Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Các ký tự đặc biệt trong thiết kế web

Các ký tự đặc biệt

Có một vài ký tự đặc biệt trong HTML. Ví dụ như bạn không thể hiện được dấu lớn hơn hoặc nhỏ hơn trong các đoạn văn bởi vì trình duyệt có thể hiểu nhầm chúng là ký tự của các thẻ.

Nếu bạn muốn trình duyệt hiển thị được những ký tự này, chúng ta phải chèn những code đặc biệt vào trong tài liệu thiết kế web.

Code của ký tự đặc biệt dạng như sau : &tên code hoặc &#mã ký tự

Ví dụ : Hiển thị một dấu nhỏ hơn chúng ta viết : &lt hoặc &#60

Sự thuận lợi của tên code là nó dễ nhớ hơn mã ký tự. Tuy nhiên nhiều trình duyệt vẫn chữa hỗ trợ đầy đủ tên code (trong khi trình duyệt hỗ trợ rất tốt cho mã ký tự)

Khoảng trắng(Non-breaking Space)

Ký tự đặc biệt được sử dụng nhiều nhất khi thiết kế web là khoảng trắng.

Thông thường thì HTML sẽ lượt bỏ các khoảng trắng trong đoạn văn. Nếu bạn có 10 khoảng trắng liên tiếp thì 9 cái sẽ bi lượt bỏ. Để thêm nhiều khoảng trắng liên tiếp chúng ta sử dụng :  

Ví dụ :


Các ký tự đặc biệt thường sử dụng khi thiết kế web

Chú ý : tên code thì phân biệt chữ hoa và thường là khác nhau!

Bạn có thể xem toàn bộ các ký tự đặc biệt tại HTML Entities Reference.

Tại sao bạn thường không nhớ gì sau khi uống rượu say?

Trong những lần nhậu nhẹt vui vẻ với bạn bè, đôi khi chúng ta uống tới bến mà quên đi mọi thứ xung quanh để rồi sáng hôm sau tỉnh dậy bạn không còn nhớ nổi những gì đã xảy ra từ khi bắt đầu say (xỉn). Những gì bạn nhớ nổi chỉ là nhận thức rất mơ hồ và hoang mang, thậm chí khi bạn bè nhắc lại buổi tối hôm đó bạn không thể tin mình đã làm những việc đó và cảm thấy xấu hổ. Đó chính là triệu chứng mất trí nhớ tạm thời khi bạn uống rượu/bia quá nhiều (black-out). Vậy nó bắt đầu từ đâu?



Chất cồn đã làm gì với não của tôi?

Bất kể ai uống rượu bia nhiều đều từng không dưới một lần bị black-out, mất trí nhớ tạm thời. Theo nghiên cứu, chứng bệnh mất trí nhớ tạm thời này được chia làm hai loại: en bloc và fragmentary. Mình chưa tìm được từ ngữ tiếng Việt mô tả đúng nhất về hai loại mất trí nhớ tạm thời này nên mình tạm gọi là loại nặng cho 'en bloc' và loại nhẹ cho 'fragmentary' trong bài viết. Loại nhẹ khiến người sau khi say không thể nhớ những gì đã làm trong khoảng thời gian ngắn trong khi loại nặng khiến họ không nhớ trong khoảng thời gian dài hơn.

Ngoài ra, với loại nhẹ thì người ta có thể nhớ lại sự việc đã làm hoặc đã xảy ra trước đó khi có ai đó nhắc lại nhưng loại nặng thì "bó tay", bất kể ai nhắc lại đi chăng nữa. Tựu chung lại, cả hai loại đều do một nguyên nhân gây ra, liên quan tới thần kinh học (neurophysiological). Khi chúng ta bị say rượu, khu hồi hải mã (hippocampus - nằm trong thùy thái dương) bị hủy hoại hóa học, đây là một phần của não trước có nhiệm vụ lưu giữ thông tin và hình thành ký ức trong trí nhớ dài hạn và khả năng định hướng trong không gian (link nguồn Wikipedia).



Khi uống rượu, chất cồn trong rượu hoặc bia sẽ làm nhiễu cơ quản thụ cảm (trong khu hồi hải mã) có nhiệm vụ truyền dẫn chất glutamate mang thông tin giữa những nơ-ron (neuron) với nhau. Không chỉ làm nhiễu, chất cồn đôi khi còn làm cơ quản thụ cảm ngưng hoạt động. Quá trình này khiến các nơ-ron thần kinh tạo ra steroid - một loại hợp chất hữu cơ - chặn sự liên lạc giữa những nơ-ron này với nhau, kết quả là nó phá vỡ nhận thức dài hạn (long-term potentiation), một quá trình cần thiết cho việc học và lưu trữ thông tin của não người. Nếu đã từng bị say và bị mất trí nhớ tạm thời, bạn vẫn có thể làm các công việc bình thường như nói chuyện, đi lại hoặc ăn uống nhưng vấn đề là khi đó não của bạn không có khả năng tạo ký ức lúc đó để lưu lại. Như vậy sáng hôm sau bạn sẽ chẳng nhớ gì vì làm gì có ký ức nào đâu để mà nhớ lại.

Làm thế nào để tôi tránh mất trí nhớ tạm thời?

Để tránh tình trạng mất trí nhớ tạm thời, không gì tốt hơn ngoài việc ăn gì đó trước khi vào bàn nhậu. Không ăn gì sẽ khiến lượng cồn trong máu tăng nhanh hơn và não bạn sẽ chịu tác động nặng nề hơn. Ngoài ra, hãy uống từ từ và chậm cũng có thể tránh hoặc giảm tình trạng mất trí nhớ. Nghiên cứu chỉ ra rằng thủ phạm chính của chứng bệnh mất trí nhớ tạm thời là lượng cồn trong máu tăng đột ngột, khiến nồng độ cồn trong máu tăng ít nhất 0,15%. Con số đó lớn gấp hai lần lượng cồn cho phép để điều khiển phương tiện giao thông.

Bạn có biết tại sao phụ nữ uống rượu nhanh say và họ sợ say hơn nam giới chúng ta hay không? Một phần là vì lượng cồn trong máu của họ tăng với tốc độ nhanh hơn chúng ta khi uống rượu, bia. Nữ giới không chỉ có ít nước trong máu hơn nam giới để dung hòa lượng cồn này, họ còn có ít axit gastric dehydrogenase hơn, một loại enzim giúp giảm lượng cồn trong cơ thể.

Tóm lại, để tránh chứng bệnh mất trí nhớ tạm thời khi uống rượu, bạn không nên uống quá nhanh với lượng lớn rượu, bia. Lời khuyên thứ hai là nên ăn gì đó chứ đừng để bụng rỗng mà đi uống những thức uống có cồn đó vào người.

Bị mất trí nhớ tạm thời có đồng nghĩa tôi là người nghiện rượu?

Nghiên cứu đầu tiên được chuyên gia E. M. Jellinek thực hiện vào những năm 1940 cho thấy việc mất trí nhớ tạm thời có liên quan tới chứng nghiện rượu. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó lại cho thấy điều ngược lại với tuyên bố trường hợp đó không phải lúc nào cũng đúng. Bất kể là bị mất trí nhớ tạm thời có đồng nghĩa bạn là người nghiện rượu hay không thì bạn cũng không nên thường xuyên để tình trạng đó xảy ra. Thường xuyên uống rượu và bị mất trí nhớ tạm thời đồng nghĩa những nguy cơ tổn thương dài hạn ngày một gia tăng.


Nguồn: Gizmodo

Những phần mềm hay dùng thay thế Google Reader

Công cụ đọc tin RSS Google Reader sắp bị đóng cửa, nhưng bạn không nên quá lo lắng vì chúng ta vẫn còn rất nhiều phương án thay thế khác có chức năng tương tự và thậm chí tốt hơn. Trước khi chuyển sang phần mềm mới, bạn nên xuất toàn bộ dữ liệu (nguồn tin RSS) trên Google Readerra file trước, sau đó chọn một trong những phần mềm được giới thiệu dưới đây rồi nhập (Import) lại các nguồn RSS trên.

Lấy lại toàn bộ nguồn tin RSS trên Google Reader

Đăng nhập vào tài khoản Google.
Dùng công cụ Google Takeout để lấy lại dữ liệu: www.google.com/takeout/#custom:reader. Bấm vào nút Create Archive để xuất ra file sao lưu của nguồn tin RSS. Bấm tiếp nútDownload để tải file đó về (file .zip).
Giải nén file .zip, bên trong sẽ thấy có nhiều file, bạn chỉ cần quan tâm đến filesubscriptions.xml, đây là file chứa toàn bộ nguồn tin RSS của bạn, các phần mềm đọc tinRSS đều có chức năng import file này. Bạn import xong thì tất cả các nguồn tin đó sẽ xuất hiện lại ngay lập tức, không cần phải ngồi gõ địa chỉ lại từ đầu.Chọn phần mềm RSS:

TRÊN MÁY TÍNH

1. Feedly (đa nền tảng)


Đây là một phần mềm RSS rất phổ biến bởi có giao diện đẹp và hỗ trợ đồng bộ nguồn tin trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau. Việc Google Reader đóng cửa không gây trở ngại cho Feedly vì nó sẽ tự động sao chép toàn bộ nguồn tin RSS từ Google sang máy chủ của mình, bạn không cần phải Import lại. Feedly có thể chạy trên máy tính thông qua các extension dành cho trình duyệt Chrome, Firefox, Safari đồng thời có cả bản di động để chạy trên AndroidiOS.

Giao diện của Feedly trên máy tính được hiển thị theo dạng danh sách, còn giao diện trên phần mềm di động thì được trình bày giống như một tờ báo hơn. Nguồn tin RSS trên các thiết bị của bạn cũng sẽ được đồng bộ hóa với nhau, tương tự như khi dùng Google Reader.

2. NetNewsWire (Mac và iOS)


Phần mềm này không nổi tiếng bằng Feedly nhưng lại là cái mình thích nhất và đang dùng nó là phần mềm chính để đọc tin RSS trên máy Mac. Giao diện của NetNewsWire rất đơn giản, dễ hiểu và gọn gàng nên có tốc độ chạy rất nhanh. NetNewsWire có phiên bản cho iPhone và iPad nhưng nó đã không còn được cập nhật từ mấy năm nay, việc đồng bộ giữa các máy cài NetNewsWire chỉ có thông qua Google Reader nên nếu Google Reader đóng cửa thì chức năng đồng bộ hóa giữa nhiều máy cũng không còn hoạt động được. Nhưng nếu bạn chỉ thường xuyên đọc tin RSS trên máy tính thì mình khuyên là nên chọn phần mềm này vì các ưu điểm trên của nó.

Tải về: www.netnewswireapp.com (miễn phí trên Mac).

TRÊN DI ĐỘNG

Các phần mềm RSS trên di động không khác nhau nhiều về chức năng. Giao diện, cách hiển thị tin tức mới chính là cái khiến chúng ta phải lựa chọn.

1. Flipboard (miễn phí)


Đây là phần mềm có giao diện dạng tờ báo rất đẹp, hiện đại, dễ đọc, dễ nhìn và nhất là các thao tác trên phần mềm này hoạt động rất nhanh, giúp cho việc đọc và lướt tin tức trên Flipboard rất nhanh và hiệu quả. Flipboard sẽ tự động lấy nguồn tin RSS từ tài khoản Google Reader của bạn, nếu không có tài khoản cũng không sao, Flipboard có cung cấp sẵn rất nhiều nguồn tin với đủ mọi loại chủ đề khác nhau. Phần mềm sẽ tự động lọc ra những tin tức nóng hổi nhất trên Internet cho bạn xem, nếu bạn có tài khoản Twitter thì nó cũng cho những tin tức đó vào trang báo của bạn luôn.

Nhược điểm của Flipboard là tốc độ lấy tin chậm và không có phiên bản trên máy tính, chỉ có bản trên iOSAndroid.

2. Pulse (miễn phí)


Pulse có giao diện không giống bất kỳ một phần mềm đọc tin nào khác, các tin tức được liệt kê theo dạng danh sách nằm ngang, kèm hình đại diện khá đẹp. Pulse có tốc độ làm việc rất tốt, tuy không hỗ trợ nhiều thao tác vuốt trượt lúc xem tin nhiều như Flipboard nhưng bù lại tốc độ tải tin rất nhanh, hỗ trợ nhiều nguồn tin RSS không cần phải qua Google Reader hay nhập lại địa chỉ RSS.

Pulse có phiên bản cho iOS, Android lẫn phiên bản Web dành cho máy tính.

3. Feeddler (miễn phí và có phí)


Nếu bạn yêu sự đơn giản, dễ nhìn và thích kiểu trình bày tin tức dạng danh sách truyền thống của NetNewsWire trên máy tính và muốn có một thứ tương tự như vậy trên di động thì Feeddler chính là thứ bạn đang tìm. Phần mềm này có giao diện giống NetNewsWire và Google Reader, hỗ trợ đọc tin tức offline, cho phép cài thêm các nguồn tin RSS mới thông qua địa chỉ web nhưng lại không cài sẵn các nguồn tin phong phú như hai phần mềm trên.

Tai nghe Mico có thể quét sóng não và chọn bài hát theo đúng tâm trạng

Đôi khi rảnh rỗi hoặc có tâm trạng gì đó và muốn nghe nhạc, nhưng loay hoay mãi chả chọn được bài hát phù hợp, việc chọn nhầm bài có thể khiến cảm hứng nghe nhạc mất đi luôn. Nếu có một thiết bị có thể tự chọn bài hát phù hợp với tâm trạng thì thật là tuyệt! Ý tưởng đó đã được hãngNeurowear thực hiện, với chiếc tai nghe Mico, có khả năng sử dụng cảm biến sóng não để xác định tâm trạng người đeo và chơi một bài hát phù hợp.


Tai nghe Pico có kích thước khá lớn với 2 chụp tai to có gắn thêm thanh cảm biến EEG (electroencephalograph) phía trước đầu. Theo nhà phát triển thì cảm biến này cho phép tai nghe phân tích sóng não và xác định tâm trạng người đeo. Khi kết nối với một thiết bị thông minh chạy ứng dụng đi kèm, tai nghe này sẽ chơi các bài hát được chọn từ cơ sơ dữ liệu của Neurowear phù hợp với tâm trạng của người đeo mà nó đã xác định được trước đó. Bên hông của mỗi chụp tai có đèn báo là người đeo đang nghe nhạc và thậm chí là nó còn hiển thị các biểu tượng chỉ tâm trạng khi người nghe đang tập trung, buồn ngủ hay là căng thẳng.

Việc chơi một bài hát phù hợp với tâm trạng người đeo thực sự là một ý tưởng khá thú vị nhưng vẫn chưa thể chứng tỏ được là sự lựa chọn của tai nghe chính xác bao nhiêu, còn lời quảng cáo thì đúng là hơi cường điệu. Cũng rất thú vị khi xem xét ở một góc độ ngược lại, đó là khi tai nghe chọn chơi một bài hát sôi động khi nhận thấy người đeo uể oải chẳng hạn, bài hát sẽ giúp tinh thần của người nghe phấn chấn hơn.

Neurowear vẫn chưa công bố thông tin về thời điểm ra mắt tai nghe và giá cả, bạn có thể xem video minh hoạ dưới đây với người mẫu/nhiếp ảnh gia người Nhật Bản Julie Watai.


Mỗi cú click chuột tốn bao nhiêu năng lượng Calorie?

Click chuột có lẽ là hoạt động dân văn phòng làm nhiều nhất trong ngày, các game thủ thậm chí còn click nhiều hơn và tất nhiên nó cũng đốt cháy lượng Calorie trong cơ thể của chúng ta. Vậy nó có thể được dùng để thay thế các bài tập thể dục không? Câu trả lời là hoàn toàn không, một nghiên cứu mới đây ở Nhật đã tính toán ra được cứ mỗi lần click chuột thì cơ thể sẽ đốt cháy được có 1,42 Calorie. Trong khi một ngày mỗi người chúng ta hấp thu khoảng 2000 KCalorie và chỉ cần tập thể dục chừng 15-30 phút là đã có thể đốt cháy được hàng trăm Calorie rồi.




Con số 1,42 Calorie trên được tính trung bình đối với ngón tay trỏ có thể tích 10,8 cm khối và nặng 11,7 gram. Lượng năng lượng dùng để di chuyển ngón trỏ và thực hiện thao tác nhấn một lần sẽ tương đương với 1,42 Calorie. Mình đã thấy nhiều người có khả năng click chuột cực kỳ nhanh với tốc độ hơn một trăm cú click mỗi phút. Cứ cho là họ click được 200 cú/phút, tính ra họ đã đốt cháy được nhiều nhất là 284 Calorie/phút. Nhưng "tập thể dục" theo cách này không tốt chút nào vì nhiều khi thực ra bạn phải vận động gần như cả cánh tay của mình để thực hiện một cú nhấn. Đầu ngón tay của chúng ta cũng là nơi tập trung rất nhiều các dây thần kinh và việc ép ngón tay làm việc quá sức như vậy thì không tốt chút nào.


Theo TechCrunch, Rocketnews24
DBS M05479
Quang Cao