có rất nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe.


1. Sáng mắt, tiêu viêm

3 gram lá chè thêm 1 gram muối ăn, cho nước sôi vào hãm trong vòng 5 phút rồi uống. Ngày uống từ 4 - 6 lần.

Công dụng: Làm sáng mắt, tiêu viêm, hóa đờm, hạ hỏa thích hợp với các bệnh cảm mạo, ho ,mắt đỏ, đau răng.


2. Đau bụng kinh

3 gram lá chè cộng 10 gram đường đỏ, cho nước sôi vào hãm trong vòng 5 phút rồi uống. Mỗi ngày dùng một cốc.

Công dụng: Hoa vị mãn tỳ, điều hòa dạ dày, ấm tỳ bổ khí. Chữa trị các chứng khó đại tiện, đau bụng dưới, phụ nữ đau bụng kinh.


3. Giải độc, chống ho

5 gram lá chè thêm 10 lát gừng tươi, nấu rồi uống sau khi ăn.

Cộng dụng: Ra mồ hôi, giải độc, ấm phổi, chống ho,chữa các chứng cúm thương hàn.


4. Dưỡng huyết, nhuận phổi

3 gram lá chè. Dùng nước sôi hãm chè để muội rồi cho 3ml mật ong, nửa giờ uống một lần.

Công dụng: Chống khát, dưỡng huyết, nhuận phổi, chống ho. Trị các chứng họng khô, miệng khát, ho khan không đờm, bí tiểu, tỳ vị không tốt.


5. Lợi dạ dày khỏi kiết lị

Chè lá 3 gram cộng dấm lâu năm 2ml. Dùng nước sôi hãm chè 5 phút sau đổ dấm vào rồi uống. Mỗi ngày pha uống 3 lần.

Công dụng: Lợi dạ dày, khỏi kiết lị, hóa ứ, giảm đau.


6. Thông khí hóa đờm:

Lá chè 3 gram thêm mứt quả hồng 3 quả và đường phèn 5 gram. Cho mứt hồng và đường phèn vào nấu nhừ rồi đổ nước trà vào uống.

Công dụng: Thông khí, hóa đờm, ích tỳ, bổ vị (dạ dầy) người bị kết hạch trong phổi uống rất tốt.


7. Chống chướng bụng:

Lá chè 6 gram và gạo 100 gram. Cho nước sôi hãm trà lấy nước rồi cho gạo đã vo sạch vào nấu thành cháo để ăn.

Công dụng: Hòa vị, tiêu ích (chống chướng bụng) chữa các bệnh tiêu hóa bất ổn.


8. Sảng khoái tinh thần

Lá chè 2 gram cộng sữa bò ½ cốc thêm 10 gram đường trắng. Cho đường và sữa vào đun cho đến khi sôi, sau đó rót ra hòa với nước trà uống sau ăn.

Công dụng: Bổ dạ dày, giúp tiêu hóa, chống chướng bụng, sảng khoái tinh thần, sáng mắt.

KHI ĐÓI KHÔNG NÊN ĂN HOẶC UỐNG GÌ ?

Khi dạ dày “trống”, các đồ uống lạnh có thể làm thành dạ dày co lại. Các dung môi tiêu hoá thức ăn có trong dạ dày cũng sẽ bị “tê liệt”, không còn khả năng hoạt động.

Bạn sẽ làm gì khi cơn đói đang “ập đến”? Bạn sẽ “măm” tất cả những gì có thể? Tuy nhiên, bạn cũng cần biết, không phải thực phẩm nào cũng tốt cho cơ thể vào lúc đặc biệt “nhạy cảm” này.

1. Quả hồng và cà chua

Thành phần quả hồng và cà chua có chứa nhiều chất nhựa và các axit no đơn. Khi ăn, 2 chất này sẽ phản ứng với axit và các men tiêu hoá có sẵn trong dạ dày tạo thành các chất hoá học kết tủa, gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Lâu ngày có thể dẫn tới bệnh viêm dạ dày và các bệnh về đường tiêu hoá khác.

2. Đồ uống lạnh

Nhiệt độ của cơ thể và các cơ quan trong cơ thể luôn ở mức hợp lý. Khi dạ dày “trống”, các đồ uống lạnh có thể làm thành dạ dày co lại. Các dung môi tiêu hoá thức ăn có trong dạ dày cũng sẽ bị “tê liệt”, không còn khả năng hoạt động.

Phụ nữ trong ngày “đèn đỏ” cần đặc biệt nên tránh sử dụng đồ uống lạnh khi đói vì trong những ngày này, các cơ quan trong cơ thể cũng trở nên đặc biệt “nhạy cảm”. Những thay đổi lạ trong hệ tiêu hoá cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cơ thể, dễ dẫn tới rong kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt…

3. Chuối

Chuối chứa nhiều vitamin C, các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là magiê.

Vitamin C cũng là một dạng axit nhẹ, nếu đưa vào cơ thể khi đói sẽ gây tổn hại cho dạ dày và càng gây nên cảm giác c��n cào, khó chịu.

Ngoài ra, bổ sung magiê khi đói sẽ phá vỡ cân bằng lượng magiê và sắt, gây ức chế cho quá trình sản sinh trong cơ thể.

4. Cam, quýt

2 loại quả này rất giàu vitamin C, các axit hữu cơ. Nếu ăn khi đói sẽ càng làm tăng lượng axit trong dạ dày và phản ứng với các dịch vị gây cảm giác khó chịu và nôn mửa.

5. Sữa và đậu tương

Các chế phẩm từ sữa và đậu tương rất giàu prôtêin. Tuy nhiên, nếu ăn vào lúc đói, lượng prôtêin này sẽ bị chuyển hoá thành nhiệt lượng tiêu hao. Khi đó, không những không giảm được cảm giác đói mà còn làm lãng phí các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.

6. Đường

Các đồ ăn có chứa nhiều đường sẽ không tốt cho cơ thể khi đói vì chúng sẽ phá vỡ sự cân bằng của các vitamin và khoáng chất có trong cơ thể. Đặc biệt, khi đói, cơ thể không đủ năng lượng để chuyển hoá đường. Lâu ngày có thể dẫn tới tình trạng lượng đường trong máu tăng cao.

7. Sữa chua

Cũng giống như cam, quýt, sữa chua giàu vitamin C, giúp kích thích tiêu hoá. Ăn sữa chua khi đói sẽ gây hại cho dạ dày.

8. Khoai tây

Khoai tây chứa nhiều axit no đơn và chất nhựa dính. Ăn khi đói sẽ gây cảm giác nóng ruột, rất khó chịu.


Nguồn : Sưu tầm

9 ĐIỀU KHÔNG NÊN KHI UỐNG NƯỚC

1. Nước vừa đun sôi uống liền

Uống nước đun sôi là thói quen tốt, nhưng bạn có biết không thể uống nước ngay khi nó vừa được đun sôi? Bởi nước sinh hoạt chúng ta dùng hàng này đều đã thông qua khử trùng bằng clo, mà clo kết hợp với chất hữu cơ sẽ lưu lại trong nước, sinh ra các hợp chất gây ung thư như halogen hóa hydrocacbon, chloroform.
Khi đun nước, bạn nên chú ý 3 điều:
-Sau khi lấy nước vào ấm nên để một lúc rồi hãy đun;
-nước sắp sôi thì mở nắp ra;
- cuối cùng, đợi nước sôi sau 3 phút mới tắt bếp.
Làm đúng quy trình này sẽ giúp lượng clo trong nước giảm đạt mức tiêu chuẩn an toàn. Đấy mới gọi là nước sôi "chính hiệu" bạn ạ.


2. Không bao giờ rửa bình lọc nước

Nước đóng bình hay bình lọc nước vốn được sử dụng rất nhiều không chỉ trong gia đình mà còn ở các nơi công cộng, nhưng thường mọi người chỉ uống chứ ít khi nghĩ đến chuyện... cọ rửa chúng cho sạch định kỳ. Nước trong bình lọc nhìn tưởng là sạch nhưng thực tế, mức độ ô nhiễm rất nghiêm trọng.
Lời khuyên của các chuyên gia là tốt nhất bạn nên rửa bình lọc nước mỗi tháng 1 lần, mùa hè 2 tuần một lần.

3. Uống nước đun lại nhiều lần

Ngày nay, các gia đình dùng nước đun bằng ấm điện ngày càng nhiều, có những gia đình do đun nước sôi, nhưng uống một lần không hết, đến lúc nguội lại tiếp tục đun sôi để uống tiếp mà không hề biết rằng, nước đun sôi lại nhiều lần đặc biệt không nên uống.

4. Thích dùng nước đóng chai

Nước đóng chai khá thuận tiên, mở nắp là có thể uống, nên ngày càng được mọi người ưa dùng. Tuy nhiên, vỏ chai đóng nước có chất liệu là nhựa PET, thường có chứa chất dễ khiến cơ thể bị nhiễm độc mãn tính. Đặc biệt là khi nước đóng chai để ở nhiệt độ cao, hoặc sau khi mở nắp không uống hết kịp thời. Vì vậy, nếu bạn vẫn thích uống nước đóng chai, bạn nên nhớ không được để nước ở môi trường nhiệt độ cao, phơi dưới ánh sáng mặt trời, hoặc để ở cốp xe.

5. Đợi khát mới uống

Đợi đến khi khát khô cổ họng mới bắt đầu tiếp nước cho cơ thể thì lúc ấy cơ thể của bạn đã bị mất 1% nước rồi. Uống nước không phải chỉ để thỏa mãn cơn khát, mà còn để góp vào quá trình tham gia trao đổi chất, để cơ thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thời gian dài thiếu nước sẽ làm gia tăng độ đặc của máu, dẫn đến bệnh tim, huyết quản.
Ngoài ra, càng không chú ý uống nước, thói quen uống nước sẽ ngày càng ít, cơ thể người sẽ ngày càng khô. Cho nên bất kể khát hay không, bạn đều cần kịp thời thêm nước cho cơ thể.

6. Uống nước có ga thay nước

Nước trắng không có vị, chi bằng uống các loại nước khác thích hơn, rất nhiều người vì thế đã chọn các loại nước uống có ga, chứa chất kích thích để dùng thay thế nước, vô tình tốn tiền mua bệnh vào người.
Nước có ga không có tác dụng thêm nước cho cơ thể, mà nó còn làm giảm sự ngon miệng, giảm ham muốn uống nước, ảnh hưởng đến hô hấp và tiêu hóa. Nếu nhất định phải uống nước có vị, bạn cũng cần tuân theo thể chất cơ thể để có những thay đổi thích hợp.
Như người bị táo bón nên uống nước mật ong hoặc nước ép rau quả, để tăng sự họat động của ruột; còn người bị dạ dày, lạnh bụng, cần ít uống trà tính lạnh, hoa quả, nên uống nhiều trà ấm, như trà gừng chẳng hạn…

7. Ngủ dậy không uống nước, đến già mới hối hận

Mỗi sáng ngủ dậy việc đầu tiên bạn cần làm là uống một cốc nước. Thực sự, cốc nước buổi sáng có ý nghĩa "cứu mạng" rất lớn, mọi người nên hết sức chú ý.
Cơ thể sau một đêm trao đổi, chất thải trong cơ thể cần được rửa sạch. Hơn nữa, một cốc nước sẽ làm giảm độ đặc của máu, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu của cơ thể.

8. Ăn mặn xong không uống nước ngay

Ăn quá mặn sẽ dẫn đến huyết áp cao, cũng có thể làm cho sự tiết nước bọt giảm, miệng bị niêm mạc phù nề… Nên sau khi ăn mặn, bạn cần uống nhiều nước, tốt nhất là nước khoáng đơn thuần hoặc nước chanh, không nên uống sữa và nước uống có đường, bởi thành phần đường cũng sẽ làm tăng khát. Sữa đậu nành cũng là sự lựa chọn khá tốt, bởi trong đó có trên 90% là nước.

9. Trước khi đi ngủ không uống nước

Trước khi ngủ không cần phải uống quá nhiều nước, nhưng nên uống một hai ngụm nhỏ. Khi ngủ, do thành phần nước trong cơ thể mất đi, khiến cho nước trong máu giảm, độ dính của máu tăng cao. Ngoài ra, vào những ngày khô, nước còn có tác dụng làm nhuận đường hô hấp, giúp bạn ngủ ngon hơn.

CÔNG THỨC LÀM ĐẸP VỚI KHOAI TÂY

Làm sáng da
Cách 1: Khoai tây luộc chín, thái lát mỏng, đắp lên mặt trong vòng 10 phút. Mỗi tuần làm đều đặn 2 lần sẽ thấy hiệu quả. Làn da của bạn sẽ sáng lên dần dần.
Cách 2: Khoai tây ép lấy nước, thoa lên da bằng bông gòn, để khoảng 5 phút cho dưỡng chất thẩm thấu vào da rồi rửa lại bằng nước sạch.



Giảm nếp nhăn
Thành phần:
+ 1 thìa sữa tươi
+ 3 quả dâu tây
+ Nửa củ khoai tây nấu chín xay nhuyễn
Cách làm:
Trộn đều hỗn hợp trên tạo thành mặt nạ. Rửa mặt sạch và đắp lên da. Để khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Trị mụn
Thành phần:
+ Nửa củ khoai tây nấu chín xay nhuyễn
+ Nửa cốc sữa không đường
Cách làm:
Trộn đều hỗn hợp cho thật nhuyễn. Đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Dưỡng da khô
Thành phần:
+ 1 củ khoai tây nấu chín xay nhuyễn
+ Vài thìa kem tươi
+ Vài giọt tinh dầu quả hạnh (hoặc dầu ô liu)
Cách làm:
Trộn đều hỗn hợp cho thật nhuyễn. Đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

Trị da dầu
Thành phần:
+ 1 củ khoai tây nấu chín xay nhuyễn
+ 1 thìa bột yến mạch
Cách làm:
Trộn đều hỗn hợp thành mặt nạ. Đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch với nước.

Chăm sóc vùng da cổ
Thành phần:
+ 1 củ khoai tây nấu chín xay nhuyễn
+ 1 lòng đỏ trứng gà
+ 1 thìa mật ong
+ 1 thìa dầu thực vật
+ 10 giọt chanh tươi
Cách làm:
Trộn đều hỗn hợp cho thật nhuyễn. Phết lên một miếng bông cotton rồi đắp lên cổ. Để trong 20 phút rồi rửa lại với nước sạch.

LỢI ÍCH CỦA GIẤC NGỦ TRƯA

1. Giấc ngủ trưa ngắn từ 20 – 30 phút giúp bạn lấy lại sự tỉnh táo và hiệu suất công việc được cải thiện rõ rệt, cải thiện tình hình mất cân bằng cơ thể nếu giấc ngủ ban đêm của bạn có trục trặc.

2. Một giấc ngủ ngắn giữa ngắn giống như khoảng thời gian cần thiết khởi động lại hệ thống sinh học của bạn. Điều này giúp giảm căng thẳng, cung cấp cho bạn một khởi đầu mới và ngăn ngừa kiệt sức.

3. Tiến sĩ Sandra C. Mednick, tác giả cuốn sách Take a Nap, Change Your Life cho biết, thay đổi cuộc sống của bạn bằng cách thay đổi thói quen ngủ trưa, một giấc ngủ ngắn giúp nâng cao nhận thức các giác quan. Sự nhạy cảm về thị giác, thính giác và vị giác của cơ thể bạn sẽ được khôi phục lại, ngủ trưa giúp bạn cải thiện sự sáng tạo trong công việc bằng cách thư giãn toàn bộ tâm trí.

4. Ngủ trưa giúp giảm nguy cơ bệnh tim. Theo một nghiên cứu từ trường Y Tế Cộng Đồng Boston những người ngủ trưa ít nhất ba lần/ tuần khả năng mắc các bệnh về tim mạch ít hơn 37% người không thực hiện và với nam giới, tỉ lệ này là 64%. Một giấc ngủ ngắn giúp cơ thể khởi động lại tốt hơn để chống lại sự xâm nhập các căn bệnh về tim mạch.

5. Nghiên cứu từ trường đại học Harvard, một giấc ngủ ngắn 30 phút làm tăng năng suất người lao động, giúp họ có được trạng thái hăng say như khi bắt đầu một ngày mới mà không uể oải hay mệt mỏi.


DBS M05479
Quang Cao