Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Lockheed AC-130


Lockheed AC-130 là loại máy bay cường kích hạng nặng. Khung cơ bản của máy bay do Lockheed thiết kế và chế tạo. Phần hoàn thiện để thành máy bay chiến đấu do Boeing phụ trách. Không lực Hoa Kỳ dùng AC-130 để hỗ trợ các đơn vị mặt đất, dẫn đường cho máy bay chiến đấu khác, chống lại các đơn vị phòng không của đối phương.

Năm 1967, máy bay JC-130A USAF 54-1626 được Không lực Hoa Kỳ lựa chọn để cải tiến thành AC-130. Đến ngày 21 tháng 9 năm 1967, AC-130 được đưa sang căn cứ không quân ở Nha Trang để thử nghiệm. Máy bay thử nghiệm đã thực hiện các phi vụ ở Việt Nam và Lào. Từ thập niên 1970, AC-130 được cải tiến để bổ sung khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Trong Chiến tranh Việt Nam, các máy bay AC-130 đã tiêu diệt khoảng 1 vạn xe vận tải của đối phương. AC-130 cũng từng giữa vai trò quan trọng trong các cuộc chiến do Hoa Kỳ tiến hành tại Grenada năm 1983, Panama năm 1989, vùng Vịnh năm 1991, Somalia năm 1992-1993, Bosnia-Herzegovina, và cả trong nhiệm vụ sơ tán thường dân Hoa Kỳ ở Albania năm 1997.

Thông số:
Nhà sản xuất: Lockheed và Boeing
Chuyến bay đầu tiên: AC-130A: 1966, AC-130U: 1990
Được giới thiệu: AC-130A: 1968, AC-130U: 1995
Tình trạng: Đang hoạt động
Hãng sử dụng chính: US Air Force (U.S.A.F.)
Số lượng sản xuất: 43
Chi phí: AC-130H: 132,4 triệu USD, AC-130U:190 triệu USD (2001)
Phát triển từ: C-130 Hercules

Đặc trưng chung:
Số lượng thủy thủ: 13
*Sĩ quan: 5 (Phi công, phi công phụ, hoa tiêu, sĩ quan kiểm soát hỏa lực, sĩ quan thông tin)
*Lính: 8 (kỹ sư máy móc, thao tác viên vô tuyến, thao tác viên dò tìm hồng ngoại, người nạp đạn, người bắn)
Chiều dài: 97 ft 9 in (29.8 m)
Wingspan (độ dài sải cánh (ko bik mình dịch có đúng ko)): 132 ft 7 in (40.4 m)
Chiều cao: 38 ft 6 in (11.7 m)
Vùng cánh: 1745.5 ft² (162.2 m²)
Tải trọng: 122,400 lb (55,520 kg)
Trọng lượng khi cất cánh: 155,000 lb (69,750 kg)
Sức mạnh: 4× Allison T56-A-15 turboprops, 4,910 shp (3,700 kW) each
Vận tốc:
Tốc độ tối đa: 260 knots (300 mph, 480 km/h)
Phạm vi: 2,200 nm (2,530 mi, 4,070 km)
Giới hạng bay: 30,000 ft (9,100 m)
Vũ khí:
AC-130A Project Gunship II:
* 4× 7.62 mm GAU-2/A miniguns
* 4× 20 mm M61 Vulcan cannon
AC-130A Surprise Package, Pave Pronto, AC-130E Pave Spectre:
* 2× 7.62 mm GAU-2/A miniguns
* 2× 20 mm M61 Vulcan cannon
* 2× 40 mm (1.58 in) L/60 Bofors cannon
AC-130E Pave Aegis:
* 2× 20 mm M61 Vulcan cannon
* 1× 40 mm (1.58 in) L/60 Bofors cannon
* 1× 105 mm (4.13 in) M102 howitzer
AC-130H Spectre:
(Trước năm 2003)
* 2× 20 mm M61 Vulcan cannon
* 1× 40 mm (1.58 in) L/60 Bofors cannon
* 1× 105 mm (4.13 in) M102 howitzer
(Hiện giờ)
* 1× 40 mm (1.58 in) L/60 Bofors cannon
* 1× 105 mm (4.13 in) M102 howitzer
AC-130U Spooky II:
* 1× 25 mm (0.984 in) 5-barrel GAU-12/U Equalizer Gatling gun
* 1× 40 mm (1.58 in) L/60 Bofors cannon
* 1× 105 mm (4.13 in) M102 howitzer
AC-130U Plus 4 / AC-130U+4:
* 2× 30 mm Bushmaster II cannon
* 1× 105 mm (4.13 in) M102 howitzer


TU-160 - niềm tự hào của không quân Nga

TU-160 được giới quân sự phương Tây mệnh danh là "chiếc dùi cui". Đây là mẫu chiến đấu cơ đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Loại máy bay chiến lược này của Nga đang gây chú ý dư luận.

Sức mạnh của TU-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thuỷ lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn. Máy bay ném bom hạng nặng này có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa vì nó thể tiếp nhận dầu trên không bằng loại máy bay chuyên dụng do Nga chế tạo IL-78 hay ZMS-2.
TU-160 được coi là đối trọng của máy bay ném bom Rockwell B-1A của Mỹ. Hãng Tupolev đã bắt đầu thiết kế mẫu máy bay này từ năm 1975 dưới sự lãnh đạo của V.I. Bliznuk. Ngày 19/12/1981 TU-160 tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.

Năm 1985, Liên Xô quyết định cho sản xuất hàng loạt khoảng 100 chiếc TU-160, nhưng rút cục chỉ có 30 chiếc ra đời trước khi dây chuyền sản xuất nhận lệnh đóng cửa vào năm 1992.

Theo nhiều chuyên gia về vũ khí, so với chiếc máy bay ném bom khét tiếng B-1A của Mỹ, TU-160 của Nga có kích thức lớn hơn nhiều và có một số tính năng vượt trội.

Thông số kỹ thuật:

- Đội bay: 4 người.
- Chiều dài: 54,1 m.
- Chiều cao: 13,1 m.
- Sải cánh: 55,7 m.
- Diện tích bề mặt cánh: 400 m².
- Trọng lượng tối đa: 275.000 kg.
- Nhiên liệu tối đa: 171.000 kg.
- Trần bay tác chiến: 15.000 m.
- Tầm bay tác chiến: 14.000 km.
- Tốc độ cất cánh: 270 km/h.
- Tốc độ hạ cánh: 270 km/h
- Tốc độ bay tối đa: 2.220 km/h.
- Tốc độ tăng độ cao: 70 m/s.
- Trọng lượng vũ khí tối đa: 40 tấn.

Su-35

Chuyến bay thao diễn đầu tiên của chiếc Su-35 Flanker vào ngày 7 tháng 7-2008, đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các giới quan sát đến loại máy bay này.



Chiếc Su-35 Flanker cũng đã từng trải qua những đợt thử nghiệm vào tháng hai vừa qua. Đây cũng là một bước tiến mới nhất của dòng máy bay khổng lồ T-10 (Su-27), nó cũng trở thành một loại máy bay chiến đấu dành cho lực lượng không quân Nga sử dụng trong thời gian quá độ, trước khi dòng máy bay thế hệ thứ năm được bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt.

Su-35, chính xác hơn là Su-35BM, là mẫu thứ hai của dòng máy bay T-10 được mang ký hiệu như vậy, chiếc Su-35 đầu tiên đã được chế tạo cách đây 20 năm, nó đã tung cánh trên không trung vào năm 1988 với ký hiệu là Su-27M.

Năm 1991, Su-27M được quyết định cho sản xuất hàng loạt và được mang ký hiệu là Su-35. Loạt máy bay đầu tiên cất cánh vào tháng 4 năm 1992, tuy nhiên loại máy bay này không được đưa vào chế tạo với số lượng lớn. Do thiếu nguồn tài chính vào giữa những năm 1992 và 1995, cho nên chỉ có 12 chiếc Su-35 là được sản xuất và chuyển giao cho không quân Nga. Những chiếc Su-35 này thường được sử dụng cho các chuyến bay thử nghiệm hoặc bay diễn tập.



Không bao lâu sau, loại máy bay Su-37 được phát triển dựa theo thiết kế của Su-35. Mọi người thường nhầm với loại máy bay thí nghiệm C.37/Su-47, chiếc Su-37 được lắp đặt các động cơ lực đẩy vectơ, đó là sự khác nhau chính giữa loại máy bay này với loại Su-35. Các chuyên gia rất có ấn tượng về các tính năng nổi bật ở chiếc mẫu đầu tiên No. 711 của loại Su-37, nhưng nó vẫn chỉ mới có một chiếc trong nguyên bản.

Vào cuối những năm 1990, loại Su-35 lại được phục hồi sôi động, giống như lực lượng không quân Nga một lần nữa lại được hồi sinh. Để tránh số lượng các ký hiệu được tăng thêm qua mức, loại máy bay mới chế tạo hôm nay lại được mang theo ký hiệu Su-35BM ("Sự hiện đại hóa lớn").
Năm 2008, loại động cơ 117C được phát triển, nó đã cho phép các nhà thiết kế khởi động bay thử nghiệm dòng máy bay mới, lịch trình này sẽ được kết thúc vào năm 2010. Theo chương trình vũ trang của Nga 2006-2015, đã được thông qua vào năm 2006, loại máy bay Su-35BM sẽ được dự tính sản xuất hàng loạt để chuyển giao cho không quân Nga, trong thời gian này bộ quốc phòng Nga cũng có dự kiến đặt mua 182 chiếc cùng loại. Thêm nữa, các công nghệ kỹ thuật đã phát triển trong dự án của Su-35 sẽ được sử dụng để nâng cấp những chiếc Su-27 trở thành tiêu chuẩn Su-27CM2.

Chế tạo thành công chiếc Su-35 là một bước quan trọng cho lực lượng không quân, và nền công nghiệp chế tạo máy bay của Nga. Nếu tính rằng, dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sẽ không được đưa vào sản xuất hàng loạt ở nước Nga trước năm 2015, thì loại Su-35BM vẫn có thể sẽ đảm đương được trọng trách lấp đầy khoảng trống, để thay thế cho những chiếc Su-27 đã cũ, những chiếc này sẽ bắt đầu bị "đuổi việc" vào thập kỷ sau. Các đặc điểm kỹ thuật của loại Su-35 có tính năng khá cao, do vậy nó thừa khả năng để thực hiện được trọng trách này, nó vượt xa tất cả các loại máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ 4+ của Mỹ, Pháp và EU, kể cả các loại như Super Hornet, Rafale và Typhoon. Loại Su-35, thậm trí còn có thể đối chọi được với loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm chỉ vừa mới được chế tạo trên thế giới – loại F-22, cho dù Su-35 có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với máy bay chiến đấu của Mỹ - giá của chiếc Su-35 vào khoảng 40 triệu USD còn chiếc F-22 là 300 triệu USD.



Dòng Su-35 sẽ được bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2011, vào năm 2020 họ cũng sẽ chuyển giao 182 chiếc cho bộ quốc phòng Nga đã đặt mua. Vào thời gian đó, không quân Nga sẽ sở hữu từ 120 đến 140 chiếc Su-27 đã được nâng cấp và có từ 30 – 40 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Với những trang bị này, sẽ cho phép không quân Nga duy trì liên tục được tiềm lực chiến đấu trong vòng 2 – 3 thập kỷ tiếp theo.

Đã có rất nhiều thiết kế thành công trong lịch sử hàng không thế giới, nhưng chỉ có một vài thiết kế trong số đó, là có thể phù hợp được với những đòi hỏi khắt khe của cuộc chiến ngày càng tăng, trong bao năm qua như, các loại máy bay chiến đấu nổi tiếng Messerschmitt Bf-109 và P-51 Mustang, các loại ném bom chiến lược Tu-95 và B-52 cùng với Su-27. Loại T – 10 được cất cánh lần đầu tiên vào năm 1977, các chuyến bay khác được thực hiện vào năm 1981 sau khi đã có nhiều cải tiến. Chiếc chiến đấu cơ này được chế tạo hàng loạt vào năm 1984, đến nay nó vẫn còn đủ khả năng tiềm lực chiến đấu và hiện nó vẫn là một loại máy bay chiến đấu tốt nhất trên thế giới. Chiếc Su-35BM, đã cất cánh lên không trung năm 2008, nó đã cho thấy được các hiệu xuất của nó khá cao, một sự cải tiến chưa từng thấy dựa trên một thiết kế đã được phát triển từ 30 năm trước đây.

Khó có thể dự đoán trước được tương lai bước tiến xa hơn nữa của Su-35, nhưng hoàn toàn không nghi ngờ rằng, cùng với sự đổi mới dần của các loại vũ khí và khoa học điện tử dành cho hàng không, Su-35 sẽ còn tồn tại để phục vụ cho chiến đấu trong vài thấp kỷ nữa, cho đến khi loại máy bay chiến đấu này cùng với các loại máy bay tinh vi hơn, sẽ được thay thế bởi các loại xe bay được chế tạo dựa trên các nguyên tắc vật lý mới.



Đặc tính kỹ thuât :

* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 21.9 m (72.9 ft)
* Sải cánh: 15.3 m (50.2 ft)
* Chiều cao: 5.90 m (19.4 ft)
* Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 17.500 kg (38.600 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 25.300 kg (56.660 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.060 lb)
* Động cơ: 2× Lyulka AL-35F
o Lực đẩy thường: 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) mỗi chiếc
o Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

* Vận tốc cực đại: Mach 2.25 (2.500 km/h, 1.550 mph)
* Tầm bay: 3.600 km (1.940 nmi)
* Tầm bay tuần tiễu: 4.500 km (2.430 nmi) với thùng nhiên liệu phụ
* Trần bay: 18.000 m (59.100 ft)
* Vận tốc lên cao: >280 m/s (>55.100 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 408 kg/m² (84.9 lb/ft²)
* Lực đẩy/trọng lượng: 1.1

Vũ khí

* 1× pháo 30 mm GSh-30 với 150 viên đạn
* 2× giá treo đầu cánh cho tên lửa không đối không R-73 (AA-11 "Archer") hoặc thiết bị ECM
* 12× giá treo ở cánh và thân cho 8.000 kg (17.630 lb) vũ khí, bao gồm:
o Tên lửa không đối không
+ AA-12 Adder (R-77)
+ AA-11 Archer (R-73)
+ AA-10 Alamo (R-27)
o Tên lửa không đối đất và đối hải
+ AS-17 Krypton (Kh-31)
+ AS-16 Kickback (Kh-15)
+ AS-10 Karen (Kh-25ML)
+ AS-14 Kedge (Kh-29)
+ AS-15 Kent (Kh-55)
+ AS-13 Kingbolt (Kh-59)
o Bom
+ KAB-500L
+ KAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TV
+ FAB-100/250/500/750/1000

Hiện nay SU35 là máy bay có góc lên thẳng bé nhất.

SU 30

Sukhoi Su-30 (tên ký hiệu của NATO: "Flanker-C") là máy báy quân sự linh hoạt được phát triển bởi Công ty hàng không Sukhoi của Nga và đưa vào hoạt động năm 1996. Nó là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ cường kích (tấn công mặt đất).



Đây là một phiên bản hiện đại hóa của Su-27UB và có vài phiên bản khác. Seri Su-30K và Su-30MK đều có những thành công trong thương mại. Sự khác nhau về tên gọi là do các phiên bản được sản xuất bởi 2 công ty con đang có sự cạnh tranh - KNAAPO và IRKUT Corporation, cả 2 đều nằm dưới sự điều khiển của tập đoàn Sukhoi. KNAAPO sản xuất Su-30MKK và Su-30MK2, chúng được thiết kế và bán cho Trung Quốc và Việt Nam. Irkut sản xuất seri Su-30MK tầm xa đa chức năng, mà bao gồm cả Su-30MKI, một mẫu máy bay được phát triển cho Không quân Ấn Độ và những thiết kế từ Su-30MKI, như Su-30MKM, Su-30MKA và Su-30MKV được xuất khẩu cho riêng Malaysia, Algeria và Venezuela (M-Malaysia, A-Algeria và V-Venezuela)


Trong khi nguyên bản gốc Su-27 có tầm hoạt động khá tốt, nó vẫn bị coi là không có đủ tầm hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ phòng không của PVO Strany (từ viết ngắn cho "Protivovozdushnaya Oborona" — "Air Defence" - "Phòng Không"), các hoạt động phòng không bao trùm lên toàn bộ lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô. Do đó, việc phát triển bắt đầu vào năm 1986 đối với Su-27PU, một phiên bản cải tiến của Su-27 có khả năng hoạt động như một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa hay sơ chỉ huy trên không. Phiên bản huấn luyện chiến đấu Su-27UB hai chỗ được lựa chọn như một nền tảng cơ sở cho Su-27PU, vì nó có hiệu suất và đặc tính của một chiếc Su-27 một chỗ, và khi thực hiện các nhiêm vụ tầm xa đòi hỏi phải có 2 phi công, điều này giúp cho hiệu suất tác chiến của máy bay tăng lên. Mẫu thuyết trình "chứng minh khái niệm" bay vào ngày 6 tháng 6, 1987, và chuyến bay này đã thành công dẫn đến việc phát triển tiếp theo trên 2 nguyên mẫu Su-27PU. Chiếc Su-27PU đầu tiên bày tại Irkutsk vào ngày 31 tháng 12, 1989, và chiếc đầu tiên trong 3 chiếc tiền sản xuất đã bay vào ngày 14 tháng 4, 1992.


Để Su-27UB thích nghi trong vai trò mới, máy bay được trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể mở ra thu lại, để tăng thêm tầm hoạt động, cần tiếp nhiên liệu nằm ở bên trái mũi máy bay, để lắp thêm hệ thống này thì hệ thống IRST đã phải chuyển sang cạnh phải của máy bay.
Hệ thống điện tử được thay đổi, được điều chỉnh sử dụng thiết bị truyền đạt thông tin riêng và dẫn đường để chỉ huy đội hình bay của máy bay đánh chặn Su-27 một chỗ. Buồng lái phía sau được trang bị màn hình hiển thị CRT khổ lớn, cung cấp thông tin hướng dẫn với các thông tin chiến thuật về mục tiêu và máy bay đang điều khiển. Hệ thống dẫn đường và fly-by-wire đã được nâng cấp. Nó trang bị một radar nâng cấp NIIP N001, cung cấp thông tin cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, tìm đường và khả năng theo dõi tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc trên không. Su-30 có một phanh hơi đằng sau buồng lái.
Sukhoi đưa ra Su-27PU được sử dụng như một "máy bay chiến đấu kiểm soát trên không", một loại AWACS mini, với người lái sau sẽ sử dụng radar và hệ thống kết nối dữ liệu đẻ kiểm soát những máy bay chiến đấu khác. Tuy nhiên PVO không quan tâm đến việc mua SU-27PU.

5 chiếc Su-27PU đã được chế tạo, với tên gọi mới là "Su-30" cuối cùng được trang bị trong biên chế của PVO với vai trò máy bay huấn luyện. Những máy bay này được chuyển giao cho Trung đoàn không quân tiêm kích đánh chặn số 54 đóng tại căn cứ huấn luyện cao cấp tại Savostleyka bắt đầu vào năm 1996.


Theo một tạp chí nghiên cứu kỹ thuật của Đức, những chiếc Su-30 của Ấn Độ, phiên bản MKI là những máy bay tiêm kích-bom chiến đấu tốt nhất từng được chế tạo trên thế giới. Máy bay này đã thay đổi mọi sự cân bằng trong bối cảnh Nam Á, nhiều quốc gia rất quan tâm đến loại máy bay này

Thiết kế


Một phiên bản Su-30M đa chức năng 2 chỗ đã được đề nghị chuyển cho Không quân Nga sử dụng và có thể một vài chiếc khác cũng đã được sản xuất giữa những năm 1990 để đánh giá.
Sukhoi đã được đề nghị một phiên bản xuất khẩu là Su-30MK, "MK" có nghĩa là "Modernizirovannyi Kommercheskiy" (Modernized Commercial - Thương mại hóa). Sukhoi đã mang một chiếc Su-30MK thao diễn đến Triển lãm hàng không Paris vào năm 1993.

Một chiếc Su-30MK tối ưu hóa khả năng thao diễn, cũng đã được sản xuất lại từ chiếc Su-27PU sản xuất trước đó, nó xuất hiện vào năm 1994. Máy bay chiến đấu đa chức năng linh hoạt


Su-30MK có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng khác nhau, trong bất kỳ điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, bất kể ngày hay đêm và khoảng cách.

Đây là máy bay đa chức năng được trang bị đầy đủ phù hợp với toàn bộ một chuỗi những kịch bản chiến thuật và hoạt động chiến đấu, nó được thay đổi từ nhiệm vụ không chiến (bao gồm chiếm ưu thế trên không, phòng không, tuần tra trên không và hộ tống), thành tấn công mặt đất, chống hệ thống phòng không của địch (SEAD), ngăn chặn trên không, hỗ trợ mặt đất và tấn công mục tiêu trên biển. Đồng thời, Su-30MK có thể thực hiện chống gây nhiễu điện tử ECCM và cảnh báo sớm trên không, cũng như ra lệnh và điều khiển một nhóm thực hiện nhiệm vụ chung.

Góc tấn

Hình dạng khí động học của Su-30MK cho phép nó dễ dàng thay đổi các động tác khi bay. Để tăng hiệu suất nâng và khả năng bay thao diễn của máy bay, cánh mũi đã được trang bị. Nó có thể tự động điều chỉnh độ lệch để đảm bảo khả năng kiểm soát bay tại những góc tấn lớn. Tuy nhiên, cánh mũi chỉ được trang bị trên một số phiên bản của Su-30 như Su-30MKI.



Động tác bay rắn hổ mang Pugachev


Hình dạng khí động học tổng hợp, được kết hợp với khả năng kiểm soát điều chỉnh hướng phụt của động cơ, đã mang đến những khả năng thao diễn bay chưa từng có và những đặc trưng cất cánh và hạ cánh độc nhất vô nhị. Trang bị với hệ thống lái số fly-by-wire, Su-30MK có khả năng thực hiện vài động tác thao diễn mà chỉ có thể thực hiện được trên những máy bay chiến đấu hiện đại của Nga. Bao gồm động tác rắn hổ mang Pugachev và biểu diễn quay tròn, máy bay quay 360° trong khi đang bay lên hoặc lao xuống trên một mặt phẳng mà không bị mất độ cao. Trong động tác thao diễn bay bổ nhào quay tròn có điều khiển, máy bay thực hiện vài vòng quay đầy đủ trong mặt phẳng ngang, với tốc độ gần về không, lúc này động cơ bị tắt, sau đó nó được khởi động lại để lấy lại độ cao cho máy bay.

Động cơ


Động cơ của máy bay là 2 động cơ phản lực cánh quạt tỷ lệ vòng thấp Saturn AL-31FP. Cung cấp lực đẩy sau khi đốt nhiên liệu lần 2 là 245 kN (25.000 kgf), đạt vận tốc Mach 2, nó có tốc độ 1.350 km/h tại độ cao thấp, và vận tốc leo cao là 230 m/s.

Nó có thể mang thông thường 5.270 kg nhiên liệu trong các thùng chứa (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), Su-30MK có khả năng thực hiện liên tục nhiệm vụ trong 4.5 giờ trong phạm vi 3.000 km. Trong khi bay, nếu được tiếp nhiên liệu trên không thì nó có thể duy trì 10 giờ bay nhiệm vụ với tầm bay là 8.000 km trên độ cao hành trình từ 11 đến 13 km.

Khả năng bay xa đã tăng đáng kể những chọn lựa nhiệm vụ. Những sứ mệnh có thể thay đổi từ tuần tra, hộ tống thành đánh chặn tầm xa và những cuộc tấn công không đối đất

Vài hình về chiếc SU-30 Việt Nam


B-2 Spirit

B-2 Spirit, do Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ được trang bị công nghệ tàng hình trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. Chiếc máy bay ném bom này là một mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa máy bay ném bom của Hoa Kỳ. B-2 là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất: ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ đôla Mỹ. Kỹ thuật tàng hình thế hệ 2 của nó được áp dụng nhằm giúp máy bay có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. Số lượng đặt hàng dự tính 135 chiếc ban đầu đã được giảm xuống còn 75 vào cuối thập niên 1980. Trong Thông điệp liên bang năm 1992, Tổng thống George H.W. Bush đã thông báo tổng số B-2 chế tạo sẽ hạn chế ở mức 20 chiếc (sau này đã tăng lên 21 nhờ việc tân trang lại một chiếc thử nghiệm).



Tính năng
Cùng với loại Pháo đài bay B-52 và B-1 Lancer, quân đội Mỹ cho rằng B-2 mang lại sự linh hoạt vốn có của những máy bay ném bom có người lái. Khả năng bị nhận dạng thấp, hay các tính năng "tàng hình," cho phép nó thâm nhập qua những hàng rào bảo vệ tinh vi nhất của kẻ thù và tấn công các mục tiêu được bảo vệ kỹ càng nhất.

Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2 những ưu thế to lớn so với các loại máy bay ném bom trước đó. Tầm hoạt động của nó đạt xấp xỉ 6.000 hải lý (11.100 km) mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2 có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó. Với Hệ thống hỗ trợ mục tiêu GPS (GATS) cùng với những quả bom hỗ trợ GPS như Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM), nó có thể sử dụng radar APQ-181 để sửa các lỗi GPS về các mục tiêu và có độ chính xác cao hơn các loại vũ khí điều khiển laser với những quả bom trọng lực "câm" và một hệ thống hỗ trợ dẫn đường GPS "thông minh" gắn ở đuôi. Nó có thể ném bom 16 mục tiêu một lúc.

Khả năng tàng hình của B-2 có được nhờ sự phối hợp giữa việc giảm thiểu tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar phát ra, khiến đối phương rất khó phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhiều đặc tính tàng hình vẫn được xếp vào hàng tối mật; tuy nhiên các vật liệu composite chế tạo B-2, đặc biệt và các lớp phủ và thiết kế kiểu cánh bay cũng góp phần tăng khả năng tàng hình của nó.

B-2 có tổ lái hai người; một phi công ngồi bên trái và một chỉ huy ở bên phải, so với đội bay bốn người của B-1B và năm người của B-52.


Chiếc B-2 vừa hoàn thành nạp nhiên liệu trên không trên Thái Bình Dương. Việc tái nạp nhiên liệu trên không cho phép B-2 có tầm hoạt động chỉ bị giới hạn bởi việc bảo dưỡng động cơ và sức khỏe phi hành đoàn.

Lịch sử hoạt động
B-2 bắt đầu xuất hiện với tư cách một dự án mật được gọi là Máy bay ném bom thâm nhập tầm cao (HAPB), sau này đổi thành Máy bay ném bom kỹ thuật hiện đại (ATB) và từ khóa của dự án là Senior Cejay. Sau này nó được đổi thành B-2 Spirit. Ước tính 23 tỷ dollar đã được chi tiêu bí mật cho việc nghiên cứu và phát triển B-2 trong thập niên 1980. Một khoản chi phụ thêm do việc thay đổi vai trò của nó năm 1985 từ máy bay ném bom tầm cao thành máy bay ném bom tầm thấp, khiến phải thiết kế lại hầu như toàn bộ máy bay. Vì việc phát triển chiếc B-2 là một trong những chương trình bí mật nhất của Quân đội Hoa Kỳ, công chúng không hề biết để chỉ trích về chi phí quá đắt đỏ cho việc phát triển nó. Chiếc B-2 đầu tiên được trưng bày trước công chúng ngày 22 tháng 11, 1988, khi nó lăn bánh ra khỏi nhà chứa tại Air Force Plant 42, Palmdale, California, nơi sản xuất. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra ngày 17 tháng 7, 1989. Cơ quan thử nghiệm B-2, Trung tâm thử nghiệm bay không quân, Căn cứ không quân Edwards, California, chịu trách nhiệm thử nghiệm bay, kỹ thuật, chế tạo và phát triển loại máy bay này.

Chiếc đầu tiên, được đặt tên Spirit of Missouri, được chuyển giao ngày 17 tháng 12, 1993. Trách nhiệm bảo dưỡng B-2 thuộc nhà thầu hỗ trợ của Không lực Hoa Kỳ và do Trung tâm hậu cần không quân thành phố Oklahoma tại Căn cứ không quân Tinker ở Oklahoma quản lý.
Nhà thầu hàng đầu, chịu trách nhiệm thiết kế tổng thể và phối hợp là Northrop Grumman Integrated Systems Sector. Boeing Integrated Defense Systems, Hughes Aircraft (hiện là Raytheon), General Electric Aircraft Engines và Vought Aircraft Industries, đều là các thành viên của đội nhà thầu. Một nhà thầu khác, chịu trách nhiệm về các thiết bị huấn luyện phi công (hệ thống huấn luyện vũ khí và huấn luyện nhiệm vụ) là Link Simulation & Training, một nhánh của L-3 Communications trước kia là Hughes Training Inc. (HTI). Link Division, trước kia là CAE - Link Flight Simulation Corp. Link Simulation & Training chịu trách nhiệm phát triển và phối hợp tất cả đội bay và các chương trình huấn luyện bảo dưỡng. Các nhà thầu quân sự của chiếc B-2 đã lao vào một chiến dịch lobby mạnh mẽ để giành được sự ủng hộ tài chính từ phía Nghị viện.

Căn cứ không quân Whiteman tại Missouri là căn cứ hoạt động duy nhất của B-2 cho tới tận đầu năm 2003, khi các cơ sở kỹ thuật cần thiết cho B-2 được xây dựng tại căn cứ quân sự chung Hoa Kỳ/Anh Quốc trên đảo Diego Garcia thuộc Anh tại Ấn Độ Dương, sau đó là tại Guam năm 2005. Các cơ sở kỹ thuật cho loại máy bay này cũng đã được xây dựng tại RAF Fairford ở Gloucestershire tại Anh Quốc.

Vẫn còn những nghi ngờ về giá thành ngày càng tăng của chương trình: một số người đã cho rằng chi phí khổng lồ đó có thể bao gồm cả chi phí cho các chương trình bí mật khác. Con số chi tiêu cũng có thể được giải thích một phần bởi số lượng nhỏ máy bay được chế tạo cộng với chi phí nghiên cứu cao cho chương trình B-2.

Các máy bay ném bom này ban đầu được thiết kế để ném bom hạt nhân thời Chiến tranh lạnh và hộ trợ cho chúng khi chi tiêu quốc phòng giảm bớt. Tháng 5, 1995, trong một cuộc điều tra do Quốc Hội tiến hành, Viện Phân tích Quốc phòng kết luận rằng, sau khi Liên bang Xô viết tan rã, nhu cầu cho loại B-2 không còn nữa.

Chiến đấu
Chiếc B-2 bị nhiều người chế giễu là quá đắt để có thể đem ra tham chiến. Tuy nhiên, chiếc máy bay này đã tham gia vào ba chiến dịch khác nhau.

Nó bắt đầu tham chiến trong Chiến tranh Kosovo năm 1999. Chiếc B-2 là máy bay đầu tiên sử dụng Vũ khí tấn công điều khiển chung (JDAM) trong chiến tranh. Từ đó, chiếc máy bay này đã hoạt động tại Afghanistan trong Chiến dịch Tự Do Vĩnh Viễn và tại Iraq trong Chiến dịch Tự Do Iraq.

Sau khi ném bom các mục tiêu tại Afghanistan, chiếc máy bay hạ cánh tại Diego Garcia, tái nạp nhiên liệu và thay thế đội bay cho lần xuất kích tiếp theo. Trong chiến dịch tại Iraq nó còn phải bay xa hơn bởi B-2 đóng tại căn cứ Diego Garcia.

Những phi vụ sau này ở Iraq diễn ra từ Căn cứ không quân Whiteman ở Missouri. Điều này khiến nhiều phi vụ kéo dài hơn 30 giờ và một phi vụ đã kéo dài hơn 50 giờ. Chiếc B-2 có tính năng tự động cao, không như những máy bay chiến đấu một người lái, một thành viên đội bay có thể ngủ, sử dụng toilet hay chuẩn bị bữa ăn nóng trong khi người kia điều khiển máy bay.

Bản báo cáo Hàng năm của Cơ quan kiểm định và đánh giá hoạt động Lầu năm góc năm 2003 ghi chú rằng khả năng hoạt động của B-2 trong năm 2003 vẫn chưa tương xứng, chủ yếu bởi việc bảo dưỡng các vật liệu tàng hình của nó. Bản báo cáo cũng lưu ý rằng các thiết bị điện tử tự vệ trên máy bay vẫn còn có một số thiếu sót khi đưa ra cảnh báo nguy cơ. Dù có những vấn đề đó, B-2 vẫn có thời gian hoạt động cao trong Chiến dịch Iraq Tự do, ném 583 quả bom JDAM trong cuộc chiến.

Đặc điểm kỹ thuật (B-2A block 30)
Kiểu: Máy bay ném bom tàng hình
Hãng sản xuất: Northrop Grumman
Chuyến bay đầu tiên: tháng 4-1997
Được giới thiệu: 17 tháng 7-1989
Tình trạng: Đang hoạt động
Hãng sử dụng chính: US Air Force (U.S.A.F.)
Số lượng được sản xuất: 21
Chi phí máy bay: US$1.157-$2.2 tỷ năm 1998
Tính năng chung
* đội bay: 2
* chiều dài: 20.9 m (69 ft)
* sải cánh: 52.12 m (172 ft)
* chiều cao: 5.1 m (17 ft)
* diện tích cánh: 460 m² (5.000 ft²)
* trọng lượng không tải: 71.700 kg (158.000 lb)
* trọng lượng có tải: 152.600 kg (336.500 lb)
* trọng lượng cất cánh tối đa: 171.000 kg (376.000 lb)
* động cơ: 4 x động cơ turbo cánh quạt General Electric F118-GE-100, lực đẩy 77 kN (17.300 lbf) mỗi động cơ

Tính năng bay

* tốc độ tối đa: 764 km/h (410 knots, 475 mph)
* tầm bay: 10.400 km (5.600 nm; 6.500 mi)
* trần bay : 15.000 m (50.000 ft)
* áp lực cánh: 329 kg/m² (67.3 lb/ft²)
* tỉ lệ lực đẩy/khối lượng: 0.205
Vũ khí
* Giá đặt bom 18.000 kg (40.000 lb) loại 500 lb (Mk82) (tổng số lượng chứa: 80 quả)
* Giá đặt bom 12.000 kg (27.000 lb) loại 750 lb CBU (tổng số lượng chứa: 36 quả)
* 16 Máy phóng quay (RLA) gắn các loại vũ khí 2000 lb (Mk84, JDAM-84, JDAM-102)
* 16 Máy phóng quay gắn vũ khí hạt nhân B61 hay B83

Các thiết bị điện tử và phương tiện cải tiến về sau này cho phép B-2A mang JSOW và GBU-28. Chiếc Spirit cũng được thiết kế để có thể mang tên lửa AGM-158 JASSM khi nó được đưa vào hoạt động.

DBS M05479
Quang Cao