Đương nhiên là Newton không sáng tạo ra cầu vồng nhưng ông đã đem sự lý giải này đến với chúng ta. Năm 1704, ông đã viết một cuốn sách vể khúc xạ ánh sáng và đã thay đổi cách chúng ta suy nghĩ về màu sắc và ánh sáng.
Các nhà khoa học thời đó biết rằng cầu vồng được tạo ra bởi sự khúc xạ, phản xạ ánh sáng trong giọt mưa nhưng họ không lý giải được sao cầu vồng có nhiều màu sắc. Khi Newton bắt đầu nghiên cứu đầu tiên của ông ở Cambridge, lý thuyết phổ biến là nước đã nhuộm tia nắng mặt trời thành nhiều màu khác nhau bằng cách nào đó.
Nếu bây giờ nghe lý giải như thế thì chúng ta sẽ thấy có vẻ nực cười nhưng thực sự là hồi đó người ta chưa tìm ra được bất cứ lý giải logic nào. Newton đã sử dụng một bóng đèn vào một lăng kính, chạy ánh sáng trắng qua lăng kính để tách nó thành một cầu vồng nhiều màu sắc. Thủ thuật thí nghiệm ánh sáng qua lăng kính không có gì mới nhưmg các nhà khoa học đã giả định lăng kính màu ánh sáng. Bằng cách phản chiếu các tia sáng rải rác qua lăng kính khác, Newton đã lật lại vấn đề khi cho ra ánh sáng trắng, chứng minh rằng màu sắc là một đặc tính của ánh sáng.
4. Cải tiến kính thiên văn
Newton sinh ra ở cái thời mà kính thiên văn còn chưa được hoàn thiện hoàn toàn. Thông qua các thí nghiệm với màu sắc, Newton biết các ống kính khúc xạ các màu sắc khác nhau ở các góc độ khác nhau, tạo ra một hình ảnh mờ cho người xem.
Ông đã có một sự cải tiến, đề xuất sử dụng ánh sáng tương phản từ gương chứ không phải khúc xạ từ ống kính. Một tấm gương lớn sẽ chụp hình ảnh và một tấm gương nhỏ sẽ phản xạ đến mặt người nhìn. Phương pháp này không chỉ tạo ra một hình ảnh rõ ràng hơn mà còn giúp thu nhỏ kích cỡ kính thiên văn đi nhiều.
Một nhà toán học người Scotland đã đề xuất ý tưởng về kính thiên văn phản xạ đầu tiên nhưng Newton lại là người thực sự đã tạo ra được nó. Ông cho ra mắt mẫu thử nghiệm đầu tiên vào năm 1670 tại Hội Hoàng Gia. Kính thiên văn chỉ dài khoảng 15cm và có độ phóng đại khoảng 40 lần. Ngày nay, các nhà thiên văn học đều sử dụng loại kính thiên văn dựa trên mẫu ban đầu cơ bản của Newton.
3. Khắc phục hao hụt từ tiền xu
Khi được bổ nhiệm vào vai trò lãnh đạo xưởng đúc tiền Hoàng Gia – nơi sản xuất tiền xu của nước Anh. Ông đã dành 30 năm cuối đời để điều hành nơi này và đã cải tiến vài thứ để ngăn chặn nạn tiền giả. Cơ bản có thể nhìn nhận ông như một Batman ở thế kỉ 17.
Cuối những năm 1600, hệ thống tài chính nước anh lâm vào khủng hoảng toàn diện. Các đồng xu thì làm bằng bạc. Khi đúc các đồng xu, một vài đồng từ mỗi mẻ được đặt vào một hộp nhỏ (gọi là pyx) và sau đó cân để xem chúng bị lệch với chuẩn yêu cầu là bao nhiêu. Nếu đồng xu cân nặng hơn giá trị in trên mặt nó, những kẻ đầu cơ sẽ mua chúng, nấu chảy rồi bán lại cho chính xưởng đúc để kiếm lời, một quy trình gọi là culling.
Newton đã áp dụng “định luật làm lạnh” để làm chậm sự làm lạnh của đồng xu và giảm biến thể. Ông tính toán rằng cải tiến của Newton đã tiết kiệm được 41.510 bảng Anh thời đó, tương đương 3 triệu bảng ngày nay. Bốn lãnh đạo của xưởng sau Newton cũng áp dụng những kỹ thuật của ông và một lần nữa tiết kiệm gấp đôi số tiền. Nghĩa là Newton đã giúp tiết kiệm cho nước Anh khoảng 10 triệu bảng với giá trị đồng tiền hiện nay.
2. Sự mất nhiệt
Tìm hiểu của Newton về việc sự mất nhiệt đã giải quyết một vấn đề huyền bí với khoa học và những bộ não thông tuệ thời đó.
Newton đã rất quan tâm đến khía cạnh vật lý lạnh đi của chất. Cuối những năm 1700, ông đã tiến hành các thí nghiệm liên quan đến quả bóng sắt nóng. Ông thấy rằng khi sự khác biệt về nhiệt độ giữa bóng và không khí xung quanh là ít hơn 50 độ F, tốc độ mất nhiệt tỷ lệ thuận với sự khác biệt nhiệt độ.
Như vậy, định luật của Newton về trạng thái làm mát mà tốc độ mất nhiệt của cơ thể là tỷ lệ thuận với sự khác biệt về nhiệt độ giữa cơ thể và môi trường xung quanh của nó. Nhà hóa học người Pháp Pierre Dulong và nhà vât lý Alexis Petit sau đó đã hoàn thiện nó năm 1817, nhưng nền tảng cơ bản công việc là từ Newton.
1. Dự đoán ngày tận thế
Con người luôn lo lắng về ngày tận thế của thế giới. Nhưng với Newton thì ông không chấp nhận nỗi sợ hãi đơn giản qua các câu chuyện hay huyền thoại. Ông là một người thực tế và đã tiến hành kiểm định, đưa ra những quan điểm riêng của mình dựa trên việc nghiên cứu Kinh thánh.
Để phục vụ nghiên cứu, Newton đã học tiếng Do Thái, và tập trung nghiên cứu triết học Do Thái bí truyền, những điều thần bí của Kabbala và Talmud. Tính toán của ông về ngày tận thế là dựa trên thông tin thu thập từ Sách của Daniel, trong đó dự báo ngày tận thế xảy ra 1.260 năm sau đó. Newton tính thời điểm tận thế bắt đầu từ thời kỳ của hoàng đế La Mã Charlemagne năm 800, nghĩa là ngày tận thế sẽ rơi vào năm 2060. Ông cho rằng có thể thời điểm sau đấy, nhưng không thể sớm hơn.
Nếu bạn tin tưởng Newton thì hãy yên tâm rằng năm 2012 chúng ta vẫn sẽ bình yên.
Tham khảo: howstuffworks