Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Không đặt Nofollow cho affiliate link sẽ bị google phạt

Đây là tin khá buồn cho giới kiếm tiền trên mạng khi biết rằng Google đã âm thầm trừng phạt các trang đặt affiliate mà không sử dụng tính năng nofollow. Google coi tất cả các affiliate link dạng như thế là paid link.



Trước đây, chúng ta đã từng nghe nói về chính sách paid link của Google khắc nghiệt như thế nào. Chính sách này đặt ra nhiều thách thức đối với các blogger tham gia kiếm tiền trên mạng cho các dịch vụ như ReviewMe, SponsoredReviews, Blogvertise…khi họ sẽ phải quyết định một bên là tiền và một bên là “tình” mà Google dành cho họ.

Những tưởng Google chỉ dừng lại với các paid reviews hay paid link, nhưng xem ra như thế là chưa đủ bởi gần đây, có nhiều blogger phàn nàn về chuyện blog của họ bị đánh tụt thứ hạng cho dù họ không viết paid reviews hay paid link mà chỉ đơn giản sử dụng các affiliate links trên các bài viết. Vấn đề này đã được đại diện của Google trả lời trên Google Webmaster Help như sau:

I browsed your site’s reviews a bit and most of the links are either affiliate links or links to the companies without nofollow. This doesn’t seem to match your reply regarding the use of nofollow. Perhaps it would be good to double-check and submit a reconsideration request should you find something that could be improved.

Rõ ràng câu trả lời đã hàm ý rằng Google đang dần coi các affiliate link như là một paid link và việc đặt thẻ nofollow sẽ là bắt buộc nếu nhưng không muốn bị trừng phạt về thứ hạng giống trường hợp của John Chow một vài năm cách đây.

Nếu như Google đã làm như thế thì chúng ta có nên nofollow tất cả các affiliate link của chúng ta hay không? Điều này thật là khó nếu như các nhà quảng cáo yêu cầu bạn buộc phải đặt dofollow các link của họ. Bài toán bây giờ sẽ là tiền hay thứ hạng. Bạn sẽ là người đưa ra quyết định đó.

Với nhiều blogger, họ sẽ vẫn để dofollow cho các link phù hợp với nội dung hoặc cùng chủ đề của blog và như vậy sẽ không làm “trái ý” của Google. Tuy nhiên, các blogger khác thì cũng đang dậm dịch đổi các affiliate link của mình về dạng nofollow.

Xét trên một khía cạnh nào đó thì Google cũng có lý bởi affiliate link hiểu theo nghĩa rộng cũng là cách bán link lấy tiền và nếu không đặt nofollow thì nghiễm nhiên các trang kia được hưởng lợi cho dù bạn chẳng bán được.

Nguồn : thuvienwebmaster

7 bí mật của thuật toán Google Panda






Thuật toán Google Panda được chính thức áp dụng lên trang tìm kiếm của Google vào ngày 24/02/2011, hậu quả là đã làm cho những website mang nội dung tiếng Anh “thất thoát” khoảng 12% lượt truy cập. Chưa dừng lại ở đó, sau lần cập nhật tiếp theo vào ngày 11/04/2011 thì con số này tiếp tục tăng thêm 2%. Và cứ thế trong suốt hơn 1 năm, đến hiện tại thuật toán Google Panda đã áp dụng lên một số nội dung website mang những ngôn ngữ khác ở châu Á như tiếng Trung, Hàn và Nhật và trở thành “cơn ác mộng” đối với dân làm SEO sử dụng các phương pháp cũ hay Blackhat SEO. Sự kiện này đã gây ra một cú sốc lớn đối với những người làm SEO nói riêng và internet marketing nói chung. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến kết cục lâm li bi đát như vậy khi thuật toán Google Panda ra mắt?

Các chuyên gia SEO cho rằng thuật toán Google Panda được ra mắt nhằm loại bỏ những website có chất lượng kém trong trang kết quả tìm kiếm Google (SERPs), các website được Google cho là mang chất lượng kém bao gồm nội dung copy, có nhiều backlink rác, spam từ khóa, chèn nội dung quảng cáo quá mức..v..v..Và những người đau khổ nhất trong lần cập nhật thuật toán này có lẽ là những người đang áp dụng hình thức “farm” liên kết bằng cách tạo nhiều website khác nhau nhằm tăng liên kết dofollow cho website chính.




Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, các thuật toán tìm kiếm và xếp hạng website của Google được đưa ra không bao giờ tiết lộ chính xác những thông tin chi tiết để chúng ta có thể nhận biết nhằm tìm kiếm một phương thức khác để thay đổi kế hoạch SEO của mình. Nghĩa là các kết luận về Google Panda và những “tiêu chí” của nó cũng chỉ là do phỏng đoán dựa trên những kinh nghiệm của những người làm SEO. Nhưng có một điều chắc chắn là nếu bạn dành thời gian ra để trải nghiệm thì chắc hẳn sẽ hiểu được ít nhiều Google Panda hoạt động như thế nào, dưới đây là một số mục tiêu website có thể chịu sự trừng phạt của thuật toán Google Panda.

Mục tiêu nhắm đến của thuật toán Google Panda

  • Website có nhiều backlinks trên những trang có Pagerank (PR) thấp.
  • Tốc độ xây dựng backlink không đồng đều. Nghĩa là xuất hiện “hàng tấn” backlink chỉ trong một thời gian ngắn rồi sau đó là quá chậm so với tốc độ thật.
  • Từ khóa quá nhiều hoặc quá ít. Một website bình thường luôn có những từ khóa trọng tâm, dù vô tình hay cố ý.
  • Tỷ lệ bounce rate cao.
  • Có quá nhiều backlink trên cùng một website.
  • SEO On-Page không tối ưu, không sử dụng các liên kết nội bộ (internal linking) vào nội dung.
  • Không có hoặc có quá nhiều outbound link (liên kết trỏ ra ngoài).

Vậy thuật toán Google Panda hoạt động thế nào?



Trước khi muốn làm thế nào để tránh khỏi sự trừng phạt của Google Panda hiệu quả thì chúng ta nên biết qua một số bí mật của thuật toán này. Nó sẽ giúp chúng ta thuật toán này hoạt động như thế nào và chỉ tiêu xếp hạng của một website.

7 bí mật của thuật toán Google Panda

Thuật toán Google Panda cuối cùng cũng chỉ là một ngôn ngữ máy móc và hoạt động dựa trên những thiết lập sẵn của con người, vì vậy nếu nói chính xác ra thì chúng ta vẫn có thể biết một số những bí mật của nó trong phương thức làm việc nhằm tìm ra giải pháp tối ưu hóa website tốt nhất.
1. Google Panda cập nhật thứ hạng website mỗi 30 ngày một lần

Ngay tại thời điểm mình đăng bài này, thuật toán Google Panda vô cùng máy móc và phức tạp, nó phức tạp đến nỗi nó chỉ cập nhật thứ hạng của các website mỗi 30 ngày một lần  . Hay nói cách dễ hiểu hơn, nếu như sau khi bạn đọc bài này và bạn làm một số thay đổi phù hợp, rồi ngày mai bạn được Google crawl dữ liệu và đánh chỉ mục, thì mãi đến 30 ngày sau bạn mới thấy được các kết quả chính xác của sự thay đổi đó (tăng hạng hoặc rớt thứ hạng).

Các bạn thử xét một trường hợp sau:

Hôm nay Google đánh chỉ mục website bạn và thuật toán Google Panda được áp dụng để đánh giá thứ hạng website của bạn, lúc này website bạn sẽ nằm ở trang 7 của kết quả tìm kiếm. Do vậy, bạn bắt đầu xây dựng các profile backlinks (liên kết ở trong hồ sơ tài khoản trên các web 2.0), sau một tuần trôi qua thứ hạng của bạn vẫn không thay đổi. Tiếp theo đó, bạn viết một số bài viết trên website và tối ưu hóa nó đầy đủ, một tuần sau bạn vẫn không thấy tín hiệu khả quan gì.

Tiếp theo, bạn lang thang khắp các website khác cùng nội dung và comment để tìm một mớ nofollow link, bạn kiểm tra và….Ờ….vẫn chưa thay đổi gì. 

Cuối cùng, bạn mò lên các mạng xã hội như Facebook, Google Plus, Twitter và đăng tải các liên kết của mình lên đó và submit bài viết lên một số trang social bookmarking khác. Vào cuối tuần đó, bạn sẽ thấy website mình bay vọt lên trang 3 của kết quả tìm kiếm.

Sau đó, bạn sẽ tự cho rằng áp dụng mạng xã hội vào chiến dịch SEO hay submit bài viết lên các social bookmarking là một phương pháp cải thiện thứ hạng cho website sau khi Google Panda được cập nhật. Rồi bạn đi khắp từ blog này đến diễn đàn khác để rêu rao một “chân lý” mới kiểu như đã tìm ra một bí mật để cải thiện thứ hạng website.

Nhưng, liệu bạn đã thật sự tìm ra được bí mật?

Hãy luôn nhớ rằng trước khi bạn đăng các liên kết lên mạng xã hội hay các trang social bookmarking thì bạn đã làm qua một số phương pháp như viết bài được tối ưu hóa, xây dựng profile backlinks, xây dựng backlink nofollow. Và tất cả một trong 3 bước còn lại đều có thể ảnh hưởng đến việc bạn nhảy từ trang 7 lên trang 3 của kết quả tìm kiếm.

Trên thực tế, một vài các việc làm kể trên thậm chí còn làm cho thứ hạng website của bạn bị giảm đi, nhưng lúc đó có những phương pháp khác được tác động lên và làm thế nào để mình biết phương pháp nào ảnh hưởng tốt đến thứ hạng website?

Trước tiên cần nên biết rằng, việc submit bài viết lên các trang social bookmarking vô cùng kém hiệu quả trong việc cải thiện thứ hạng website, nhưng do bạn làm nó trước một tuần khi Google Panda đánh giá thứ hạng website nên việc nhảy vọt lên trang thứ 3 làm bạn tin rằng đó là một phương pháp tốt. Vì vậy nếu bạn muốn biết được phương pháp nào ảnh hưởng tốt đến website, hãy làm một phương pháp đó đều đặn trong 30 ngày, bạn sẽ có được kết quả chính xác về những gì mình làm.

2. Tên miền được xếp hạng dựa trên các trang trong website

Một trong những lý do khiến rất nhiều website bị tụt hạng trong các lần cập nhật của Google Panda đó là quá chú trọng đến việc tạo backlink dẫn đến trang chủ mà bỏ qua việc xây dựng backlink dẫn đến các bài viết hay các trang trong website. Điều này có nghĩa là nếu website bạn có 20 trang nội dung, trong đó bạn có 3, 4 trang mang nội dung chất lượng, còn lại là những thông tin rác kém chất lượng, lúc đó thì các trang kém chất lượng sẽ kéo thứ hạng toàn bộ website của bạn xuống.

Như vậy từ yếu tố này, chúng ta rút ra một kinh nghiệm là nên tăng cường SEO cho từng trang nội dung của website, chèn các liên kết sâu trong bài viết và quan trọng là có nhiều backlink chất lượng trỏ về trang đó.
3. Tính tương tác trong website là vô cùng quan trọng

Các website được nâng cao thứ hạng sau khi Google Panda cập nhật là những website được người dùng tương tác nhiều trên đó. Hay nói cách khác, các trang web đó không chỉ có nhiều người truy cập mà họ còn tương tác nhiều lên website đó như nhấp vào các liên kết, điền email vào hộp nhận bản tin, xem video hay làm các việc khác đều ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng tìm kiếm sau khi Google Panda được cập nhật. Vì vậy có thể hiểu rằng, nếu website của bạn làm thế nào đó mà khách truy cập dành nhiều thời gian để ghé thăm (Avg. Visit Duration) và họ nhấp vào nhiều liên kết trong website để tăng pageview (Bounce Rates sẽ giảm đi) thì mình dám cá cược với bạn rằng Google không có lý do gì để đánh giá thấp thứ hạng của bạn.

Nếu các bạn có tham gia vào các cộng đồng Internet Marketing và SEO trên thế giới hẳn sẽ biết có những trường hợp người ta chỉ bỏ vỏn vẹn ra 1 ngày để hoàn thành một blog, không tùy chỉnh hay thiết kế tối ưu hóa gì cả và quan trọng là không xây dựng bất cứ một backlink nào mà họ vẫn đạt được thứ hạng cao với vài từ khóa quan trọng và lại cao hơn nữa khi Google Panda được ra đời.

Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, website đó chứa đựng khoảng gần 100 trang mang nội dung cực kỳ chất lượng, những bài viết đó luôn có liên quan với nhau và được viết bởi một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết bài để SEO cho một niche mà họ tập trung vào.

Thứ 2, tỷ lệ bounce rate của website đó luôn thấp hơn 40%, các lượt truy cập hầu hết là từ Google với một từ khóa chính xác (ví dụ họ tìm “Thủ thuật SEO” thì nó dẫn tới một trang mang nội dung hoàn toàn là Thủ thuật SEO, không lẫn với các nội dung khác), thời gian họ ở lại trên website đó trung bình là 10 phút/lượt truy cập.Và những người truy cập vào website này đều xem trung bình khoảng 8 trang khác nhau cho mỗi lần truy cập.

Từ các con số này, chúng ta đều hiểu là mọi người đều thích nội dung của website này và máy tìm kiếm cũng hiểu rằng website này thật sự có ích đối với người truy cập. Từ đó thuật toán tìm kiếm của Google sẽ tự động xếp hạng của những website này cao hơn bao giờ hết. Đừng lo lắng nếu bạn không biết làm thế nào để cải thiện bounce rate và page views, mình sẽ đề cập đến nó sau.

4. Nội dung vẫn là Vua – Content Still is King



Một câu vọng cổ vô cùng quen thuộc của dân làm SEO. Mình không bắt các phải hiểu điều này vì mình biết các bạn đã hiểu nó, hiểu rằng nội dung luôn là quan trọng nhất. Nhưng bạn đang làm điều gì để biến nội dung của bạn thành “Vua”? Nói không phải đâm chọt một số người nhưng mình biết các nhà marketing trực tuyến để làm affiliate, nhất là các dịch vụ SEO chuyên nghiệp có kiêm luôn dịch vụ viết bài (các dịch vụ này hay gặp ở các blog từ Ấn Độ hay Philipines) thì họ luôn có thói quen dùng các phương pháp “spin” bài viết (xào nấu lại bài viết thủ công hoặc bằng máy móc) và khách hàng phải trả khoảng 2$ đến 3$ cho bài viết khoảng 500 từ. Họ luôn cho rằng nếu nội dung thật sự quan trọng, thì điều đó có nghĩa là họ phải viết thật nhiều nội dung để bổ sung vào website bằng mọi phương pháp để tiết kiệm thời gian nhất, chứa nhiều từ khóa quan trọng nhất, miễn là không bị trùng với các website khác.

Đây có lẽ là sai lầm nguy hiểm nhất khi nói đến việc tối ưu hóa website để phòng chống thuật toán Google Panda sờ gáy. Theo các nghiên cứu của những chuyên gia về SEO hàng đầu tại SEOmoz và những người làm Internet Marketing đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về Google Panda chỉ ra rằng, nội dung chỉ có thể được gọi là “Vua” khi nó phải có chiều sâu, nội dung thật sự chất lượng là một bài viết đạt thứ hạng cao thật sự. Nghiên cứu này dựa vào việc phân tích 3 website đứng đầu trang kết quả tìm kiếm trên một từ khóa tiếng Anh phổ biến và có độ cạnh tranh cao.

Trên thực tế, một bài viết có độ dài từ 500 đến 700 từ là một bài viết rất tốt để SEO là một khái niệm phổ biến, nó phổ biến đến mức trở thành một cái khuôn mẫu cho một lý thuyết viết bài để đạt thứ hạng cao trên máy tìm kiếm. Thật sự, một bài viết có chiều dài 3.000 từ với những thông tin bổ ích, định dạng bài viết chuyên nghiệp và những thông tin thú vị là một sự lựa chọn hợp lý hơn. Vì sao?, đơn giản là với 500 từ bạn sẽ truyền đạt bài viết như thế nào để người dùng có thể tìm kiếm được nhiều thông tin bổ ích ở đó để làm họ có thể ở lại website bạn lâu hơn?

5. Return Visitor được Google chú ý và đánh giá cao

Đây là một nguyên lý đã được phổ biến khá lâu, nhưng kể từ khi Google Panda được cập nhật thì nó lại càng quan trọng hơn. Các thuật toán của Google luôn nắm được những thông tin về các lượt truy cập vào website bạn và từ đó họ sẽ biết được website nào có nhiều return visitor (lượt truy cập quay trở lại), từ đó Google sẽ hiểu rằng website bạn có những thông tin thật tuyệt vời để khiến nhiều người thường xuyên truy cập vào website đó mỗi ngày, nghĩa là họ thích nội dung đó và Google cũng thích lắm luôn  .

Có rất nhiều Webmaster luôn cho rằng mục tiêu của họ là kiếm thật nhiều Unique Visitors (lượt truy cập dựa trên mỗi IP), điều đó có nghĩa có nhiều người khác nhau truy cập vào website. Dĩ nhiên điều này cũng rất quan trọng, nhưng nếu họ chỉ truy cập vào website một lần mà không trở lại lần thứ hai thì mọi người (kể cả Google bots) sẽ hiểu là nội dung của bạn không có gì đặc biệt, và chú Panda của Google sẽ nói rằng “Ê nhìn kìa, website của cậu này không có giá trị gì đặc biệt vậy thì tại sao chúng ta phải đưa nó lên những trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm?“.

Nếu website của bạn có nội dung tốt và có liên kết với các tài khoản mạng xã hội thì rất có thể khi khách truy cập ghé thăm website của bạn thì họ sẽ Like hay Following các tài khoản mạng xã hội để cập nhật các nội dung từ website của bạn dễ dàng hơn, điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ có cơ hội truy cập vào website bạn nhiều lần hơn. Hoặc nếu website của bạn có sử dụng RSS, đó cũng là một cách tốt để giúp cho khách truy cập có điều kiện cập nhật thông tin từ website bạn.

6. Click Through Rates luôn quan trọng

Bởi vì Click Through Rates (CTR – tỷ lệ click vào cho mỗi lượt hiển thị trên máy tìm kiếm) có nghĩa là nhiều người chọn liên kết dẫn tới website của bạn trong hàng đống website khác trong kết quả tìm kiếm của Google. Và như thế Google sẽ hiểu được nội dung của website bạn thu hút như thế nào thì mọi người mới click vào nhiều như thế.

Những gì chúng ta có thể làm để tăng tỷ lệ CTR cho website đó là tối ưu hóa thẻ tiêu đềvà meta descriptions thật tối ưu để người dùng có thể hiểu được các nội dung trên liên kết của bạn để có thể được họ nhấp vào. Mình không yêu cầu các bạn phải giật tít lung tung beng hay viết tiêu đề giả tạo các sự kiện nóng hổi, bởi điều đó sẽ giết chết sự uy tín của website của bạn chỉ với vài nốt nhạc sau khi họ nhận được nội dung thật sự của bạn. Nói đúng hơn, bạn nên thêm các từ khóa quan trọng vào tiêu đề một cách hợp lý, cùng với vài dòng meta descriptions chi tiết hơn nhưng không kém phần thu hút. Từ đó, khách truy cập sẽ biết được động cơ chính để họ ghé thăm website bạn.

7. Exact Match Domain (EMD) không phải luôn quan trọng

Chúng ta đều biết rằng khi chúng ta sở hữu một tên miền mang đầy đủ các từ khóa liên quan đến nội dung website (EMD) thì bạn sẽ được thứ hạng khá cao về từ khóa đó. Ví dụ như nếu mình có một website nói về Thủ thuật SEO mang domain thuthuatseo.com thì coi như đã nắm chắc trong tay cơ hội ”double-win” với từ khóa đó. Đó là một trong những lý do tại sao các domain chứa từ khóa phổ biến đều được hét với giá vài chục hay vài trăm triệu. Về ưu điểm của một website mang một tên miền liên quan như vậy thì rất nhiều, nhưng quan trọng nhất đó là nhận được rất nhiều lượt truy cập mặc dù website đó có ít nội dung. Hãy thử trả lời câu hỏi này nhé, nếu bạn đang tìm kiếm các website nói về Thủ thuật Thesis thì bạn nhấp vào website nào giữa 2 tên miền abcxyz.com và thuthuatthesis.com?



Nhưng có một tin vui dành cho những người không sở hữu các domain “vàng” như thế này đó là Google Panda sau khi ra mắt đều mong muốn tạo một “sân chơi” công bằng cho mọi website, điều đó có nghĩa là nếu website bạn có nội dung thật sự chất lượng về một chủ đề nào đó thì vẫn được thứ hạng cao hơn các website sở hữu một EMD nhưng nội dung kém.

Hơn thế nữa, Matt Cutts đã đăng một thông báo nói rằng các thuật toán để xếp hạng những website có EMD sẽ được nâng cấp hơn nhằm loại bỏ những EMD có nội dung chất lượng kém.
Vậy chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ website khỏi Google Panda?

Trong bài này chúng ta đã điểm qua một vài bí mật có trong thuật toán Google Panda để có thể lên kế hoạch SEO website phù hợp với máy tìm kiếm Google hơn. Ở phần 2 bài viết, mình sẽ đề cập đến những phương pháp để tránh khỏi sự trừng phạt của thuật toán Google Panda.

Bức tranh toàn cảnh về quảng cáo online trên toàn cầu

Xu hướng Mobile marketing – biến tiềm năng thành hiện thực

Mobile marketing là sự phối hợp hoàn hảo của nhiều công cụ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, khi nhắc đến mobile marketing, người ta thường hiểu nhầm là SMS marketing.

Trong khi đó, mobile marketing gồm tập hợp các công cụ hỗ trợ tiếp thị qua điện thoại bao gồm 7 công cụ : SMS, MMS, bluetooth, Internet, hồng ngoại, game/ app, location based service. Làm thế nào tối đa hóa hiệu quả khi kết hợp các công cụ này?

Mobile marketing, hình thức có vẻ mới mà không mới tại thị trường Việt Nam. Khi nhắc đến mobile marketing, người ta thường hiểu nhầm là SMS marketing. Trong khi đó, mobile marketing gồm tập hợp các công cụ hỗ trợ tiếp thị qua điện thoại bao gồm 7 công cụ : SMS, MMS, bluetooth, Internet, hồng ngoại, game/ app, location based service.

Mobile internet – mỏ vàng chưa khai thác.

Hiện nay, 03 xu hứng mới nổi, phát triển nhanh nhất trong tương lai bên cạnh công cụ mobile marketing phổ biến và lâu đời – SMS marketing – là Internet mobile marketing, Game/ Ứng dụng và Location based services (Dịch vụ trên nền tảng định vị )

SMS marketing


Nói đến SMS marketing, đây là hình thức khá phổ biến, đã được các doanh nghiệp Việt Nam đưa vào thực hiện các chiến dịch marketing của mình. SMS phổ biến vì khả năng phát huy tác dụng của nó trong môi trường mà điện thoại chỉ có những chức năng cơ bản, nó đảm bảo thông điệp có thể đến với người dùng dù họ sử dụng loại điện thoại nào đi nữa. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều hạn chế, hình ảnh thông điệp không được sinh động, và nếu thông điệp quảng cáo không liên quan đến nhu cầu của người dùng sẽ khiến họ dễ dàng bực bội.

Mobile internet marketing

Đối với hình thức Mobile Internet, theo dự báo, đây sẽ là hình thức phổ biến nhất trong tương lai. Bởi vì, Số lượng Smartphone tại Việt Nam còn chưa lớn, chỉ chiếm 30%, nhưng đang tăng rất nhanh. Thêm vào đó, các thiết bị di động ngày càng hiện đại, thuận tiện hơn cho người sử dụng mang đến việc truy cập Internet trở nên dễ dàng.Tất cả kết nối với thông điệp được truyền tải mang nhiều thông tin hơn, hình ảnh thu hút hơn thì hình thức quảng cáo này sẽ ngày càng phát triển hơn nữa.


Tuy nhiên, khi mà ngày càng nhiều người ưa chuộng sử dụng điện thoại thông minh để truy cập Internet thì ngày càng nhiều vấn đề nảy sinh. Thử một lần duyệt web mà không cài Flash Player, người dùng sẽ sớm nhận thấy sự cần thiết của phần mềm này. Ra đời để hỗ trợ nội dung hoạt họa, Flash đã rất thành công với 75% video trên web hiện nay được hiển thị thông qua Flash. Tuy nhiên, điều đáng thất vọng là phần lớn các thiết bị điện thoại thông minh, không hỗ trợ ứng dụng flash khiến người dùng không thể tận hưởng đầy đủ và trọn vẹn nội dung. Ngay cả đối với các sản phẩm đình đám khắp toàn cầu như iPhone hay iPad, Apple đã tuyên bố thẳng thừng việc không hỗ trợ phần mềm này.Dù được xem là thành công nhưng Flash vẫn không được coi là một phần mềm chuẩn vì đây là công nghệ độc quyền của một nhà cung cấp. Do đó, thế giới web cần một chương trình có thể tương thích được mọi trình duyệt và thiết bị, đó chính là lí do vì sao HTML 5 ra đời.

HTML5 là phiên bản phát triển nâng cao HTML, lợi thế của HTML5 là nó sẽ thành chuẩn web và ngày càng xuất hiện trong nhiều trình duyệt. HTML5 mang lại khả năng hỗ trợ video và audio “một cách tự nhiên”, tức người dùng có thể xem video trên trang web tương tự cách họ đọc nội dung dạng text (văn bản) mà không cần bận tâm hệ thống cài đặt Flash hay chương trình plug-in nào khác hay chưa. Và khi đó, việc iPad, iPhone và các thiết bị di động không có Flash cũng không còn vấn đề lớn. Đây chính là bước tiến lớn cho quảng cáo hiển thị trên web di động, người quảng cáo dễ dàng tiếp cận với những khách hàng tiềm năng của mình qua hình ảnh tích hợp sẵn, truyền tải mọi thông điệp và tương thích với mọi thiết bị của khách hàng.

Nghiên cứu những tính năng hữu ích của HTML 5, web dành cho di động m.24h.com.vn của 24h đã mang đến giải pháp hoàn hảo cho những khách hàng của mình. Các banner quảng cáo được kết hợp từ những file hình ảnh và HTML 5, tương thích và hiển thị trên mọi loại thiết bị, giúp khách hàng tiếp cận đến đối tượng mục tiêu rất hiệu quả.


Thêm vào đó, cùng với sự phát triển của các công cụ quảng cáo trực tuyến, ngày càng có nhiều công cụ giúp cho việc quản lí và nhắm chọn đối tượng mục tiêu tốt hơn, không loại trừ những quảng cáo trên Smartphone. Với Doubleclick for Publisher, công cụ được Google nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp có thể quản lí chiến dịch quảng cáo của mình đến từng nhóm đối tượng nhỏ nhất và tiết kiệm chi phí trên từng chiến dịch quảng cáo của mình.Ví dụ, bạn lên một chiến dịch quảng cáo trên trang m.24h.com.vn, tiếp cận những đối tượng sử dụng Iphone, thì chỉ có những người sở hữu Iphone mới có thể nhìn thấy quảng cáo của bạn, còn các loại di động thông minh khác thì không, cực kì tiết kiệm và hiệu quả.

Quảng cáo trong Game/ Ứng dụng

Tuy là hình thức quảng cáo khá mới mẻ đối với thị trường Việt Nam nhưng nó đã phổ biến ở thị trường của Mỹ. Hình thức quảng cáo dựa trên các mạng quảng cáo di động, cho phép các nhà phát triển phần mềm hay công ty quảng cáo có thể quảng cáo sản phẩm của mình trực tiếp trên ứng dụng của các sản phẩm với các hệ điều hành khác nhau.

Tiên phong trong lĩnh vực này là mạng quảng cáo di động iAd của Apple, ra đời tháng 7/2010. Mạng quảng cáo giúp công ty quảng cáo có thể quảng cáo sản phẩm của mình trực tiếp trên ứng dụng của các sản phẩm của mình như iPhone, iPod, iPad, hệ điều hành iOs.


Một ông lớn khác của lĩnh vực quảng cáo này chính là Google, việc thương vụ Google mua lại mạng quảng cáo Admob tháng 5/2010 đánh dấu bước chân chính thức của Google vào lĩnh vực này. Tương tự iAd của Apple, Google Admob cung cấp các dịch vụ quảng cáo qua các ứng dụng điện thoại di động nhưng với hệ điều hành Android.


Ngoài ra, còn có rất nhiều mạng quảng cáo khác cho ứng dụng di động như AdMarket của Ericsson, InMobi của một công ty ở Ấn Độ, Research In Motion của Blackberry,.. báo hiệu một thị trường quảng cáo ứng dụng trên di động nở rộ trong tương lai.

Location Based services (Dịch vụ trên nền tảng định vị )

Dự đoán đến 2013, đây sẽ là năm bùng nổ của hình thức thương mại điện tử, hình thức Location based Services sẽ đem đến những chiêu tiếp thị hay nhất cho doanh nghiệp.

Location Based Services cung cấp các dịch vụ các nhân cho những thuê bao dựa trên vị trí hiện tại của họ. Có 2 phương phát được dùng để xác định vị trí của các thuê bao di động: phương pháp cơ bản và nâng cao.

 

Phương pháp cơ bản là phương pháp dựa trên sự hiểu biết về mã pin của các thuê bao đang dùng (cell ID). Kỹ thuật này có thể dùng riêng hoặc kết hợp với thông tin có sẵn của nhà mạng hoặc những thông tin trong thiết bị di động đã có.

Phương pháp nâng cao là một số chứng năng được cung cấp sẵn trong di động như OTD, GPS để mạng có thể xác định vị trí người dùng. Nhờ các dịch vụ này, các thiết bị di động sẽ trở thành công cụ kết nối trực tiếp và nhanh nhất đến những khách hàng tiềm năng.

Thêm vào đó, trong một dịch vụ mới đây do Google cung cấp, “Google Mobile Ads”, dịch vụ này cung cấp ứng dụng được gọi là “click to call” rất hữu ích và tiện dụng. Bạn hãy tưởng tượng, bạn có 1 nhà hàng với tên, số điện thoại, địa chỉ, bạn sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin này khi đăng kí dịch vụ. Sau đó, những người dùng thiết bị di động, cần tìm thông tin, click thẳng vào những thông tin đó để gọi hoặc kết nối trực tiếp với ứng dụng Google Map tìm ra con đường nhanh nhất đến nhà hàng của bạn, đây một hình thức cực kì nhanh chóng và tiện lợi. Do đó, hình thức quảng cáo trực tuyến trên mobile sẽ ngày càng phát huy tác dụng to lớn của mình.


Như vậy, với sự phát triển vượt bậc và canh tranh không ngừng của các công ty công nghê hàng đầu trên thế giới, hứa hẹn đem đến những thiết bị thông minh nhất cho người dùng. Tất cả sẽ thúc đẩy quảng cáo trực tuyến trên điện thoại, cùng với những lợi ích của nó sẽ phát triển trên tầm cao mới. Làm thế nào để kết hợp hiệu quả những công cụ trong mobile marketing cho chiến dịch của bạn, hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo.

Theo marketing.24h.com.vn

5 câu hỏi Marketing Mobile cần được giải đáp trước khi doanh nghiệp tham dự vào cuộc chơi

Trong xã hội hiện đại, tình trạng “dán mắt” vào điện thoại của người tiêu dùng đã là quá phổ biến. Với Smartphone, mọi người đã có thể làm nhiều các tác vụ cao cấp như lướt web hoặc dùng các ứng dụng. Chính điều này đã khiến những người tiêu dùng trở thành “mồi ngon” của các nhà cung cấp dịch vụ quảng cáo.


Theo một báo cáo của International Communication Union( ICU) thì trên thế giới có đến 5,9 tỉ người dùng các thiết bị di động, chiếm 87% dân số thế giới. ICU còn cho biết thêm, có đến 1,5 tỷ người hiện đang dùng web trên nền tảng mobile. Đây thật sự là một cơ hội kinh doanh rất lớn. Nhưng đối với các doanh nghiệp hiện “chập chững” tham dự vào cuộc chơi. Đâu sẽ là điểm khởi đầu cho hành trình đầy gian truân này. Đây là một vài câu hỏi về Mobile Marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trả lời khi gia nhập vào thị trường này.

1. Xây dựng trang web phiên bản mobile hay xây dựng một ứng dụng?

Phần lớn các doanh nghiệp sẽ thiên về lựa chọn chỉnh sửa trang web của mình để phù hợp với khả năng truy cập của khách hàng trên các thiết bị di động. Để xây dựng được một website hiệu quả cho di động, Chúng ta hãy nghĩ kỹ về những lý do tại sao khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn trên nền tảng nay. Từ đó chúng ta mới có thể xây dựng một giao diện hoàn thiện, có khả năng đáp ứng cao được các nhu cầu của người dùng khi họ sử dụng.

Điều quan trọng hơn cả, Giao diện web phải thật sự mượt mà, đơn giản và phải có tính tương thích cao với nhiều loại thiết bị di động. Một ví dụ điển hình cho một trang mobile tốt đó là PapaJohn.com. Giao diện chính của trang có 3 nút – Order Pizza cho giao hành, Order Pizza để khách đến lấy và tìm kiếm địa điểm. Sự đơn giản và hiệu quả này sẽ khiến cho người dùng dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng sản phẩm và trên hết đó là tăng trưởng doanh thu.

2. Khi nào các ứng dụng có thể thay thế một trang web?

Các ứng dụng không thể thay thế những gì website có thể mang đến. Những gì hiển thị trên ứng dụng sẽ giới hạn trải nghiệm của người dùng. Những trang web hoặc dịch vụ có số lượng sản phẩm lớn như Blog hoặc các stream nội dung số thì thường thiên về việc phát triển các ứng dụng riêng, để khiến khách hàng khỏi lúng túng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng di động riêng có thể mang lại cho người dùng nhiều tính năng hấp dẫn khác mà website không thể có được. Ví dụ dưới đây sẽ giải thích cho điều này

New York’s Mermaid là một nhà hàng chuyên về các món Hào. Khi người dùng đến đây dùng bữa, Họ có thể cài đặt ứng dụng Oysterpedia của nhà hàng. Oysterpedia là một ứng dụng khá hấp dẫn về thông tin các loại Hào. Người dùng có thể tra cứu thông tin, tìm kiếm các hình ảnh, món ăn và có thể đánh dấu rồi chia sẻ những thông tin mà mình thích lên các mạng xã hội.

Nhà hàng đã rất khéo léo khi không dùng các phương thức quảng cáo trực tiếp. Trái lại họ sử dụng lợi thế của di động và các mạng xã hội để có thể tăng cường sự hiện diện của mình.

3. Mã vạch QR Code là gì và áp dụng chúng như thế nào?

Các mã vạch QR code trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với sự phát triển của Smartphone. Đã qua rồi thời điểm người dùng phải đánh các hàng dài địa chỉ trang web để có thể truy cập vào một dịch vụ nào đó. Người dùng có thể truy cập các trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn bằng cách Scan các doạn mã này.

Bên cạnh đó, QR code còn đóng vai trò là công cụ phát coupon, đăng ký dịch vụ cho người dùng, hoặc có thể giúp người dùng “like” dịch vụ của bạn trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, với phương thức mới mẻ này, bạn cần phải tạo sự đơn giản và dễ dàng cho người dùng. Địa chỉ web có trong code nên tương thích tốt với giao diện mobile. Bên cạnh đó, chúng nên đi kèm một số hướng dẫn sử dụng cho những người dùng mới.

Theo một số thống kê, có hơn 6% người dùng Mỹ thường xuyên quét các QR code trong năm 2011. Tỉ lệ người dùng còn khá thấp, tuy nhiên xu hướng này đã và đang có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ kể từ khi công nghệ QR code được giới thiệu vào năm 2000.

4. Nền tảng thiết kế nào chúng ta cần sử dụng?

Thiết kế tương tác là một sự lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp hiện nay. Bạn chỉ phải xây dựng một thực thể duy nhất để tối ưu với tất cả các thiết bị, thay vì phải xây dựng một lúc nhiều phiên bản website riêng biệt – 1 cho PC – 1 cho Tablet – 1 cho Smartphone.

Một vài hệ thống quản lý nội dung và blog như WordPress hiện giờ đã cung cấp tính năng như vậy. Với việc tích hợp tính năng mới nhất này, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí xây dựng và quản lý các dịch vụ của mình một cách dễ dàng và đỡ tốn kém nhất.



5. Chúng ta gần kỷ nguyên thương mại di động tới mức nào?

Hiện tại chúng ta đang có nhiều công nghệ cao cấp hộ trợ cho việc thương mại hóa trên di động. Square là một dịch vụ thành toán di động mà bạn phải thêm một phần cứng phụ trợ là thiết bị quẹt thẻ, từ đó bạn mới thể sử dụng thẻ tín dụng được. Một số dịch vụ khác còn ưu việt hơn như Flint Mobile, bạn hoàn toàn có thể thanh toán hóa đơn của mình bằng cách dùng điện thoại để scan thẻ tín dụng.

Một số dịch vụ khác như Google Wallet thì lại sử dụng công nghệ NFC có tính năng bảo mật hơn, đặc biệt tại các điểm POS( Point Of Purchase ). Tuy nhiên, hiện tai sự phổ biến của công nghệ này còn quá thấp. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một thỏa thuận thống nhất nào về một biện pháp, nền tảng tiêu chuẩn cho sự bảo mật và riêng tư cho người dùng. Chính vì thế, Bạn sẽ chưa thể thấy ngay được sự bùng nổ trong lĩnh vực thanh toán di động. Sự phát triển của chúng chưa thể đạt đến độ “khủng khiếp” như những gì Smartphone đang thể hiện. Tuy nhiên, những dịch vụ như Google Wallet chắc chắn sẽ là tương lai cho thương mại di động.

Nguồn : Genk
DBS M05479
Quang Cao