Một trong những tâm điểm của sự quan tâm đặc biệt và cũng là sự bất ngờ thú vị các phương tiện hàng không mới trong triển lãm hàng không MAKC -2007 là chiếc máy bay phản lực không người lái tương lai Skat – Tiếng nga có nghĩa là “Cá đuối biển” Skat được nghiên cứu phát triển bởi Tập đoàn sản xuất máy bay tiêm kích nổi tiếng MiG. Sự kiện giới thiệu mẫu đầy đủ Scat trong ngày thứ 3 của triển lãm trước một đội ngũ phóng viên đông đảo trong một nhà chứa máy bay của Tập đoàn sản xuất máy bay MiG trên khuôn viên của sân bay LII (Viên nghiên cứu các phương tiện bay mang tên M.M. Gromov) thuộc khu vực Giucov ngoại ô thành phố Matxcova, trở thành một show tâm điểm của sự ngạc nhiên, lý thú và gây shock. Cho đến thời điểm giới thiệu sản phẩm, tuyệt đối không hề có một thông tin nào về quá trình phát triển máy bay chiến đấu tấn công không người lái Scat của MiG, kế hoạch giới thiệu máy bay không người lái UAV mặc dù đã được nhà sản xuất lên kế hoạch, nhưng không hề có trong bất cứ một chương trình công báo nào trước thềm của triển lãm. Quyết định chính thức cho phép giới thiệu mô hình mẫu của Scat chỉ được phê chuẩn chính thức của Tổng thống Liên bang Nga Putin vào ngày 21 tháng 8. Chính vì vậy, nguyên mẫu mô hình nghiên cứu không được giới thiệu trong khu vực triển lãm, mà ở một trong những nhà chứa máy bay MiG trên sân bay Viện nghiên cứu thử nghiệm phương tiện bay mang tên Grimov, được mời đến khu vực trình bầy và giới thiệu sản phẩm chỉ có một số lượng không lớn các đại diện của công nghệ truyền thông (truyền hình và báo giấy), trong đó có bản thân tác giả bài viết này.
Cần phải nói chính xác rằng, UAV mẫu chiến đấu tàng hình này ở nước Nga chưa bao giờ có. Nghiên cứu phát triển các máy bay không người lái tấn công hạng nặng – khối lượng lớn hơn 1 tấn – động cơ phản lực sử dụng nhiều lần (điều này khác với các phương tiện bay sử dụng một lần như: máy bay mục tiêu, tên lửa hành trình của Liên bang Nga) được bắt đầu vào khoảng cuối những năm 60-x thế kỷ 20 tại trung tâm nghiên cứu thử nghiệm mang tên A.N. Tupolev, thiết kế loại máy bay trinh sát không người lái có tốc độ cận âm VR-2 “Striz-141” hoặc Tu- 141 có tải trọng cất cánh 5,4 tấn, hay máy bay Reis – 143 hoặc Tu – 143 có tải trọng cất cánh 1,4 tấn. Cả hai loại máy bay này đều có trong biên chế của quân đội liên bang Xô viết và được sản xuất hàng loạt. Ngoài ra, sản xuất hàng loạt và có trong biên chế là loại máy bay không người lái La-17R (tải trọng cất cánh khoảng 3 tấn), được phát triển trên cơ sở của máy bay mục tiêu La 17 tại Trung tâm nghiên cứu thiết kế phương tiện bay S.A.Lavochkin.
Cùng với kinh nghiệm các cuộc xung đột vũ trang những năm 80-x và 90-x, sự phát triển của lực lượng phòng không và các trang thiết bị trinh sát điện tử trên máy bay, tốc độ tăng trưởng các chi phí huấn luyện lực lượng phi công đã dẫn đến buộc phải tính toán cho bước đầu của một thế kỷ phát triển tiếp theo là chế tạo thế hệ máy bay tấn công không người lái phản lực hạng nặng, có khả năng tiến hành các hoạt động độc lập hoặc trong đội hình chiến đấu liên kết phối hợp, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu vũ khí chính xác của đối phương hoặc các chiến hạm của địch trên biển, đồng thời được lắp đặt trên thân máy bay các hệ thống trang thiết bị điện tử hiện đại, có những tính năng kỹ thuật cao cho phép UAV có thể tác chiến như hoặc hơn hẳn một máy bay chiến đấu hiện đại ngày nay.
Những nghiên cứu tích cực theo tư duy chiến lược chế tạo UAV trên thềm của thế kỷ mới được bắt đầu từ Mỹ, sau đó là các nước khác ở châu Âu. Trong đó Hợp chủng quốc Hoa kỳ đã tuyên bố coi máy bay UAV là thế hệ thứ 6 của máy bay chiến đấu, loại máy bay này sẽ nhanh chóng thay thế các máy bay thế hệ thứ năm – máy bay tiêm kích đa nhiệm như F-22, F35 v.v..cùng với tương lai gần sẽ tham gia cùng chiến đấu và từng bước thay thế trong những nhiệm vụ tác chiến. Các hàng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới như Boeing và Northrop Grummanvào những năm 1998 – 2000 bắt đầu tiến hành thiết kế các mẫu máy bay thử nghiệm và trưng bày các UAV phản lực, có tên gọi là X-45 và X-47, vào năm 2002 – 2003, bắt đầu bay đánh giá thử nghiệm. Yêu cầu quan trọng là những tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu phải đáp ứng của máy bay không người lái UAVlà rất tương đồng với những tính năng kỹ chiến thuật của các máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại ngày nay; có khả năng sử dụng nhiều lần từ các căn cứ, sân bay cất hạ cánh là sân bay chiến thuật; khả năng sống còn cao trong điều kiện chiến trường hiện đại, có khả năng tàng hình hoặc có mức phản xạ hiệu dụng đối với radar rất nhỏ; những thiết kế đặc biệt đơn giản, thông minh. Trên thân máy bay phải được lắp đặt các hệ thống tự bảo vệ cao, có khả năng độc lập phát hiện mục tiêu và sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao, được lắp đặt trong các khoang chứa vũ khí, tiến hành các hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình của một phân đội, có thể liên kết phối hợp và hiệp đồng tác chiến cùng với các máy bay chiến đấu có người lái.
Model 3D máy bay không người lái UAV Scat
Cấu hình chung của Skat
Trong cấu trúc thiết kế cuối cùng, tải trọng cất cánh của các mẫu giới thiệu và thủ nghiệm của UAV Mỹ đạt đến khối lượng 16,6 tấn với máy bay (X-45C) và đến 19 tấn (X-47B), tải trọng này làm cho UAV có kích thước tương đương với máy bay tiêm kích chiến thuật F-16 của Mỹ. Các UAV thử ngiệm X-45 và X-47 được phát triển dựa trên cơ sở kết quả cuộc cạnh tranh của các nhà chế tạo theo chương trình J-UCAS, chương trình hướng tới sự chế tạo một model UAV tiến tiến thống nhất dành cho lực lượng Không quân Mỹ và lực lượng Hải quân Mỹ. Sự thực từ năm ngoái, ý tưởng một máy bay không người lái cho hai lực lượng quân sự ở nước Mỹ phát triển UAV chuyên dùng cho không quân Hải quân theo chương trình UCAS-D đã bị gạt. Không quan tâm lắm đến ý tưởng của một số cái đầu chiến lược thông minh, máy bay không người lái ở Mỹ không được nghiên cứu như một máy bay chiến đấu thay thế cho máy bay có người lái, mà chỉ là tăng cường bổ xung thêm, đặc biệt hiệu quả trong các tình huống chiến trường phức tạp của các xung đột có cường độ cao. Do đó, hoàn toàn có khả năng tin tưởng rằng, chương trình phát triển UAV sẽ được thúc đẩy trong đó có lợi ích của Không quân và Hải quân.
Cùng với quá trình nghiên cứu UAV mạnh mẽ của USA là sự quan tâm đặc biệt và thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình nghiên cứu chế tạo UAV ở Châu Âu. Tại nhiều nước ở châu Âu các mẫu máy bay UAV tiên tiến được chế tạo để nghiên cứu và thử nghiệm; Pháp chế tạo mẫu UAV Petit Duc, 2000). UK ( Raven , 2003). Ý ( Sky X , 2005), Thụy Điển (Filur. 2005). Đức và Tây Ban nha ( Barracuda , 2006). Riêng dự án của Pháp nhanh chóng phát triển thành dự án chung của châu Âu và mang tên là “nEUROn”, tham gia vào dự án có Thụy Điển, Ý và Tây Ban Nha, quyết định sử dụng các kinh nghiệm thiết kế UAV của mình vào mục đích chung, chế tạo một UAV đa dụng, sau đó là Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ. Người Anh tiếp tục đi con đường của mình, hoàn thiện chương trình Taranis, là sự phát triển lên cấp độ cao hơn của máy bay UAV thử nghiệm Raven. Cũng như nEUROn, Taranis cũng được thiết kế với những thông số kỹ chiến thuật tương đương với dự án phát triển UAV của Mỹ X-45 và X-47, nhưng tải trọng cất cánh theo thiết kế dự kiến khoảng 6-8 tấn. Cách đây không lâu sau tai nạn mẫu máy bay thử nghiệm năm ngoái, Đức kiên quyết dừng chương trình nghiên cứu độc lập máy bay UAV Barracuda, được giới thiệu trong Triển lãm hàng không Châu Âu tháng 5 năm 2006 tại Beclin, người Đức quay lại xem xét khả năng kết hợp cùng với các nước khác cùng phát triển UAV, có nhiều dự đoán sẽ liên kết với nEUROn.
Điều gì đang diễn ra ở đất nước chúng ta? Một trong những ý tưởng chế tạo UAV, sử dụng cho các hoạt động quân sự, tập trung vào tập đoàn Tupolev, Tập đoàn này từ những năm 80-x đã tiến hành những hoạt động nghiên cứu thiết kế thế hệ máy bay UAV mới, được biết đến với mã hiệu 300 hoặc Tu-300 “Korshun” có các tính năng kỹ chiến thuật tương đương như các UAV thế hệ trước Reis hoặc Stric (theo phương pháp cất cánh và hạ cánh) theo kích thước sẽ nằm ở khoảng giữa hai loại, có tải trọng cất cách khoảng từ 3 – 3,5 tấn. Các máy bay không người lái được tính toán sẽ sử dụng trong tổ hợp UAV chiến thuật Stroi-F trong các phương án khác nhau; phương án trinh sát mục tiêu và phương án máy bay tiêm kích đa nhiệm mang vũ khí trang bị. Vũ khí trang bị có thể được treo dưới thân máy bay, khu vực buồng đốt phản lực, hoặc có thể được đặt trong khoang. Nhưng dự án “Korshun” đã bị lãng quên nhanh chóng do những biến động chính trị cho đến gần đây, nhưng theo các kênh truyền thông của nhà máy thông báo, Hãng Tupolev có dự kiến sẽ khởi động lại dự án, nâng cấp các thiết kế kỹ thuật đồng thời sử dụng những thành tựu mới nhất của trang thiết bị điện tử trên máy bay. Nhưng, nếu theo những thông tin nhận được, nếu chương trình nghiên cứu được tiếp tục thì theo truyền thống của máy bay Stris và Reis, các UAV Tupolev nâng cấp cải tiến của sẽ vẫn được sử dụng như các máy bay trinh sát đường không – do theo các tính năng kỹ chiến thuật, hình dáng thiết kế, phương thức cất, hạ cánh (cất cánh bằng ống phóng đạn, hạ cánh bằng dù) Tu-300 hoàn toàn khác xa so với những tiêu chuẩn kỹ chiến thuật của máy bay không người lái tiên tiến trên toàn thế giới.
Gần hơn với UAV tấn công là dự án của Trung tâm thiết kế và thử nghiệm A.S. Yakovlev với tên gọi dự án (Prorub – đột phá). Lần đầu tiên theo ý tưởng của Yakovlev, có bề dầy kinh nghiệm chế tạp các UAV có kích thước nhỏ gọn ( ví dụ: các phương tiện trinh sát Ptrela đã vượt qua được các cuộc thử nghiệm trong điều kiện khắc nghiệp của chiến trường, được sản xuất hàng loạt và biên chế trong lực lượng vũ trang) phát triển UAV tiên tiến có tải trọng cất cách lên đến gần 10 tấn, mẫu đã được giới thiệu cách đây nhiều năm. UAV tấn công Prorub – U nằm trong kế hoạch chế tạo một tập hợp UAV đồng nhất, có thể là UAV trinh sát Prorub – P, UAV Prorub RLD radar trinh sát theo rõi mục tiêu. Để làm giảm giá thành chế tao, các loại máy bay UAV này được sản xuất có sử dụng kinh nghiệm đã thu hoạch được từ model Ia – 130 các hệ thỗng trên thân máy bay, động cơ và và các trang bị khác như động cơ phản lực, hệ thống điều khiển từ xa, các hệ thống tranh thiết bị cho một máy bay, các trang thiết bị đặc chủng khác…Theo những thông tin có được trên hệ thống quảng cáo trên website của Trung tâm thiết kế thử nghiệm A.S. Yakovlev, cấp độ đồng bộ hóa của Prorub và Iak – 130 là 40%. Những thông tin chính xác của sơ đồ hệ thống UAV của Trung tâm Yakovlev được nhà thiết kế chính Yuri Yankevich của Trung tâm mang tên A.S. Yakovlev công bố trong tạp chí khoa học công nghệ số đặc biệt Poliet – “Bay” kỳ niệm100 ngày mất của A.S. Yakovlev tháng 3 năm 2006.
Phương án UAV tấn công, dự án sẽ là sơ đồ máy bay sử dụng công nghệ Stealth, kiểu cánh dơi với thiết kế không có cánh đuôi, vũ khí trang bị được giấu kín trong khoang nhằm giảm thiểu tối đa phản xạ hiệu dụng, động cơ phản lực với hệ thống thu không khí phía trên phần đầu máy bay. Cất cánh theo Yut với đầy đủ vũ khí trang bị khoảng từ 1 đến 3 tấn, tốc độ cực đại lên đến khoảng 1100 km/h, trần bay tối đa là 16 km, thời gian hành trình cho phép đến 6 h. Máy bay được đồng bộ hóa từ 60 – 70% giữa phương án chiến đấu và phương án máy bay trinh sát, máy bay cảnh giới và tìm kiếm có radar. Đồng thời sử dụng các tổ hợp bộ phận khác, sử dụng các cánh kéo dài và các module cánh lái đuôi.
Mùa hè năm 2005. Khi gia nhập tập đoàn Irkut Trung tâm thiết kế thử nghiệm A.S. Yakovlev đề nghị với công ty Alenia Aermakki thuộc tập đoàn Finmeccanica cùng tiến hành các hoạt động nghiên cứu thiết kế máy bay UAV theo chương trình Yak – 130. Hợp đồng thỏa thuận giữa Nga và Ý được ký trong triển lãm hàng không năm 2005. Tháng 6 -2007, tại triển lãm hàng không tại Le Bourget Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Irkut và Tổng giám đốc Trung tâm OKB A.S. Yakovlev Olech Demchenko chính thức thông bá Cả hai bên đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu thiết kế thực tế theo định hướng đã nêu: Hai năm trước chúng ta cùng với công ty Finmeccanica và Alennia đã ký thỏa thuận phát trienr UAV trên cơ sở UAV Yak – 130. Cho đến ngày hôm nay chúng ta đã nhận được những văn bản quyết định từ Bộ quốc phòng Liên bang Nga và Bộ quốc phòng Ý. Thời điểm này chúng ta bắt đầu các hoạt động nhằm thực tế hóa dự án được đặt ra. – Thông báo với giới báo chí Oleg Demtrenko..
Phát triển các máy bay không người lái UAV hiện nay ở nước Nga có rất nhiều các công ty chế tạo các thiết bị hàng không. Các công ty có những sản phẩm hiệu quả có thể kể đến: Tập đoàn Irkyt, Trung tâm thiết kế chế tạo Kazan Sokol, hãng Enhics, công ty Novik – Thế kỷ 21. Và rất nhiều các cơ sở sản xuất khác. Nhưng tất cả các UAV được các đơn vị này chế tạo có khối lượng từ vài kg đến vài trăm kg và được dùng chủ yếu cho nhiệm vụ quan sát, trinh sát từ trên không ( chỉ có duy nhất Trung tâm thiết kế và thử ngiệm Sokol đã phát triển tổ hợp UAV trinh sát và tấn công Dan-Baruk, có tải trọng cất cánh là 500 kg. Vào năm 2005, 3 mẫu UAV models thuộc họ Zond có tải trọng cất cánh từ 2 đến 12 tấn, nhằm thực hiện các hoạt động như chụp ảnh quang phổ, điều khiển bay trong không trung và truyền tiếp thông tin, được giới thiệu tại salon hàng không Le Bourget và giới thiệu tại Trung tâm thiết kế và thử nghiệm của Sukhoi. Cũng rất rõ ràng là Sukhoi hiện đang nghiên cứu các UAV quân sự, nhưng những thông tin cụ thể về chương trình này hoàn toàn không được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tập đoàn chế tạo máy bay MiG nghiên cứu phát triển UAV đã được cộng đồng biết từ hai năm trước, những hoạt động này được bắt đầu khi Tổng giám đốc và tổng công trình sư Alexei Fedorov được bổ nhiệm – (sau đó là Chủ tịch hội đồng quản trị đồng thời là Chủ tịch Tập đoàn chế tạo máy bay Liên bang OAK), đã nhanh nhậy đánh giá được thị trường UAV và chớp thời cơ triển khai trước một số chương trình phát triển UAV trong tập đoàn Irkyt, nơi ông làm chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong hai năm đó các đại diện chính thức của MiG chỉ khẳng định rằng MiG đang nghiên cứu phát triển UAV, nhưng không hề thông báo một thông tin nào cụ thể, chỉ đến tháng 8 năm 2007, dự án UAV của MiG đã đạt được những thành tựu nhất định, lúc đó, ban lãnh đạo tập đoàn quyết định, đã đến thời điểm giới thiệu một số thành quả đạt được trước cộng đồng.
Giải pháp chế tạo Scat Tập đoàn MiG đưa ra, khi đã có trong tài sản của mình bề dầy kinh nghiệm với UAV. Từ cuối những năm 40-x, các nhà thiết kế của Trung tâm thiết kế và thử nghiệm đã triển khai những hoạt động nghiên cứu hệ thống các tên lửa chống tầu KS và KSS ( theo thiết kế là các mô hình máy bay MiG – 15 thu nhỏ không người lái), sau đó là các tên lửa hành trình siêu âm K-10 và X-20 nhằm trang bị cho các máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa Tu-16 và Tu-95, tham gia tích cực vào chế tạo tên lửa hành trình tốc độ cao X-22, các tên lửa này hiện nay vẫn được trang bị cho máy bay ném bom Tu-22MZ. Ngoài ra, vào những năm 60-x, MiG tiến ành các hoạt động triển khai nghiên cứu chế tạo các UAV tấn công (X-155 DR- Kretret) máy bay không người lái đánh chặn X-155DR Gryrza).v.v.Các hoạt động theo chương trình máy bay không người lái tiếp tục tại OKV (Trung tâm nghiên cứu chế tạo) đến những năm gần đây.
Vậy máy bay UAV tiên tiến của MiG như thế nào? Cùng với những xu hướng thiết kế hiện đại của thế giới các UAV đều sử dụng công nghệ Stealth với hình dáng thiết kế kiểu cánh dơi. Cấu trúc của thân máy bay phần lớn sử dụng vật liệu tổng hợp.
Khung sườn thân máy bay trên bản vẽ thể hiện là một hình tam giác có dạng mũi tên với các góc nhọn phía trước gần 54o, Hình dáng mũi tên được xuôi xuống phía sau cho đến bằng 0 với các đầu cách được cắt góc 90 độ ở phía trước và phía sau cánh máy bay. Nói chung, toàn bộ hình dáng của Skat nhìn từ trên xuống, và từ dưới lên được tuân thủ theo xu hướng thiết kế các đường viền của thân máy bay, các đường nối giữa các tấm vỏ máy bay, các tấm vách khung của khoang thân và của đóng mở khoang đều có các trục song song, điều đó đáp ứng được yêu cầu giảm phản xạ hiệu dụng của thân máy bay. Các bộ phận điều khiển khí động học của máy bay – là các mặt phẳng xoay ngiêng đa năng theo phần sau của cánh, điều khiển các cánh cản này cho phép điều khiển máy bay xoay tròn, lên cao xuống thấp và bay theo quỹ đạo đường bay, đồng thời cũng là bộ phận hãm khí động học. Cánh điều khiển còn được bố trí bổ xung trên thân máy bay ở phần trung tâm phía dưới bụng, có dạng hình mũi tên ngược với góc – 54o.
Động cơ của Scat là động cơ turbo phản lực hai cánh tuốc bin không có bộ phận phóng RD-5000B có lực kéo là 5040 kgf, đây là động cơ cải tiến của động cơ turbo phản lực RD-93 (phương án sử dụng trên MiG 29 một động cơ RD-33 đối với các máy bay xuất khẩu 1 động cơ) đồng thời sử dụng ống phụt phản lực hình hộp nhằm giảm khả năng phản xạ radio. Trong giai đoạn thử nghiệm đầu tiên Skat vẫn được sử dụng loại ống phụt truyền thống đối xứng trục tâm (trong lần trình diễn ngày 23 tháng Tám giới thiệu cả hai phương án – hình hộp và trục đối xứng). Bộ phận thu không khí không điều chỉnh của động cơ được bố trí ở phần mũi của máy bay).
Phía trong của UAV dọc theo máy bay là đường ống dẫn khí vào động cơ phản lực, có bố trí 2 khoang hai bên chứa vũ khí có diện tích 4,4m x0,65mx0,75m, có thể lắp đặt tên lửa lớp Không – Hải (đất) hoặc tên lửa chống radar phòng không, hoặc bom có điều khiển với khối lượng từ 250 – 500kg. Trong thời gian trình diễn Skat đã giới thiệu cùng với tên lửa chống radar X-31P và bom có điều khiển KAB-500KR. Theo thông báo, trọng lượng vũ khí hữu ích trên máy bay khoảng 2000kg.
Bánh chịu lực và càng sát xi máy bay là kiểu loại truyền thống của máy bay thông thường, cho phép cất hạ cánh trên các sân bay thông thường, sát xi của máy bay theo hình tam giác, có cơ cấu thu càng máy bay. Mỗi 1 càng máy bay có một bánh xe. Càng phía trước được co lại về phía sau khi bay lên và thu vào khoang bụng máy bay, các càng còn lại cũng thu càng vào khoang dưới thân cánh của UAV.
Nhiệm vụ chủ yếu của UAV Scat là tiêu diệt các mục tiêu quan trọng trong điều kiện hệ thống phòng không rất mạnh của đối phương. Các mục tiêu cố định thông thường là những mục tiêu đã được trinh sát phát hiện sớm, các mục tiêu thứ nhất là các vũ khí, khí tài phòng không của đối phương, đồng thời là các mục tiêu cơ động trên mặt đất và trên mặt biển, UAV có thể tự tìm kiếm và xác định mục tiêu hoặc liên kết phối hợp hoạt động cùng với các máy bay chiến đấu có người lái.
Những trang thiết bị thân máy bay không được thông báo, nhưng theo những tiến bộ khoa học công nghệ đạt được, ngoài tổ hợp hệ thống điều khiển và hệ thống dẫn đường, UAV được trang bị hệ thống tự động tìm kiếm và xác định mục tiêu, lựa chọn vũ khí hiệu dụng, trang thiết bị trinh sát và trang thiết bị tác chiến điện tử nhằm đảm bảo khả năng sống còn trong chiến đấu.
UAV có tốc độ cực đại tính trên mặt đất là 800 km/h và tốc độ trên không là 0,8M. Trần bay max, theo dự kiến 12000m tầm xa hoạt động là 4000 km. Theo kích thước Scat có thể so sánh với máy bay MiG 29, chiều dài là 10,25m, sải cánh 11,5m, chiều cao là 2,7m. Tại trọng cất cánh của UAV khoảng 10,000kg.
Scat UAV được Tập đoàn MiG phát triển từ 2005 trong giai đoạn đầu tiên của phát minh chế tạo máy bay không người lái. Cùng với hàng loạt các nhà máy hàng đầu trong lĩnh vực chế tạo máy bay và các trung tâm nghiên cứu khoa học hàng không đã tiến hành rất nhiều các thử nghiệm để tìm giải pháp tối ưu cho model hình dáng khí động học và tính năng kỹ chiến thuật của các trang thiết bị tiên tiến sẽ được trang bị cho UAV, đồng thời triển khai chương trình phát triển các công nghệ cần thiết cho chế tạo máy bay.Cấu hình khí động học của UAV đã được tiến hành kiểm tra trên giá thổi khí nén của Viện nghiên cứu kỹ thuật Hàng không rất nhiều lần để xác định tính chính xác và đúng đắn trong việc lựa chọn cấu hình thiết kế vỏ, khung sườn và thân máy bay. Trong những đơn vị đồng tham gia phát triển theo chương trình Scat (Cá đuối điện), logo của các đơn vị được treo trong triển lãm trưng bày mẫu máy bay UAV vào ngày 23 tháng 8 là 2 Trung tâm nghiên cứu của Bộ quốc phòng, theo chức năng có nhiệm vụ đảm bảo phát triển các giải pháp và hoạt động nghiên cứu khoa học quân sự dành cho lực lượng Phòng không, tổ hợp kỹ thuật radar – sóng radio Vega, cách đây không lâu được chính phủ Liên bang xác định là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực phát triển máy bay không người lái, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ hàng không quân sự quốc gia, các tổ hợp phát triển vũ khí và các tập đoàn phát triển trang thiết bị trên thân máy bay. Hệ thống động lực của Scat được tập đoàn OAO Klimov ở Sant Peterburg phối hợp với Ngân hàng Tuski “Soyuz”, và trong tình huống được sản xuất hàng loạt động cơ máy bay sẽ được sản xuất tại MMP. VV Chernyshev. Tham gia vào nhóm các tập đoàn và các nhà máy, công ty là Trung tâm thiết kế Russia avia của công ty chế tạo máy bay Irkyr sẽ đáp ứng các yêu cầu về các trang thiết bị trên máy bay. Một thành viên nữa của nhóm các nhà chế tạo máy bay là tổ hợp nhà máy Hius ở Vùng Tvers, tổ hợp nhà máy sản xuất này chưa nổi tiếng trong lĩnh vực chế tạo máy bay, nhưng theo ý kiến của của Vladimir Barkovsky , giám đốc Trung tâm kỹ thuật mang tên A.I. Mikoyan, tổ hợp ày có rất nhiều kinh nghiệm trong nội dung thiết kế và tổ hợp cấu hình của máy bay.
Trong triển lãm hàng không Macs – 2007, các phóng viên được giới thiệu nguyên mẫu chiếc máy bay UAV Scat, chế tạo thử nghiệm của tập đoàn sản xuất máy bay MiG mùa hè năm 2007. Nguyên mẫu được sử dụng để hoàn thiện các thiết kế về cấu hình và sự bố trí lắp đặt các trang thiết bị bên trong, cũng như nhưng tính năng kỹ thuật sơ bộ của phương tiện bay.
Những giai đoạn tiếp theo sẽ là thiết kế và chế tạo thử các mẫu bay có người lái (Scat-PD) và không có người lái (Scat – D) đồng thời tiến hành các chuyến bay thử nghiệm, bao gồm cả thử nghiệm sử dụng vũ khí, để đưa đến khâu hoàn thiện cuối cùng. Vấn đề quan trọng đầu tiên là chế tạo mẫu máy bay Scat có người lái. Vladimir Barkovsky giải thích điều đó do luật pháp của Liên bang Nga quy định rất chặt chẽ, các chế định đó đã giới hạn quá trình bay của Scat. Những yêu cầu đã được pháp điển hóa đó đòi hỏi có được một sự hoàn thiện tối ưu, và quy trình hoàn thiện nó đang diễn ra.
Lãnh đạo của Tâp đoàn MiG hiện chưa đưa ra mốc thời gian thử nghiệm đối với các nguyên mẫu của Scat. Rõ ràng, điều đó sẽ không được thực hiện ngay ngày hôm nay hoặc trong thời gian vài tháng tới, nhưng sự tự tin và những mối quan tâm đang được đặt ra trong Tập đoàn, có thể tin tưởng rằng, chuyến bay đầu tiên của Scat không phải đợi lâu nữa.
Trong trường hợp thành công, và điều đó hoàn toàn không còn là vấn đề nghi ngờ đối với nhưng nhà chế tạo ra sản phẩm, họ hy vọng có được sự trợ giúp từ phía Bộ quốc phòng và có thể tham gia vào chương trình phát triển vũ khí của quốc gia. Cùng với xu hướng phát triển của hàng không quân sự hiện đại, Scats hy vọng có được một thị trường rộng lớn trên trường quốc tế. Không có hạn chế nào khi quá trình phát triển trong tương lai của Scat có được sự tham gia của các đối tác nước ngoài. Ở châu Âu, trong những năm gần đây các dự án lớn đều có sự tham gia của nhiều nước, một ví dụ điển hình là dự án Neiron. Có thể khẳng định rằng, trog tương lai gần, sự phát triển của Scat sẽ mang đến nhiều hứa hẹn.
Tính năng kỹ chiến thuật của Scat
Model Scat (Cá đuối biển)
Sải cánh, m 11.50
Chiều dài, m 10.25
Chiều cao, m 2.70
Khối lượng, kg
Rỗng 1380
Tải trọng cất cánh 10000
Loại động cơ 1 TRDDF RD-500B
Lực đẩy, kgf 1 х 5040
Tốc độ cực đại, km/h 800 (М=0.8)
Tầm xa hoạt động, km 4000
Trần bay, m 12000
Nguồn: tạp chí điện tử Góc trời -http://www.airwar.ru