Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam diễn tập chiến đấu

Với hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, khả năng chống nhiễu tốt, tên lửa S-300 là vũ khí hiệu quả chống lại các cuộc tấn công đường không, tập kích đường không bằng tên lửa và máy bay hiện đại của địch.


Là đơn vị quản lý tổ hợp tên lửa phòng không S-300, loại khí tài tên lửa phòng không có hỏa lực mạnh, độ chính xác và tính chống nhiễu cao, những năm qua, Đoàn Tên lửa phòng không 64 (Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ Quốc phòng) đã tích cực, chủ động tổ chức huấn luyện, khai thác sử dụng, làm chủ khí tài mới. Bệ phóng được triển khai.


Với hỏa lực mạnh, độ chính xác cao, khả năng chống nhiễu tốt, tên lửa S-300 là vũ khí hiệu quả nhằm chống lại các cuộc tấn công đường không và tập kích đường không của địch.


Đây cũng là vũ khí sẽ đối chọi có hiệu quả với các loại tên lửa và máy bay hiện đại của đối phương.


Chiến sĩ lái xe tập trung cao độ…


…đưa xe về trận địa


Giao nhiệm vụ cho các thành phần của kíp chiến đấu.




Nhanh chóng nối cáp nguồn điện với xe điều khiển.


Ăn-ten xe điều khiển bắt đầu vận hành.


Nhân viên tiêu đồ quản lý chắc mục tiêu.


Các thành phần kíp chiến đấu hiệp đồng nhịp nhàng trong bắt, bám mục tiêu.


Sẵn sàng hạ lệnh phóng-Đây là một trong những nội dung được Đoàn TLPK 64 luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng SSCĐ, nhằm bảo vệ vững chắc vùng trời được phân công quản lý.

Theo trung tá Nguyễn Quốc Văn, Đoàn trưởng Đoàn Tên lửa phòng không 64, kể từ ngày thành lập, Đoàn tập trung nâng cao chất lượng huấn luyện và khả năng sẵn sàng chiến đấu; hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ thủ đô và thực hiện các nhiệm vụ cơ động khác. Còn thiếu tá Nguyễn Trần Luyện, Phó đoàn trưởng -Tham mưu trưởng Đoàn Tên lửa phòng không 64 khẳng định, công tác tự đào tạo chuyển loại trên khí tài mới và công tác bảo đảm kỹ thuật là những hoạt động nổi bật của Đoàn trong những năm qua.

Theo Quân đội Nhân dân

Tên lửa S-300, máy bay Su-30 luyện tập

Ngoài tên lửa Sam-2 từng hạ gục pháo đài bay B-52, bộ đội phòng không còn làm chủ các loại tên lửa hiện đại như S-300, máy bay Su-27, Su-30..., quyết tâm không để Tổ quốc bất ngờ vì các tình huống trên không.

Tháng 12-1972, các lực lượng của Quân chủng Phòng không - Không quân đã góp phần quan trọng cùng với quân và dân miền Bắc làm nên Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", buộc Mỹ phải tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán ở Hội nghị Paris, chấp nhận rút hết quân về nước. Chiến thắng ấy đã tạo nên thế và lực mới để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Quân chủng Phòng không - Không quân tiếp tục đẩy mạnh huấn luyện, làm chủ các loại vũ khí trang bị kỹ thuật có trong biên chế, không ngừng nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không.


Chiến sĩ pháo cao xạ Trung đoàn 280 (Sư đoàn 361, Quân chủng PK-KQ) luyện tập đánh địch đột nhập đường không


Ánh mắt chiến sĩ canh trời


40 năm trước, với tên lửa SAM-2, các chiến sĩ tên lửa đã quật đổ 29 siêu pháo đài bay B-52. Lớp chiến sĩ tên lửa hôm nay, với vũ khí hiện đại hơn, tiếp tục tích cực tổ chức huấn luyện nhằm làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật...


...và luôn lập thành tích cao trong các đợt diễn tập có bắn đạn thật


Tổ hợp tên lửa S-300 là loại vũ khí mới và hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân. Bộ đội tên lửa S-300 đã hoàn toàn làm chủ loại vũ khí hiện đại này.


Nằm trong tiến trình hiện đại hóa của toàn Quân chủng Phòng không - Không quân, Không quân nhân dân Việt Nam cũng được trang bị nhiều máy bay hiện đại như SU-27, SU-30...


Đồng thời tiếp tục khai thác hiệu quả các loại máy bay đã được trang bị trước đó như SU-22


Sẵn sàng xuất kích! (trong ảnh: Phi công Vương Xuân Bắc, Trung đoàn 921, Sư đoàn không quân 371, trong phiên trực ban sẵn sàng chiến đấu, tháng 12-2012).




Nhân viên kỹ thuật chuyên ngành vũ khí hàng không thực hiện nhiệm vụ trong ban bay kiểm tra kết quả bắn ném của máy bay SU-30




Làm chủ bầu trời Tổ quốc.


Theo Quân đội Nhân dân

Tên lửa hiện đại nhất Việt Nam

Tên lửa phòng không hiện đại nhất Việt Nam S-300 với khả năng tiêu diệt đồng thời 12 mục tiêu ở cự ly hàng trăm km đã xuất hiện trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của lực lượng phòng không.


Cuộc diễn tập thực hành bắn đạn thật phòng không năm 2011 của Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức tại Trường bắn TB1 từ ngày 1 đến 5/12 đã thành công, hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Trong cuộc diễn tập bắn đạn thật, kiểm tra kết quả huấn luyện năm 2011 và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng phòng không, có sự xuất hiện của tên lửa phòng không hiện đại nhất quân đội Việt Nam hiện nay, loại S-300.


Loại tên lửa phòng không hiện đại bậc nhất trên thế giới hiện nay có khả năng tiêu diệt các loại máy bay chiến đấu tối tân cũng như tên lửa đạn đạo bay cao 27 km, trong phạm vi tới 200 km.


Trong đợt diễn tập này có nhiều loại tên lửa. Một loại tên lửa sẵn sàng trên bệ phóng.


Tích tắc đầu tiên tên lửa rời bệ phóng.


Và phóng vút lên trời cao.


Lao vun vút qua những ngọn đồi.


Nhắm thẳng tới mục tiêu trên trời xanh.


Bầu trời đêm rực sáng khi tên lửa khai hoả.


Rađa hiện đại, con mắt thần của tên lửa.


Theo QĐND, VOV

Thị sát tổ hợp tên lửa bờ

Sáng 18/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân (Bình Thuận), thị sát tổ hợp tên lửa bờ Bastion và tổ hợp ra đa bờ Monolit-B.

Đoàn 681 Hải quân được trang bị một số vũ khí, khí tài, bao gồm tổ hợp tên lửa bờ Bastion và tổ hợp ra đa bờ Monolit-B. Vũ khí trong thành phần tổ hợp Bastion là các tên lửa có cánh Iakhont dùng để tiêu diệt các tàu đơn lẻ hoặc nhóm tàu như nhóm tàu tấn công, nhóm tàu hộ tống, nhóm tàu đổ bộ. Các tên lửa này có tầm hoạt động 300 km, độ cao bay tối đa là 14.000 m, độ cao bay hành trình 10-15m trên mặt nước biển, tốc độ bay tối đa 750 m/giây, trọng lượng khi phóng là 3.000 kg, trọng lượng phần chiến đấu là 200 kg.

Thủ tướng thị sát tổ hợp tên lửa bờ Bastion tại Đoàn 681. Ảnh: Chính phủ


Độ cao bay của tên lửa được tự động điều chỉnh tùy khoảng cách đến mục tiêu nhằm bảo mật và tiết kiệm nhiên liệu tối đa. Với tốc độ bay lớn, độ cao bay hành trình thấp, đến nay không có hệ thống nào có thể chống lại loại tên lửa này. Các loại tên lửa tại Đoàn 681 hiện có 4 dạng, đó là tên lửa chiến đấu, tên lửa công nghệ, tên lửa tạo giả và tên lửa bổ. Ba dạng sau dùng để huấn luyện kíp trắc thủ kết hợp kiểm tra tình trạng khí tài chiến đấu.

Nói chuyện thân mật với cán bộ, chiến sĩ Đoàn 681 Hải quân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành tích mà đơn vị đạt được trong thực hiện nhiệm vụ công tác, nhất là cán bộ, chiến sỹ Đoàn 681 đã phát huy cao độ truyền thống anh hùng, phát triển, trưởng thành và đi nhanh vào chính quy, hiện đại.

Thủ tướng mong muốn Đoàn 681 Hải quân tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, tiếp nhận, nắm chắc và làm chủ phương tiện quân sự, vũ khí, khí tài hiện đại, góp phần nâng cao sức mạnh tự vệ, giữ vững độc lập, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.



Thủ tướng yêu cầu cán bộ, chiến sỹ Đoàn 681 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là làm tốt công tác huấn luyện, nêu cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao và chiến thắng, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, Nhà nước sẽ luôn quan tâm tới việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sỹ quân đội, bảo đảm cho cán bộ, chiến sỹ trong quân đội yên tâm công tác, huấn luyện và chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Theo Chinhphu.vn

Không mục tiêu nào có thể lọt vào vùng trời Hà Nội

Một nửa phi công có thể bay trong mọi điều kiện thời tiết, 100% bay và tác chiến được trên biển, cùng với sức mạnh của Su-22, trung đoàn không quân 921 khẳng định, không để mục tiêu nào lọt vào bầu trời thủ đô.

Thành lập ngày 3/2/1964, trung đoàn 921 là trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Việt Nam. Từ một đơn vị huấn luyện và tác chiến với dòng máy bay Mig có trọng lượng nhỏ, khả năng mang treo vũ khí ít, bán kính tác chiến hẹp, đến nay trung đoàn đã được trang bị 100% máy bay Su hiện đại, có khả năng mang theo vũ khí đa dạng và bán kính tác chiến rộng hơn.

Trung đoàn không quân 921 (sư 371) được trang bị máy bay tiêm kích Su-22.


Chính ủy trung đoàn, Thượng tá Nguyễn Trọng Khiêm cho biết, từ tháng 11/2011, đơn vị đã tiếp nhận gần 20 chiếc Su-22. Nếu như trước đó, những cánh bay của Su chỉ xuất hiện ở bầu trời miền Trung trở vào phía Nam thì hiện nay Su-22 được tổ chức bay huấn luyện và sẵn sàng cất cánh chiến đấu trên bầu trời miền Bắc mà trung tâm được bảo vệ là Hà Nội.

Sau khi tiếp nhận Su-22 về đơn vị, trung đoàn 921 vừa huấn luyện chuyển loại cho phi công lái máy bay Mig-21 vừa thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu. Thượng tá Khiêm cho hay, Su-22 là chiến đấu cơ đầu tiên của không quân Việt Nam bay ra tuần tiễu Trường Sa và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Su-22 có thân dài, buồng lái lớn và đặc biệt ứng dụng công nghệ cánh cụp cánh xòe cho phép tăng tốc nhanh chóng. Hiện tại Trung đoàn 921 được trang bị 3 loại máy bay chính là Su-22M, Su-22M3 và Su22-M4.

"Dòng họ máy bay Su-22 được sản xuất tại Nga, tính năng chính của nó là tiêm kích bom, nhưng đơn vị đang dùng cho nhiệm vụ tiêm kích phòng không, có thể hoạt động trên không thời gian tương đối dài với gần 5 giờ, tốc độ 2M (2 lần tốc độ âm thanh), có thể mang 4 tấn bom, lượng nạp dầu khoảng 6 tấn, bán kính hoạt động khoảng 600km", Thượng tá Khiêm nói.

Chính ủy trung đoàn, thượng tá Nguyễn Trọng Khiêm khẳng định, với sức mạnh không quân của 921 hiện tại, không mục tiêu nào có thể lọt vào vùng trời Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.


Đặc biệt, Su-22M4 được nâng cấp đáng kể hệ thống điện tử gồm hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, thiết bị đo xa laser mạnh, la bàn vô tuyến, hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE. Ngoài ra, Su-22M4 trang bị động cơ tuốc bin phản lực AL-21F3.

Đội ngũ phi công của trung đoàn 921 rất hùng hậu so với trước đây, trong đó một nửa số phi công có thể bay đêm (phi công cấp 1) và 100% phi công có thể bay và tác chiến trên biển. Giờ bay tích lũy của những phi công này từ vài trăm giờ bay (đối với phi công trẻ) lên đến hàng nghìn giờ bay (đối với phi công cấp 1). Đây là sự vượt trội so với 40 năm trước, khi làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, phi công có khả năng bay đêm của ta ít, giờ bay tích lũy cũng thấp (chỉ trên dưới 300 giờ bay tích lũy).

Có vũ khí, khí tài mạnh, phi công giỏi, sức mạnh của trung đoàn 921 còn được tạo nên từ các lực lượng bảo đảm, các kỹ sư hàng không được đào tạo trong nước và nước ngoài. Đa số đều tốt nghiệp đại học, lực lượng này có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần nâng cánh cho những chuyến bay an toàn.

Đội ngũ phi công của trung đoàn không quân 921 đều dày dạn kinh nghiệm, 50% có thể tác chiến trong mọi điều kiện và 100% có khả năng bay, tác chiến trên biển. Ảnh: Hoàng Hà.


Chính ủy Khiêm cho hay, hiện trung đoàn Không quân 921 đang duy trì thực hiện nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu tiêm kích phòng không cấp 2 và bảo vệ các loại chuyên cơ đi qua vùng trời trách nhiệm. Thời gian chuyển cấp từ cấp 2 lên cấp 1 và sẵn sàng rời đất làm nhiệm vụ của máy bay trực chiến được quy định là 10 phút 30 giây đến 11 phút.

"Với trình độ phi công, tác chiến, kĩ thuật và máy bay tiêm cường kích Su-22, chúng tôi đảm bảo rằng không mục tiêu nào có thể lọt vào vùng trời Hà Nội", ông Khiêm khẳng định.


Ngày đầu tiên của năm mới, một hồi kẻng báo động vang lên, với khẩu lệnh dõng dạc, đanh thép của sĩ quan Tác chiến ở tuyến trực ban sân bay: "Biên đội chuyển cấp 1 bảo vệ chuyên cơ", các thành phần trực ban lập tức chạy ra các vị trí, phi công leo lên máy bay làm nhiệm vụ. Chỉ trong vài phút, toàn bộ tuyến trực đã sẵn sàng chờ lệnh tiếp theo từ Sở chỉ huy.Đang trực ban chiến đấu, phi công Phạm Giang Nam tâm sự, là một người lính, anh luôn xác định việc cầm lái bảo vệ bầu trời thủ đô, Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng và tự hào. Anh xác định rõ, nhiệm vụ của bản thân là phải làm sao phải giữ cho bầu trời của Tổ quốc phải được bình yên thực sự.

DBS M05479
Quang Cao