Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Cựu tổng thống Bush mê vẽ chó

Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush bộc lộ tài năng hội họa khi cho ra đời hàng chục bức tranh vẽ chó trong một tháng học vẽ.


Cựu tổng thống Mỹ George W. Bush và những bức tranh về chó mà ông tự vẽ. Ảnh:myfoxatlanta


Bonnie Flood, họa sĩ ở bang Georgia, là cô giáo dạy vẽ cho người đàn ông từng đứng đầu nước Mỹ. Bà cho hay ông Bush đam mê hội họa và đã bộc lộ tài năng thiên bẩm trong quá trình học vẽ với bà.

"Ông ấy bắt đầu bằng việc vẽ chó. Ông ấy nói đã vẽ được 50 con chó rồi", Fox 5 Atlanta dẫn lời họa sĩ Flood nói. "Khi ông ấy kéo tấm toan và bắt đầu vẽ những con chó, tôi nghĩ 'ôi lạy Chúa, tôi không vẽ chó!' ".

Flood, người vẽ hầu hết các bức tranh treo trong nhà bà, thi thoảng tổ chức hội thảo ở Florida và thông qua đó, cựu tổng thống biết đến bà. Sau đó, bà gói ghém đồ nghề và đến Florida dạy vẽ cho ông Bush.

Bà cho hay suốt một tháng qua, mỗi ngày ông Bush dành đến 6 giờ để học vẽ, trộn các loại màu và học sử dụng cọ vẽ. Bà không ngại khi làm cô giáo của ông Bush nhưng bà không biết nên gọi ông là gì cho đến khi bà tìm thấy một con số kỳ diệu.

"Tôi gọi ông ấy là '43' vì đó là cách ông ấy ký tên vào những tác phẩm của mình. Khi tôi thực sự muốn bảo ông làm điều gì đó, tôi sẽ nói 'Ngài tổng thống, ngài đừng vẽ như thế' ".

Bà kể rằng ông Bush nắm bắt rất nhanh và đã bắt đầu giảm vẽ chó lại để chuyển sang vẽ phong cảnh nhiều hơn. "Ông ấy có một niềm đam mê hội họa, thật ngạc nhiên", bà Flood nói. "Ông ấy sẽ đi vào những cuốn sách lịch sử như một họa sĩ tài năng".

Đề xuất cho bắn người chống cán bộ thi hành công vụ

Bộ Công an đề xuất, nếu thấy hành vi chống đối sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho mình hoặc người khác, cán bộ thi hành công vụ được nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm...

Theo đánh giá của Bộ Công an, thời gian qua tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ.

Trên 90% số vụ vi phạm là chống lại lực lượng công an, chủ yếu trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng, đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm ma túy và giải quyết các vụ việc về an ninh trật tự ở cơ sở.

Do thóa mạ, thách thức và cầm chai bia vỡ lên dọa đánh hai cảnh sát giao thông, Hoàng Minh Phong (18 tuổi) bị cảnh sát Lạng Sơn khởi tố để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.


Bộ cho rằng có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là chưa có quy định đầy đủ, đồng bộ về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ. Do đó, Bộ đưa ra dự thảo Nghị định quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.

Theo dự thảo, người thi hành công vụ không được vi phạm đạo đức nghề nghiệp; tham nhũng, tiêu cực trục lợi cá nhân, hách dịch, cửa quyền hoặc có hành vi, thái độ, tác phong, lời nói, ứng xử không đúng mực; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác hay vi phạm các quy định về nổ súng hoặc vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng...

Để ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, dự thảo đưa ra nhiều biện pháp như giải thích cho người vi phạm biết rõ họ đã vi phạm pháp luật, cưỡng chế, khám người, phương tiện vi phạm. Trường hợp tụ tập đám đông chống người thi hành công vụ thì tiến hành các biện pháp nhằm giải tán; ngăn chặn, bao vây, khống chế, cô lập đối tượng cầm đầu, tổ chức, xúi giục... Nếu có dấu hiệu của tội phạm ít nghiêm trọng, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện kỹ thuật được trang bị để khống chế, bắt giữ người có hành vi chống đối.

Tại dự thảo, Bộ Công an đề xuất, nếu cho rằng hành vi chống người thi hành công vụ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người thi hành công vụ hoặc của người khác hoặc có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì người thi hành công vụ được sử dụng công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật hoặc nổ súng trực tiếp vào người và phương tiện vi phạm để phòng vệ, tấn công, vô hiệu hóa...

Nếu hành vi chống người thi hành công vụ vượt quá khả năng giải quyết hoặc trường hợp có nhiều người cùng thực hiện thì cán bộ thi hành công vụ có thể yêu cầu các lực lượng vũ trang nhân dân nơi gần nhất hoặc các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phối hợp, hỗ trợ để ngăn chặn, xử lý kịp thời.

Những điểm mới trong Bộ luật Lao động (sửa đổi)

Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 18/6/2012, bắt đầu có hiệu lực từ 1/5/2013. Bộ luật lao động (sửa đổi) gồm 17 chương, 242 điều, tăng 19 điều so với Bộ luật Lao động hiện hành (223 điều). Bộ luật Lao động (sửa đổi) đã đưa ra những quy định cụ thể hơn và bảo vệ lợi ích cho người lao động (NLĐ) nhiều hơn. Careerlink xin giới thiệu 5 nội dung mới đáng chú ý mà NLĐ và Doanh nghiệp cần biết trong Bộ luật mới này.

Đối với hợp đồng lao động

Chương III (điều 26, 27, 31) quy định: tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ “ít nhất phải bằng 85%” so với mức 70% của quy định theo Bộ luật đang hiện hành. Một điểm mới được bổ sung trong chương này đó là: Cho thuê lao động, đây là lần đầu tiên quy định này chính thức được công nhận tại Việt nam.

Với quy định cho thuê lao động sẽ giải quyết được tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giữa các doanh nghiệp. Đồng thời giải quyết được vấn đề thất nghiệp cho những người trong độ tuổi lao động.

Về chính sách tiền lương

Chương VI, điều 93 và 94 Bộ luật Lao động đang hiện hành quy định: Người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước và phải được duyệt trước khi thực hiện trong doanh nghiệp. Trong Bộ luật (sửa đổi) áp dụng ngày 1/5/2013 đã bãi bỏ hình thức phải đăng ký thang, bảng lương thay bằng việc NSDLĐ chỉ cần sao gửi thang, bảng lương cho cơ quan, tổ chức có liên quan để quản lý, theo dõi. Điều này có nghĩa Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của người lao động, chỉ quy định mức tiền lương thấp nhất mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ …. Thang lương, bản lương, định mức lao động do các doanh nghiệp tự xây dựng và ban hành theo nguyên tắc quy định của Chính phủ. Trường hợp thay đổi hình thức trả lương phải thông báo cho NLĐ biết trước 10 ngày.

Về tiền lương, làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, ngoài những quy định đang hiện hành theo khoản 1 và 2, điều 97, NLĐ còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.” (Khoản 3 Điều 97).

Những sửa đổi của chương này dựa trên nguyên tắc: Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào mức tiền lương của NLĐ, chỉ quy định mức lương thấp nhất mà NSDLĐ phải trả cho NLĐ. Đồng thời quy định rõ các mức lương tối thiểu được xác định theo ngày, tháng, giờ và được xác lập theo vùng ngành như: Điều kiện sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động.

Một điểm mới trong chương VI là việc quy định về Hội đồng tiền lương Quốc gia: “Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động – thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở Trung Ương. Chính phủ được giao quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của hội đồng này” - (khoản 1, điều 92).

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Ngoài những quy định về giờ làm việc và nghỉ ngơi cho NLĐ như: Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong 01 ngày, trong trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm. Chương VII, Bộ luật còn quy định NLĐ được nghỉ 10 ngày/năm hưởng nguyên lương, trong đó tết âm lịch được nghỉ 5 ngày, tăng một ngày so với luật đang hiện hành (nghỉ 9 ngày/năm hưởng lương nguyên, trong đó tết âm lịch được nghỉ 4 ngày).

Ngoài ra, trong chương này bổ sung thêm quy định để NLĐ được nghỉ trong một số trường hợp cụ thể như bố, mẹ hoặc anh, chị em ruột chết: “Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hoặc anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn (khoản 2 Điều 116). Riêng đối với lao động là người nước ngoài được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền và ngày quốc khánh của nước họ.

Về thời gian nghỉ thai sản dành cho lao động nữ

Theo Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ: Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng, thay vì 4 tháng như hiện nay. Trường hợp LĐ nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng. Trong đó, nếu đến ngày 1/5/2013 mà lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản sẽ được hưởng chế độ theo BLLĐ mới.

Mục đích của quy định này là: đưa ra các quy định nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác; pháp điển hoá Nghị định (là việc xây dựng, soạn thảo một văn bản pháp luật mới trên cơ sở hệ rà soát, hệ thống hoá, tập hợp các quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vào văn bản đó với sự sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn) 23-CP ngày 18/4/1996 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ.

Độ tuổi nghỉ hưu đối với nhóm lao động cụ thể

Về tuổi nghỉ hưu, Bộ luật vẫn giữ nguyên quy định độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60 tuổi, nữ 55 tuổi. Trong chương XII, khoản 1, điều 187, Bộ luật cho phép Chính phủ quy định cụ thể tuổi nghỉ hưu đối với các nhóm lao động bị suy giảm khả năng lao động, làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; nhóm lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, nhóm lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác, làm cơ sở để trong tương lai điều chỉnh tổng thể tuổi nghỉ hưu. Đối với NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, NLĐ làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại.

Ngoài một số quy định đã được sửa đổi, bộ luật lao động mới có thêm một số điều mới như: Các trường hợp hợp đồng lao động vô hiệu; đối thoại doanh nghiệp; thỏa ước lao động tập thể ngành. Bên cạnh đó, luật còn bổ sung thêm những quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ giúp việc nhà, người lao động không trọn thời gian. Các chính sách về BHXH, BHYT, BHTN… cũng được chỉnh sửa cụ thể hơn, nhằm bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong các trường hợp rủi ro như: Ốm đau, tai nạn, mất việc…

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

Theo chân trinh sát 142 bắt các đối tượng móc túi

6h sáng, tiết trời tháng chạp vẫn được bao phủ bởi một màn sương dày đặc, chưa rõ mặt người nhưng Huy và nhóm trinh sát trẻ đã lên đường làm nhiệm vụ...

Các đối tượng móc túi thường bố trí một tên đi trên xe buýt còn đồng bọn bám theo phía sau để cảnh giới hoặc dễ dàng tẩu thoát khi "ăn hàng"

Làm việc quên giờ giấc

Lang thang suốt các tuyến đường Cầu Giấy sang Xuân Thủy đến QL32 đến quá trưa, nhóm trinh sát 142 vẫn chưa “tóm” được tên móc túi nào. Huy chậc lưỡi: "Quái lạ thật, tuyến đường này bọn hai ngón hoạt động nhiều lắm. Lại là tháng cuối năm, bọn chúng tranh thủ ăn hàng. Sao hôm nay trốn đâu hết?.

Đưa tay nhìn đồng hồ đã hơn 1h chiều, Huy vẫy tay nói: "Thôi nghỉ ăn trưa đã". Vũ, một trinh sát trong nhóm phóng vội chạy đi, lát sau quay lại cầm túi bánh mỳ nóng hổi. Không ai nói với nhau câu gì, dựng tạm xe vào một góc gần cổng trường Sư phạm Hà Nội, tranh thủ ăn.

Vừa đưa bánh mỳ lên miệng, bỗng nghe tiếng la chí chóe phía cổng Đại học Quốc gia: "Trộm! Trộm". Huy ném vội chiếc bánh mỳ trở lại túi, lao đi. Cả nhóm lại lục tục kéo theo.

Tóm xong đối tượng móc túi, làm biên bản, giao nộp cho công an phường, đồng hồ điểm đúng ba rưỡi chiều. Cả nhóm mở túi bánh mỳ đã nguội lạnh ra tiếp tục bữa trưa còn dang dở.

“Làm công việc mật phục bắt móc túi xe buýt phải thế. Ăn uống không có giờ giấc vốn là thói quen của cảnh sát hình sự”, trinh sát trẻ Trần Hoàng Huy chia sẻ.

Huy cho biết, từ ngày tham gia kế hoạch 142, giờ giấc ngủ nghỉ, cơm nước của Huy càng thất thường. Thi thoảng đang bắt móc túi, cò mồi bến xe, Đội lại gọi về đi bắt nã. Huy giao lại việc cho anh em, có khi đi luôn trong buổi tối, suốt đêm, tận sáng hôm sau mới về.

Hồi đầu Huy cùng nhóm trinh sát (gồm 4 người - PV) đều tham gia Kế hoạch 141 của Công an Thành phố. Từ khi KH 142 ra đời, cả nhóm cùng được rút về nhận nhiệm vụ mới. Nhóm của Huy là tổ công tác số 10 do Huy làm tổ trưởng.


Xe ôm, hàng quán xung quanh điểm xe buýt đôi khi cũng là đồng bọn của dân "hai ngón"

Tên móc túi ngồi kế bên cạnh mà không “tóm” được

Nhóm của Huy thường được phân công làm nhiệm vụ quanh khu vực Cầu Giấy sang bến xe Mỹ Đình và Nam Thăng Long. Khi làm nhiệm vụ, tất cả đều mặc thường phục, vai đeo túi xách. Trông bề ngoài họ khá giống một nhóm nam sinh bắt xe buýt đi học.

Hôm nay, cũng như bao hôm khác, các trinh sát trẻ đi vòng vèo qua các điểm dừng xe buýt ánh mắt dò xét một lúc khá lâu. Qua điểm gần cổng Học viện Báo chí Tuyên Truyền thì thứ họ tìm kiếm đã xuất hiện. Một gã gầy gò, nhìn là biết dân xì ke, nghiện ngập đang lượn lờ. Cả nhóm đáp lại khá xa. Trường, một trinh sát trong nhóm khoác túi đi bộ về phía những người khách đang đứng đợi xe.

Xe buýt 32 đến. Gã gầy gò kia lập tức ùa theo đám khách lên xe. Hắn không ra tay. Đứng nhìn từ xa, Huy chột dạ: "Không khéo lộ?!"

Trường cũng đã lên xe đi cùng gã. Xe qua một bến, hai bến, bến thứ ba... Cả nhóm vẫn lặng lẽ theo sau. Rồi đến bến cuối cùng, gã vẫn không ra tay. Ngồi bên cạnh gã móc túi mà viên trinh sát đành chịu. Bắt trộm phải bắt tận tay. Hắn không ra tay thì làm gì được hắn?! Huy biết: "Mẻ này coi như hỏng."

Bắt bọn móc túi là vậy. Xuất hiện ở bến xe nhiều lần, có đứa nó nhớ mặt cảnh giác. Đó còn chưa kể, chúng nó có đồng bọn cảnh giới cho nhau.

Thủ đoạn móc túi tinh vi

Thủ đoạn của bọn móc túi vô cùng đa dạng và tinh vi. Thường chúng đi thành cặp. Một tên lên xe buýt để “ăn hàng”. Tên còn lại phóng xe máy theo sau. Thấy đồng bọn xuống xe, có nghĩa là một chiếc điện thoại hay cái ví của hành khách nào đó đã xuống theo hắn. Tên đi theo đã phóng xe máy lên đợi sẵn rồi cả hai cùng "té".

Hồi đầu mới thực hiện KH142, tổ của Huy bắt bọn này không khó. Nhưng về sau, chúng nó càng cảnh giác hơn, bố trí thêm quân. Không cẩn thận, chúng nó theo dõi ngược lại mình. Thấy có đoàn xe đi đằng sau, chúng nó nháy nhau án binh bất động. Thành thử đi theo chúng cả ngày mà không làm gì được.

Huy bảo: "Có hôm bực mình, quyết đi luôn theo nó cả buổi. Coi như ngày đó, đố tên hai ngón nào dám ho he".

Đã vậy, bọn móc túi còn cấu kết với cả một số lái xe ôm, quán nước gần bến xe buýt. Ăn hàng xong, chúng nó chia chác cho ít tiền mờ mắt. Có lần tổ 10 đuổi theo một tên móc túi đến quán nước thì mất dấu. Chị hàng nước giơ cái máy tính xách tay ra bảo rằng có khách gửi lại đây chứ không biết là đồ ăn cắp, cũng không biết nó chạy đằng nào.

Bởi vậy mà công việc ngày càng khó khăn. Hồi đầu nhóm trinh sát có thể giả vờ học sinh lượn lờ dưới bến. Nhưng giờ phải chuyển sang nhiều cách khác. Đôi lúc phải đứng từ rất xa, rồi xuất hiện bất chợt. Thậm chí, nhờ các bạn sinh viên trợ giúp, báo tin.

Thấy có động, trinh sát phải có mặt ngay lập tức. Bắt trộm phải bắt tận tay. Chỉ cần chậm một bước, chúng nó chuyển hàng sang tay đồng bọn thì có trời mới biết.

Nhiều sinh viên đi xe buýt biết Hà Nội có KH142, tham gia hưởng ứng mạnh lắm. Tổ của Huy toàn người trẻ tuổi nên dễ hòa đồng với các bạn sinh viên. Bởi thế mà có những sinh viên đi xe buýt còn thành lập cả tổ đội, phân công theo dõi trên các tuyến xe, sẵn sàng báo tin cho lực lượng 142.



KH142/CAHN được thực hiện hơn 1 năm qua. Các trinh sát thường hóa trang, mật phục tại những điểm dừng xe buýt, bệnh viện, siêu thị... thậm chí lên xe buýt tham gia giao thông như người dân, học sinh, sinh viên bình thường. Một năm qua, các tổ công tác 142 đã bắt giữ nhiều đối tượng, băng nhóm móc túi, cò mồi...

Trung tá Vũ Bá Xiêm - Đội trưởng đội phòng chống tội phạm trên tuyến, địa bàn (đội 5 - PC45 - Công an TP. Hà Nội) cho biết, hơn 1 năm qua, KH142 đã bắt giữ được rất nhiều đối tượng móc túi, cò mồi trên các tuyến xe, địa điểm công cộng...Tuy nhiên số đối tượng bị truy tố vẫn rất ít. Bởi lẽ nhiều vụ, tài sản mà chúng trộm được bị bắt quả tang có giá trị chưa đến 2 triệu đồng, chưa đủ mức để truy tố theo quy định pháp luật. Mặt khác, nhiều người bị mất trộm nhưng lại không khai báo, tố cáo, cơ quan điều tra không có manh mối để tìm được họ khiến việc lập hồ sơ xử lý các đối tượng móc túi gặp nhiều khó khăn.

Theo Vnmedia

Hoa sưa nở trắng phố phường Hà Nội

Tháng ba về, các nhành hoa sưa trên khắp những con đường, góc phố ở thủ đô lại nở trắng bừng thu hút đông đảo bạn trẻ tới thả dáng chụp ảnh.

Một trong những cây sưa đang nở trắng muốt ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng (quận Ba Đình).

Cây mọc ở thấp nên thu hút đông bạn trẻ chụp ảnh.

Một cô gái tạo dáng với áo dài trắng hòa cùng sắc trắng của hoa.

Sưa mang một nét đẹp rất riêng, làm say đắm lòng người.

Mỗi nhành có khoảng 7 - 15 lá mọc so le, lá cuối to hơn, hình lưỡi mác. Thân cây nhẵn, màu xám trắng, lúc nhỏ thân cây hơi cong queo.

Cành non màu xanh có đốm bì khổng màu trắng. Thông thường hoa ra từ tháng 3, quả chín vào tháng 11. Đầu mùa xuân thay lá, hoa màu trắng và màu vàng rất đẹp.

Sữa lặng lẽ giữa dòng người, xe tấp nập.

Hoa rụng đầy bậc thềm trên vỉa hè đường phố.
DBS M05479
Quang Cao