Quan tài gỗ giản dị của cố tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã được đưa đến Học viện quân sự Caracas, nơi ông coi là ngôi nhà thứ hai của mình, để công chúng đến nhìn mặt lần cuối.
Quan tài của cố tổng thống Venezuela được phủ đầy cờ, hoa do người ủng hộ rắc lên trên đường tới học viện quân sự. Hàng trăm nghìn người đã vẫy cờ, hô to "Chavez muôn năm" khi đoàn xe tang của ông đi qua thủ đô Caracas trong 7 giờ đồng hồ.
Khi đến Học viện quân sự, nơi ông Chavez từng gọi là ngôi nhà thứ hai, quan tài của ông được đưa vào sảnh dành cho "Những người giải phóng Nam Mỹ". Theo sau là ba con gái, con trai, cháu gái và mẹ ông.
Quân đội kính cẩn nâng quan tài gỗ của cố tổng thống Venezuela đến sảnh, nơi thi hài ông sẽ được quàn ba ngày.
Dãy dài người trên lan can chứng kiến Chavez được đưa đến nơi quàn.
Linh cữu Chavez được đặt giữa sự bảo vệ của 4 người lính trang nghiêm mang kiếm tuốt trần, bên dưới cây thánh giá lớn. Lần lượt, người thân của ông Chavez bày tỏ sự thương tiếc.
Hugo Chavez qua đời hôm 5/3 ở tuổi 58, sau hai năm chống chọi với bệnh ung thư.
Từ trái sang, tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kichner, Tổng thống Uruguay Jose Mujica, Tổng thống Bolivia Evo Morales và bà Lucia Topolansky, vợ tổng thống Uruguay đứng cạnh linh cữu cố tổng thống Hugo Chavez.
Chiếc hộp gỗ được mở một nửa để người viếng có thể nhìn Chavez lần cuối cùng. Phóng viên có mặt tại hiện trường bình luận rằng quan tài của ông "rất giản dị, nhất là so với vị thế một tổng thống. Tuy nhiên nó cũng phù hợp với lối sống của Chavez lúc sinh thời".
Ông Diosdado Cabello, Chủ tịch Quốc hội Venezuela, nước mắt lưng tròng khi đứng cạnh linh cữu Hugo Chavez.
Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013
UFO xuất hiện liên tục ở Nam Phi
Số lượng người dân thấy vật thể bay không xác định (UFO) tại một thành phố của Nam Phi tăng đột biến trong thời gian qua.
Nhiều người dân tại thành phố Cape Town thấy ánh sáng màu cam hoặc lửa trên trời trong thời gian qua. Ảnh minh họa: blogspot.com.
Gert Jordaan, người sáng lập tổ chức Nghiên cứu UFO Nam Phi, nói rằng nhiều người tại thành phố Cape Town thấy những quầng sáng màu cam và lửa trên trời từ ngày 21 tới 27/2. Theo ông, một số quầng sáng và lửa là kết quả của việc sao băng bay vào bầu khí quyển, song cũng có thể chúng xuất hiện bởi những yếu tố khác.
"Mặc dù sao chổi phát ra ánh sáng màu cam, song nhiều quầng sáng thay đổi tốc độ và hướng theo cách hoàn toàn khác biệt với kiểu bay của sao chổi. Thậm chí một số vật thể còn ngừng di chuyển trong trong khoảng 5 phút. Thực trạng đó cho thấy rất có thể vài UFO đang di chuyển xung quanh Cape Town", Jordaan phát biểu với Times.
Tuy nhiên, Jordaan cũng không loại trừ khả năng một loại máy bay bí mật nào đó đang được thử nghiệm trên bầu trời thành phố.
"Một giả thuyết khác là sinh vật ngoài trái đất đang theo dõi chúng ta để giao tiếp hoặc truyền bá kiến thức", ông nói.
Nicola Loaring, một nhà thiên văn của Đài Thiên văn Nam Phi, không tán thành lập luận của Jordaan. Theo bà, những quầng sáng và lửa mà người dân thấy đều chỉ là sao băng. Chúng bốc cháy khi tiến vào bầu khí quyển trái đất.
"Sao băng rơi là hiện tượng khá phổ biến. Chúng phát ra ánh sáng màu cam. Đôi khi chúng phát ra ánh sáng màu xanh lục. Màu ánh sáng của chúng có thể thay đổi và thường kết thúc bằng màu trắng", Loaring giải thích.
Nhiều người dân tại thành phố Cape Town thấy ánh sáng màu cam hoặc lửa trên trời trong thời gian qua. Ảnh minh họa: blogspot.com.
Gert Jordaan, người sáng lập tổ chức Nghiên cứu UFO Nam Phi, nói rằng nhiều người tại thành phố Cape Town thấy những quầng sáng màu cam và lửa trên trời từ ngày 21 tới 27/2. Theo ông, một số quầng sáng và lửa là kết quả của việc sao băng bay vào bầu khí quyển, song cũng có thể chúng xuất hiện bởi những yếu tố khác.
"Mặc dù sao chổi phát ra ánh sáng màu cam, song nhiều quầng sáng thay đổi tốc độ và hướng theo cách hoàn toàn khác biệt với kiểu bay của sao chổi. Thậm chí một số vật thể còn ngừng di chuyển trong trong khoảng 5 phút. Thực trạng đó cho thấy rất có thể vài UFO đang di chuyển xung quanh Cape Town", Jordaan phát biểu với Times.
Tuy nhiên, Jordaan cũng không loại trừ khả năng một loại máy bay bí mật nào đó đang được thử nghiệm trên bầu trời thành phố.
"Một giả thuyết khác là sinh vật ngoài trái đất đang theo dõi chúng ta để giao tiếp hoặc truyền bá kiến thức", ông nói.
Nicola Loaring, một nhà thiên văn của Đài Thiên văn Nam Phi, không tán thành lập luận của Jordaan. Theo bà, những quầng sáng và lửa mà người dân thấy đều chỉ là sao băng. Chúng bốc cháy khi tiến vào bầu khí quyển trái đất.
"Sao băng rơi là hiện tượng khá phổ biến. Chúng phát ra ánh sáng màu cam. Đôi khi chúng phát ra ánh sáng màu xanh lục. Màu ánh sáng của chúng có thể thay đổi và thường kết thúc bằng màu trắng", Loaring giải thích.
VN Kiên quyết phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời phản đối việc Trung Quốc vi phạm.
Trực thăng hải quân Trung Quốc đã có mặt ở vùng biển gần một rạn san hô ở cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào hôm 4/3. Ảnh: Wikimapia
Trung Quốc gần đây cử một số tàu hải tuần thực hiện tuần tra tại Biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tàu Hải tuần 21, Hải tuần 31 và Hải tuần 166 hôm 28/2 xuất phát từ cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc, để ra Biển Đông thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ tuần tra định kỳ".
Đây là cuộc tuần tra thứ hai của Trung Quốc, sau khi hai tàu khác rời Quảng Châu bắt đầu nhiệm vụ "tuần tra thường xuyên" trên Biển Đông hôm 20/2. Một trực thăng của hải giám Trung Quốc đã tuần tra ở vùng biển gần rạn san hô ở cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, vào chiều ngày 4/3.
Trước những diễn biến trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã thể hiện quan điểm trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.
"Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam, đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối", ông Nghị nói.
Trực thăng hải quân Trung Quốc đã có mặt ở vùng biển gần một rạn san hô ở cụm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vào hôm 4/3. Ảnh: Wikimapia
Trung Quốc gần đây cử một số tàu hải tuần thực hiện tuần tra tại Biển Đông, trong đó có khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tàu Hải tuần 21, Hải tuần 31 và Hải tuần 166 hôm 28/2 xuất phát từ cảng Tam Á, tỉnh Hải Nam, phía nam Trung Quốc, để ra Biển Đông thực hiện cái gọi là "nhiệm vụ tuần tra định kỳ".
Đây là cuộc tuần tra thứ hai của Trung Quốc, sau khi hai tàu khác rời Quảng Châu bắt đầu nhiệm vụ "tuần tra thường xuyên" trên Biển Đông hôm 20/2. Một trực thăng của hải giám Trung Quốc đã tuần tra ở vùng biển gần rạn san hô ở cụm Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa, vào chiều ngày 4/3.
Trước những diễn biến trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã thể hiện quan điểm trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.
"Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động tại các khu vực này mà không được sự đồng ý của Việt Nam, đều là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và chúng tôi kiên quyết phản đối", ông Nghị nói.
Theo http://vnexpress.net
Thứ Tư, 6 tháng 3, 2013
10 bộ phim nổi tiếng nói về phụ nữ
1. The Devil Wears Prada
Có lẽ không bộ phim nào có thể lột tả tốt hơn những mối quan hệ đồng nghiệp, sự ganh đua chốn công sở giữa phái nữ bằng những gì Yêu nữ thích hàng hiệu làm được. Được dựa trên cuốn sách cùng tên bán rất chạy năm 2003 của Lauren Weisberger, tác phẩm này được kể qua con mắt của Andrea (Anne Hathaway) khi cô có được công việc mà “hàng triệu cô gái sẵn sàng xin chết để có được” - đồng trợ lý cho bà Miranda Priestly (Meryl Streep), tổng biên tập “hắc xì dầu” đầy quyền lực của tạp chí thời trang Runway.
Từ một cô gái không quá chú trọng việc ăn mặc, Andrea bị cuốn theo vòng xoáy điên đảo không ngừng của làng thời trang, những yêu cầu khắt khe của bà chủ Miranda – nhân vật được lấy nguyên mẫu từ tổng biên tập Anna Wintour của tờVogue... Lựa chọn giữa một công việc nhiều sức ép, đánh mất chính bản thân mình song cơ hội thăng tiến cao hay một công việc vừa phải nhưng thực sự đam mê - bài học của nhân vật Andrea hẳn sẽ giúp ích cho không ít cô gái.
Ngoài diễn xuất thuyết phục của hai ngôi sao từng đoạt Oscar, Meryl Streep và Anne Hathaway, cùng phần thoại đầy thú vị, The Devil Wears Prada còn hé lộ không ít “thâm cung bí sử” của làng thời trang và là một trong những bộ phim có trang phục đẹp nhất. Phim có sự xuất hiện của những thương hiệu như Chanel, Prada, Calvin Klein và cả siêu mẫu Heidi Klum.
Có lẽ không bộ phim nào có thể lột tả tốt hơn những mối quan hệ đồng nghiệp, sự ganh đua chốn công sở giữa phái nữ bằng những gì Yêu nữ thích hàng hiệu làm được. Được dựa trên cuốn sách cùng tên bán rất chạy năm 2003 của Lauren Weisberger, tác phẩm này được kể qua con mắt của Andrea (Anne Hathaway) khi cô có được công việc mà “hàng triệu cô gái sẵn sàng xin chết để có được” - đồng trợ lý cho bà Miranda Priestly (Meryl Streep), tổng biên tập “hắc xì dầu” đầy quyền lực của tạp chí thời trang Runway.
Từ một cô gái không quá chú trọng việc ăn mặc, Andrea bị cuốn theo vòng xoáy điên đảo không ngừng của làng thời trang, những yêu cầu khắt khe của bà chủ Miranda – nhân vật được lấy nguyên mẫu từ tổng biên tập Anna Wintour của tờVogue... Lựa chọn giữa một công việc nhiều sức ép, đánh mất chính bản thân mình song cơ hội thăng tiến cao hay một công việc vừa phải nhưng thực sự đam mê - bài học của nhân vật Andrea hẳn sẽ giúp ích cho không ít cô gái.
Ngoài diễn xuất thuyết phục của hai ngôi sao từng đoạt Oscar, Meryl Streep và Anne Hathaway, cùng phần thoại đầy thú vị, The Devil Wears Prada còn hé lộ không ít “thâm cung bí sử” của làng thời trang và là một trong những bộ phim có trang phục đẹp nhất. Phim có sự xuất hiện của những thương hiệu như Chanel, Prada, Calvin Klein và cả siêu mẫu Heidi Klum.
Tàu chiến ven bờ đầu tiên của Mỹ ở Đông Nam Á
LSC, một loại tàu tác chiến ven biển hoàn toàn mới của Mỹ bắt đầu hải trình đến Singapore, thực hiện một phần trong chiến lược xoay trục của Mỹ tới châu Á Thái bình dương.
LSC-1 (Littoral Combat Ship) là tàu tác chiến ven bờ đầu tiên của hải quân Mỹ và cũng là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu thuộc lớp “Tự Do” (Freedom). Ngoài 6 tàu lớp này, hải quân Mỹ còn 6 tàu thuộc lớp “Độc Lập” (Independence). Ngày 1/03 vừa qua, LSC-1 đã rời cảng mẹ là San Diego, lên đường đi nhận nhiệm vụ mới. Hải trình ước tính dài 1 tháng và nó dự kiến hiện diện ở Singapore 8 tháng.
Trong thời gian triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương, LSC-1 sẽ hợp tác với hải quân các nước đồng minh và hải quân các nước trong khu vực để đảm bảo an ninh hàng hải. Sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm hai căn cứ quân sự viễn dương của Mỹ là Hawaii và Guam, LSC-1 sẽ tham dự triển lãm quốc phòng biển quốc tế Singapore và tham gia diễn tập “Huấn luyện và chuẩn bị chiến đấu liên hợp trên biển” Nam Á 2013.
Cũng trong thời gian triển khai tại đây, tàu tác chiến ven bờ LSC-1 “Freedom” sẽ thể hiện các tính năng tác chiến hoàn hảo của nó. Hải quân Mỹ cũng nhân cơ hội này để đánh giá lại kế hoạch bảo dưỡng và luân chuyển tàu thuyền, nhân viên của mình.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 lớp “Freedom” là sản phẩm của hãng Lockheed Martin có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ (bắt đầu từ LSC-1, LSC-3…), các tàu lớp “Independence” được đánh số chẵn (LSC-2, LSC-4…). Nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi.
LCS-1 có chiều dài 115,3m, chiều ngang 17,5m, mớn nước 3,9m, lượng giãn nước 3.139 tấn. Tàu có tầm hoạt động 4500 hải lý (8000km), với tốc độ tuần hành 16 hải lý/giờ (28,8km/h) và 4300 hải lý (770km) với vận tốc 18 hải lý/h (32km/h), thời gia tác chiến liên tục 20 ngày.
Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng hải quân MH-60R/S “Seahawk” chuyên đảm nhận công tác cứu hộ và chống tàu ngầm (ASW), 1 UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout”. Thủy thủ đoàn 40 người (8 sỹ quan và 32 thủy thủ) cùng 30 nhân viên hàng không phụ trách máy bay trực thăng và UAV trên hạm.
LSC-1 được trang bị 2 động cơ Tuabin Rolls Royce MT30 và 2 động cơ Diezen và 4 hệ thống động lực phản thủy Rolls Royce, cùng với 4 máy phát điện tổng công suất 3.200kW. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt vận tốc tối đa lên tới 44 hải lý/giờ (81km/h).
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu COMBATSS-21 của hãng Lockheed Martin và hệ thống sonar kiểu mảng kéo AN/SQR-20 dùng trong nhiệm vụ săn ngầm và chống thủy lôi. Do không trang bị ngư lôi nên nhiệm vụ chống ngầm được giao cho trực thăng hải quân MH-60R/S “Sea Hawk”.
Vũ khí trên tàu gồm 4 tên lửa gây nhiễu SRBOC, 1 pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems, tầm bắn 17km, tốc độ bắn 4 phát/giây với cơ số đạn 400 viên; 2 khẩu pháo 2 nòng Bushmaster II Mk44 30mm và 4 khẩu đại liên làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay tầm thấp, tên lửa hành trình.
Theo thông tin trên website của hãng hãng Lockheed Martin, thiết kế trước đây của LSC-1 có sử dụng “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, với 2 loại tên lửa hạm đối đất LAM và MK-31PAM nhưng đã bị hủy bỏ (hệ thống này sau được trang bị trên lớp tàu LSC “Independence”).
Hiện nay tàu chỉ được trang bị hệ thống MK-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon, với 21 quả tên lửa, trong khi hãng Lockheed Martin đang dự định khôi phục hệ thống tác chiến XM501, để trang bị thêm cho tàu khả năng chống hạm và tấn công đối đất cực mạnh. Dự kiến hệ thống vũ khí tấn công này sẽ được tiến hành khi các gói nâng cấp trong tương lai được triển khai.
Vũ khí đáng sợ khác của tàu là UAV trinh sát – tấn công MQ-8B “Fire Scout”, được mệnh danh là “Lính trinh sát hỏa lực”, có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau như: tên lửa không đối đất hạng nhẹ dẫn đường bằng laser Hellfire, tên lửa Hydra hay bom siêu nhỏ điều khiển chính xác bằng hệ thống định vị GPS Viper Strike...
Vào năm 2011, đơn giá mỗi chiếc LSC lớp Freedom được tính vào khoảng 670 triệu USD, nếu trang bị thêm “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, giá thành của nó có thể lên tới trên 700 triệu USD.
LSC-1 (Littoral Combat Ship) là tàu tác chiến ven bờ đầu tiên của hải quân Mỹ và cũng là chiếc đầu tiên trong số 6 tàu thuộc lớp “Tự Do” (Freedom). Ngoài 6 tàu lớp này, hải quân Mỹ còn 6 tàu thuộc lớp “Độc Lập” (Independence). Ngày 1/03 vừa qua, LSC-1 đã rời cảng mẹ là San Diego, lên đường đi nhận nhiệm vụ mới. Hải trình ước tính dài 1 tháng và nó dự kiến hiện diện ở Singapore 8 tháng.
Trong thời gian triển khai tại châu Á – Thái Bình Dương, LSC-1 sẽ hợp tác với hải quân các nước đồng minh và hải quân các nước trong khu vực để đảm bảo an ninh hàng hải. Sau khi hoàn tất chuyến viếng thăm hai căn cứ quân sự viễn dương của Mỹ là Hawaii và Guam, LSC-1 sẽ tham dự triển lãm quốc phòng biển quốc tế Singapore và tham gia diễn tập “Huấn luyện và chuẩn bị chiến đấu liên hợp trên biển” Nam Á 2013.
Cũng trong thời gian triển khai tại đây, tàu tác chiến ven bờ LSC-1 “Freedom” sẽ thể hiện các tính năng tác chiến hoàn hảo của nó. Hải quân Mỹ cũng nhân cơ hội này để đánh giá lại kế hoạch bảo dưỡng và luân chuyển tàu thuyền, nhân viên của mình.
Tàu tác chiến ven bờ LSC-1 lớp “Freedom” là sản phẩm của hãng Lockheed Martin có tính năng tàng hình ưu việt, được thiết kế theo kiểu đóng rời và lắp ghép các modul nhiệm vụ. Đây là lớp tàu được đánh số lẻ trong các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ (bắt đầu từ LSC-1, LSC-3…), các tàu lớp “Independence” được đánh số chẵn (LSC-2, LSC-4…). Nó chủ yếu đảm nhận nhiệm vụ tác chiến tác chiến mặt nước, chống ngầm và chống thủy lôi.
LCS-1 có chiều dài 115,3m, chiều ngang 17,5m, mớn nước 3,9m, lượng giãn nước 3.139 tấn. Tàu có tầm hoạt động 4500 hải lý (8000km), với tốc độ tuần hành 16 hải lý/giờ (28,8km/h) và 4300 hải lý (770km) với vận tốc 18 hải lý/h (32km/h), thời gia tác chiến liên tục 20 ngày.
Tàu có 1 sàn đỗ với 1 trực thăng hải quân MH-60R/S “Seahawk” chuyên đảm nhận công tác cứu hộ và chống tàu ngầm (ASW), 1 UAV trinh sát - tấn công MQ-8B “Fire Scout”. Thủy thủ đoàn 40 người (8 sỹ quan và 32 thủy thủ) cùng 30 nhân viên hàng không phụ trách máy bay trực thăng và UAV trên hạm.
LSC-1 được trang bị 2 động cơ Tuabin Rolls Royce MT30 và 2 động cơ Diezen và 4 hệ thống động lực phản thủy Rolls Royce, cùng với 4 máy phát điện tổng công suất 3.200kW. Hệ thống động lực này giúp tàu đạt vận tốc tối đa lên tới 44 hải lý/giờ (81km/h).
Tàu được trang bị hệ thống chiến đấu COMBATSS-21 của hãng Lockheed Martin và hệ thống sonar kiểu mảng kéo AN/SQR-20 dùng trong nhiệm vụ săn ngầm và chống thủy lôi. Do không trang bị ngư lôi nên nhiệm vụ chống ngầm được giao cho trực thăng hải quân MH-60R/S “Sea Hawk”.
Vũ khí trên tàu gồm 4 tên lửa gây nhiễu SRBOC, 1 pháo hạm Mk110 Bofors 57mm của BAE Systems, tầm bắn 17km, tốc độ bắn 4 phát/giây với cơ số đạn 400 viên; 2 khẩu pháo 2 nòng Bushmaster II Mk44 30mm và 4 khẩu đại liên làm nhiệm vụ đánh chặn máy bay tầm thấp, tên lửa hành trình.
Theo thông tin trên website của hãng hãng Lockheed Martin, thiết kế trước đây của LSC-1 có sử dụng “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, với 2 loại tên lửa hạm đối đất LAM và MK-31PAM nhưng đã bị hủy bỏ (hệ thống này sau được trang bị trên lớp tàu LSC “Independence”).
Hiện nay tàu chỉ được trang bị hệ thống MK-49 phóng tên lửa đánh chặn hồi chuyển RIM-116 (RAM) của hãng Raytheon, với 21 quả tên lửa, trong khi hãng Lockheed Martin đang dự định khôi phục hệ thống tác chiến XM501, để trang bị thêm cho tàu khả năng chống hạm và tấn công đối đất cực mạnh. Dự kiến hệ thống vũ khí tấn công này sẽ được tiến hành khi các gói nâng cấp trong tương lai được triển khai.
Vũ khí đáng sợ khác của tàu là UAV trinh sát – tấn công MQ-8B “Fire Scout”, được mệnh danh là “Lính trinh sát hỏa lực”, có khả năng mang tới 6 loại vũ khí khác nhau như: tên lửa không đối đất hạng nhẹ dẫn đường bằng laser Hellfire, tên lửa Hydra hay bom siêu nhỏ điều khiển chính xác bằng hệ thống định vị GPS Viper Strike...
Vào năm 2011, đơn giá mỗi chiếc LSC lớp Freedom được tính vào khoảng 670 triệu USD, nếu trang bị thêm “hệ thống tác chiến tương lai” XM501, giá thành của nó có thể lên tới trên 700 triệu USD.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao