Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

4 Cách để quản lý thời gian một cách hiệu quả

Chúng ta ai cũng muốn thành đạt, ai cũng muốn nhiều tiền... nhất là các bạn trẻ. Nhưng để thành đạt được chúng ta cần phải có nhiều yếu tố. Nhiều người đổ lỗi là do mình không may mắn, không có vốn. Chúng ta còn được tạo hóa ban cho một tài sản quý báu hơn, đó chính là vàng - thời gian... Thời gian là vàng, chúng ta nên dùng số vàng như thế nào để tạo ra cho chúng ta nhiều vàng nhất theo nghĩa đen của nó.

Tại sao chúng ta sử dụng đồng tiền của mình rất tiết kiệm những chúng ta lại không sử dụng thời gian như vậy. Chúng ta phải sử dụng chi ly từng phút một.
Hãy sử dụng thời gian một cách tiết kiệm nhất và tối ưu nhất. Chúng ta luôn nghĩ sao cho tối ưu trong việc tiêu tiền, nhưng thời gian thì không.

Chúng ta lãng phí thời gian của mình như vậy thì hỏi còn đâu thời gian để học tập và làm những việc quan trọng???
Sai lầm lớn nhất của họ là nghĩ rằng mình có đủ thời gian để làm những việc gọi là quan trọng. Nhưng cứ làm việc theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, “buông quăng bỏ vãi” như thế thì chẳng có việc gì chúng ta làm đạt được kết quả.

Vì vậy chúng ta phải có một kế hoạch để thực hiện và thay đổi thói quen đó bây giời cũng chưa muộn:

1. Liệt kê các công việc vào buổi sáng hằng ngày. 

Liệt kê các công việc cần làm trong ngày ra một tờ giấy hoặc trên máy vi tính cũng được. Lưu ý chỉ cần liệt kê ra và chưa vội sắp xếp vội vì nếu như thế thì chúng sẽ rất bị rối trong việc nên làm việc gì và không nên làm việc gì. Não chúng ta không thể làm một lúc nhiều việc được.

2. Xác định ưu tiên. 

Sắp xếp thời gian mỗi ngày để giải quyết các công việc ưu tiên và cũng cần linh hoạt dành đủ thời gian cho những việc bất ngờ xảy ra. Hãy học cách nói “không” với những việc không phải là ưu tiên.

3. Xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc. 

Chúng ta nên xác định khoảng thời gian cho mỗi công việc và thời gian bắt đầu, kết thúc. Và một điều rất quan trọng là các bạn sẽ thắc mắc là trong khi thực hiện công việc này lại bị công việc khác quan trọng hơn xen vào thì làm thế nào? Theo nghiên cứu chúng ta nên trừ khoảng thời gian 20% để dự phòng. Đừng quên những việc nhỏ, nhưng tập trung chúng lại. Chớ để cho các việc nhỏ trôi đi, tốt nhất là dành 30 phút mỗi ngày cho các công việc này. Nhưng đừng để phải mất công nhiều lần chạy đi chạy lại ra máy photocopy, và dành các cuộc điện thoại để một lần nhấc máy gọi luôn thể. Hãy tách thời gian ra những khoảng thời gian nhỏ để tận dụng tối đa nó.

4. Tập cho mình tính kỷ luật, và thói quen. 

Thay vì thường xuyên kéo lê cả đống việc, cần xác định hạn chót để hoàn thành từng công việc. Một mẹo nhỏ là nếu cần hoàn tất một việc vào 5h chiều thứ Năm thì hãy bắt mình kết thúc vào lúc 12h trưa. Nên giải quyết các việc khó trước, sau đó tha hồ... dạo chơi. Cuối cùng chúng nên tập cho mình thói quen làm việc chăm chỉ và có kế hoạch trước đó chính là dấu hiệu của người thành đạt!
Theo kynanggiaotiep

Cách quản lý thời gian trong công việc

Đã bao giờ bạn cảm thấy một ngày 24h là quá ngắn ngủi hay chưa? Đã bao giờ bạn không thể hoàn thành công việc đúng hạn hay chưa? Có bao giờ bạn thấy mình luôn chậm trễ hay chưa?
quan ly thoi gian ky nang mem giup sap xep cong viec 1024x768 Quản lí thời gian – kỹ năng mềm giúp sắp xếp công việc
Bạn thấy rất nhiều người thành công, họ có thể làm rất nhiều thứ và còn có thời gian giải trí nữa? Làm thế nào mà họ làm được như vậy trong khi họ cũng chỉ có 24h.
Công việc dồn dập khiến bạn cảm thấy bị stress và không thể nào sắp xếp công việc để hoàn thành tất cả và đúng hạn được.
Đây chính là lúc bạn nên học “kỹ năng quản lý thời gian” đây là một trong những kỹ năng mềm mà sinh viên nên học, giúp sắp xếp thời gian, công việc phù hợp. Đặc biệt với những sinh viên có lịch học căng thẳng và nhiều áp lực.
Lập kế hoạch công việc.
Một ngày bạn chỉ có 24h thôi, hãy liệt kê ra danh sách các công việc bạn cần làm, bạn buộc phải hoàn thành. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc, công việc nào xong xuôi có thể gạch đi.
Nói “không”.
Sẽ có những lúc bạn cảm thấy “cám dỗ” bởi những thứ xung quanh. Như một lời mời đi chơi với bạn bè, một bộ phim hay mà bạn muốn coi, hay hôm nay là ngày lễ.
Tận dụng thời ran “rảnh”.
Những lúc chờ xe bus hay ngồi trên xe bus bạn có thể tận dụng thời gian đọc một số thứ, suy nghĩ ý tưởng hay đơn giản chỉ là ngủ để bù thời gian ngủ vào những lúc thức khuya.
Học đúng lúc.
Bạn nên học thuộc lòng vào buổi sáng, buổi tối thì nên học những thứ liên quan đến tính toán.

Ôn tập thường xuyên.
Đã có lúc bạn thấy mình nắm kiến thức thật vững. Nhưng bất chợt giáo viên gọi bạn nên những bạn lại “quên béng”. Đó chính là do bạn không thường xuyên ôn tập, ôn tập thường xuyên sẽ giúp bạn “thuộc nằm lòng”. Khi giáo viên bất chợt hỏi hay kiểm tra bạn hoàn toàn có thể trả lời được.
Đừng cố thức khuya.
Nhiều sinh viên có thói quen thức khuya để làm việc. Điều này không tốt bời thời gian càng về khuya bộ não tiếp thu kiến thức càng kém. Hãy ngủ đúng giờ và đủ giấc.
Đừng phí thời gian vào những việc không quan trọng.
Bạn vừa làm phật lòng một người, bạn lo lắng công việc không hoàn thành kịp và bạn “dành” nguyên một buổi tố để lo lắng về điều đó. Thay vì làm như vậy thì hãy bắt tay vào công việc ngay đừng chậm trễ. Bởi thời gian bạn suy nghĩ có thể bạn đã hoàn thành xong công việc rồi đó.
Đặt mục tiêu vừa sức.
Bạn có quyền ước mơ và đặt cho mình những mục tiêu. Nhưng những mục tiêu đó phải “đủ sức” với bạn. Tất nhiên sẽ chẳng có ai cấm bạn nếu bạn muốn giàu như Bill Gate nhưng hay xem xét lại xem bạn có đủ sức làm điều đó hay không. Trước tiên hãy đặt ra những mục tiêu ngắn hạn và hoàn thành nó trước.
“Dù bạn là sinh viên, diễn viên ca sĩ hay tổng thống, mỗi ngày bạn cũng chỉ có 24h. Sắp xếp công việc hợp lý sẽ giúp bạn hoàn thành được mọi thứ”

Quản lý thời gian để học tập hiệu quả

Bạn có những mong muốn, những dự định và mục tiêu cho riêng mình, điều đó chỉ ra thiên hướng sử dụng qũy thời gian của mỗi cá nhân. Thời gian của đời người là hữu hạn và mỗi người lại có những đam mê khác nhau, nên cách sử dụng chúng cũng khác nhau. Và mỗi dự định cũng nên có thứ tự ưu tiên nhất định, đó là vì sao mà bạn nên có một lịch trình công việc cụ thể. Một kế hoạch làm việc chính là sự tương thích giữa niềm đam mê và nguyện vọng cá nhân với thời gian phù hợp mà bạn sở hữu.




Lập một lịch trình làm việc là một quá trình bạn sắp xếp thời gian thích hợp cho từng công việc, là việc lên kế hoạch để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian hoạch định. Bằng thói quen phác thảo kế hoạch làm việc, bạn sẽ có rất nhiều thuận lợi trong việcquản lý thời gian của mình:

- Hiểu rõ điều mình thật sự mong muốn đạt được, đương nhiên mơ ước là vô vàn nhưng bạn sẽ phải cân nhắc cái gì là thật sự đáng để hy sinh thời gian vì nó.

- Tận dụng hết mọi nguồn thời gian sẵn có: bạn biết đấy, ai cũng có 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần và 3 năm để học cấp 3, nhưng có những người trong 18 năm học đã có thể nói được 2 ngoại ngữ, có người không xong nổi tú tài, ngoài sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, sự khác biệt ấy còn phụ thuộc vào cách sử dụng thời gian của mỗi người.

Do đó: Nếu bạn thấy mình đã từng bỏ phí thời gian thì hãy học cách sống có kế hoạch ngay từ bây giờ.

- Dành đủ thời gian cho những điều quan trọng mà bạn chắn chắn rằng mình phải đạt được. Một người sống có kế hoạch có thể là một người bận rộn nhưng không bao giờ là một người quay mòng mòng với núi công việc và luôn chép miệng: "Ôi, tôi không có thời gian".

- Luôn có những khoảng thời gian dự trù cho những việc bất ngờ cần giải quyết gấp. Bạn có một kế hoạch, và có thể nó đã được điền kín, nhưng thế không có nghĩa là bạn từ chối đi thăm ông ngoại bị bệnh

-> Kế hoạch chỉ đem lại hiệu quả nếu đấy là một kế hoạch linh hoạt.

- Giảm khả năng bị stress vì bạn có thể làm chủ cuộc sống của mình một cách hợp lý.

Những công cụ để hỗ trợ việc bạn lập kế hoạch, đó là nhật ký, sổ tay, lịch làm việc, đương nhiên bạn không thể ghi thời khóa biểu của mình lên… não bộ rồi. Dù bạn có tự hào về trí nhớ của mình đến đâu thì cũng nên viết nó ra nếu không bạn lại phung phí khoản thời gian vừa tiết kiệm được để… nhớ ra lịch làm việc của mình.

Sau đây là những bước đơn giản để lên một kế hoạch:

+ Đầu tiên bạn nên bắt đầu bằng việc tìm kiếm thời gian rảnh cho những dự định của mình. Đương nhiên bất kỳ ai cũng luôn phải dành thời gian cho những hoạt động thường nhật, ngoài chúng ra, hãy tận dụng thời gian còn lại để làm những gì bạn muốn.

+ Kế đến, lấp đầy những hoạt động bạn cần làm vào những khoảng thời gian đấy. Song song với quá trình này là bạn phải luôn luôn để tâm đến trình tự ưu tiên của chúng. Sự ưu tiên ấy có thể là do sở thích của bạn. Vâng hôm nay tôi muốn học nấu ăn trước khi làm bài tập hoặc tôi phải đi cắt tóc cái đã trước khi gặp cô bạn mới. Sự ưu tiên ấy phụ thuộc ở chính bạn. Đương nhiên bạn phải ưu tiên bài kiểm tra cuối khóa trong hai ngày tới hơn là một buổi đi dã ngoại cuối tuần. Trong một số trường hợp bạn phải bỏ qua những việc nhỏ để hướng đến những mục tiêu lớn. Và cũng có khi không phải chỉ là sự tương quan giữa những việc lớn và nhỏ, bạn phải hy sinh mơ ước này để đuổi theo một mục tiêu khác. Bạn biết đấy đó vừa là sự khó khăn vừa là nét thú vị của cuộc sống. Luôn có những người phải hy sinh gia đình vì công việc hoặc ngược lại. Và cho dù có một kế hoạch hoàn hảo đi chăng nữa, đôi khi bạn cũng mất mát một đìều gì đấy. Tuy nhiên tôi mong sự mất mát này chỉ là tạm thời vì bạn sẽ lại đặt ra kế hoạch để lấy lại những gì đã mất!

+ Dành ra những khoảng thời gian cần thiết giải quyết sự cố. Điều này lại phụ thuộc vào kinh nghiệm của bạn. Bạn đang thực hiện một công việc có tính rủi ro cao, hãy dành thời gian dự phòng nhiều lên. Công việc thực tế luôn khác hẳn với lý thuyết và cũng như những gì ta trù định. Đó là lý do tại sao người ta rất dễ lúng túng với những công việc mới. Bạn không thể nào biết được những việc bất ngờ phát sinh và sắp xếp kịp thời gian để giải quyết chúng. Những người chưa thạo việc đôi khi còn phải lấy quỹ thời gian cá nhân để giải quyết công việc. Nhưng khi bạn đã có kinh nghiệm , hãy luôn dành một khoảng thời gian hợp lý cho những sự cố phát sinh. Một người có trình độ chuyên nghiệp là một người lường trước được càng nhiều càng tốt những khả năng có thể xảy ra, những đều có thể cản trở công việc của mình. Do đó bạn càng hoàn thiện mình bản kế hoạch của bạn càng hoàn hảo hơn.

+ Ngoài ra lời khuyên cho bạn là nên lập một kế hoạch linh hoạt, tùy từng trường hợp mà có thể bạn phải thay đổi kế hoạch vào giờ chót. Vâng vì bạn đâu phải là một cái máy. Nhưng lý do để thay đổi kế hoạch nên đươc kiểm tra về độ logic, đương nhiên tôi không khuyên bạn đổi kế hoạch đến trường hôm nay bởi vì mình mới nổi cái mụn to và xấu quá (!!!)

Sắp đặt một lịch trình làm việc tức là bạn đang lên kế hoạch cho việc sử dụng thời gian của mình. Có một kế hoạch cụ thể bạn vừa tránh được những căng thẳng trong công việc vừa làm việc hiệu quả hơn.

Theo anhngumekong

Bí quyết quản lý thời gian cho người đi làm

Hàng tá công việc, hàng đống tài liệu luôn chực chờ bạn giải quyết. Bạn luôn trong tình trạng đầu bù tóc rối chạy đua với thời gian mà vẫn không thể hoàn thành hết nhiệm vụ của mình. Công việc của bạn quá nhiều hay bạn chưa quản lý được thời gian?

Hãy luôn đi trước thời gian

Nhiều nhân viên công sở than thở rằng, khối lượng và lịch làm việc quá nặng làm họ luôn phải chạy đua với thời gian. Thời gian được ví như con thoi, làm sao có thể chạy đua với nó được. Hãy luôn đi trước thời gian một bước, bạn mới có thể quản lý được nó.
Đi trước thời gian, có nghĩa là sớm có kế hoạch cụ thể, thời gian biểu cụ thể cho từng công việc của bạn. Nếu bạn không dành buổi sáng của ngày mới để thư giãn, lấy hứng thú cho công việc bằng một tách cafe, một tờ báo yêu thích mà lại dùng nó để lập kế hoạch cho ngày hôm ấy, e rằng đã quá trễ để giải quyết những rắc rối nảy sinh. Hãy dùng thời gian cuối buổi làm việc ngày hôm trước để lập kế hoạch cho ngày hôm sau, bạn sẽ luôn đón đầu được mọi vấn đề và thời gian sẽ luôn phải chạy sau lưng bạn.


Sử dụng công cụ hỗ trợ 
 
Nhiều người chỉ quen lập kế hoạch bằng cách nhẩm trong đầu những việc cần làm, hay ỷ lại vào cái đầu của mình để ghi nhớ những công việc được giao. Điều này dễ dẫn đến thiếu xót trong công việc. Hãy luôn có bên mình một quyển lịch bàn, một sổ ghi chú nhỏ. Tập thói quen ghi chú tất cả mọi thứ. Dùng đồng hồ báo thức, có thể là từ điện thoại hay PDA để nhắc nhở những thời điểm cần kết thúc công việc trong ngày. Bạn sẽ giải phóng trí não khỏi những lo lắng không cần thiết nhờ những công cụ hỗ trợ đơn giản nhưng rất đắc lực này.
Lập kế hoạch thật logic

Lập kế hoạch sao cho phù hợp với bản thân cũng là một nghệ thuật. Bạn nên dành một khoảng thời gian kha khá để tập trung lập một kế hoạch thật đầy đủ và chi tiết. Bạn cần ưu tiên những việc cần giải quyết ngay, phân loại việc nhỏ và việc quan trọng, phức tạp. Bạn cũng nên hiểu rõ nhịp sinh học của mình thường tập trung nhất vào lúc nào, hay mệt mỏi vào giờ nào để sắp xếp công việc cho phù hợp. Ngoài ra, còn phải chú ý đến vấn đề không gian, nếu đặc thù công việc của bạn cần phải di chuyển nhiều nơi, hãy sắp xếp sao cho tiện đường nhất, vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm chi phí đi lại. Bạn cần hiểu rõ từng công việc phải làm, giải đáp ngay những thắc mắc để tránh gián đoạn trong lúc giải quyết công việc. Lập kế hoạch cho hàng tá công việc sao cho phù hợp cả về không gian, thời điểm mà vẫn đảm bảo theo kịp tiến độ làm việc của mọi người là cả một vấn đề. Vì vậy, đừng tiếc một chút thời gian lập kế hoạch để đổi lại sự thanh thản thư thái trong quá trình làm việc của mình.

Kỷ luật với bản thân

Hãy gỡ bỏ những trò chơi giải trí trên máy tính, đoạn tuyệt với chương trình chat trong lúc làm việc. Thiếu thời gian nhưng có thể bạn vẫn đang lãng phí. Nếu bạn cần tập trung làm việc hay nghiên cứu các tài liệu, hãy vứt bỏ những suy nghĩ về câu chuyện đang tán dở với cô đồng nghiệp dễ thương hay tiếc nối về một trò chơi xếp hình mà mình sắp phá kỷ lục. Những cám dỗ linh tinh ấy sẽ âm thầm làm chậm nhịp độ làm việc của bạn đấy.
Tự tăng năng suất của mình

Một tinh thần minh mẫn nằm trong một cơ thể khỏe mạnh. Bạn hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình bằng một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, siêng năng tập thể dục mỗi buổi sáng để luôn có đủ sức chịu đựng mà chạy trước thời gian. Một góc làm việc ngăn nắp, gọn gàng không những tăng cảm hứng làm việc của bạn mà còn giúp bạn không bị gián đoạn công việc vì thất lạc một cây bút hay giấy tờ quan trọng.

Làm việc không mệt mỏi, luôn hứng thú với công việc và mọi chuyện diễn ra trôi chảy sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng chạy đua với thời gian. Bạn sẽ không còn phải mang việc về nhà, sẽ có nhiều thời gian dành cho gia đình hay theo học một khóa học nâng cao trình độ ngoại ngữ hay tin học ngoài giờ làm việc. Có thể nói, quản lý, nắm bắt được thời gian là chiếc chìa khóa quan trọng nhất trong sự thành công của bạn đó.

Bí quyêt quản lý thời gian hiệu quả nhất

Quỹ thời gian của mọi người là như nhau, điều quan trọng là chúng ta làm thế nào để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao bắt buộc chúng ta phải có kỹ năng làm việc tốt để có thể thích nghi được với nó giúp chúng ta dễ dàng đạt được kết quả cao trong công việc và trong các mối quan hệ khác ngoài xã hội.

Một ngày có 24 giờ, mỗi tuần chỉ có 7 ngày thế nhưng có những người họ chẳng làm được việc gì trong khi một số người lại làm được hàng ngàn việc có ý nghĩa cho cuộc sống của họ? phải chăng đó là sự khác nhau giữa thói quen sử dụng thời gian của người thành đạt và những người bình thường khác? vậy để sử dụng thời gian của mình một cách tốt nhất thì mỗi cá nhân phải nhận định năng lực của mình và hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trước khi nhận một công việc gì hoặc đối mặt với tình huống nào đó để từ đó biết được mình đang mong muốn gì trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống.


Bạn muốn kiểm soát được công việc mình đã làm và nó sẽ mất bao nhiêu thời gian để thực hiện, trước hết bạn phải lên kế hoạch và viết nó ra giấy để trên bàn làm việc mỗi ngày như một lời nhắc nhở và cố gắng thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra trong từng khoảng thời gian nhất định. Chẳng hạn bạn muốn mua nhà trong 3 năm tới thì kế hoạch của bạn hôm nay là gì? mỗi tháng bạn phải tiết kiệm được bao nhiêu tiền, mỗi năm bạn sẽ có được số tiền bao nhiêu? và muốn có được số tiền ấy bạn phải có kế hoạch làm việc cụ thể gắn với số tiền bạn làm ra. Công việc của bạn mỗi tuần mang lại bao nhiêu tiền? và bạn phải làm gì trong quỹ thời gian của bạn để có số tiền ấy. Kế hoạch phải thật chi tiết, rõ ràng từng bước một. Tốt nhất là bạn nên sắp xếp việc nào quan trọng nhất thì làm trước, việc nào ít quan trọng thì làm sau. Vì tâm lý chung của chúng ta là việc nào thích làm trước, việc nào dễ thì thích làm, việc nào khó thì gác lại giải quyết sau. Nhưng có điều nghịch lý là việc khó để lại thì thời gian sau khiến chúng càng khó giải quyết hơn.

Vậy có phương pháp nào để cân bằng thời gian cho công việc, nghỉ ngơi giải trí và cho gia đình? Với một doanh nghiệp mới ra đời thì luôn luôn bị áp lực về sự quá tải bởi công việc nhưng tình trạng đó không thể kéo dài mãi, vì tình trạng ấy sẽ khiến nhân viên làm việc với tâm trạng mệt mỏi, căng thẳng và điều đó ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả công việc. Vì vậy người chủ doanh nghiệp phải biết cách xây dựng hệ thống, qui trình làm việc, kế hoạch làm việc và giao trách nhiệm cho từng người nhất định. Đồng thời phải đặt niềm tin vào nhân viên để họ có thể chủ động giải quyết công việc của mình.Vì thế, có thể nói điều quyết định hiệu quảquản lý thời gian của người lãnh đạo chính là hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên.

Đối với nhân viên, để thời gian làm việc hiệu quả nhất, nhân viên phải biết xác định mục tiêu của mình. Không nên “ôm” quá nhiều việc cùng một lúc để rồi không giải quyết đúng tiến độ gây ảnh hưởng đến công ty và tinh thần làm việc. Đồng thời phải biết sắp xếp công việc khéo léo, biết tận dụng thời cơ để làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên mục tiêu và lợi ích của bạn phải gắn với mục tiêu của công ty. Tính kỷ luật về thời gian với bản thân là thứ cực kỳ quan trọng. Vì vậy, khi đã thống nhất về mục tiêu giữa cấp quản lý và nhân viên đó sẽ có động lực làm việc và họ sẽ tận dụng tối đa thời gian làm việc để đạt mục tiêu.

Theo Kynang
DBS M05479
Quang Cao