Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2013

Dragunov

Dragunov khởi đầu của nó là khẩu SSV-58 do kỹ sư Seigei Simonov thiết kế .Tiếp theo cải tiến của nó là khẩu súng do Alexander Konstantinov thiết kế ,đến năm 1963 khẩu SVD-137 do kỹ sư E. F. Dragunov thiết kế được ra mắt .Và những khẩu SVD từ đó đến nay đều màn 1 cái tên Dragunov.và từ năm 1964 SVD được phổ biến ở Ba Lan ,Trung Quốc , I-rắc .Và SVD còn xuất hiện trong cuộc chiến tranh Việt Nam ( vũ khí mà Liên Xô viện trợ cho quân đội nhân dân Việt Nam ) .Tầm bắn của Dragunov cũng khá đa dạng như đối với khẩu SVD là 1225m khẩu SVD-S là 1135m hay 900m với SVU.Có 1 điều thú vị là cơ chế bắn của SVD là sự kết hợp của AK-47 và M16 .Tộc đọ bắn là 800-830m/s.Dragunov được sử dụng ở khá nhiều nước


Mặt trước của một khẩu Dragunov - Black
Thông tin sản xuất :

- Xuất xứ : Liên Xô
- Nhà thiết kế : Evgeny Dragunov ( 20 / 2 / 1920 - 4 / 8 / 1991 ), một nhà thiết kế súng người Nga, tên của ông cũng được đặt cho dòng súng này.
- Thời gian thiết kế : Từ năm 1958 đến năm 1963
- Nhà sản xuất : Izhmash, Norinco
- Thời gian sản xuất : 1964 cho đến nay
- Thời gian sử dụng : từ năm 1963 cho đến nay
- Các phiên bản khác : SVD, SVDS, SVDSN, SVU, SVU-A, Medved, Tigr

Thông số kỹ thuật ( chỉ tính riêng cho khẩu SVD xuất hiện trong CF ) :

- Trọng lượng : 4,30 Kg ( Đã lắp ống kính, chưa nạp đạn )
- Chiều dài : 1225 mm
- Chiều dài nòng súng : 620 mm
- Sử dụng đạn : 7,62 x 54 mmR
- Cơ chế bắn : Trích khí phản lực, rút chốt lên đạn.
- Tốc độ đạn : 830 m/s
- Phạm vi hiệu quả : Lên tới 800 m với các dụng cụ hỗ trợ ngắm
- Phạm vi tối đa : 1300 m với ống ngắm, 1200 m với đầu ruồi
- Băng đạn : Sử dụng băng đạn 10 viên, có thể tháo rời.
- Cơ chế ngắm : Sử dụng ống ngắm quang học PSO-1, ngoài ra còn có đầu ruồi làm bằng sắt và một đầu ruồi ngắm phía rìa có thể điều chỉnh đc.
Các binh kỹ Kazackstan đang tập trận, có một người đang trang bị khẩu SVD
- Dragunov, tên đầy đủ theo tiếng Nga là Снайперская винтовка Драгунова, phiên âm ra thì là Snayperskaya Vintovka Dragunova, viết tắt là SVD, tiếng Anh có nghĩa là Dragunov Sniper Rifle. SVD là một loại súng tỉa bán tự động sử dụng đầu đạn 7,62 x 54 mmR và được phát triển bởi liên bang Xô Viết.
- Dòng súng này là một dòng súng đã giành giải nhất trong một cuộc thi thiết kế súng tỉa do Liên Xô tổ chức. Có 3 đề cử tham gia, một là khẩu súng trường mang mã SSV-58 do Sergei Simonov thiết kế, thứ 2 là khẩu súng mang mã 2B-W10 do Alexander Konstatinov thiết kế, cuối cùng là khẩu súng mang mã SVD-137 do Evgeny Dragunov thiết kế. Sau hàng loạt cuộc kiểm tra mà Liên Xô đã tiến hành dành cho cả 3 khẩu, cuối cùng khẩu SVD-137 của ngài Dragunov đã được Liên Xô đồng ý đưa vào sử dụng vào năm 1963. Cùng lúc đó, gói hàng đầu tiên gồm 200 khẩu đã được gấp rút hoàn thành. Cuối cùng, năm 1964, xưởng chế tạo súng Izhmash của Liên Xô đã bắt đầu tiến hành sản xuất đại trà dòng súng này.

Vài hình về em nó:



Súng M82

M82 là 1 loại súng nhắm anti-materiel bán tự động được nhà sản xuất Barrett của Mỹ phát triển. Nó là 1 SASR (Special Application Scoped Rifle) hạng nặng được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Nó cũng được gọi là "Light Fifty" cho cỡ nòng .50 BMG (12.7 mm)




Barrett M82A1:
Kiểu: Anti-materiel rifle
Xuất xứ: USA
Sử dụng từ: 1989 - nay
Người thiết kế: Ronnie Barrett
Thiết kế năm: 1980
Nhà sản xuất: Barrett Firearms Manufacturing
Giá tiền: $8,900
Sản xuất: 1982 - nay
Biến thể: M82A1, M82A1A, M82A1M, M82A2, M82A3, M107
Trọng lượng: 30.9 lbs (14.0 kg) (with 29 inch barrel) or 29.7 lbs (13.5 kg) (with 20 inch barrel) (M82A1)
Chiều dài: 57 inches (145 cm) (with 29 inch barrel) or 48 inches (122 cm) (with 20 inch barrel) (M82A1)
Chiều dài nòng: 29 inches (73.7 cm) or 20 inches (50.8 cm)
Loại đạn: .50 BMG (12.7x99mm NATO)
Hoạt động: Giống như xe tăng, nòng của M82 có thể giật lùi về để giảm độ giật tác động vào người sử dụng. Là 1 loại súng nhắm tự động nên M82 ko cần lên đạn lại mỗi khi bắn.
Tốc độ đạn: 853 m/s (2,799 ft/s)
Phạm vi hiệu quả: 1,800 m (5,906 ft)
Số đạn trong hộp: 10
Thiết bị ngắm: Mặt trước cố định, phía sau có thể điều chỉnh MIL-STD-1913 rail cung cấp ánh sáng.

Sau đây là 1 vài hình ảnh:

Giành lại Len Đao

Một tháng sau, bộ đội Việt Nam đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma



Đảo Len Đao (ảnh: Hoangsa.org)

Trở lại với sự biến ngày 14/3/1988. Trước đó, ngày 11/3, nhiều chiến sĩ Trung đoàn E83 được lệnh khẩn lên tàu. Trung đội trưởng Đinh Xuân Toại (Đơn vị C7 – D3 – E83) lẽ ra cũng lên tàu HQ-604, nhưng đến giờ cuối, anh cùng một số chiến sĩ khác được điều chuyển sang tàu không số nhỏ hơn, chuyển hướng đến đảo Tốc Tan.

Khi đang xây dựng mốc chủ quyền và nhà trên đảo này, các anh nghe tin đồng đội bên Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao bị tấn công. Cả ngày đó, cùng với lực lượng từ đảo Sinh Tồn và cụm đảo xung quanh đó, các anh đã cố gắng tiếp cận Gạc Ma tiếp cứu đồng đội, nhưng bị tàu Trung Quốc ngăn chặn nên không thể vào được.

Ngày hôm sau, khi đã đưa được những chiến sĩ thương vong về Sinh Tồn, đơn vị anh Toại được đưa về đất liền, chuẩn bị lực lượng chiến đấu.

Một tháng sau, các anh đi trên tàu chiến hải quân, được trang bị súng 12ly7, DKZ… quay lại quyết giành lại Len Đao và Gạc Ma.

“Chúng tôi có 35 lính công binh và 7 thủy binh, được Tư lệnh Vùng 4 Hải quân trực tiếp chỉ huy, ra đi với quyết tâm giành lại đảo. Trước khi đi, chúng tôi đã được chuẩn bị tư tưởng có thể xảy ra chiến sự, lực lượng của ta mỏng, trong khi Trung Quốc tàu lớn, quân đông, và họ cũng quyết liệt giành giật đảo của ta. Nhưng chúng tôi vẫn đi, quyết tử”. Anh Toại kể lại.

Từ 2h sáng, các anh bí mật cho xuồng nhỏ vào thăm dò, rồi cho người tiếp cận Len Đao và Gạc Ma. Tuy nhiên chỉ có thể cắm cờ lên đảo Len Đao, tại Gạc Ma, phía Trung Quốc đã xây nhà cấp tốc và giăng lưới điện xung quanh đảo. Các chiến sĩ không tiếp cận được.



Buổi sáng ra, tình huống trước lặp lại: Trung Quốc cho tàu áp sát uy hiếp, lần này nhiều hơn: 7 tàu chiến Trung Quốc và vô số xuồng nhỏ vây quanh uy hiếp. Hải quân Việt Nam vẫn kiên quyết bám đảo dù lực lượng của Việt Nam ít hơn rất nhiều. Hai bên liên tiếp gọi loa sang nhau khẳng định chủ quyền.

“Lúc đó không khí căng như dây đàn, cả hai bên cùng chĩa súng vào nhau, sẵn sàng nhả đạn. Chỉ huy hai bên gọi loa sang nhau nói rất nhiều bằng tiếng Trung Quốc, tôi không hiểu lắm. Nhưng sau được nghe lại là phía Trung Quốc nói đây là đảo thuộc chủ quyền của họ, yêu cầu Việt Nam tránh xa. Phía mình cũng nói lại đây là chủ quyền của nước Việt Nam và chúng tôi đang thực hiện của chủ quyền của Việt Nam. Hai bên cứ trao đổi một hồi, chúng tôi sẵn sàng chiến đấu. Được một hồi, 7 máy bay chiến đấu của Việt Nam bay từ đất liền ra quần đảo, phía tàu Trung Quốc tản ra và chúng tôi được yên ổn làm việc. Rất may hôm đó không xảy ra xung đột, không bên nào nổ súng”, anh Toại cho biết.

Trước đó, các anh đã được huấn luyện xây nhà cấp tốc trong đất liền. Một ngôi nhà kiên cố trung bình phải xây trong vài tháng, các anh được huấn luyện xây hoàn thiện trong hai tháng. Nhưng khi làm tại Len Đao, các anh phải làm nhanh hơn nữa, chỉ trong mười mấy ngày đã xây xong ngôi nhà tại đảo.

Sau khi xây xong nhà tại Len Đao, nhóm anh Toại tiếp tục di chuyển xây nhà tại đảo Đá Nam rồi gặp bão. Tàu của các anh bị xô dạt, chìm nổi trong bão 25 ngày mới quay lại được đất liền. Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ trên tàu được Ban chỉ huy Vùng 4 Hải quân khen thưởng.

Từ 1988 đến nay, Trung Quốc chiếm giữ Gạc Ma. Việt Nam bảo vệ thành công Cô Lin và Len Đao.

Hiện nay trên quần đảo Trường Sa có mặt lực lượng của 4 nước 5 bên và yêu sách về chủ quyền có 5 nước 6 bên, cụ thể:

+ Trung Quốc: Đánh chiếm 7 đảo đá: Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Xu Bi, Huy Gơ, Ga Ven năm 1988, và tháng 1/1995 đánh chiếm bãi đá Vành Khăn.

+ Đài Loan: Chiếm đóng đảo Ba Bình năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than năm 2005.

+ Philipin: Chiếm đóng 9 đảo: Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Do, Bãi cạn Cỏ Mây.

+Malayxia: Chiếm đóng 7 đảo: Lusia, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám Hiểm.

+ Bruney: Không có đảo nào song vẫn yêu sách chủ quyền.

+ Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo: gồm 9 đảo nổi, 12 đảo đá ngầm với 33 điểm đóng quân (9 đảo nổi: Đảo Trường Sa, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh Tồn, Sơn Ca. 12 đảo đá ngầm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thị, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan).

Vài thông tin về cụm đảo Cô Lin và Len Đao:

Đảo đá Cô Lin nằm cách đảo Sinh Tồn 9 hải lý về phía Tây Nam, cách bãi đá Gạc Ma khoảng 1,9 hải lý về phía Tây Bắc và cách bãi đá Len Đao 6,8 hải lý về phía Tây – Tây Nam. Đảo Cô Lin có hình dạng tam giác hơi cong, mỗi cạnh dài 1 hải lý. Khi thủy triều lên đảo chìm ngập trong nước, khi thủy triều xuống đảo chỉ lộ ra vài viên đá. Ở đảo Cô Lin và khu vực đảo Trường Sa có nhiều loài chim sinh sống, đặc biệt là cò và chim di cư theo mùa. Xung quanh đảo có thềm san hô có nhiều loài cá quý như chim, thu, ngừ và nhiều loài hải sâm có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay lực lượng hải quân đã xây dựng ở đây một nhà lâu bền và một nhà cao chân, cách nhau khoảng 100 met. Với vị trí tiền tiêu, Cô Lin phối hợp với các đảo khác của quần đảo Trường Sa tạo thành thế trận liên hoàn, vững chắc; là lá chắn vòng ngoài bảo vệ biển, đảo; bảo vệ hướng phía Đông của các tỉnh Nam Trung Bộ, Nam Bộ.

Đảo Len Đao cách Cô Lin 6,4 hải lý về phía Đông. Cách đảo Sinh Tồn 6,5 hải lý về phía Đông Nam. Bề mặt Len Đao tương đối bằng phẳng, khi nước thủy triều xuống bãi san hô nổi lên 0,5 met, khi triều lên nước ngập 1,8 met. Bãi sản hô trên đảo lấy tâm là nhà lâu bền cứ xoay một vòng là hết một năm. Vào tháng 3, tháng 4, gió mùa Đông Bắc bãi cát dịch chuyển về phía Tây Nam của đảo.

Trích cuốn “Những điều cần biết về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Khu vực thềm lục địa phía Nam (DK1)” do Cục chính trị, Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản năm 2011.

B-25 Mitchell

Thiết kế và phát triển

B-25 là hậu duệ của một kiểu máy bay trước đó, kế hoạch XB-21 (North American-39) vào giữa thập niên 1930. Kinh nghiệm có được trong việc phát triển chiếc máy bay nói trên sau này được North American sử dụng trong việc thiết kế chiếc B-25 (được gọi là NA-40 trong nội bộ công ty). Một chiếc NA-40 đã được chế tạo, với nhiều cải tiến mà sau này được dùng để thử nghiệm một số sửa đổi có triển vọng. Những sửa đổi này bao gồm kiểu động cơ bố trí hình tròn Wright R-2600, sẽ trở thành tiêu chuẩn cho những chiếc B-25.



Trong năm 1939, chiếc NA-40B được thay đổi và cải tiến được gửi cho Không lực Lục quân Hoa Kỳ để đánh giá. Chiếc máy bay này ban đầu được dự định đóng vai trò ném bom tấn công để xuất khẩu sang Anh và Pháp, cả hai nước đang có nhu cầu rất lớn về loại máy bay này trong giai đoạn đầu của Thế Chiến II. Tuy nhiên, những nước này đã thay đổi ý kiến, chuyển sang xu hướng chọn chiếc máy bay Douglas A-20 Havoc cũng vừa được thiết kế mới. Cho dù không bán được đơn hàng này, chiếc NA-40B vẫn được quan tâm khi Không lực Mỹ đánh giá nó trong vai trò máy bay ném bom hạng trung. Không may thay, chiếc NA-40B bị rơi ngày 11 tháng 4 năm 1939. Dù sao, nó vẫn được đặt hàng đưa vào sản xuất cùng với một kiểu máy bay ném bom hạng trung khác của Lục quân là chiếc Martin B-26 Marauder.



Một kiểu cải tiến của chiếc NA-40B, đặt tên là NA-62, là căn bản để phát triển chiếc B-25 đầu tiên thực sự. Do áp lực về nhu cầu cần có kiểu máy bay ném bom tầm trung cho Lục quân, không có chiếc phiên bản thử nghiệm hay phiên bản hoạt động thử nghiệm nào được chế tạo. Những sự cải tiến cần thiết được tiến hành ngay trong quá trình sản xuất, hay trên các máy bay đang có tại các trung tâm cải tiến dã chiến khắp thế giới.



Một thay đổi đáng kể trong giai đoạn ban đầu của việc sản xuất B-25 là việc thiết kế lại cánh. Trên chín chiếc máy bay đầu tiên, cánh có góc nhị diện cân bằng được sử dụng, trong đó cánh có hướng cố định, thẳng, có góc hơi hướng lên từ thân ra mũi cánh. Thiết kế kiểu này gây ra những vấn đề mất ổn định, do đó, góc nhị diện được đặt âm ở phần ngoài cánh, làm cho kiểu dáng cánh chiếc B-25 có hình hơi dạng cánh hải âu. Các thay đổi khác ít được chú ý trong thời điểm này bao gồm cánh đuôi có diện tích to hơn và giảm độ nghiêng trong.

Có tổng cộng 6.608 chiếc B-25 được chế tạo tại xưởng Fairfax của North American tại Kansas City, Kansas.



Một hậu duệ của chiếc B-25 là kiểu XB-28 Dragon, một phiên bản của B-25 được dự định để hoạt động ở tầm cao. Dù vậy, chiếc máy bay thực sự có ít đặc điểm giống chiếc Mitchell, mà lại có nhiều điểm chung với chiếc B-26 Marauder.


Lịch sử hoạt động

Chiếc B-25 có được tiếng tăm đầu tiên là kiểu máy bay ném bom được dùng trong Trận không kích Doolittle vào tháng 4 năm 1942, trong đó 16 chiếc B-25B do Trung tá huyền thoại Jimmy Doolittle dẫn đầu, cất cánh từ tàu sân bay USS Hornet và ném bom thành công vào Tokyo và bốn thành phố Nhật Bản khác mà không bị thiệt hại nào do Nhật gây ra. Tuy nhiên 15 máy bay bị rơi tại phía Đông Trung Quốc trên đường bay đến các sân bay tiếp nhận. Những thiệt hại này là do hết nhiên liệu, tình trạng bay đêm trong thời tiết giông bảo với tầm nhìn gần như bằng không, cũng như thiếu các thiết bị dẫn đường tại các sân bay tiếp nhận. Chỉ có một chiếc B-25B hạ cánh an toàn xuống Liên Xô, nơi máy bay bị tịch thu và năm thành viên đội bay bị bắt giữ. May mắn là 71 trong tổng số 80 thành viên đội bay Doolittle vẫn còn sống sót sau phi vụ lịch sử này và sau chiến tranh đã quay trở về nước Mỹ.



Theo sau một số cải tiến bổ sung, bao gồm các cửa sổ lắp kính Plexiglas cho hoa tiêu và điện báo viên, vũ khí trước mũi mạnh hơn, và các thiết bị chống đóng băng, phiên bản B-25C được giao cho Lục quân. Đây là kiểu được sản xuất hằng loạt thứ hai của Mitchell, kiểu thứ nhất là B-25B trang bị vũ khí nhẹ được dùng trong vụ không kích Doolittle. Phiên bản B-25C và B-25D tương tự nhau, chỉ khác biệt địa điểm sản xuất. B-25C được chế tạo tại Inglewood, California, trong khi B-25D được chế tạo tại Kansas City, Kansas. Có 3.915 chiếc B-25C và B-25D được chế tạo bởi North American trong Thế Chiến II.

Mặc dù chiếc B-25 được thiết kế ban đầu để ném bom ở độ cao trung bình khi bay ngang, nó thường được sử dụng tại Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương trong các phi vụ càn quét mặt đất ở độ cao thấp và ném bom miểng thả dù (parafrag) chống lại các sân bay của quân Nhật tại Tân Guinea và Philippines. Những chiếc Mitchell trang bị vũ khí nặng, được cải tiến trên chiến trường bởi Thiếu tá Paul Irving "Pappy" Gunn, cũng được dùng trong nhiệm vụ càn quét mặt đất và cắt ném bom các tàu thuyền Nhật đang cố gắng tiếp liệu quân đội trên bộ của họ. Dưới sự lãnh đại của Trung tướng George C. Kenney, B-25 thuộc Không Lực 5 và Không Lực 13 đã phá hủy các mục tiêu Nhật Bản tại Tây Nam Thái Bình Dương từ năm 1942 đến năm 1945, và đóng một vai trò đáng kể trong việc đẩy lùi quân Nhật về chính quốc. B-25 cũng được dùng có hiệu quả hủy diệt tại các mặt trận Trung tâm Thái Bình Dương, Trận đánh quần đảo Aleutian, Bắc Phi, Địa Trung Hải và Trung Hoa-Miến Điện-Ấn Độ.



Vì nhu cầu cấp thiết cần có một kiểu máy bay càn quét các mục tiêu kiên cố trên mặt đất, một phiên bản B-25G được phát triển, trong đó phần mũi kính tiêu chuẩn và thiết bị ném bom được thay bằng mũi cứng ngắn hơn chứa hai khẩu súng máy cỡ nòng 0,50 inch và một khẩu pháo 75 mm M4. Khẩu pháo này là vũ khí có cỡ nòng lớn nhất được trang bị trên một máy bay ném bom Mỹ vào thời đó. Khẩu pháo được nạp đạn bằng tay và hoạt động bởi sĩ quan hoa tiêu, có khả năng làm việc đó mà không cần rời khỏi ghế ngồi ngay sau các phi công. Đó là do mũi máy bay ngắn hơn trên phiên bản G và chiều dài của khẩu pháo M4, cho phép khóa nòng của khẩu pháo kéo dài đến tận khoang ngồi của hoa tiêu. Phiên bản tiếp nối của B-25G, kiểu B-25H, càng có hỏa lực mạnh hơn nữa. Khẩu pháo 75mm là một kiểu T13E1 nhẹ hơn được thiết kế đặc biệt dành riêng cho B-25H. Nó cũng được trang bị bốn súng máy cỡ nòng 0,50 inch bắn ra phía trước gắn trước mũi, bốn súng máy gắn cố định bắn ra phía trước gắn hai bên thân, hai khẩu nữa ở thấp súng bên trên, một khẩu ở hai vị trí giữa thân, và hai khẩu cuối cùng ở vị trí đuôi. Tài liệu quảng bá của công ty khoe khoang rằng chiếc B-25H có thể "khai hỏa mười súng máy khi đến và bốn khi đi, thêm vào khẩu pháo 75mm, một chùm tám rocket và 3.000 cân bom."[1] Khẩu pháo 75mm bắn ra đầu đạn ở vận tốc 720 m/s (2.362 ft/s). Do tốc độ bắn khá chậm (chỉ có bốn quả đạn được bắn ra trong mỗi đợt càn quét) và tương đối không hiệu quả để chống lại mục tiêu trên mặt đất, khẩu pháo 75mm này thường được tháo bỏ trên các kiểu G và H và được cải tiến trên chiến trường thay thế bằng hai súng máy 0,50 inch. Phiên bản B-25H cũng thay đổi cách bố trí buồng lái, tháp súng trên được dịch chuyển ra trước dàng chỗ bố trí súng máy ở giữa thân và sau đuôi, buồng lái được bố trí chỉ còn một hệ thống lái dành cho phi công, còn vị trí của phi công phụ được dành cho hoa tiêu/xạ thủ pháo, còn điện báo viên ngồi ở khoang giữa thân điều khiển các súng máy giữa thân. Có khoảng 1.400 chiếc phiên bản B-25G và B-25H được chế tạo

Phiên bản cuối cùng của chiếc Mitchell, kiểu B-25J, trông giống những phiên bản B, C và D trước đây, vì quay trở lại sử dụng kiểu mũi dài hơn. Khẩu pháo 75 mm không mấy thành công được loại bỏ trên phiên bản J. Thay vào đó, 800 chiếc của phiên bản này được chế tạo với mũi kín mang tám súng máy 0,50 inch, trong khi những chiếc phiên bản J khác có kiểu mũi "nhà kính" trước đây bố trí chỗ ngồi cho sĩ quan ném bom. Bất kể kiểu mũi máy bay được chế tạo, tất cả máy bay phiên bản J đều có hai súng máy 0,50 inch gắn ngay bên dưới vị trí ngồi của phi công, và hai súng máy tương tự như vậy bên dưới vị trí ngồi của phi công phụ. Phiên bản B-25J mũi kín mang một số lượng ấn tượng tổng cộng là 18 súng máy 0,50 inch: tám trước mũi, bốn bên dưới buồng lái, hai ở tháp súng trên, hai ở giữa thân, và một cặp ở đuôi. Chưa một máy bay ném bom nào khác trong Thế Chiến II mang nhiều súng đến như vậy. Tuy nhiên, 555 chiếc B-25J đầu tiên (khối sản xuất B-25J-1-NC) được giao hàng mà không có các khẩu súng bên dưới buồng lái, vì khám phá ra rằng lửa nòng súng phát ra bởi các khẩu này gây áp lực mạnh lên khung máy bay cạnh nòng súng; và các chiếc được sản xuất sau đó có trang bị súng, chúng thường được tháo bỏ khi cải tiến ngoài chiến trường vì cùng một lý do đó. Tổng cộng có 4.318 chiếc phiên bản B-25J được chế tạo.



Chiếc B-25 là một máy bay lái an toàn và dễ tính. Với một động cơ bị hỏng, vẫn có thể lượn nghiêng cánh 60° về phía động cơ hỏng, và có thể giữ kiểm soát bay dễ dàng ở tốc độ chậm đến 230 km/h (145 mph). Bộ càng đáp ba bánh giúp cho có tầm nhìn xuất sắc khi lăn bánh trên mặt đất. Than phiền đáng kể duy nhất về chiếc B-25 là độ ồn rất lớn phát ra từ động cơ; mà hậu quả là nhiều phi công về sau này bị giảm thính lực ở các mức độ khác nhau.



Chiếc Mitchell cũng là một máy bay bền bỉ đến mức đáng kinh ngạc, chịu đựng được các tổn hại rất lớn. Một chiếc B-25C nổi tiếng thuộc Không đoàn Ném bom 321 có tên lóng là "Patches" (những miếng đắp) vì đội bảo trì sơn mọi lổ thủng trên thân máy bay do pháo phòng không bằng loại sơn zinc chromate nổi bật. Đến cuối cuộc chiến tranh, chiếc máy bay đã hoàn tất trên 300 phi vụ, đã phải hạ cánh bằng bụng nữa tá lần và có trên 400 lổ thủng. Khung máy bay bị uốn cong đến mức để bay ngang và thẳng cần phải đặt cánh liệng trái 8° và cánh đuôi phải 6°, làm cho chiếc máy bay trông như "bò ngang" trên bầu trời.



Một đặc điểm khá thú vị về chiếc B-25 là tầm bay xa của nó có thể kéo dài nhờ đặt cánh nắp xuống một-phần-tư. Vì chiếc máy bay thông thường sẽ bay đường trường ở tư thế hơi ngóc mũi, khoảng 150 L (40 US gallon) nhiên liệu sẽ ở bên dưới điểm hút và không thể sử dụng. Việc đặt cánh nắp xuống sẽ làm cho máy bay bay ở tư thế ngang hơn, sử dụng được lượng nhiên liệu này và gia tăng thêm được chút tầm bay.

Đặc điểm kỹ thuật (B-25J)

Đặc tính chung
Đội bay: 06 người (phi công, phi công phụ, hoa tiêu/ném bom, kỹ sư/xạ thủ tháp súng, điện báo viên/xạ thủ súng máy thân, xạ thủ súng máy đuôi)
Chiều dài: 16,1 m (52 ft 11 in)
Sải cánh: 20,6 m (67 ft 6 in)
Chiều cao: 4,8 m (17 ft 7 in)
Diện tích bề mặt cánh: 57 m² (610 ft²)
Lực nâng của cánh: 270 kg/m² (55 lb/ft²)
Trọng lượng không tải: 9.580 kg (21.120 lb)
Trọng lượng có tải: 15.200 kg (33.510 lb)
Trọng lượng cất cánh tối đa: 19.000 kg (41.800 lb)
Động cơ: 2 x động cơ Wright R-2600 "Cyclone" bố trí hình tròn, công suất 1.850 mã lực (1.380 kW) mỗi chiếc
Đặc tính bay
Tốc độ lớn nhất: 442 km/h (239 knot, 275 mph)
Tốc độ bay đường trường: 370 km/h (200 knot, 230 mph)
Bán kính chiến đấu: 2.170 km (1.170 nm, 1.350 mi)
Tầm bay tối đa: 4.300 km (2.300 nm, 2.700 mi)
Trần bay: 7.600 m (25.000 ft)
Tốc độ lên cao: 4 m/s (790 ft/min)
Tỉ lệ lực đẩy/khối lượng: 0.182 kW/kg (0.110 hp/lb)
Vũ khí:
12 x súng máy Browning M2 12,7 mm (0.50 in)
2.700 kg (6.000 lb) bom

Mitsubishi Ki-21

Kiểu Máy bay ném bom tầm trung
Hãng sản xuất Mitsubishi
Chuyến bay đầu tiên 1936
Được giới thiệu 1938
Hãng sử dụng chính Lục quân Đế quốc Nhật Bản
Không quân Hoàng gia Thái Lan
Được chế tạo 1938 - 1944
Số lượng được sản xuất 2.064 (không tính đến kiểu Ki-57)



Chiếc Mitsubishi Ki-21 Sally là kiểu máy bay ném bom tầm trung hai động cơ được Lục quân Đế quốc Nhật Bản sử dụng trong Thế Chiến II khá thành công trong giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nó cũng được cung cấp cho Không quân Hoàng gia Thái Lan trong thời kỳ này. Tên chính thức mà Lục quân Đế quốc Nhật Bản đặt cho nó là “Máy bay ném bom hạng nặng Lục quân Loại 97 Kiểu 1A”.


Thiết kế và phát triểnVào năm 1936, Không lực Lục quân Đế quốc Nhật Bản công bố một yêu cầu về một kiểu máy bay ném bom hạng nặng có số thành viên đội bay ít nhất bốn người, tốc độ tối đa 400 km/h, có khả năng bay trên không ít nhất năm giờ, và mang được tải trọng bom 750 kg. Các hãng Mitsubishi và Nakajima đã chế tạo những chiếc nguyên mẫu, kết quả của cuộc cạnh tranh cho thấy thiết kế Ki-21 của Mitsubishi tỏ ra trội hơn kiểu Ki-19 của hãng cạnh tranh. Tuy nhiên, sau quá trình đánh giá cả hai kiểu máy bay, Mitsubishi được yêu cầu thay đổi kiểu động cơ Ha-6 bố trí hình tròn sang sử dụng kiểu Nakajima Ha-5 vốn được sử dụng trên chiếc Ki-19, và sau khi cải tiến bề mặt cánh đuôi, chiếc Ki-21 được chấp nhận đưa vào sản xuất hằng loạt như là kiểu “Máy bay ném bom hạng nặng Lục quân Loại 97 Kiểu 1A”. Chiếc máy bay được bắt đầu đưa ra hoạt động vào mùa Hè năm 1938, thay thế cho kiểu máy bay ném bom Fiat BR.20 vốn bị buộc phải mua để lấp vào vai trò được dự định cho chiếc Ki-21.

Các phiên bản cải tiến được tiếp tục đưa ra cho đến khi việc sản xuất kết thúc vào tháng 9 năm 1944.


Lịch sử hoạt độngMitsubishi Ki-21 có lẽ là máy bay ném bom Nhật Bản được biết đến nhiều nhất trong Thế Chiến II. Nó bắt đầu hoạt động trong cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, và trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tại Thái Bình Dương, hoạt động trong các chiến dịch Malaya thuộc Anh, Miến Điện, Đông Ấn thuộc Hà Lan và Tân Guinea, cũng như tấn công các mục tiêu xa tận Tây Trung Quốc, Ấn Độ và Bắc Australia. Những thành công ban đầu nhanh chóng bị lu mờ khi không quân Đồng Minh đối địch được cũng cố, một xu hướng không thể đảo ngược cho dù phiên bản mới, Ki-21 IIb, được đưa vào hoạt động với tháp súng bên trên xoay bằng bàn đạp. Cho dù bị mất ưu thế, nó vẫn được giữ lại phục vụ cho đến hết chiến tranh, được sử dụng như máy bay vận tải (cùng với phiên bản vận tải dân sự MC-21), huấn luyện đội bay ném bom và huấn luyện nhảy dù, liên lạc, các phi vụ vận chuyển biệt kích và thám báo bí mật, các phi vụ cảm tử.

Chín chiếc Ki-21 Ia/b (dưới tên gọi Nagoya) được người Nhật gửi sang Thái Lan, và được Không quân Hoàng gia Thái Lan sử dụng trong cuộc xung đột với lực lượng Pháp thuộc phe Vichy tại Đông Dương.

Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, chiếc Ki-21 được Lực lượng Đặc nhiệm Giretsu sử dụng chống lại lực lượng Đồng Minh tại Okinawa, Iwo Jima, và quần đảo Marianas. Đây là một phần trong những nỗ lực cuối cùng, cũng đồng thời sử dụng các lực lượng cảm tử Thần Phong (Kamikaze), nhằm trì hoãn hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công của Không lực Mỹ từ Okinawa vào Chính quốc Nhật Bản.


Các phiên bảnKi-21
Chiếc nguyên mẫu và các kiểu đánh giá, trang bị nhiều kiểu động cơ và vũ khí khác nhau. Có tám chiếc được chế tạo.
Ki-21 Ia
Máy bay ném bom hạng nặng Lục quân Loại 97 Kiểu 1A. Phiên bản sản xuất hằng loạt đầu tiên, trang bị động cơ Nakajima Ha-5 KAI công suất 850 mã lực. Được cấu tạo bởi Mitsubishi, có 143 chiếc được Nakajima Hikoki chế tạo.
Ki-21 Ib Kiểu IB
bổ sung thêm một súng máy 7,7 mm phía đuôi và mỗi bên hông, thiết kế lại khoang bom, cánh nắp và đuôi. Có 120 chiếc được Mitsubishi chế tạo.
Ki-21 Ic Kiểu IC
bổ sung thêm một súng máy 7,7 mm, gia tăng trữ lượng nhiên liệu. Có 160 chiếc được Mitsubishi chế tạo.
Ki-21 II
Phiên bản thử nghiệm đánh giá, kiểu Ki-21 Ic được cải tiến động cơ và vũ khí, thay đổi cấu trúc mang động cơ trên cánh. Có bốn chiếc được chế tạo.
Ki-21 IIa Kiểu 2A
Phiên bản sản xuất hằng loạt. Có 590 chiếc được chế tạo.
Ki-21 IIb Kiểu 2B Sally
Kiểu 2a có nóc buồng lái cải tiến, bổ sung thêm tháp súng xoay được. Có 688 chiếc được chế tạo.
MC-21
Phiên bản vận tải dân sự không vũ trang, cải biến từ kiểu Ki-21 I/II
Ki-57
Phiên bản dân sự của kiểu máy bay ném bom Ki-21, MC-20 và MC-21, trang bị nhiều kiểu động cơ khác nhau.
Nagoya
Tên gọi dành cho những chiếc Ki-21 Ia/b được gửi sang Thái Lan.


Đặc điểm kỹ thuật (Ki-21)Đặc tính chung

* Đội bay: 5-7 người
* Chiều dài: 16,0 m (52 ft 6 in)
* Sải cánh: 22,50 m (73 ft 10 in)
* Chiều cao: 4,85 m (15 ft 11 in)
* Diện tích bề mặt cánh: 69,90 m² (752,12 ft²)
* Trọng lượng không tải: 6.070 kg (13.354 lb)
* Trọng lượng có tải: 10.600 kg (23.320 lb)
* Động cơ: 2 x động cơ Mitsubishi Kiểu 100 Ha-101, công suất 1.500 mã lực (1.119 kW) mỗi động cơ

Đặc tính bay

* Tốc độ lớn nhất: 485 km/h (301 mph) ở độ cao 4.700 m (15.400 ft)
* Tốc độ bay đường trường: 380 km/h (236 mph)
* Tầm bay tối đa: 2.700 km (1.680 mi)
* Trần bay: 10.000 m (32.800 ft)
* Tốc độ lên cao: 7,6 m/s (1.489 ft/min)

Vũ khí

* 7 x súng máy Kiểu 89 7,7 mm gắn trước mũi, đuôi, bên hông và dưới bụng
* 1 x súng máy Kiểu 1 12,7 mm trên tháp súng lưng
* 2.500 kg (5.500 lb) bom
DBS M05479
Quang Cao