Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

Dấu hiệu của sự sống nguyên thủy trên sao Hỏa

Thiết bị thăm dò tự hành Curiosity vừa tìm được bằng chứng cho thấy có thể vi khuẩn từng tồn tại trong môi trường cổ xưa của hành tinh đỏ.


Curiosity lấy bụi từ một tảng đá trên sao Hỏa để phân tích thành phần hóa học vào ngày 8/2. Ảnh: NASA.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo Curiosity đã khoan vào một tảng đá trên sao Hỏa và lấy bụi trong đó để phân tích. Mũi khoan của nó đã tạo ra một lỗ có độ sâu 64 mm trong tảng đá. Đây là độ sâu lớn nhất mà các thiết bị từng khoan trên sao Hỏa, Space đưa tin.

"Kết quả phân tích cho thấy môi trường cổ xưa trên sao Hỏa có thể giúp vi khuẩn tồn tại", NASA tuyên bố.

Diễn biến này xảy ra chỉ 7 tháng sau khi Curiosity đáp xuống sao Hỏa hồi tháng 8. Trong khi đó NASA muốn nó tìm kiếm bằng chứng về sự sống cổ xưa trên sao Hỏa trong hai năm.

"Một câu hỏi cơ bản dành cho sứ mệnh của Curiosity là: Phải chăng sao Hỏa từng sở hữu một môi trường thân thiện với sự sống hay không? Từ dữ liệu mà chúng ta đã thu thập tới lúc này, chúng ta có thể trả lời rằng: Đúng thế! ", Michael Meyer, người đứng đầu chương trình Thám hiểm sao Hỏa của NASA, phát biểu.

Các thiết bị của Curiosity phát hiện một số hóa chất cần thiết đối với sự sống trong lượng bụi từ tảng đá - như lưu huỳnh, nitơ, hydro, oxy, phốt pho và carbon. Hỗn hợp của những chất đó cũng cung cấp năng lượng cho vi khuẩn nếu chúng tồn tại.

Lượng bụi từ viên đá cũng chứa các khoáng chất mà người ta thường thấy trong đất sét - một dấu hiệu cho thấy nước từng tồn tại trên hành tinh đỏ.

"Chúng tôi đã tìm thấy môi môi trường có khả năng hỗ trợ sự sống cổ xưa trên sao Hỏa. Nước từng tồn tại trên hành tinh này và nếu bạn đứng trên đó cách đây vài tỷ năm, bạn có thể uống được thứ nước ấy", John Grotzinger, một chuyên gia của Viện Công nghệ California tại Mỹ, phát biểu.

Grotzinger nói thêm rằng các nhà khoa học chưa biết chính xác thời điểm mà nước xuất hiện trên sao Hỏa, nhưng ông dự đoán thời điểm đó cách ngày nay ít nhất ba tỷ năm.

Cảnh tượng sao chổi ở bán cầu nam

Sao chổi Pan-STARRS trở thành tâm điểm trên bầu trời đêm của giới yêu thiên văn tại bán cầu nam trong những ngày đầu tháng 3.


Một kính thiên văn trên đảo Hawaii, Mỹ phát hiện Pan-STARRS vào năm 2011, khi nó đang bay giữa sao Mộc và sao Thổ. Trong ảnh, ta có thể thấy vệt sao chổi xuất hiện phía trên sa mạc Atacama ở Nam Mỹ vào đầu tháng 3. Ảnh:ESO.

Tới năm 2013, độ sáng của Pan-STARRS tăng hàng triệu lần. Nó đã tới sát mặt trời nhưng không tan vỡ như những sao chổi khác. Đây là ảnh cận cảnh sao chổi phía trên thành phố Buenos Aires, Argentina vào ngày 3/3. Ảnh: Diaz Bobillo.

Ngày 5/3, sao chổi tiếp tục bay về phía mặt trời và cách trái đất khoảng 160 triệu km. Nó rạch ngang bầu trời phía trên vùng Vicuna, Chile trong ánh sáng hoàng hôn. Ảnh: Emilio Lepeley.

Vệt sao chổi phía trên kính thiên văn radio mang tên CSIRO Parkes tại bang New South Wales, Australia vào ngày 5/3.

Cảnh tượng sao chổi phía trên núi Wellington, đảo Tasmania, Australia vào ngày 4/3. Ảnh: Luke O'Brien.

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Những điểm mạnh khiến Android phone ăn đứt iPhone


1. Khả năng mở rộng bộ nhớ

Người dùng thường lưu trữ khá nhiều ứng dụng và dữ liệu trên điện thoại của họ bởi vậy sẽ có những lúc dung lượng lưu trữ của smartphone trở nên thiếu thốn, không đủ dùng.

Đó là lý do vì sao rất nhiều người thích khả năng mở rộng bộ nhớ bằng thẻ microSD của các thiết bị Android, việc mở rộng bộ nhớ theo cách này tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc phải trả thêm khoảng 100 USD (khoảng 2 triệu VND) để mua một phiên bản điện thoại khác chỉ để có bộ nhớ lớn hơn.

2. Ứng dụng định vị

Trải qua nhiều phiên bản, iPhone vẫn thiếu các ứng dụng định vị được tích hợp trên máy. Mặc dù người dùng vẫn có thể sử dụng Google Maps trên iPhone nhưng khi so sánh với những chức năng như chỉ đường qua âm thanh và hình ảnh trên Android thì iPhone thua kém hơn rất nhiều.! O# h! O; L& l; s


Một số thông tin đã cho rằng Apple sẽ khắc phục thiếu sót này trong phiên bản iOS 6 tới đây nhưng nếu chúng ta chỉ xét theo hiện tại thì rõ ràng là Android đang hỗ trợ định vị tốt hơn hẳn so với iPhone.4 U2 E/ i7 r'

3. Nhiều lựa chọn phần cứng hơn

Không giống như iPhone chỉ có một số ít dòng máy, trên thị trường hiện nay có rất nhiều mẫu mã Android để người dùng có thể tùy ý lựa chọn từ cấu hình cho đến các mức giá phù hợp hơn.; I0 T7 y+ k" s: K& v6 |


Nếu như yếu tố phần cứng và giá cả là một trong những tiêu chí hàng đầu thì Android sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho người dùng hơn là cứ đâm đầu vào iPhone.

4. Android phone cao cấp có cấu hình phần cứng mạnh nhất

Không giống như Apple mỗi năm chỉ tung ra duy nhất một phiên bản iPhone, có rất nhiều sản phẩm điện thoại Android được liên tục ra mắt. Do vậy họ sẽ có khả năng được sở hữu những chiếc điện thoại có phần cứng mới nhất, mạnh mẽ nhất trước khi Apple bổ sung chúng cho iPhone sau đó., u# \& v' A7 o+ w! J/ ~.

Một ví dụ điển hình đó là smartphone Android chính là thế hệ điện thoại đầu tiên kết nối 4G tốc độ cao hay thời lượng pin trâu (Droid Razr Maxx) hoặc camera có tốc độ chụp siêu nhanh (HTC One X). Chính vì mỗi năm chỉ ra mắt một sản phẩm điện thoại nên Apple thường chậm chân hơn trong việc trang bị những công nghệ mới nhất cho sản phẩm của mình.

5. Tính tùy biến cao hơn

Tất cả những chiếc điện thoại Android đều cho phép người dùng có thể tùy biến theo ý thích của mình. Thay vì trên màn hình chỉ xuất hiện toàn những hàng ứng dụng như ở iPhone, người dùng Android có thể thêm vào các widgets, bảng điều khiển ngay trên màn hình nền của máy khiến cho việc sử dụng điện thoại được dễ dàng và thoải mái hơn.

Nếu như ở iPhone, để có thể bật Wi-Fi hay giảm độ sáng màn hình chúng ta vẫn cần phải vào Settings thì ở nhiều smartphone Android, bật tắt Wi-Fi hay giảm độ sáng màn hình có thể được thực hiện nhanh hơn rất nhiều.

6. Smartphone Android tích hợp chặt chẽ với các dịch vụ của Google

Ngày nay, chúng ta dường như sử dụng các ứng dụng và dịch vụ của Google nhiều hơn bởi gã khổng lồ tìm kiếm này sở hữu một loạt các dịch vụ đa năng như: Gmail, Google Calendar, Google Docs và Google Maps...)

Với một chiếc điện thoại Android, tất cả những gì người dùng cần phải làm là đăng nhập vào một tài khoản Google sau đó tất cả những thông tin của người dùng cũng như các dịch vụ mà họ đang sử dụng sẽ được đồng bộ hóa một cách tự động: Rất thuận tiện và phù hợp với những người dùng hay sử dụng các dịch vụ của Google. Đây cũng được coi là một trong những lợi thế cạnh tranh của smartphone Android so với iPhone.

7. Nhiều lựa chọn hơn cho các ứng dụng làm việc mặc định

Chỉ có một số lượng nhỏ các ứng dụng trình duyệt, lịch và email trên iPhone. Rất nhiều ứng dụng trong số đó được đánh giá là thực sự tốt và đa năng. Tuy nhiên, mặt hạn chế ở đây chính là người dùng không thể cài đặt những ứng dụng này là ứng dụng mặc định.

Chẳng hạn như khi bạn đang sử dụng một ứng dụng email Sparrow for iPhone, bạn cảm thấy thích và muốn sử dụng nó thường xuyên thế nhưng ứng dụng mail mặc định của iOS vẫn sẽ được tự động mở ra bất cứ khi nào bạn bấm vào một địa chỉ email từ một trang web hay một ứng dụng khác.
Trong khi đó thì Google lại mang đến cho người dùng khả năng chọn bất cứ ứng dụng trình duyệt, email, lịch làm việc trở thành ứng dụng mặc định trên hệ điều hành của mình, đồng nghĩa với việc họ có thể sử dụng thường xuyên bất cứ ứng dụng nào mà người dùng thấy yêu thích.

8. Đa nhiệm trên Android tốt hơn

Chúng ta không thể nào bỏ qua một nhược điểm khá lớn của iPhone đó là đa nhiệm kém, hệ điều hành của Apple dường như vẫn còn làm khó người dùng khi họ muốn mở lên một ứng dụng đang chạy ở chế độ nền.


Giải pháp đa nhiệm của Android tốt hơn khá nhiều, đặc biệt là ở phiên bản Android mới nhất. Người dùng chỉ cần chạm vào nút đa nhiệm trên thanh ở phía dưới để xem một danh sách các ứng dụng đang chạy sau đó chạm vào một ứng dụng để mở chúng lên.

9. Khả năng tích hợp với các mạng xã hội và các dịch vụ chia sẻ khác:

Chúng ta thường chia sẻ rất nhiều thứ thông qua các dịch vụ khác nhau có trên chiếc smartphone của mình. Ở iPhone, người dùng thường phải mở một ứng dụng riêng biệt nếu muốn viết gì đó lên Facebook, LinkedIn, Evernote, Dropbox hay nhiều mạng xã hội khác.

Trong khi đó thì trên Android, tất cả những dịch vụ trên sẽ được tích hợp sẵn trong hệ điều hành ngay khi người dùng cài đặt ứng dụng. Nếu muốn chia sẻ một hình ảnh vừa mới được chụp, người dùng thậm chí không cần phải thoát ứng dụng camera mà chỉ cần chọn mạng xã hội mà mình muốn up lên, dễ dàng hơn rất nhiều so với iPhone.

Code translate (Dịch thuật rất hay)

Demo:



Hướng dẫn:

File sử dụng mã nguồn Vdic nên rất tiền rất đơn giản và nhẹ, chỉ cần up lên và chạy thôi.

Download:
Link Download 1
Link Download 2

Nguồn:  TamKyOnline.Com

Asus FonePad vừa xuất hiện ở MWC đã có mặt tại Việt Nam

Được giới thiệu tại MWC 2013, mẫu máy tính bảng 7 inch có tính năng gọi điện Asus FonePad 7 đã ngay lập tức xuất hiện tại Việt Nam. Đây là sản phẩm máy tính bảng đầu tiên sử dụng bộ xử lý Intel Atom Z2420 được hé lộ từ cuối năm 2012.



Asus FonePad có thể gọi điện như điện thoại thông thường.

Asus FonePad còn có tên khác là Memo Pad Smart (số hiệu ME371MG) là một phiên bản nâng cấp của chiếc máy tính bảng giá rẻ ME172V đang được bán tại Việt Nam với giá 3,49 triệu đồng. Tuy nhiên Asus giới thiệu tại MWC 2013 với tên gọi là chính thức là FonePad. Sản phẩm được giới thiệu dưới đây có thể là một phiên bản mẫu trước khi Asus có ý định giới thiệu chính thức.

Máy có thiết kế mặt trước khá giống với sản phẩm Memo Pad ME172V, sự khác biệt nằm ở chỗ FonePad sử dụng màn hình LCD 7” công nghệ IPS độ phân giải 1280 x 800 pixel, tương đương với Nexus 7. Sản phẩm hỗ trợ khe cắm microSIM và tính năng đàm thoại, tin nhắn SMS như một chiếc smartphone thực sự. Mặt sau của máy được làm bằng nhựa với hai màu xám hoặc vàng nhạt, trọng lượng của máy là 340 g khá nhẹ.

Sản phẩm ghi dấu ấn khi lần đầu Asus hợp tác dùng Intel tích hợp bộ xử lý Atom Z2420 thế hệ mới có xung nhịp 1.2 GHz. Máy hỗ trợ camera phía sau độ phân giải 3 MP và camera phía trước độ phân giải 1.2 MP. Sản phẩm hỗ trợ thẻ nhớ microSD mở rộng bên cạnh bộ nhớ trong 8GB hoặc 16GB có sẵn. Máy hoạt động khá mượt mà và nhanh nhẹn với các ứng dụng có sẵn trong máy.

Giao diện chính của Asus MeMO Pad mang phong cách của dòng sản phẩm tablet Transformer với hình nền đồng cỏ, cây xanh và bầu trời, widget thời tiết, email, ngày tháng được hiện trên nền trong suốt. Không giống như giao diện nguyên bản của Android 4.1 của Nexus 7, MeMO Pad bổ sung thêm một tính năng gọi là floating app: ứng dụng nổi lên giao diện chính tương tự như small app của Sony Xperia Tablet hay mini apps của Samsung Galaxy Tab. Các ứng dụng này bao gồm các tiện ích như lướt web, lịch làm việc, ghi chú, đồng hồ bấm giờ...

Nhìn chung, máy hoạt động khá mượt mà, tính năng đàm thoại tốt dù người dùng sẽ cảm thấy việc cầm một chiếc máy tính bảng lên để nghe gọi khá là lạ lẫm. Máy dự kiến sẽ được phân phối tại Việt Nam trong tháng 3 với giá khoảng 6 - 7 triệu đồng. Trên thực tế, sản phẩm là một lựa chọn cùng phân khúc với mẫu máy tính bảng Galaxy Tab 2 7.0 của Samsung hiện có giá khoảng 8 triệu đồng.

Cận cảnh Asus FonePad tại Việt Nam:



Hộp máy FonePad thử nghiệm có tên gọi là Memo Pad Smart, phụ kiện theo máy chỉ gồm sạc và cáp, không có kết nối USB OTG



Máy có giao diện chính tương tự như các máy tính bảng Transformer của hãng



Asus bổ sung tính năng floating app giúp người dùng chạy một số ứng dụng phụ nổi lên giao diện chính



Mặt sau của máy có thiết kế bằng nhựa thoạt nhìn sẽ tưởng như bằng kim loại



Mặt dưới có cổng microUSB và kết nối tai nghe 3,5 mm



Cạnh trên của máy có nắp mở để gắn micro SIM và thẻ nhớ microSD



FonePad có thiết kế khá giống với mẫu máy tính bảng Memo Pad ME172V



Mặt sau của FonePad có thiết kế láng mịn, trong khi Memo Pad ME172V có thiết kế vỏ nhựa hoa văn nổi

Theo Dân Trí
DBS M05479
Quang Cao