Cuộc giao tranh trên đảo Sulu giữa quân đội Malaysia và phiến quân đến từ Phillippines trong tuần qua dường như đánh thức quá khứ phức tạp tưởng chừng đã ngủ yêncủa vùng đất Sabah.
Khu vực Sabah và biển Sulu (trong hình bầu dục đỏ nhạt), nơi Malaysia và Philippines có tranh chấp chủ quyền suốt nhiều năm qua. Đồ họa: Mapsnworld
Vào cuối thế kỷ thứ 17, một Vương quốc Hồi giáo thiết lập quyền lực trên khu vực phía đông của bang Sabah (thuộc Malaysia ngày nay), được biết đến với tên gọi Bắc Borneo. Vùng đất này, bao gồm tỉnh Sabah ngày nay và một số đảo nhỏ nằm giữa Malaysia và Phillippines, được quốc vương Brunei ban tặng cho quốc vương Sulu như sự tưởng thưởng vì đã giúp dẹp trừ quân nổi dậy.
Đến thế kỷ 18, vương quốc Sulu đã bao phủ gần hết phần đông bắc của đảo Borneo (hòn đảo đang được chia sẻ cho các quốc gia Malaysia, Indonesia và Brunei).
Từ năm 1848 đến 1851, người Tây Ban Nha lúc ấy đang cai trị Phillipines đã mở các cuộc tấn công nhằm chinh phục vương quốc Sulu. Ngày 30/4/1851 đánh dấu một bước ngoặt với vùng đất này khi quốc vương Sulu chấp nhận ký vào bản thoả ước với người Tây Ban Nha. Qua đó, quốc vương Sulu vẫn giữ được quyền cai trị và đất đai nhưng toàn bộ vương quốc phải trở thành một phần của Phillipines (thuộc Tây Ban Nha lúc bấy giờ).
Ngày 21/1/1878, với sự nhất trí của Anh và Tây Ban Nha, vương quốc Hồi giáo Sulu đã ký một thoả thuận với Công ty Đông Ấn của Anh, cho phép người Anh được sử dụng Sabah trong trao đổi hàng hoá vĩnh viễn để nhận được khoản chu cấp tài chính hàng năm trị giá 5.000 ringgit (đơn vị tiền tệ của Malaysia).
Công ty Đông Ấn sau đó đã được sáp nhập vào Công ty Bắc Borneo. Ngày 22/4/1903, quốc vương Sulu ký một văn kiện mới với công ty này. Nội dung cơ bản là "xác nhận nhượng lại một số đảo xác định" để chính thức trao toàn quyền quản lý các đảo nằm kề Borneo, từ Banggi Island đến Sibuku Bay, cho người Anh. Và mức phí phải đóng hàng năm tăng lên là 5.300 ringgit.
Tới năm 1946, toàn bộ quyền kiểm soát đối với Sabah được chuyển giao cho nước Anh, lúc bấy giờ đang sở hữu hai thuộc địa khác tại khu vực là Malaysia và Brunei.
Khi Liên bang Malaysia giành được quyền độc lập từ người Anh năm 1963, vùng đất cũ của người Sulu đã được vương quốc Anh bàn giao cho chính quyền mới của người Mã Lai.
Tuy nhiên, trước đó, Phillippines đã cử đại diện tới London để nhắc chính quyền Anh quốc rằng Sabah thuộc về Phillippines theo thoả thuận cũ giữa vương quốc Sulu với chính quyền Tây Ban Nha tại Phillippines. Hơn thế nữa, vào năm 1962, quốc vương Sulu cũng đã tuyên bố chuyển giao quyền quản lý vùng lãnh thổ này (về mặt danh nghĩa) cho Phillipines.
Các nhà phân tích cho rằng, việc tranh chấp bắt nguồn từ nghĩa của từ “padjak” trong thoả ước 1878 giữa vương quốc Sulu và Tây Ban Nha. Theo Anh và Malaysia, từ này có nghĩa là “chuyển nhượng”. Nhưng những người thừa kế của quốc vương Sulu một mực cho rằng nó có nghĩa là “cho thuê”.
Tuy nhiên, cho đến nay Malaysia vẫn tiếp tục chi trả khoản tiền tượng trưng trị giá 5.300 ringgit cho gia đình của quốc vương, những người chủ sở hữu mang tính biểu tượng nhưng không có quyền lực chính trị chính thức nào tại đây.
Cảnh sát bắt giữ hai tay súng khi đang rút chạy khỏi cuộc đột kích ngày 6/3
Cuộc xung đột vừa qua bắt nguồn từ những đòi hỏi của Jumalul Kiram III, một người thừa kế tự phong của quốc vương Sulu, tại Phillippines. Jumalul Kiram III đưa ra một loạt yêu cầu về tính chính danh và gia tăng mức phí hàng năm.
Năm 2003, Phillippines cũng từng đưa tranh chấp này ra trước Toà án công lý quốc tế nhưng bị từ chối vì sự việc không được xem là tranh chấp, trên cơ sở sự từ bỏ quyền sở hữu của quốc vương Sulu qua các văn kiện đã ký. Hơn nữa, khi người Anh trao trả quyền độc lập cho Malaysia, người dân tại bang Sabah đã tiến hành bỏ phiếu và đồng ý thuộc về Liên bang Malaysia. Tranh chấp này vốn là cái gai trong mối quan hệ của hai quốc gia thành viên ASEAN nhiều thập kỷ qua.
Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013
Nga 'hy sinh' tốc độ để chế phi cơ tàng hình
PAK DA, máy bay ném bom thế hệ mới của Nga và là sản phẩm của phòng thiết kế Tupolev, sẽ không thể bay với vượt tốc độ âm thanh vì đặc tính thiết kế ưu tiên khả năng tàng hình.
Mô hình thiết kế máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAK DA. Ảnh: Planespictures.com
Lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga vừa chính thức phê duyệt thiết kế máy bay ném bom chiến lược tầm xa, loại sẽ phải thay thế được các dòng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược hiện tại là Tu-95MC và Tu-160.
Tất cả đều mong chờ một loại máy bay siêu thanh, còn bản thân Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogodin nói rằng vận tốc của loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa (PAK DA) mới sẽ vào khoảng 6.000 km/h. Nhưng từ một vài phương án thiết kế đưa ra, quân đội lại lựa chọn máy bay tàng hình có vận tốc chậm hơn tốc độ âm thanh.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, khi lựa chọn những mẫu thiết kế sơ bộ thì mẫu từ phòng thiết kế của Tupolev đã giành chiến thắng – máy bay dạng sơ đồ “cánh động”. Với kích thước cánh khổng lồ và đặc tính kết cấu, nó không thể bay với vận tốc siêu thanh, nhưng lại có thể tàng hình đối với radar.
Cuộc thi thiết kế được phát động đầu năm ngoái, ngoài phòng thiết kế Tupolev còn có sự tham gia của một số phòng thiết kế khác. Họ đã giới thiệu một vài thiết kế siêu thanh và một thiết kế siêu thanh, nhưng thiết kế tàng hình đối với radar đã được lựa chọn, là mẫu của Tupolev.
Hai tuần trước đó ông Rogodin, phó thủ tướng phụ trách quân sự, nói rằng PAK DA phải là siêu thanh. Theo ông, nước Nga cần một thiết kế khác với B-2 của Mỹ, một loại máy bay với vận tốc lớn hơn 5 Max, cỡ là khoảng 6.000 km/h.
Dự tính của Rogodin là hoàn toàn trái với các cơ sở vật lý. Các chuyên gia hàng không cho biết, để chuyển động với vận tốc siêu âm, thiết kế cần phải có hình dạng khí động học lý tưởng, thiết kế ngoài phải hoàn toàn trơn tru, còn để tàng hình đối với radar thì hoàn toàn ngược lại – thiết kế ngoài lại phải góc cạnh (nhằm tăng tính tán xạ tín hiệu từ các đài radar).
Có thể thiết kế phóng to mẫu có sẵn T-50 (PAK FA – máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga), nhưng với hình dạng của nó nếu khối lượng được tăng lên vào cỡ khoảng 120 tấn thì sẽ dẫn tới việc làm tăng lực cản khí động và rất tiêu tốn nhiên liệu, làm cho tầm bay và cự ly hoạt động sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.
Ngoài ra, để bay với vận tốc siêu thanh thì động cơ cần rất nhiều oxy, ống hút khí cần phải rộng và thẳng. Còn các loại máy bay tàng hình cần ống hút khí dạng chữ S, để nó có thể giấu cánh động cơ khỏi tín hiệu radar. Không khí chuyển động trong ống hút khí sẽ phân tán.
Để đảm bảo tính tàng hình nhiệt, động cơ phải nằm trong thân máy bay, giống như mẫu máy bay tàng hình cận âm B-2 của Mỹ. Còn để bay với vận tốc siêu thanh thì cần lực đẩy rất lớn, hiện tại duy nhất chỉ có thể trông chờ vào động cơ với ống thổi được đặt ngoài thân máy bay, giống như Tu-160, Concorde và B-1.
Phòng thiết kế Tupolev đang hoàn thiện công việc theo các đặc tính kỹ-chiến thuật PAK DA, vào đầu năm 2014 sẽ phải trình bày nhu cầu tài chính. Theo kế hoạch, việc sản xuất hàng loạt chỉ có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2020.
Tổng biên tập báo Cất cánh giải thích thêm rằng lựa chọn phương án máy bay ném bom chiến lược tàng hình cận âm này thực ra không chỉ có việc tàng hình mà còn liên quan rất nhiều tới tính kinh tế và cự ly hoạt động được nâng cao của loại máy bay này.
Khi lựa chọn phương án thiết kế, có thể tính tới một vài yếu tố, phụ thuộc vào các bài toán và những yêu cầu đặt ra cho loại máy bay này. Ở đây là tầm bay, tải trọng và các đặc tính bền. Việc đảm bảo tính tàng hình, hiện tại không chỉ nhờ vào việc thiết kế hình dáng kết cấu của máy bay, mà còn tính tới việc hấp thụ tín hiệu radar bằng vỏ ngoài hấp thụ, và các thiết bị điện tử gây nhiễu, ông này cho biết.
Việc tàng hình tuyệt đối trước radar là hoàn toàn không thể, việc khả thi là làm thế nào để giảm nhiều nhất có thể tín hiệu radar phản xạ từ máy bay mà thôi (làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng của bề mặt).
Nếu như ở một số máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4, diện tích này vào khoảng 3 m2 thì ở các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ lại chỉ còn khoảng 0,3 m2. Ở các thế hệ máy bay tiêm kích tiếp theo, hy vọng sẽ giảm còn chỉ khoảng vài phần trăm m2.
Theo một chuyên gia quân sự tự do có tên Anton Lavrov, phương tây (cụ thể là Mỹ) đã không còn ưu tiên phát triển các “máy bay chiến lược siêu thanh” (thậm chí còn từ bỏ khái niệm này - với trình độ kỹ thuật quân sự hiện nay). "Bây giờ quan trọng hơn cả là cự ly hoạt động và tính tàng hình, chứ không phải là tốc độ. Nước Nga hiện có rất ít đồng minh tin cậy và các cơ sở quân sự lớn ở nước ngoài, nên chúng ta cần phải có lực lượng không quân tinh nhuệ, hiện đại mà từ địa phận của mình có thể tiêu diệt dược những mục tiêu xa nhất có thể", ông này cho biết.
Theo ý kiến của chuyên gia này, trên con đường của mình, cái cần thiết nhất đối với Nga không phải là hải quân, mà là không quân. Không quân thực sự phải là “cánh tay dài” để bảo vệ các lợi ích của Nga ở các khu vực khác nhau trên trái đất.
Dự án PAK DA có thể sẽ phải tiêu tốn vài tỷ rub. Khi đó việc sản xuất hàng loạt phục vụ cho quốc phòng lại bị hạn chế ở con số vài chục chiếc mà thôi, điều này là do máy bay ném bom chiến lược nằm trong Hiệp ước chung Nga-Mỹ về việc hạn chế vũ khí tấn công, nhưng việc xuất khẩu là không hạn chế.
Máy bay ném bom chiến lược mới sẽ được trang bị không chỉ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, mà còn tên lửa chính xác cao với đầu đạn chiến đấu thường, kể cả bom điều khiển và rơi tự do.
Mô hình máy bay PAK DA. Ảnh: Opex360
Lịch sử phát triển của PAK DA
Quá trình phát triển thiết kế của PAK DA mới có một lịch sử rất thú vị. Năm 1969, thực hiện chỉ thị của Bộ công nghiệp hàng không Liên xô, nhà máy MAP đã tổ chức cuộc thi thiết kế máy bay ném bom chiến lược tầm xa, diễn ra giữa ba văn phòng thiết kế nổi tiếng nhất là Tupolev, Miasishev và Sukhoi.
Mùa xuân năm 1972 diễn ra buổi nghiệm thu và lựa chọn phương án chiến thắng từ các mẫu thiết kế được đưa đến từ ba văn phòng thiết kế danh tiếng này: Tupolev mang đến mẫu mang tên “160” dựa trên nền Tu-144, Miasishev – ''M-20', còn Sukhoi mang tới “Т-4МС”.
Thiết kế của Tupolev không được ủng hộ vì hoàn toàn không tương ứng với các yêu cầu đặc tính kỹ - chiến thuật đặt ra. Thậm chí đại tướng – Tư lệnh không quân Liên Xô khi đó còn không hài lòng. “Văn phòng thiết kế Tupolev đã mang đến trình diễn một loại máy bay dân dụng chở khách”, ông nói. Đổ thêm dầu vào lửa là việc Tupolev đã báo cáo phóng đại chất lượng khí động của mẫu thiết kế này.
Mẫu thiết kế “Т-4МС” gây ấn tượng rất tốt tới hội động nghiệm thu, nó được đánh giá là bước đột phá trong lĩnh vực công nghiệp hàng không thời kì đó. Thiết kế đến từ Miasishev không được đánh giá cao.
Kết thúc buổi nghiệm thu, mẫu chiến thắng thuộc về văn phòng thiết kế Sukhoi, nơi có kinh nghiệm sản xuất T-4 trước đó. Nhưng khi đó Sukhoi đang vô cùng vất vả với việc sản xuất máy bay tiêm kích đa chức năng mới là T-10 (Su-27).
Cuối cùng vị Tổng tư lệnh Bộ quốc phòng Liên Xô khi đó là P. S. Kutakhov đưa ra quyết định. "Các bạn biết đấy, thiết kế của Sukhoi là tốt nhất, nhưng hiện tại Sukhoi đang phải vật lộn với việc sản xuất Su-27, là loại máy bay mà chúng ta rất cần. Chính vì vậy mà chúng tôi đi đến quyết định: người chiến thắng trong cuộc thi này là Sukhoi, nhưng yêu cầu Sukhoi chuyển toàn bộ tài liệu cho văn phòng thiết kế Tupolev để Tupolev thực hiện trong các dự án tương lai …", Kutakhov cho biết.
Sau đó văn phòng thiết kế Tupolev đã không hề màng tới các tài liệu của T-4MC và vẫn tiếp tục công việc của mình tới khi cho ra đời “Thiên nga trắng” – Tu-160. Với cùng một tải trọng chiến đấu như T-4MC và cùng cự ly bay ở vận tốc dưới âm, Tu-160 có tải trọng bay lớn hơn 35% và giảm 2-3 lần cự ly bay nếu bay tốc độ siêu thanh.
Tuy công việc thiết kế T-4MC của Sukhoi hoàn toàn bị dừng lại sau cuộc thi, những ý tưởng trong việc thiết kế của nó được sử dụng rất nhiều trong các máy bay hiện đại hiện tại của không quân Nga: Su-27, Mig-29, … , và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các loại máy bay hiện đại thế kỷ XXI của Nga.
Thiết kế nổi danh ngày nào của Sukhoi tưởng chừng như đã đi vào quá khứ thì lại được Tupolev làm sống lại, các tổng công trình sư của Nga đang làm sống lại những ý tưởng tiên phong và thành tựu thiết kế từ thời Xô viết. Điều này không biết là minh chứng cho thấy hạn chế trong việc thiết kế mới các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa hiện đại ở Nga, hay nó chứng minh cho một chân lý không chỉ đúng trên sách vở mà còn đúng cả trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự hiện đại: "Người không hiểu quá khứ sẽ không có tương lai". Bởi lẽ, thiết kế mới PAK DA của Tupolev là hoàn toàn tương đồng với thiết kế T-4MC của Sukhoi ngày nào.
Mô hình thiết kế máy bay ném bom chiến lược tầm xa PAK DA. Ảnh: Planespictures.com
Lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga vừa chính thức phê duyệt thiết kế máy bay ném bom chiến lược tầm xa, loại sẽ phải thay thế được các dòng máy bay ném bom hạt nhân chiến lược hiện tại là Tu-95MC và Tu-160.
Tất cả đều mong chờ một loại máy bay siêu thanh, còn bản thân Phó thủ tướng Nga Dmitri Rogodin nói rằng vận tốc của loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa (PAK DA) mới sẽ vào khoảng 6.000 km/h. Nhưng từ một vài phương án thiết kế đưa ra, quân đội lại lựa chọn máy bay tàng hình có vận tốc chậm hơn tốc độ âm thanh.
Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng, khi lựa chọn những mẫu thiết kế sơ bộ thì mẫu từ phòng thiết kế của Tupolev đã giành chiến thắng – máy bay dạng sơ đồ “cánh động”. Với kích thước cánh khổng lồ và đặc tính kết cấu, nó không thể bay với vận tốc siêu thanh, nhưng lại có thể tàng hình đối với radar.
Cuộc thi thiết kế được phát động đầu năm ngoái, ngoài phòng thiết kế Tupolev còn có sự tham gia của một số phòng thiết kế khác. Họ đã giới thiệu một vài thiết kế siêu thanh và một thiết kế siêu thanh, nhưng thiết kế tàng hình đối với radar đã được lựa chọn, là mẫu của Tupolev.
Hai tuần trước đó ông Rogodin, phó thủ tướng phụ trách quân sự, nói rằng PAK DA phải là siêu thanh. Theo ông, nước Nga cần một thiết kế khác với B-2 của Mỹ, một loại máy bay với vận tốc lớn hơn 5 Max, cỡ là khoảng 6.000 km/h.
Dự tính của Rogodin là hoàn toàn trái với các cơ sở vật lý. Các chuyên gia hàng không cho biết, để chuyển động với vận tốc siêu âm, thiết kế cần phải có hình dạng khí động học lý tưởng, thiết kế ngoài phải hoàn toàn trơn tru, còn để tàng hình đối với radar thì hoàn toàn ngược lại – thiết kế ngoài lại phải góc cạnh (nhằm tăng tính tán xạ tín hiệu từ các đài radar).
Có thể thiết kế phóng to mẫu có sẵn T-50 (PAK FA – máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga), nhưng với hình dạng của nó nếu khối lượng được tăng lên vào cỡ khoảng 120 tấn thì sẽ dẫn tới việc làm tăng lực cản khí động và rất tiêu tốn nhiên liệu, làm cho tầm bay và cự ly hoạt động sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.
Ngoài ra, để bay với vận tốc siêu thanh thì động cơ cần rất nhiều oxy, ống hút khí cần phải rộng và thẳng. Còn các loại máy bay tàng hình cần ống hút khí dạng chữ S, để nó có thể giấu cánh động cơ khỏi tín hiệu radar. Không khí chuyển động trong ống hút khí sẽ phân tán.
Để đảm bảo tính tàng hình nhiệt, động cơ phải nằm trong thân máy bay, giống như mẫu máy bay tàng hình cận âm B-2 của Mỹ. Còn để bay với vận tốc siêu thanh thì cần lực đẩy rất lớn, hiện tại duy nhất chỉ có thể trông chờ vào động cơ với ống thổi được đặt ngoài thân máy bay, giống như Tu-160, Concorde và B-1.
Phòng thiết kế Tupolev đang hoàn thiện công việc theo các đặc tính kỹ-chiến thuật PAK DA, vào đầu năm 2014 sẽ phải trình bày nhu cầu tài chính. Theo kế hoạch, việc sản xuất hàng loạt chỉ có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2020.
Tổng biên tập báo Cất cánh giải thích thêm rằng lựa chọn phương án máy bay ném bom chiến lược tàng hình cận âm này thực ra không chỉ có việc tàng hình mà còn liên quan rất nhiều tới tính kinh tế và cự ly hoạt động được nâng cao của loại máy bay này.
Khi lựa chọn phương án thiết kế, có thể tính tới một vài yếu tố, phụ thuộc vào các bài toán và những yêu cầu đặt ra cho loại máy bay này. Ở đây là tầm bay, tải trọng và các đặc tính bền. Việc đảm bảo tính tàng hình, hiện tại không chỉ nhờ vào việc thiết kế hình dáng kết cấu của máy bay, mà còn tính tới việc hấp thụ tín hiệu radar bằng vỏ ngoài hấp thụ, và các thiết bị điện tử gây nhiễu, ông này cho biết.
Việc tàng hình tuyệt đối trước radar là hoàn toàn không thể, việc khả thi là làm thế nào để giảm nhiều nhất có thể tín hiệu radar phản xạ từ máy bay mà thôi (làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng của bề mặt).
Nếu như ở một số máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4, diện tích này vào khoảng 3 m2 thì ở các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ lại chỉ còn khoảng 0,3 m2. Ở các thế hệ máy bay tiêm kích tiếp theo, hy vọng sẽ giảm còn chỉ khoảng vài phần trăm m2.
Theo một chuyên gia quân sự tự do có tên Anton Lavrov, phương tây (cụ thể là Mỹ) đã không còn ưu tiên phát triển các “máy bay chiến lược siêu thanh” (thậm chí còn từ bỏ khái niệm này - với trình độ kỹ thuật quân sự hiện nay). "Bây giờ quan trọng hơn cả là cự ly hoạt động và tính tàng hình, chứ không phải là tốc độ. Nước Nga hiện có rất ít đồng minh tin cậy và các cơ sở quân sự lớn ở nước ngoài, nên chúng ta cần phải có lực lượng không quân tinh nhuệ, hiện đại mà từ địa phận của mình có thể tiêu diệt dược những mục tiêu xa nhất có thể", ông này cho biết.
Theo ý kiến của chuyên gia này, trên con đường của mình, cái cần thiết nhất đối với Nga không phải là hải quân, mà là không quân. Không quân thực sự phải là “cánh tay dài” để bảo vệ các lợi ích của Nga ở các khu vực khác nhau trên trái đất.
Dự án PAK DA có thể sẽ phải tiêu tốn vài tỷ rub. Khi đó việc sản xuất hàng loạt phục vụ cho quốc phòng lại bị hạn chế ở con số vài chục chiếc mà thôi, điều này là do máy bay ném bom chiến lược nằm trong Hiệp ước chung Nga-Mỹ về việc hạn chế vũ khí tấn công, nhưng việc xuất khẩu là không hạn chế.
Máy bay ném bom chiến lược mới sẽ được trang bị không chỉ tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, mà còn tên lửa chính xác cao với đầu đạn chiến đấu thường, kể cả bom điều khiển và rơi tự do.
Mô hình máy bay PAK DA. Ảnh: Opex360
Lịch sử phát triển của PAK DA
Quá trình phát triển thiết kế của PAK DA mới có một lịch sử rất thú vị. Năm 1969, thực hiện chỉ thị của Bộ công nghiệp hàng không Liên xô, nhà máy MAP đã tổ chức cuộc thi thiết kế máy bay ném bom chiến lược tầm xa, diễn ra giữa ba văn phòng thiết kế nổi tiếng nhất là Tupolev, Miasishev và Sukhoi.
Mùa xuân năm 1972 diễn ra buổi nghiệm thu và lựa chọn phương án chiến thắng từ các mẫu thiết kế được đưa đến từ ba văn phòng thiết kế danh tiếng này: Tupolev mang đến mẫu mang tên “160” dựa trên nền Tu-144, Miasishev – ''M-20', còn Sukhoi mang tới “Т-4МС”.
Thiết kế của Tupolev không được ủng hộ vì hoàn toàn không tương ứng với các yêu cầu đặc tính kỹ - chiến thuật đặt ra. Thậm chí đại tướng – Tư lệnh không quân Liên Xô khi đó còn không hài lòng. “Văn phòng thiết kế Tupolev đã mang đến trình diễn một loại máy bay dân dụng chở khách”, ông nói. Đổ thêm dầu vào lửa là việc Tupolev đã báo cáo phóng đại chất lượng khí động của mẫu thiết kế này.
Mẫu thiết kế “Т-4МС” gây ấn tượng rất tốt tới hội động nghiệm thu, nó được đánh giá là bước đột phá trong lĩnh vực công nghiệp hàng không thời kì đó. Thiết kế đến từ Miasishev không được đánh giá cao.
Kết thúc buổi nghiệm thu, mẫu chiến thắng thuộc về văn phòng thiết kế Sukhoi, nơi có kinh nghiệm sản xuất T-4 trước đó. Nhưng khi đó Sukhoi đang vô cùng vất vả với việc sản xuất máy bay tiêm kích đa chức năng mới là T-10 (Su-27).
Cuối cùng vị Tổng tư lệnh Bộ quốc phòng Liên Xô khi đó là P. S. Kutakhov đưa ra quyết định. "Các bạn biết đấy, thiết kế của Sukhoi là tốt nhất, nhưng hiện tại Sukhoi đang phải vật lộn với việc sản xuất Su-27, là loại máy bay mà chúng ta rất cần. Chính vì vậy mà chúng tôi đi đến quyết định: người chiến thắng trong cuộc thi này là Sukhoi, nhưng yêu cầu Sukhoi chuyển toàn bộ tài liệu cho văn phòng thiết kế Tupolev để Tupolev thực hiện trong các dự án tương lai …", Kutakhov cho biết.
Sau đó văn phòng thiết kế Tupolev đã không hề màng tới các tài liệu của T-4MC và vẫn tiếp tục công việc của mình tới khi cho ra đời “Thiên nga trắng” – Tu-160. Với cùng một tải trọng chiến đấu như T-4MC và cùng cự ly bay ở vận tốc dưới âm, Tu-160 có tải trọng bay lớn hơn 35% và giảm 2-3 lần cự ly bay nếu bay tốc độ siêu thanh.
Tuy công việc thiết kế T-4MC của Sukhoi hoàn toàn bị dừng lại sau cuộc thi, những ý tưởng trong việc thiết kế của nó được sử dụng rất nhiều trong các máy bay hiện đại hiện tại của không quân Nga: Su-27, Mig-29, … , và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế các loại máy bay hiện đại thế kỷ XXI của Nga.
Thiết kế nổi danh ngày nào của Sukhoi tưởng chừng như đã đi vào quá khứ thì lại được Tupolev làm sống lại, các tổng công trình sư của Nga đang làm sống lại những ý tưởng tiên phong và thành tựu thiết kế từ thời Xô viết. Điều này không biết là minh chứng cho thấy hạn chế trong việc thiết kế mới các loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa hiện đại ở Nga, hay nó chứng minh cho một chân lý không chỉ đúng trên sách vở mà còn đúng cả trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự hiện đại: "Người không hiểu quá khứ sẽ không có tương lai". Bởi lẽ, thiết kế mới PAK DA của Tupolev là hoàn toàn tương đồng với thiết kế T-4MC của Sukhoi ngày nào.
Theo Izvestia, Sergib
FBI giám sát người dùng Google
FBI giám sát người dùng Google. Nhiều nhà hoạt động chỉ trích FBI đang xâm phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người dân Mỹ.
Hãng Google hôm 6-3 tiết lộ Cục Điều tra Liên bang Mỹ đang giám sát người dùng những dịch vụ của mình trong nỗ lực phát hiện những hoạt động nghi là khủng bố.
“Thư an ninh quốc gia”
Trong một tài liệu mang tên “Báo cáo minh bạch”, Google cho biết FBI đã sử dụng cái gọi là “thư an ninh quốc gia” (NSL) tìm kiếm thông tin về người sử dụng các dịch vụ của công ty này để phục vụ cho mục đích chống khủng bố. Với động thái này, Google đã trở thành công ty công nghệ đầu tiên công bố dữ liệu về NSL.
Tạp chí Wired cho biết thông qua công cụ NSL, FBI có thể buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet, các công ty tín dụng, các tổ chức tài chính và những doanh nghiệp như Google trao thông tin mật về khách hàng mình, như thông tin về thuê bao, số điện thoại, địa chỉ e-mail, các trang web thường xuyên truy cập và nhiều thông tin khác được xem là “có liên quan” đến một cuộc điều tra mà cơ quan này đang tiến hành.
NSL được cho phép sử dụng bởi Đạo luật về sự riêng tư trong truyền thông điện tử (ECPA) và được mở rộng trong một đạo luật chống khủng bố (được biết đến nhiều dưới tên gọi Đạo luật yêu nước) được ban hành sau sự kiện khủng bố 11-9-2001. Điều đáng nói là việc sử dụng NSL không chịu sự giám sát của thẩm phán trong lúc các công ty từng nhận được nó lại bị cấm thừa nhận điều này. Chính những bí mật xung quanh NSL khiến nhiều nhà hoạt động gọi hình thức giám sát trên là “đáng sợ” và “xâm phạm nghiêm trọng” quyền riêng tư của người dân. Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF) nhận định: “NSL cho phép FBI bí mật đòi hỏi thông tin về những giao tiếp riêng tư và hoạt động trên mạng của người dân nhưng hành vi này lại không phải chịu sự giám sát chặt chẽ của tòa án”.
Chiến thắng của sự minh bạch
Google cho biết họ được phép công bố một số thông tin nhất định về NSL sau nỗ lực đàm phán với chính phủ Mỹ. Chẳng hạn như Google chỉ tiết lộ phạm vi số lượng NSL nhận được và số tài khoản người dùng bị ảnh hưởng trong từng năm chứ không đưa ra con số chính xác. Cụ thể, công ty này nhận được từ 0-999 NSL trong các năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Số tài khoản người dùng bị ảnh hưởng bởi những yêu cầu này là 1000-1999 (trong các năm 2009, 2011, 2012) và 2000-2999 (năm 2010).
Ông Richard Salgado, giám đốc pháp lý của Google, cho biết việc không công bố con số chính xác nhằm giúp giải tỏa nỗi lo của FBI, Bộ Tư pháp và những cơ quan khác về nguy cơ để lộ thông tin điều tra. Ông Salgado cho biết thêm FBI có thể thu thập từ Google những nội dung như tên, địa chỉ, thời gian sử dụng dịch vụ… Tuy nhiên, cơ quan này không thể dùng NSL để có được những dữ liệu như nội dung e-mail, truy vấn tìm kiếm trên mạng, video đưa lên YouTube hoặc địa chỉ IP người dùng.
Hãng Google hôm 6-3 tiết lộ Cục Điều tra Liên bang Mỹ đang giám sát người dùng những dịch vụ của mình trong nỗ lực phát hiện những hoạt động nghi là khủng bố.
“Thư an ninh quốc gia”
Trong một tài liệu mang tên “Báo cáo minh bạch”, Google cho biết FBI đã sử dụng cái gọi là “thư an ninh quốc gia” (NSL) tìm kiếm thông tin về người sử dụng các dịch vụ của công ty này để phục vụ cho mục đích chống khủng bố. Với động thái này, Google đã trở thành công ty công nghệ đầu tiên công bố dữ liệu về NSL.
Tạp chí Wired cho biết thông qua công cụ NSL, FBI có thể buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet, các công ty tín dụng, các tổ chức tài chính và những doanh nghiệp như Google trao thông tin mật về khách hàng mình, như thông tin về thuê bao, số điện thoại, địa chỉ e-mail, các trang web thường xuyên truy cập và nhiều thông tin khác được xem là “có liên quan” đến một cuộc điều tra mà cơ quan này đang tiến hành.
NSL được cho phép sử dụng bởi Đạo luật về sự riêng tư trong truyền thông điện tử (ECPA) và được mở rộng trong một đạo luật chống khủng bố (được biết đến nhiều dưới tên gọi Đạo luật yêu nước) được ban hành sau sự kiện khủng bố 11-9-2001. Điều đáng nói là việc sử dụng NSL không chịu sự giám sát của thẩm phán trong lúc các công ty từng nhận được nó lại bị cấm thừa nhận điều này. Chính những bí mật xung quanh NSL khiến nhiều nhà hoạt động gọi hình thức giám sát trên là “đáng sợ” và “xâm phạm nghiêm trọng” quyền riêng tư của người dân. Tổ chức Biên giới Điện tử (EFF) nhận định: “NSL cho phép FBI bí mật đòi hỏi thông tin về những giao tiếp riêng tư và hoạt động trên mạng của người dân nhưng hành vi này lại không phải chịu sự giám sát chặt chẽ của tòa án”.
Chiến thắng của sự minh bạch
Google cho biết họ được phép công bố một số thông tin nhất định về NSL sau nỗ lực đàm phán với chính phủ Mỹ. Chẳng hạn như Google chỉ tiết lộ phạm vi số lượng NSL nhận được và số tài khoản người dùng bị ảnh hưởng trong từng năm chứ không đưa ra con số chính xác. Cụ thể, công ty này nhận được từ 0-999 NSL trong các năm 2009, 2010, 2011 và 2012. Số tài khoản người dùng bị ảnh hưởng bởi những yêu cầu này là 1000-1999 (trong các năm 2009, 2011, 2012) và 2000-2999 (năm 2010).
Ông Richard Salgado, giám đốc pháp lý của Google, cho biết việc không công bố con số chính xác nhằm giúp giải tỏa nỗi lo của FBI, Bộ Tư pháp và những cơ quan khác về nguy cơ để lộ thông tin điều tra. Ông Salgado cho biết thêm FBI có thể thu thập từ Google những nội dung như tên, địa chỉ, thời gian sử dụng dịch vụ… Tuy nhiên, cơ quan này không thể dùng NSL để có được những dữ liệu như nội dung e-mail, truy vấn tìm kiếm trên mạng, video đưa lên YouTube hoặc địa chỉ IP người dùng.
Các nhà hoạt động về quyền riêng tư cho biết việc Google công bố thông tin về NSL là “một chiến thắng chưa từng có tiền lệ của sự minh bạch” nhưng thừa nhận đây chỉ mới là một bước đi nhỏ. Hai chuyên gia Dan Auerbach và Eva Galperin của EFF nhận định: “Dù thông tin chưa thật cụ thể nhưng hành động của Google ít nhất cũng giúp chúng ta biết được những cách thức bí mật mà chính phủ Mỹ đang dùng để thu thập dữ liệu về người dùng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quan ngại và câu hỏi về vấn đề sử dụng NSL. Chẳng hạn như FBI cho biết đã đưa ra 16.511 NSL liên quan đến 7.201 người trong năm 2011 nhưng Google lại không tiết lộ họ nhận được bao nhiêu thư loại này, khiến nhiều thắc mắc quan trọng vẫn chưa có lời giải đáp”.
Người Lao Động
Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013
Đồng tiền bí mật Bitcoin gây sốt
Giới công nghệ thế giới hiện đang nóng lên với đề tài về đồng tiền ảo Bitcoin, khi đồng tiền ảo này đang tăng giá liên tục.
Bitcoin có tỷ giá 1 đồng đổi 35 USD vào hôm 3/3, thế nhưng tới ngày 6/3, nó đã lên giá tới mức 49 USD. Nghĩa là chỉ trong 3 ngày, những người sở hữu Bitcon đã lãi tới 40%.
Theo phân tích kỹ thuật, tỷ giá Bitcoin đã lên cao tới mức trong ngắn hạn nó sẽ không thể nào bị quay lại với giá 34 USD đổi 1 Bitcoin nữa, cho thấy những người đầu tư Bitcoin đang lãi lớn và khá vững chắc.
Bitcoin là một đơn vị tiền ảo được tạo ra nhờ một chương trình máy tính do hacker có biệt danh Satoshi Nakatomo đề xuất. Bitcoin là một đồng tiền bí mật khi không chịu sự can thiệp và kiểm soát của bất cứ ngân hàng trung ương nào trên thế giới như các đơn vị tiền tệ của các quốc gia. Thứ nữa, Bitcoin là đồng tiền giúp người sở hữu không để lại dấu vết khi mua bán trên mạng. Bitcoin được rất nhiều người bán chấp nhận và có tổng lượng giới hạn trên toàn thế giới là khoảng 21 triệu đồng.
Có rất nhiều lý giải cho sự tăng giá của Bitcoin. Bao gồm lý giải của những người theo thuyết âm mưu, những người thực dụng và những người theo chủ nghĩa hoài nghi.
Những người tin tưởng vào thuyết âm mưu thì thích Bitcoin bởi, ít nhất về lý thuyết, Bitcoin đại diện cho sự “lưu giữ lại giá trị” trước sự can thiệp của các chính quyền làm loãng giá trị đồng tiền hay việc chính phủ nới rộng định lượng để trả nợ các khoản vay của mình. Bởi Bitcoin được giao dịch nặc danh.
Những người thực dụng thì thích Bitcoin với lý do tương tự. Qua một thời gian dài, giá trị của các tờ tiền giấy gần như đã bị phá hủy (0,04 USD năm 1913 có giá trị ngang với 1 USD hiện tại). Do đó, thế giới cần những vật phẩm tốt để giữ lại giá trị, và Bitcoin đáp ứng yêu cầu đó.
Ngược lại, những người theo chủ thuyết hoài nghi thì cho rằng Bitcoin hiện đang rơi vào kiểu lừa đảo Ponzi (mượn tiền của người sau để trả nợ cho người trước). Và họ cho rằng Bitcoin vẫn cứ sẽ tăng giá, nhưng tới một ngày, nó sẽ sụt giảm hết giá trị và những người giữ nó cuối cùng sẽ gánh hậu quả.
Đầu tư vào Bitcoin có thể giúp bạn kiếm được một khoản tiền lớn, khi đồng tiền này liên tục tăng giá trong thời gian qua. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi bạn không biết là ai đứng sau các sàn giao dịch này và nhà chức trách có thể cấm sử dụng Bitcoin.
Bitcoin có tỷ giá 1 đồng đổi 35 USD vào hôm 3/3, thế nhưng tới ngày 6/3, nó đã lên giá tới mức 49 USD. Nghĩa là chỉ trong 3 ngày, những người sở hữu Bitcon đã lãi tới 40%.
Theo phân tích kỹ thuật, tỷ giá Bitcoin đã lên cao tới mức trong ngắn hạn nó sẽ không thể nào bị quay lại với giá 34 USD đổi 1 Bitcoin nữa, cho thấy những người đầu tư Bitcoin đang lãi lớn và khá vững chắc.
Bitcoin là một đơn vị tiền ảo được tạo ra nhờ một chương trình máy tính do hacker có biệt danh Satoshi Nakatomo đề xuất. Bitcoin là một đồng tiền bí mật khi không chịu sự can thiệp và kiểm soát của bất cứ ngân hàng trung ương nào trên thế giới như các đơn vị tiền tệ của các quốc gia. Thứ nữa, Bitcoin là đồng tiền giúp người sở hữu không để lại dấu vết khi mua bán trên mạng. Bitcoin được rất nhiều người bán chấp nhận và có tổng lượng giới hạn trên toàn thế giới là khoảng 21 triệu đồng.
Có rất nhiều lý giải cho sự tăng giá của Bitcoin. Bao gồm lý giải của những người theo thuyết âm mưu, những người thực dụng và những người theo chủ nghĩa hoài nghi.
Những người tin tưởng vào thuyết âm mưu thì thích Bitcoin bởi, ít nhất về lý thuyết, Bitcoin đại diện cho sự “lưu giữ lại giá trị” trước sự can thiệp của các chính quyền làm loãng giá trị đồng tiền hay việc chính phủ nới rộng định lượng để trả nợ các khoản vay của mình. Bởi Bitcoin được giao dịch nặc danh.
Những người thực dụng thì thích Bitcoin với lý do tương tự. Qua một thời gian dài, giá trị của các tờ tiền giấy gần như đã bị phá hủy (0,04 USD năm 1913 có giá trị ngang với 1 USD hiện tại). Do đó, thế giới cần những vật phẩm tốt để giữ lại giá trị, và Bitcoin đáp ứng yêu cầu đó.
Ngược lại, những người theo chủ thuyết hoài nghi thì cho rằng Bitcoin hiện đang rơi vào kiểu lừa đảo Ponzi (mượn tiền của người sau để trả nợ cho người trước). Và họ cho rằng Bitcoin vẫn cứ sẽ tăng giá, nhưng tới một ngày, nó sẽ sụt giảm hết giá trị và những người giữ nó cuối cùng sẽ gánh hậu quả.
Đầu tư vào Bitcoin có thể giúp bạn kiếm được một khoản tiền lớn, khi đồng tiền này liên tục tăng giá trong thời gian qua. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa nhiều rủi ro khi bạn không biết là ai đứng sau các sàn giao dịch này và nhà chức trách có thể cấm sử dụng Bitcoin.
Tham khảo: BusinessInsider
Độc đáo máy NES “xử lý” người gây nhiễu tại nơi làm việc
Hàng ngày có không ít trường hợp nhân viên bị làm phiền bởi những người nói không ngừng nghỉ tại văn phòng làm việc. Trên thực tế có khá nhiều cách khiến họ rời đi, nhưng dường như không ai có thể nghĩ ra cách dùng hệ thống NES (hệ thống giải trí của Nintendo) ngoài Mark Rober và cộng sự của ông Chad Grant làm việc này.
Mark Rober và Chad Grant đã cùng nhau sáng tạo nên console này với tên gọi Máy loại bỏ phiền toái 8-bit (Annoying person remover). Khi có người vào văn phòng làm việc của người khác gây phiền phức thì lập tức chiếc máy sẽ phát hiện ra và ngay tại thời điểm đó nó chơi bài nhạc nền trong Super Mario Bros, màn hình hiển thị thời gian đếm ngược từ 400 giây. Cũng như trong các trò chơi, càng về cuối nhạc chạy càng nhanh và khi dừng hẳn thì cũng là lúc những người gây phiền toái kia nên biết đến lúc phải rời đi.
Khi nói về cấu tạo của thiết bị, nhà sản xuất cho biết những phần cứng bên trong không quá phức tạp, hai thành phần chính là Arduino (thiết bị lập trình logic) và Wave shield (tấm chắn sóng) thực hiện hầu hết các chứng năng. Trong khi đó bài hát nhạc nền Super Mario Bros được lưu trữ trên thẻ SD và có thể tùy ý thay đổi một cách dễ dàng. Ngoài những bộ phận trên, máy còn có một chiếc loa gắn dưới lỗ thông nhiệt ở đầu bao vây.
Thiết bị này được cài định dạng sẵn hiển thị thời gian trong ngày và theo dõi bộ cảm biến chuyển động, một mặt để phát hiện khi ai đó vào phòng, mặt khác nó cũng hoạt động khi họ rời đi để thực hiện chức năng tắt nhạc cũng như cài đặt lại màn hình hiển thị. Xem video dưới đây về cách hoạt động của chiếc máy này:
Mark Rober và Chad Grant đã cùng nhau sáng tạo nên console này với tên gọi Máy loại bỏ phiền toái 8-bit (Annoying person remover). Khi có người vào văn phòng làm việc của người khác gây phiền phức thì lập tức chiếc máy sẽ phát hiện ra và ngay tại thời điểm đó nó chơi bài nhạc nền trong Super Mario Bros, màn hình hiển thị thời gian đếm ngược từ 400 giây. Cũng như trong các trò chơi, càng về cuối nhạc chạy càng nhanh và khi dừng hẳn thì cũng là lúc những người gây phiền toái kia nên biết đến lúc phải rời đi.
Khi nói về cấu tạo của thiết bị, nhà sản xuất cho biết những phần cứng bên trong không quá phức tạp, hai thành phần chính là Arduino (thiết bị lập trình logic) và Wave shield (tấm chắn sóng) thực hiện hầu hết các chứng năng. Trong khi đó bài hát nhạc nền Super Mario Bros được lưu trữ trên thẻ SD và có thể tùy ý thay đổi một cách dễ dàng. Ngoài những bộ phận trên, máy còn có một chiếc loa gắn dưới lỗ thông nhiệt ở đầu bao vây.
Thiết bị này được cài định dạng sẵn hiển thị thời gian trong ngày và theo dõi bộ cảm biến chuyển động, một mặt để phát hiện khi ai đó vào phòng, mặt khác nó cũng hoạt động khi họ rời đi để thực hiện chức năng tắt nhạc cũng như cài đặt lại màn hình hiển thị. Xem video dưới đây về cách hoạt động của chiếc máy này:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao