Tiết kiệm chi phí in ấn mà vẫn giữ nguyên chất lượng bản in là tiêu chí hoạt động của Adobe LeanPrint. Phần mềm giúp tự động điều chỉnh định dạng, màu sắc và bố cục của tài liệu khi in để giảm thiểu chi phí mực in đến 40%.
Adobe LeanPrint có dung lượng 41 MB, tương thích Windows XP, Vista và Windows 7 (32-bit và 64-bit).
Trong quá trình cài đặt, bạn chọn Start Trial để kích hoạt thời gian dùng thử phần mềm (không giới hạn tính năng).
Adobe LeanPrint được cài đặt như một plug-in và bổ sung thêm chức năng cho các ứng dụng Microsoft Word, Excel, Adobe Reader, Acrobat, Internet Explorer và Firefox.
Lưu ý: Bạn phải tắt tất cả các ứng dụng được hỗ trợ trong quá trình cài đặt Adobe LeanPrint.
Trước tiên, bạn mở tài liệu mà bạn cần in ấn lên, nếu là Word hay Excel thì bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phímCtrl + P là được, hoặc vào menu File > Print rồi chọn Print.
Một hộp thoại hiện ra cung cấp cho bạn 2 chế độ của Adobe LeanPrint là Super Saver và Toner Saver.
+ Chế độ Super Saver sẽ giúp bạn tiết kiệm giấy và mực in bằng cách sắp xếp lại bố cục trang in. Khi sử dụng chế độ này, các headers, footers và watermark của tài liệu sẽ được loại bỏ nhằm mục đích tiết kiệm giấy in.
+ Chế độ Toner Saver chỉ tiết kiệm mực in mà vẫn giữ nguyên bố cục ban đầu của tài liệu.
Mặc định, Adobe LeanPrint sử dụng chế độ Super Saver, tuy nhiên nếu tài liệu in ra gây khó khăn trong việc đọc thì bạn nên chuyển sang sử dụng chế độ Toner Saver.
Chương trình hỗ trợ bạn sử dụng một trong hai chế độ này đối với toàn bộ trang in hay chỉ trên một số trang nhất định. Bạn nhấp mũi tên xổ xuống tại mục Print What, chọn Pages, nhập vào trang bắt đầu và trang kết thúc, cách nhau bằng dấu gạch ngang. Sau đó, bạn nhấn Preview để xem trước tài liệu này sau khi được tối ưu hóa.
Tối ưu hóa màu sắc là một trong những kĩ thuật mà chương trình sử dụng để tiết kiệm mực in. Đối với tùy chọn Print in Gray, chương trình sẽ loại bỏ nền và giảm cường độ các tông màu, chuyển tài liệu sang tông màu xám.
Nếu muốn in màu, bạn nhấn vào biểu tượng , kéo thanh trượt bên cạnh để tăng hoặc giảm cường độ màu. Xong, bạn nhấn Apply để áp dụng thay đổi.
Phía dưới giao diện Adobe LeanPrint hiển thị số trang, số lượng mực tương ứng số tiền mà bạn tiết kiệm được khi bạn sử dụng chương trình.
Sau cùng, bạn chọn lại máy in muốn sử dụng tại mục Printer để tiến hành in tài liệu ở chế độ tiết kiệm.
Khi muốn in trang web trên các trình duyệt web được Adobe LeanPrint hỗ trợ, bạn nhấn vào tổ hợp phímCtrl + Alt + P hay chọn vào biểu tượng hình máy in trên thanh địa chỉ. Bạn chờ chốc lát để quá trình tối ưu hóa trang in hoàn tất. Mặc định, trang in sau khi được tối ưu chỉ hiển thị chữ (Text only), nếu bạn muốn hiển thị thêm một số hình ảnh liên quan, bạn cần thiết lập lại tại mục View.
Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012
Tiết kiệm băng thông bằng cách ngăn chặn Hotlink
1. Hotlink là gì?
Hotlink là đặt link trực tiếp đến một file nào đó trên trang web của người khác. Đó có thể là file ảnh, file video, file mp3, vân vân và vân vân.
2. Cái lợi của hotlink
Rất tiện lợi trong việc… copy bài viết của người khác về trang web của mình. Không cần mất công upload ảnh, video, chỉ việc giữ nguyên link cũ. Tiết kiệm được không ít thời gian đâu.
3. Cái hại của hotlink
Lợi bất cập hại.
a. Hại cho người bị hotlink
Tại sao hotlink còn được gọi là bandwidth theft? Bởi vì khi đặt link trực tiếp tới file ảnh, video trên trang web của người khác, mỗi lần ai đó vào trang web của bạn, request sẽ được gửi thẳng tới server chứa trang web của người kia. Người có nội dung bị hotlink sẽ tốn băng thông một cách vô lý. Giả sử blog tớ một ngày có 200 visitor, nghĩa là khoảng 200 lần load một cái ảnh; mà ảnh đó bị hotlink ở trang web có 10000 visitor/ngày thì tự dưng băng thông tớ tốn gấp 6 lần mức hợp lý.
b. Hại cho người đi hotlink
File được (hay bị?) hotlink không nằm trên server của bạn, nói cách khác là không thuộc quyền quản lý của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu server của trang web kia down? Các file bị hotlink đương nhiên sẽ không hiển thị được.
Đấy là còn nhẹ đấy. Nặng hơn thì đã có vài dẫn chứng nổi tiếng:
Dẫn chứng #1:
Hôm 4.12.2006, RSS Team của Microsoft đặt hotlink trên blog tới một ảnh trên Flickr mà không xin phép tác giả. Chủ nhân bức ảnh khi phát hiện ra điều đó đã thay thế bức ảnh gốc bằng một ảnh khác có nội dung “hơi bị nhạy cảm”. Hiển nhiên một bức ảnh kiểu như vậy hiện ra giữa một blog nghiêm túc thì không lấy gì làm đẹp đẽ lắm.
Dẫn chứng #2:
Vụ này liên quan đến profile trên myspace của ứng cử viên tổng thống Mỹ John McCain hồi tháng 3 năm ngoái. Bộ phận lo về thiết kế của profile sử dụng một template nổi tiếng của một designer khác mà không để credit đến tác giả. Tệ hơn là họ còn hotlink thẳng tới server của người này. Kết quả? Một dòng chữ như sau được chèn vào profile của John McCain:
Today I announce that I have reversed my position and come out in full support of gay marriage…particularly marriage between two passionate females.
Miễn bình luận.
4. Làm ơn đừng hotlink…
Trước khi bấm nút Create new post/Publish/whatever, hãy chắc chắn rằng bạn không chôm băng thông của ai đó khác bằng cách hotlink đến nội dung trên trang web của họ.
Bạn có thể down file của người đó về, upload lên server mình (ở đây xét trường hợp điều đó được tác giả cho phép).
Nếu là ảnh, bạn có thể fetch sang một dịch vụ image hosting nào đó kiểu như imageshack.
Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ Image Redirection của imgred.
Từ internet.
Như vậy, nhìn về khía cạnh bạn là webmaster của một webblog nào đó thì rõ ràng hotlink là một việc có hại. Thử tưởng tượng ở mỗi bài viết có từ 3-5 bức ảnh minh hoạ (host trên hosting của bạn), mỗi bức ảnh trung bình 50 Kb. Một webblog nào khác copy nguyên xi bài viết đó của bạn. Bạn sẽ dễ dàng tính được cứ mỗi lượt truy cập vào webblog đó, “họ” sẽ tiết kiệm được từ 150-250 Kb băng thông (bandwidth) và đương nhiên số tiền tiết kiệm đó “họ” móc “gián tiếp” từ túi tiền của bạn. Họ có được content + visitor + thứ hạng, trong khi bạn chẳng được lại còn mất. Thử tưởng tượng webblog của họ có vài chục ngàn lượng truy cập/ngày thì bạn phải dốc hầu bao ra bao nhiêu trả cho nhà cung cấp host ?
Vậy làm sao để giải quyết vấn đề ? Chúng ta có nhiều cách:
- Dụng văn : Contact với webmaster của website nào đang “ăn cắp” băng thông của bạn, yêu cầu gỡ bỏ hoặc chuyển số hình ảnh về hosting của họ hoặc về đâu đó. Nếu họ hợp tác thì quá tốt. Nếu họ phớt lờ, hãy liên hệ với Google – gã khổng lồ này sẽ biết cần phải làm gì
Trường hợp chờ Google ra tay giúp bạn quá lâu, hoặc Google không giúp bạn ? Bạn có 2 cách tiếp theo:
- Chuyển toàn bộ dữ liệu (hình ảnh, tài liệu, nhạc, phim,…) lên cách dịch vụ lưu trữ trực tuyến để vừa giảm tải băng thông từ hosting của bạn và ngăn chặn kẻ xấu.
- Trường hợp bạn không muốn chuyển dữ liệu, vẫn muốn giữ tại hosting (để tiện quản lý, sao lưu,…) thì hãy sử dụng sức mạnh của tập tin .htaccess (Không dùng được với server Windows.) Vậy .htaccess là gì ?
-.htaccess là một tập tin được đặt trên các máy chủ hệ Unix (FreeBSD* Linux* Solaris* True64…) và .htaccess chỉ được cấu hình ở mức thư mục.
-Tập tin này có thể điều khiển được khá nhiều thứ* thậm chí thay đổi được cả thiết lập mặc định của máy chủ Apache.
-Nếu khai thác tốt .htaccess* ta có thể làm nhiều việc khá dễ dàng chỉ với vài dòng lệnh.
Trong phần bài viết dưới đây, Việt Coding sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng .htaccess để bảo vệ tài nguyên trên webblog của bạn, ví dụ ở đây là WordPress (bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho các ứng dụng web khác). Các bạn hãy xem nội dung tập tin .htaccess dưới đây:
RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www.)?bongdensang.info(/)?.*$ [NC]
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www.)?5giay.vn(/)?.*$ [NC]
RewriteRule .*.(gif|jpg|jpeg|bmp|png)$ http://img230.imageshack.us/img230/1272/hotlinkisforbidden.jpg [R,NC]
Nội dung tập tin .htaccess phía trên được chia làm 3 phần.
Phần 1: là dòng chỉ thị bật RewriteEngine.
Phần 2: là dòng chỉ thị, cho phép những domain này được phép truy xuất đến nguồn tài nguyên của bạn. Hãy thêm các domain thuộc bạn bè của bạn vào.
Phần 3: chỉ thị những loại tập tin nào cần bảo vệ. Ví dụ ở đây là các định dạng hình ảnh. Bạn có thể thêm vào các loại khác như zip, rar, doc, pdf, mp3, avi,… Liên kết phía sau, là liên kết hình bạn muốn hiển thị cảnh báo.
Cuối cùng, bạn chỉ cần copy đoạn code trên, chỉnh sửa cho phù hợp với webblog của bạn rồi upload lên thư mục chứa dữ liệu của bạn. Ví dụ: WordPress là /wp-content/uploads/
Vậy là xong rồi đấy , chúc các bạn thành công !
Hotlink là đặt link trực tiếp đến một file nào đó trên trang web của người khác. Đó có thể là file ảnh, file video, file mp3, vân vân và vân vân.
2. Cái lợi của hotlink
Rất tiện lợi trong việc… copy bài viết của người khác về trang web của mình. Không cần mất công upload ảnh, video, chỉ việc giữ nguyên link cũ. Tiết kiệm được không ít thời gian đâu.
3. Cái hại của hotlink
Lợi bất cập hại.
a. Hại cho người bị hotlink
Tại sao hotlink còn được gọi là bandwidth theft? Bởi vì khi đặt link trực tiếp tới file ảnh, video trên trang web của người khác, mỗi lần ai đó vào trang web của bạn, request sẽ được gửi thẳng tới server chứa trang web của người kia. Người có nội dung bị hotlink sẽ tốn băng thông một cách vô lý. Giả sử blog tớ một ngày có 200 visitor, nghĩa là khoảng 200 lần load một cái ảnh; mà ảnh đó bị hotlink ở trang web có 10000 visitor/ngày thì tự dưng băng thông tớ tốn gấp 6 lần mức hợp lý.
b. Hại cho người đi hotlink
File được (hay bị?) hotlink không nằm trên server của bạn, nói cách khác là không thuộc quyền quản lý của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu server của trang web kia down? Các file bị hotlink đương nhiên sẽ không hiển thị được.
Đấy là còn nhẹ đấy. Nặng hơn thì đã có vài dẫn chứng nổi tiếng:
Dẫn chứng #1:
Hôm 4.12.2006, RSS Team của Microsoft đặt hotlink trên blog tới một ảnh trên Flickr mà không xin phép tác giả. Chủ nhân bức ảnh khi phát hiện ra điều đó đã thay thế bức ảnh gốc bằng một ảnh khác có nội dung “hơi bị nhạy cảm”. Hiển nhiên một bức ảnh kiểu như vậy hiện ra giữa một blog nghiêm túc thì không lấy gì làm đẹp đẽ lắm.
Dẫn chứng #2:
Vụ này liên quan đến profile trên myspace của ứng cử viên tổng thống Mỹ John McCain hồi tháng 3 năm ngoái. Bộ phận lo về thiết kế của profile sử dụng một template nổi tiếng của một designer khác mà không để credit đến tác giả. Tệ hơn là họ còn hotlink thẳng tới server của người này. Kết quả? Một dòng chữ như sau được chèn vào profile của John McCain:
Today I announce that I have reversed my position and come out in full support of gay marriage…particularly marriage between two passionate females.
Miễn bình luận.
4. Làm ơn đừng hotlink…
Trước khi bấm nút Create new post/Publish/whatever, hãy chắc chắn rằng bạn không chôm băng thông của ai đó khác bằng cách hotlink đến nội dung trên trang web của họ.
Bạn có thể down file của người đó về, upload lên server mình (ở đây xét trường hợp điều đó được tác giả cho phép).
Nếu là ảnh, bạn có thể fetch sang một dịch vụ image hosting nào đó kiểu như imageshack.
Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ Image Redirection của imgred.
Từ internet.
Như vậy, nhìn về khía cạnh bạn là webmaster của một webblog nào đó thì rõ ràng hotlink là một việc có hại. Thử tưởng tượng ở mỗi bài viết có từ 3-5 bức ảnh minh hoạ (host trên hosting của bạn), mỗi bức ảnh trung bình 50 Kb. Một webblog nào khác copy nguyên xi bài viết đó của bạn. Bạn sẽ dễ dàng tính được cứ mỗi lượt truy cập vào webblog đó, “họ” sẽ tiết kiệm được từ 150-250 Kb băng thông (bandwidth) và đương nhiên số tiền tiết kiệm đó “họ” móc “gián tiếp” từ túi tiền của bạn. Họ có được content + visitor + thứ hạng, trong khi bạn chẳng được lại còn mất. Thử tưởng tượng webblog của họ có vài chục ngàn lượng truy cập/ngày thì bạn phải dốc hầu bao ra bao nhiêu trả cho nhà cung cấp host ?
Vậy làm sao để giải quyết vấn đề ? Chúng ta có nhiều cách:
- Dụng văn : Contact với webmaster của website nào đang “ăn cắp” băng thông của bạn, yêu cầu gỡ bỏ hoặc chuyển số hình ảnh về hosting của họ hoặc về đâu đó. Nếu họ hợp tác thì quá tốt. Nếu họ phớt lờ, hãy liên hệ với Google – gã khổng lồ này sẽ biết cần phải làm gì
Trường hợp chờ Google ra tay giúp bạn quá lâu, hoặc Google không giúp bạn ? Bạn có 2 cách tiếp theo:
- Chuyển toàn bộ dữ liệu (hình ảnh, tài liệu, nhạc, phim,…) lên cách dịch vụ lưu trữ trực tuyến để vừa giảm tải băng thông từ hosting của bạn và ngăn chặn kẻ xấu.
- Trường hợp bạn không muốn chuyển dữ liệu, vẫn muốn giữ tại hosting (để tiện quản lý, sao lưu,…) thì hãy sử dụng sức mạnh của tập tin .htaccess (Không dùng được với server Windows.) Vậy .htaccess là gì ?
-.htaccess là một tập tin được đặt trên các máy chủ hệ Unix (FreeBSD* Linux* Solaris* True64…) và .htaccess chỉ được cấu hình ở mức thư mục.
-Tập tin này có thể điều khiển được khá nhiều thứ* thậm chí thay đổi được cả thiết lập mặc định của máy chủ Apache.
-Nếu khai thác tốt .htaccess* ta có thể làm nhiều việc khá dễ dàng chỉ với vài dòng lệnh.
Trong phần bài viết dưới đây, Việt Coding sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng .htaccess để bảo vệ tài nguyên trên webblog của bạn, ví dụ ở đây là WordPress (bạn hoàn toàn có thể áp dụng cho các ứng dụng web khác). Các bạn hãy xem nội dung tập tin .htaccess dưới đây:
RewriteEngine on
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www.)?bongdensang.info(/)?.*$ [NC]
RewriteCond %{HTTP_REFERER} !^http://(www.)?5giay.vn(/)?.*$ [NC]
RewriteRule .*.(gif|jpg|jpeg|bmp|png)$ http://img230.imageshack.us/img230/1272/hotlinkisforbidden.jpg [R,NC]
Nội dung tập tin .htaccess phía trên được chia làm 3 phần.
Phần 1: là dòng chỉ thị bật RewriteEngine.
Phần 2: là dòng chỉ thị, cho phép những domain này được phép truy xuất đến nguồn tài nguyên của bạn. Hãy thêm các domain thuộc bạn bè của bạn vào.
Phần 3: chỉ thị những loại tập tin nào cần bảo vệ. Ví dụ ở đây là các định dạng hình ảnh. Bạn có thể thêm vào các loại khác như zip, rar, doc, pdf, mp3, avi,… Liên kết phía sau, là liên kết hình bạn muốn hiển thị cảnh báo.
Cuối cùng, bạn chỉ cần copy đoạn code trên, chỉnh sửa cho phù hợp với webblog của bạn rồi upload lên thư mục chứa dữ liệu của bạn. Ví dụ: WordPress là /wp-content/uploads/
Vậy là xong rồi đấy , chúc các bạn thành công !
Theo Vietcoding
5 lầm tưởng về tiết kiệm pin trên smartphone
Nhiều người thường nói: “Hiện đại thì cũng hại điện”, điều này cực kỳ đúng với những chiếc smartphone nhiều tính năng.
Không thể phủ nhận thời lượng pin chưa bao giờ là một thế mạnh của điện thoại thông minh nếu không muốn nói là điểm yếu chết người. Có rất ít những chiếc smartphone trên thị trường hiện nay có thể sống sót tới 2 ngày trong điều kiện sử dụng bình thường mà không cần ổ điện. Hầu hết trong số chúng chỉ có thể đáp ứng được thời lượng sử dụng một ngày và người dùng smartphone vẫn cứ phải hát khúc ca “sáng dùng tối sạc” để rồi lại truyền tai nhau những thủ thuật có thể tiết kiệm pin trên smartphone nhằm tăng tối đa thời gian sử dụng
Số lượng những thủ thuật như thế là khá nhiều, có những thủ thuật tiết kiệm pin mang lại hiệu quả tốt khi được áp dụng và cũng có những thủ thuật người dùng tưởng rằng là tốt những thực ra không phải vậy. Dưới đây là 5 trong số những suy nghĩ sai lầm khi muốn tiết kiệm pin cho smartphone mà người dùng hay mắc phải.
1. Tắt Wi-Fi, 3G, Bluetooth… giúp tăng thời lượng pin
Một trong những cách mà nhiều người muốn tiết kiệm pin trên smartphone thường hay áp dụng đó là tắt đi các kết nối khi không cần thiết như Wi-Fi, 3G, GPS, Bluetooth. Điều này không hoàn toàn chính xác và chỉ đúng một phần. Khi các kết nối Wi-Fi, GPS, Bluetooth được bật lên tự động, chúng không làm tiêu hao thời pin mà chính những ứng đang chạy và các sử dụng kết nối này mới là nguyên nhân đốt pin trên điện thoại của bạn. Thế nên thay vì tắt đi tất cả các kết nối, người dùng cần kiểm tra lại các ứng dụng có sử dụng những kết nối này. Lời khuyên dành cho các bạn đó là chỉ nên cài đặt những ứng dụng thực sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình để tránh tiêu hao một phần thời lượng pin gây ra bởi các kết nối không cần thiết.
Chắc chắn rằng khi tắt các kết nối như thế giúp bạn có thể tăng thêm thời gian sử dụng smartphone tuy nhiên chúng lại là những yếu tố khiến dế của bạn được gọi là điện thoại thông minh. Và thiếu vắng đi những kết nối như vậy sẽ khiến smartphone bạn đang sử dụng chẳng khác feature phone là mấy. Chính vì thế mà việc tắt đi các kết nối này để tiết kiệm chút thời lượng pin rồi lại mất công kích hoạt chúng mỗi lúc cần sử dụng sẽ hơi phiền phức và không cần thiết cho lắm.
2. Thường xuyên tắt các ứng dụng chạy nền thủ công
Hầu hết các nền tảng hiện nay đều cung cấp khả năng chạy đa nhiệm cho phép nhiều ứng dụng tự động chạy cùng lúc ở chế độ nền nhằm giảm thời gian khởi động mỗi khi người dùng khởi chạy. Do vậy, nhiều người thường chọn cài đặt và sử dụng những ứng dụng có khả năng quản lý các tác vụ chạy nền trên smartphone với mục đích tắt đi những ứng dụng chạy nền không cần thiết để bảo toàn thời lượng pin vốn đã ít ỏi.
Thế nhưng một số tác vụ chạy nền lại là những tác vụ thường được sử dụng nhất trên mỗi nền tảng. Khi người dùng đóng chúng đi thì hệ điều hành lại phải bật chúng lên mỗi khi sử dụng. Điều này vô tình lại là nguyên nhân gây tốn pin khi người dùng cứ liên tục tắt tác vụ chạy nền và hệ điều hành lại tự động khởi chạy tác vụ này lên. Do đó mà thay vì tiết kiệm pin điện thoại bằng cách tắt đi những ứng dụng chạy nền thì người dùng lại tự mình làm tiêu hao thời lượng pin một cách vô ích.
Sự thật là các nền tảng di động hiện nay như iOS, Android hay Windows Phone có thừa thông minh để tự quản lý các ứng dụng chạy nền như thế này. Chính vì vậy mà việc người dùng tắt những tác vụ như thế theo cách thủ công thường gây mất thời gian và không hiệu quả. Ngoài ra thì đóng ứng dụng bằng tay cũng làm cho điện thoại của bạn chậm hơn một chút bởi nó sẽ cần thêm thời gian để khởi động lại các ứng dụng đã đóng trước đó.
3. Sử dụng hình nền động sẽ làm giảm thời lượng pin
Những hình nền động sẽ khiến cho vi xử lý và nhân đồ họa trên smartphone phải hoạt động nhiều hơn. Và thế là người dùng cho rằng sử dụng những hình nền động sẽ gây tốn pin.
Mặc dù vậy thì một trong những ưu điểm của Android khi so sánh với iOS và Windows Phone là nền tảng di động của Google cung cấp khả năng hỗ trợ những hình nền động. Những hình nền động luôn đẹp và sống động hơn hẳn so với những bức ảnh “không biết nói” kia. Chúng có thể khiến smartphone của bạn trông đẹp cũng như phong cách hơn rất nhiều trong quá trình sử dụng. Một số nghiên cứu đã chỉ rằng hình nền động không làm tiêu tốn nhiều thời lượng pin trên điện thoại của bạn, con số cụ thể cho thấy rằng hình nền động chỉ mất khoảng 2% thời lượng pin trên điện thoại của bạn.
Vậy thì chẳng tội gì mà chúng ta lại không sử dụng hình nền động để trang hoàng cho điện thoại của mình. Nếu không dùng hình nền động chỉ vì để đánh đổi lại chút thời lượng pin ít ỏi chẳng phải là bạn đã lãng phí đi một trong những tính năng rất hay của điện thoại thông minh hay sao? Điều đó giống như bạn sở hữu một viên kim cương đẹp nhưng lại cất trong tủ mà chẳng bao giờ mang ra ngoài để mọi người cùng chiêm ngưỡng.
4. Sử dụng hết pin trước khi nạp
Quan niệm này đã có từ thời những chiếc laptop còn đang phổ biến đó là khi sử dụng laptop được một khoảng thời gian dài, người dùng nên sử dụng cạn kiệt thời lượng pin sau đó nạp lại đầy để tăng thêm tối đa dung lượng pin sử dụng. Đó là quan niệm xưa cũ và chỉ đúng khi bạn sử dụng các thiết bị có công nghệ pin cũ. Hầu hết smartphone hiện nay đều được trang bị loại pin công nghệ mới hơn do vậy mà người dùng cũng chẳng cần phải mất công đến mức sử dụng cạn kiệt pin rồi sạc lại hay xây dựng một lịch trình sạc pin hợp lý bởi dung lượng pin nếu có thì cũng tăng lên chẳng đáng là bao. Đơn giản hơn, bạn hãy sạc điện thoại bất cứ lúc nào cảm thấy tiện.
5. Sử dụng tính năng điều chỉnh độ sáng tự động
Việc sử dụng tính năng tự động điều chỉnh độ sáng tự động có khả năng làm tiết kiệm pin đôi chút nhưng không nhiều. Nhưng màn hình cứ sáng tối thất thường như thế cũng có thể khiến cho người dùng cảm thấy khó chịu. Sẽ tốt hơn nhiều cho thời lượng pin nếu như bạn thiết lập cố định độ sáng ở mức thấp nhất và tăng thêm độ sáng bằng tay khi sử dụng điện thoại ngoài trời.
Nguồn: 24h.com.vn
Windows XP mừng sinh nhật lần thứ 11 trong lặng lẽ
Cùng một ngày khi Microsoft tự hào công bố với thế giới thế hệ Windows 8 tiếp theo của mình, HĐH Windows XP cũng đón nhận sinh nhật lần thứ 11 khá lặng lẽ.
Vào ngày 25/10/2001, Microsoft đã cho ra mắt HĐH Windows XP, phiên bản HĐH thành công nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại và vẫn còn rất nhiều máy tính sử dụng.
Theo kết quả tính toán của Net Applications, đến hết tháng 9/2012, vẫn có tới 41% máy tính đang chạy Windows XP. Tuy Windows 7 hiện tại có mặt trên 48% máy tính, nhưng cũng phải đến tháng 8 vừa qua hệ điều hành này mới vượt mặt được Windows XP.
Khi tạo ra Internet Explorer, một kĩ sư của Microsoft đã nói rằng thế giới cần phải bỏ qua XP để hướng đến những hệ điều hành mới hoàn thiện hơn. Ngày 8/4/2014 – tương đương 18 tháng nữa, sau những cập nhật bảo mật cần thiết, Microsoft sẽ chính thức bỏ rơi hệ điều hành thàng công nhất của mình.
Chuyên gia phân tích Michael Silver tại Gartner tiên đoán rằng, mặc dù bị bỏ rơi nhưng XP vẫn sẽ được 10 – 15% các tổ chức có trang bị máy tính sử dụng.
Nghiên cứu từ Forrester cho biết, kết quả cuộc khảo sát của hãng này hỏi một số người dùng liệu hệ điều hành nào họ dự định sử dụng trong 12 tháng tới. Theo đó, có 60% sẽ dùng Windows 7, 26% dùng Windows 8 và 3% sẽ cài Windows XP. Cũng theo dự đoan của công ty phân tích này thì trong 18 tháng tới, số lượng XP trên thị trường máy tính sẽ giảm xuống còn 15% – 20%.
Nguồn: Thongtincongnghe
10 điều có thể giết chết Facebook
Con số 900 triệu người dùng là quá đủ để chứng minh sức mạnh của Facebook. Trong khi trang mạng xã hội MySpace ở thời kì đầu huy hoàng cũng chỉ đạt 100 triệu người sử dụng và con số đó hiện đã giảm xuống chỉ còn 25 triệu.
Thế nhưng Facebook có sức ảnh hưởng vô cùng lớn và rất nhiều người trong chúng ta cho rằng mạng xã hội này sẽ tồn tại mãi mãi. Thật khó hình dung nếu như một ngày không vào Facebook để cập nhật tin tức hay viết một vài bình luận.
Tuy nhiên, chẳng có gì tốt đẹp là mãi mãi, ngay cả kẻ mạnh nhất cũng có thể bị tụt dốc, và Facebook cũng không nằm ngoại lệ.
Dưới đây là 10 xu hướng công nghệ có thể giết chết Facebook do trang công nghệ TechRadar tổng hợp:
1. Sự thống trị của điện thoại di động
Đây hiển nhiên là một vấn đề đáng lo ngại đối với trang mạng xã hội Facebook bởi với kích thước màn hình điện thoại, các nội dung quảng cáo thường không được hiển thị rõ nét. Trong khi đó, các nhà quảng cáo đều rất quan tâm đến việc người dùng Facebook có chú ý tới quảng cáo của họ hay không. Hơn nữa, người sử dụng thường có xu hướng tắt quảng cáo hoặc chọn các dịch vụ ít tính thương mại hóa.
2. Các đối thủ cạnh tranh
Nhiều người dùng dưới 18 tuổi đã bắt đầu rời bỏ Facebook để chuyển sang các trang mạng xã hội khác, nhưng đây không chỉ là xu hướng nhất thời. Khi mà cuộc sống ngày càng bận rộn và con người có ít thời gian để lên mạng, thì những trang như Tumblr hay Pinterest đang rất phát triển bởi chúng cho phép người dùng nhanh chóng tìm đọc các nội dung thú vị. Bên cạnh đó, các trang mạng có thiết kế tươi mới, thu hút đã bắt đầu xuất hiện và phát triển, trong khi thiết kế của Facebook hầu như không thay đổi là mấy.
Pinterest – một website chia sẻ hình ảnh dưới dạng mạng xã hội
3. Vấn đề quyền riêng tư
Chính sách bảo mật của Facebook vẫn chưa thực sự hoàn hảo khi mà các thông tin cá nhân của hơn 900 triệu người dùng có thể dễ dàng bị sử dụng bởi mạng xã hội này. Trong khi đó, nạn ăn cắp danh tính đang ngày một phát triển với các hình thức tinh vi hơn. Ví dụ, số thẻ tín dụng của một người sử dụng mạng sẽ bị quét trực tuyến và tăng tải lên trang Twitter. Hãy nghĩ đến cảnh một ngày nào đó, đột nhiên hàng triệu người sử dụng quyết định không tin tưởng vào Facebook nữa và ngừng sử dụng trang mạng này!
Facebook đã phải chịu nhiều chỉ trích liên quan đến chính sách bảo mật của mình
4. Chi phí lưu trữ
Bất kì ai theo dõi công nghệ đều biết rằng chi phí lưu trữ đang giảm dần, do đó chi phí để tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu cũng đang trở nên rẻ hơn. Ngay cả ứng dụng Dropbox gần đây cũng tăng thêm 8GB dung lượng sử dụng miễn phí cho người dùng mà không đưa ra bất cứ lí do nào. Tuy nhiên, số lượng người dùng (hay dung lượng mà họ sử dụng) tăng đồng nghĩa với việc cần phải có quảng cáo nhiều hơn để chi trả cho sự tăng lên về dung lượng đó. Do đó, Facebook sẽ gặp phải vấn đề về chi phí lưu trữ.
5. Phản ứng dữ dội từ nhà đầu tư
Giá trị thực sự của Facebook không được như nhiều người từng nghĩ. Đây có thể là vấn đề lâu dài khi mà ngày càng nhiều các nhà đầu tư bắt đầu chỉ trích các kế hoạch kinh doanh của Facebook, lên án trang này vì các vi phạm quyền riêng tư, cũng như người dùng bắt đầu chuyển sang sử dụng các thiết bị di động nhiều hơn.
6. Nhà sáng lập Mark Zuckerberg
Được nhiều người xem như là một thiên tài, nhưng liệu Mark Zuckerberg có thể bước tiếp chặng đường của nhà đồng sáng lập Yahoo! Jerry Yang hay vô số các nhà sáng lập khác? Trong giới công nghệ, một ý tưởng độc đáo có thể đem lại sự phát triển nhanh chóng, nhưng để một dịch vụ phổ biến có thể phát triển thành một tập đoàn lớn thì lại đòi hỏi phải có tầm nhìn về nhiều lĩnh vực như trách nhiệm tài chính, tài quản lí khôn khéo, hay khả năng đánh giá tình hình.
Liệu Mark Zuckerberg có thể bước tiếp con đường?
7. Thiếu tầm nhìn
Facebook không còn xa lạ đối với mọi người. Trang mạng xã hội này cho phép người dùng cập nhập các thông tin về cá nhân, đăng tải ảnh cũng như video. Hiện không một dịch vụ nào có thể sánh ngang độ phổ biến của Facebook như một nơi thảo luận, hay một diễn đàn, và Facebook cũng được xem như một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Thế nhưng, liệu người dùng tuổi teen – thành phần chính sử dụng Facebook – có tiếp tục sử dụng trang mạng này mãi? Có lẽ không. Do đó, Facebook sẽ lụi tàn nếu như không kịp điều chỉnh để phù hợp với số đông người dùng.
8. Sự phân chia thành phần người dùng
Facebook là một mạng xã hội dành cho nhiều thành phần người dùng khác nhau. Trong khi đó, Google+ đã trở thành trang dành cho người dùng chuyên về công nghệ nhiều hơn, hay Instagram là nơi tụ họp của những ai yêu thích chụp ảnh, còn Reddit.com là nơi để mọi người chia sẻ ý kiến. Trong tương lai, các mạng xã hội nhiều khả năng sẽ chỉ dành riêng cho một thành phần người dùng nhất định, ví dụ như nhiếp ảnh gia hay người yêu thể thao.
Google+ – trang mạng xã hội dành cho người yêu thích công nghệ
9. Các thảm họa bất ngờ
Một trận động đất lớn tàn phá một trong những trung tâm dữ liệu của Facebook. Một loại virus được phát tán qua mạng và tiến hành hoạt động tàn phá trong nhiều tuần. Hay một “tính năng” mới làm rò rỉ dữ liệu của người dùng… Không ai có thể biết chắc được liệu thảm họa nào có thể xảy đến với Facebook, cũng như không ai biết được liệu Facebook đã chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với khó khăn?
10. Sự khó chịu từ người dùng
Một nguyên nhân cuối cùng có thể giết chết Facebook đó chính là sự khó chịu từ người dùng. Sau nhiều năm cho phép Facebook sử dụng hay chia sẻ các thông tin cá nhân (thường được người dùng giữ riêng tư) vào mục đích quảng cáo hay các kế hoạch kinh doanh kiếm tiền, thì nhiều khả năng người sử dụng sẽ nghĩ tới việc ngừng dùng Facebook và chuyển sang mạng xã hội mới tốt hơn.
Thế nhưng Facebook có sức ảnh hưởng vô cùng lớn và rất nhiều người trong chúng ta cho rằng mạng xã hội này sẽ tồn tại mãi mãi. Thật khó hình dung nếu như một ngày không vào Facebook để cập nhật tin tức hay viết một vài bình luận.
Tuy nhiên, chẳng có gì tốt đẹp là mãi mãi, ngay cả kẻ mạnh nhất cũng có thể bị tụt dốc, và Facebook cũng không nằm ngoại lệ.
Dưới đây là 10 xu hướng công nghệ có thể giết chết Facebook do trang công nghệ TechRadar tổng hợp:
1. Sự thống trị của điện thoại di động
Đây hiển nhiên là một vấn đề đáng lo ngại đối với trang mạng xã hội Facebook bởi với kích thước màn hình điện thoại, các nội dung quảng cáo thường không được hiển thị rõ nét. Trong khi đó, các nhà quảng cáo đều rất quan tâm đến việc người dùng Facebook có chú ý tới quảng cáo của họ hay không. Hơn nữa, người sử dụng thường có xu hướng tắt quảng cáo hoặc chọn các dịch vụ ít tính thương mại hóa.
2. Các đối thủ cạnh tranh
Nhiều người dùng dưới 18 tuổi đã bắt đầu rời bỏ Facebook để chuyển sang các trang mạng xã hội khác, nhưng đây không chỉ là xu hướng nhất thời. Khi mà cuộc sống ngày càng bận rộn và con người có ít thời gian để lên mạng, thì những trang như Tumblr hay Pinterest đang rất phát triển bởi chúng cho phép người dùng nhanh chóng tìm đọc các nội dung thú vị. Bên cạnh đó, các trang mạng có thiết kế tươi mới, thu hút đã bắt đầu xuất hiện và phát triển, trong khi thiết kế của Facebook hầu như không thay đổi là mấy.
Pinterest – một website chia sẻ hình ảnh dưới dạng mạng xã hội
3. Vấn đề quyền riêng tư
Chính sách bảo mật của Facebook vẫn chưa thực sự hoàn hảo khi mà các thông tin cá nhân của hơn 900 triệu người dùng có thể dễ dàng bị sử dụng bởi mạng xã hội này. Trong khi đó, nạn ăn cắp danh tính đang ngày một phát triển với các hình thức tinh vi hơn. Ví dụ, số thẻ tín dụng của một người sử dụng mạng sẽ bị quét trực tuyến và tăng tải lên trang Twitter. Hãy nghĩ đến cảnh một ngày nào đó, đột nhiên hàng triệu người sử dụng quyết định không tin tưởng vào Facebook nữa và ngừng sử dụng trang mạng này!
Facebook đã phải chịu nhiều chỉ trích liên quan đến chính sách bảo mật của mình
4. Chi phí lưu trữ
Bất kì ai theo dõi công nghệ đều biết rằng chi phí lưu trữ đang giảm dần, do đó chi phí để tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu cũng đang trở nên rẻ hơn. Ngay cả ứng dụng Dropbox gần đây cũng tăng thêm 8GB dung lượng sử dụng miễn phí cho người dùng mà không đưa ra bất cứ lí do nào. Tuy nhiên, số lượng người dùng (hay dung lượng mà họ sử dụng) tăng đồng nghĩa với việc cần phải có quảng cáo nhiều hơn để chi trả cho sự tăng lên về dung lượng đó. Do đó, Facebook sẽ gặp phải vấn đề về chi phí lưu trữ.
5. Phản ứng dữ dội từ nhà đầu tư
Giá trị thực sự của Facebook không được như nhiều người từng nghĩ. Đây có thể là vấn đề lâu dài khi mà ngày càng nhiều các nhà đầu tư bắt đầu chỉ trích các kế hoạch kinh doanh của Facebook, lên án trang này vì các vi phạm quyền riêng tư, cũng như người dùng bắt đầu chuyển sang sử dụng các thiết bị di động nhiều hơn.
6. Nhà sáng lập Mark Zuckerberg
Được nhiều người xem như là một thiên tài, nhưng liệu Mark Zuckerberg có thể bước tiếp chặng đường của nhà đồng sáng lập Yahoo! Jerry Yang hay vô số các nhà sáng lập khác? Trong giới công nghệ, một ý tưởng độc đáo có thể đem lại sự phát triển nhanh chóng, nhưng để một dịch vụ phổ biến có thể phát triển thành một tập đoàn lớn thì lại đòi hỏi phải có tầm nhìn về nhiều lĩnh vực như trách nhiệm tài chính, tài quản lí khôn khéo, hay khả năng đánh giá tình hình.
Liệu Mark Zuckerberg có thể bước tiếp con đường?
7. Thiếu tầm nhìn
Facebook không còn xa lạ đối với mọi người. Trang mạng xã hội này cho phép người dùng cập nhập các thông tin về cá nhân, đăng tải ảnh cũng như video. Hiện không một dịch vụ nào có thể sánh ngang độ phổ biến của Facebook như một nơi thảo luận, hay một diễn đàn, và Facebook cũng được xem như một trong những cách tốt nhất để tìm kiếm người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Thế nhưng, liệu người dùng tuổi teen – thành phần chính sử dụng Facebook – có tiếp tục sử dụng trang mạng này mãi? Có lẽ không. Do đó, Facebook sẽ lụi tàn nếu như không kịp điều chỉnh để phù hợp với số đông người dùng.
8. Sự phân chia thành phần người dùng
Facebook là một mạng xã hội dành cho nhiều thành phần người dùng khác nhau. Trong khi đó, Google+ đã trở thành trang dành cho người dùng chuyên về công nghệ nhiều hơn, hay Instagram là nơi tụ họp của những ai yêu thích chụp ảnh, còn Reddit.com là nơi để mọi người chia sẻ ý kiến. Trong tương lai, các mạng xã hội nhiều khả năng sẽ chỉ dành riêng cho một thành phần người dùng nhất định, ví dụ như nhiếp ảnh gia hay người yêu thể thao.
Google+ – trang mạng xã hội dành cho người yêu thích công nghệ
9. Các thảm họa bất ngờ
Một trận động đất lớn tàn phá một trong những trung tâm dữ liệu của Facebook. Một loại virus được phát tán qua mạng và tiến hành hoạt động tàn phá trong nhiều tuần. Hay một “tính năng” mới làm rò rỉ dữ liệu của người dùng… Không ai có thể biết chắc được liệu thảm họa nào có thể xảy đến với Facebook, cũng như không ai biết được liệu Facebook đã chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với khó khăn?
10. Sự khó chịu từ người dùng
Một nguyên nhân cuối cùng có thể giết chết Facebook đó chính là sự khó chịu từ người dùng. Sau nhiều năm cho phép Facebook sử dụng hay chia sẻ các thông tin cá nhân (thường được người dùng giữ riêng tư) vào mục đích quảng cáo hay các kế hoạch kinh doanh kiếm tiền, thì nhiều khả năng người sử dụng sẽ nghĩ tới việc ngừng dùng Facebook và chuyển sang mạng xã hội mới tốt hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao