Những lời động viên đảm bảo sẽ khiến chàng ấm lòng và biết đâu bạn có thể nhận được rất nhiều, không chỉ là những lời ngọt ngào đáp lại.
Đây là đúc kết của chuyên gia tâm lý từShesknow:
"Chỉ có anh mới làm được thế này"
Khen ngợi những khả năng nổi bật của chàng, có thể là trong bếp, trên giường ngủ, trong phòng tập hay ở gara... Đấng mày râu đều muốn nghe những lời tán dương các kỹ năng của mình để càng cố gắng hoàn thiện hơn nữa.
"Anh khiến em cảm thấy thật bình yên/ hạnh phúc/ vững tin"
Hay bất cứ thứ gì phản ánh trực tiếp sự nỗ lực của chàng. Đây là một trong những lời khen đẹp nhất bạn có thể dành cho người đàn ông của mình và đó cũng là một trong những cách bày tỏ tình cảm sâu sắc, chân thành nhất. Người đàn ông yêu bạn sẽ cố gắng mang đến cho bạn những cảm xúc tốt đẹp, vì thế, hãy để cho anh ấy biết bạn cảm nhận được điều đó và đánh giá cao.
"Ồ, trông anh hấp dẫn quá. Em yêu đôi mắt biết nói/bờ vai vững chắc/ nụ cười ấm áp... của anh"
Đây là một câu nên nói với người đàn ông của bạn nếu chàng có vẻ ngoài ưa nhìn. Hãy chỉ ra những điểm cụ thể, nổi bật ở chàng khiến bạn thật sự yêu mến chứ không chỉ khen chung chung. Điều này sẽ khiến chàng thêm hãnh diện, tự tin. Khi nói lời khen này, đừng quên nhẹ nhàng chạm vào những vùng cơ thể bạn nhắc tới trong câu có cánh dành cho anh ấy.
"Em luôn muốn ở bên anh"
Lời khen này cho thấy bạn thích chàng không phải chỉ bởi những thứ bề ngoài như ngoại hình, công việc, tiền bạc mà là bạn yêu cả tâm hồn chàng.
"Em thích anh mặc cái áo/quần... này"
Trong khi hầu hết nam giới không bị ám ảnh về kiểu cách ăn mặc như chị em thì họ vẫn muốn được thừa nhận là đã nỗ lực để có vẻ ngoài chỉn chu, đặc biệt là khi họ cố gắng làm tất cả để gây ấn tượng với bạn.
Tuy nhiên, họ thường hãnh diện hơn về vẻ ngoài của mình trong một bộ đồ nào đó hơn là khả năng lựa chọn đồ. Vì thế hãy tập trung vào thứ khiến chàng trông hấp dẫn thay vì những thứ tự nó đã có vẻ đẹp riêng.
"Đây là buổi hẹn/ món quà... (hay một vài thứ khác mà chàng cố gắng dành cho bạn) tuyệt nhất mà em nhận được"
Đây là lời khen tích cực khiến người đàn ông cảm thấy sự nỗ lực của anh ấy vì bạn là xứng đáng. Hãy luôn bày tỏ sự đánh giá cao của bạn dành cho những điều anh ấy làm cho mình, dù là những thứ nho nhỏ.
"Anh thật cừ trong công việc"
Đánh giá cao trí tuệ của một người đàn ông và tán dương khả năng thực hiện công việc chuyên môm của anh ấy sẽ gây được ấn tượng mạnh với chàng và cũng bộc lộ nhiều về bạn. Hầu hết phụ nữ thường bị thu hút bởi sự thành đạt trong sự nghiệp của nam giới hay số tiền mà anh ta kiếm được. Đánh giá cao sự nỗ lực của anh ấy trong công việc hay những cách riêng để anh ấy thực hiện nó và bày tỏ sự ngưỡng mộ của bạn sẽ thực sự sưởi ấm trái tim chàng.
"Anh có một gia đình thật tuyệt" hay "Em thích những người bạn của anh"
Các cô gái không phải lúc nào cũng hòa hợp với bạn bè hay gia đình của chàng. Vì thế nói cho anh ấy biết rằng bạn tôn trọng và thậm chí yêu mến họ sẽ khiến chàng thấy rất vui.
"Em làm sao có thể làm được điều này nếu thiếu anh?"
Các chàng trai luôn muốn cảm thấy mình là người cần thiết. Cho dù chỉ đơn giản là giúp bạn mở một chiếc lọ hay giải quyết một vấn đề hóc búa, thì vẫn là cảm xúc vô cùng lớn với nam giới khi cảm thấy như bạn không thể sống thiếu họ. Hãy để anh ấy biết rằng bạn cần chàng trong cuộc sống, khuyến khích anh ấy thể hiện khả năng của mình.
Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012
Việt Nam sắp đón mưa sao băng
Mưa sao băng Leonids, một trong những hiện tượng thiên văn đáng chú ý của năm, sẽ được nhìn thấy tại Việt Nam cuối tuần này.
Theo dự báo của Tổ chức Sao băng Quốc tế (IMO), mưa sao băng Leonids năm nay tuy số lượng sao băng theo giờ không tăng, nhưng điểm khác thường là trận mưa này có thể đạt cực điểm tới hai lần vào khoảng 4 giờ chủ nhật và 13 giờ thứ tư tuần sau theo giờ Hà Nội.
Tuy nhiên, theo Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn nghiệp dư Tp. HCM, thời gian thích hợp nhất để quan sát trận mưa sao băng trên ở Việt Nam là từ nửa đêm thứ bảy tới rạng sáng chủ nhật sắp tới. Đó là khi chòm Leo (sư tử), nơi xuất phát của các sao băng, xuất hiện ở chân trời phía đông. "Hãy để tầm mắt bao quát cả vùng trời phía đông lên đến đỉnh đầu người xem bắt gặp các sao băng nhiều nhất", Tuấn Duy nói.
Khi Leonids đạt đỉnh điểm, ở những nơi có điều kiện quan sát lý tưởng, số sao băng có thể lên đến hơn 20 vệt/giờ. "Trong những năm gần đây Leonids suy yếu dần, nhưng trận mưa sao băng lần này sẽ xuất hiện với nhiều sao băng sáng", Tuấn Duy cho biết.
Năm ngoái, ánh trăng sáng gần chòm sao Leo đã phá hỏng trận mưa sao Leonids. Song năm nay, mặt trăng gần như không gây ảnh hưởng tới người quan sát.
Mưa sao băng Leonid xuất hiện vào tháng 11 hàng năm khi trái đất đi qua vùng bụi của sao chổi 55P/Tempel-Tuttle. Trong quá khứ, Leonids từng được ví là bão sao băng khoảng thời gian những năm 1998 – 2002 khi nó đạt đến vài chục ngàn sao băng xuất hiện trong một giờ khi cực điểm.
Người đàn ông chết sau nhiều năm biến thành hổ
Là cựu chiến binh về hưu, Dennis có sở thích kỳ lạ là sống trong hình hài loài hổ. Ông gắn răng nanh, tóc, ria mép, tai và đuôi giả. Mới đây cái chết bí ẩn của Dennis tại nhà riêng làm dấy lên nghi vấn về một vụ tự sát.
Sống tại tiểu bang Nevada, Mỹ, Dennis Avner mất một thời gian dài theo đuổi nỗ lực biến mình thành “người hổ”. Ông trải qua nhiều lần phẫu thuật để cơ thể trở nên giống với "chúa sơn lâm", từ răng nanh, mái tóc dài, ria mép, tai cho tới một cái đuôi giả.
Danh sách các ca phẫu thuật mà Dennis đã trải qua gồm: Chia đôi phần môi trên, kéo nhọn tai, bơm silicon vào má, trán, gắn răng nanh giả, xăm hình hổ trên người và đeo khuyên trên mặt. Quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi Steve Haworth, một nghệ sĩ và nhà tiên phong trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh sửa cơ thể.
“Tôi là một người thuộc tộc Huron và tôi muốn tuân theo nghi thức truyền thống, đó là biến cơ thể mình thành một con hổ”, những chia sẻ của Dennis trên một trang web cá nhân. Dennis là người Mỹ lai Ấn Độ nổi tiếng với cái tên “Stalking Cat”. Hình thù kỳ dị, cộng với bộ móng tay dài, răng nanh nhọn sắc và hình xăm gần kín mặt, Dennis trở thành nhân vật được chú ý đặc biệt trong khu vực ông sinh sống.
Shannon Larratt, cựu biên tập viên của tờ BMEzine, bạn của Dennis đã viết về "người hổ" trên một blog cá nhân như sau: "Một con người tuyệt vời và phức tạp, ông vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống một cách đáng nể. Mới đây ông đã tự lấy đi mạng sống của chính mình ở tuổi 54”. Tờ Mirror cho biết, người ta đã tìm thấy xác của Dennis tại nhà riêng ở Tonapah hồi giữa tháng 11.
Avner làm công việc sản xuất chương trình máy tính và thường xuất hiện trên một số chương trình truyền hình nổi tiếng thế giới như Ripley’s Believe It or Not!.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông đang được cảnh sát điều tra, một số suy đoán cho rằng có thể Avner đã tự sát.
Sống tại tiểu bang Nevada, Mỹ, Dennis Avner mất một thời gian dài theo đuổi nỗ lực biến mình thành “người hổ”. Ông trải qua nhiều lần phẫu thuật để cơ thể trở nên giống với "chúa sơn lâm", từ răng nanh, mái tóc dài, ria mép, tai cho tới một cái đuôi giả.
Danh sách các ca phẫu thuật mà Dennis đã trải qua gồm: Chia đôi phần môi trên, kéo nhọn tai, bơm silicon vào má, trán, gắn răng nanh giả, xăm hình hổ trên người và đeo khuyên trên mặt. Quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi Steve Haworth, một nghệ sĩ và nhà tiên phong trong lĩnh vực phẫu thuật chỉnh sửa cơ thể.
“Tôi là một người thuộc tộc Huron và tôi muốn tuân theo nghi thức truyền thống, đó là biến cơ thể mình thành một con hổ”, những chia sẻ của Dennis trên một trang web cá nhân. Dennis là người Mỹ lai Ấn Độ nổi tiếng với cái tên “Stalking Cat”. Hình thù kỳ dị, cộng với bộ móng tay dài, răng nanh nhọn sắc và hình xăm gần kín mặt, Dennis trở thành nhân vật được chú ý đặc biệt trong khu vực ông sinh sống.
Shannon Larratt, cựu biên tập viên của tờ BMEzine, bạn của Dennis đã viết về "người hổ" trên một blog cá nhân như sau: "Một con người tuyệt vời và phức tạp, ông vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống một cách đáng nể. Mới đây ông đã tự lấy đi mạng sống của chính mình ở tuổi 54”. Tờ Mirror cho biết, người ta đã tìm thấy xác của Dennis tại nhà riêng ở Tonapah hồi giữa tháng 11.
Avner làm công việc sản xuất chương trình máy tính và thường xuất hiện trên một số chương trình truyền hình nổi tiếng thế giới như Ripley’s Believe It or Not!.
Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông đang được cảnh sát điều tra, một số suy đoán cho rằng có thể Avner đã tự sát.
Những sai lầm thường gặp trong lần đầu làm mẹ
Lần đầu làm mẹ, nhiều người lo lắng thái quá cho đứa trẻ mới sinh mà quên mất việc chăm sóc bản thân mình hay căng thẳng vì những điều rất vụn vặt…
Không quan tâm đến việc hồi phục sức khỏe của mình
Hiển nhiên là bạn vừa sinh ra một đứa trẻ, rất bé bỏng, rất yếu đuối và cần phải được chăm sóc đặc biệt. Nhưng bạn cũng vừa trải qua một ca sinh nở, một trải nghiệm không dễ dàng như đi dạo trong công viên, mà có thể nói là khủng khiếp giống như ở địa ngục. Nếu bạn sinh mổ hay ca sinh của bạn có biến chứng… bạn càng cần nhiều thời gian hồi phục hơn. Bạn cũng cần phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng… Dù sao bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe của mình để sau này mọi việc được dễ dàng.
Nhiều bà mẹ mới sinh mải lo lắng cho con cái mà quên chăm sóc bản thân mình - Ảnh:upload.wikimedia.org.
Trở thành một ẩn sĩ
Ngay bây giờ, hãy thay quần áo chỉnh tề, đóng gói túi tã lót và đi thẳng ra cửa. Nếu bạn cứ trốn trong xó nhà, bạn sẽ còn tuềnh toàng, lôi thôi, sẽ còn cảm thấy buồn tẻ và mệt mỏi hơn. Bạn và em bé của bạn cũng thực sự cần được hít thở không khí trong lành. Ai sẽ quan tâm nếu bạn không tắm từ nhiều ngày trước? Chẳng ai ngửi bạn cả! Ít nhất hãy ra ngoài và đi quanh khu nhà của bạn.
Bối rối vì kế hoạch sinh nở không như ý
Bạn muốn sinh thường nhưng rồi bạn phải sinh mổ, bạn từng lên kế hoạch sinh ở dưới nước nhưng rồi lại phải đẻ chỉ huy… Mọi thứ không diễn ra như bạn từng mong chờ. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, quan trọng là bạn đã mẹ tròn con vuông. Hãy vui vẻ và hãy tập trung chăm sóc bé cũng như bản thân bạn.
Không nhận được trợ giúp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Một nghiên cứu tiết lộ rằng, chỉ một phần ba số phụ nữ muốn nuôi con bằng sữa mẹ duy trì được mong muốn ban đầu đó của mình. Rõ ràng việc nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì như tắc sữa, sữa ít.., hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia, bác sỹ nhi khoa, hoặc bạn bè, người thân có kinh nghiệm. Hiểu được nguồn gốc của vấn đề sẽ giúp bạn không bị thất vọng, và càng sớm giải quyết vấn đề bạn sẽ càng thành công hơn.
Lo lắng về tất cả những điều nhỏ nhặt
“Liệu con tôi có ăn đủ”, “Khi đi dạo, tôi quên không để bé quay mặt vào mình”, “Liệu bé có bị lây bệnh khi cầm đồ chơi của người khác”… Bạn có thể liệt kê ra rất nhiều và bạn lo lắng thái quá về chúng. Tất cả chỉ làm bạn đau đầu. Phần lớn những người mẹ sinh con lần thứ hai đều ít căng thẳng hơn, hoặc là họ không có thời gian để căng thẳng, hoặc là họ nhận thấy mọi việc không có gì quá nghiêm trọng.
Từ chối sự giúp đỡ
Có người đề nghị trông em bé giúp bạn? Giặt quần áo giúp bạn? Lấy nước và làm thức ăn giúp bạn?... Trong cuộc sống trước khi sinh con, bạn có thể cảm ơn những đề nghị đó. Nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi, hãy để mọi người giúp bạn. Bạn cũng cần nghỉ ngơi, chợp mắt một chút…
Nghe theo những lời khuyên không hợp với bạn
Ai đó khuyên bạn nên bôi lá cỏ vào các nốt mụn của em bé, tưa lưỡi cho bé bằng mật ong… Nếu bạn thấy nghi ngờ về những lời khuyên này thì có thể là nó không đúng. Bạn đừng ngại làm mếch lòng người đã tư vấn cho mình hoặc nghĩ rằng người ta có kinh nghiệm hơn mình. Hãy tin vào bản năng làm mẹ của bạn.
So sánh con của bạn với con của người khác
Con của người khác sau tháng đầu đã tăng 2 kg trong khi con bạn chỉ lên 8 lạng là chuyện bình thường, mỗi đứa trẻ có một kiểu phát triển khác nhau. Miễn là bác sĩ nhi khoa nói rằng con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng cả.
Không quan tâm đến việc hồi phục sức khỏe của mình
Hiển nhiên là bạn vừa sinh ra một đứa trẻ, rất bé bỏng, rất yếu đuối và cần phải được chăm sóc đặc biệt. Nhưng bạn cũng vừa trải qua một ca sinh nở, một trải nghiệm không dễ dàng như đi dạo trong công viên, mà có thể nói là khủng khiếp giống như ở địa ngục. Nếu bạn sinh mổ hay ca sinh của bạn có biến chứng… bạn càng cần nhiều thời gian hồi phục hơn. Bạn cũng cần phải nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng… Dù sao bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe của mình để sau này mọi việc được dễ dàng.
Nhiều bà mẹ mới sinh mải lo lắng cho con cái mà quên chăm sóc bản thân mình - Ảnh:upload.wikimedia.org.
Trở thành một ẩn sĩ
Ngay bây giờ, hãy thay quần áo chỉnh tề, đóng gói túi tã lót và đi thẳng ra cửa. Nếu bạn cứ trốn trong xó nhà, bạn sẽ còn tuềnh toàng, lôi thôi, sẽ còn cảm thấy buồn tẻ và mệt mỏi hơn. Bạn và em bé của bạn cũng thực sự cần được hít thở không khí trong lành. Ai sẽ quan tâm nếu bạn không tắm từ nhiều ngày trước? Chẳng ai ngửi bạn cả! Ít nhất hãy ra ngoài và đi quanh khu nhà của bạn.
Bối rối vì kế hoạch sinh nở không như ý
Bạn muốn sinh thường nhưng rồi bạn phải sinh mổ, bạn từng lên kế hoạch sinh ở dưới nước nhưng rồi lại phải đẻ chỉ huy… Mọi thứ không diễn ra như bạn từng mong chờ. Tuy nhiên, điều đó không quan trọng, quan trọng là bạn đã mẹ tròn con vuông. Hãy vui vẻ và hãy tập trung chăm sóc bé cũng như bản thân bạn.
Không nhận được trợ giúp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Một nghiên cứu tiết lộ rằng, chỉ một phần ba số phụ nữ muốn nuôi con bằng sữa mẹ duy trì được mong muốn ban đầu đó của mình. Rõ ràng việc nuôi con bằng sữa mẹ khó khăn hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì như tắc sữa, sữa ít.., hãy tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia, bác sỹ nhi khoa, hoặc bạn bè, người thân có kinh nghiệm. Hiểu được nguồn gốc của vấn đề sẽ giúp bạn không bị thất vọng, và càng sớm giải quyết vấn đề bạn sẽ càng thành công hơn.
Lo lắng về tất cả những điều nhỏ nhặt
“Liệu con tôi có ăn đủ”, “Khi đi dạo, tôi quên không để bé quay mặt vào mình”, “Liệu bé có bị lây bệnh khi cầm đồ chơi của người khác”… Bạn có thể liệt kê ra rất nhiều và bạn lo lắng thái quá về chúng. Tất cả chỉ làm bạn đau đầu. Phần lớn những người mẹ sinh con lần thứ hai đều ít căng thẳng hơn, hoặc là họ không có thời gian để căng thẳng, hoặc là họ nhận thấy mọi việc không có gì quá nghiêm trọng.
Từ chối sự giúp đỡ
Có người đề nghị trông em bé giúp bạn? Giặt quần áo giúp bạn? Lấy nước và làm thức ăn giúp bạn?... Trong cuộc sống trước khi sinh con, bạn có thể cảm ơn những đề nghị đó. Nhưng bây giờ mọi thứ đã thay đổi, hãy để mọi người giúp bạn. Bạn cũng cần nghỉ ngơi, chợp mắt một chút…
Nghe theo những lời khuyên không hợp với bạn
Ai đó khuyên bạn nên bôi lá cỏ vào các nốt mụn của em bé, tưa lưỡi cho bé bằng mật ong… Nếu bạn thấy nghi ngờ về những lời khuyên này thì có thể là nó không đúng. Bạn đừng ngại làm mếch lòng người đã tư vấn cho mình hoặc nghĩ rằng người ta có kinh nghiệm hơn mình. Hãy tin vào bản năng làm mẹ của bạn.
So sánh con của bạn với con của người khác
Con của người khác sau tháng đầu đã tăng 2 kg trong khi con bạn chỉ lên 8 lạng là chuyện bình thường, mỗi đứa trẻ có một kiểu phát triển khác nhau. Miễn là bác sĩ nhi khoa nói rằng con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng cả.
Theo The Bump
5 thói quen giao tiếp dẫn đến ly hôn
Thiếu giao tiếp là một trong những lý do các cặp tan vỡ. Những cách nói chuyện kiểu ‘ăn thua’ hay luôn chỉ trích, ngắt lời bạn đời, dùng từ thô tục cũng khiến nhiều đôi dắt nhau ra tòa.
Bạn thử kiểm tra xem vợ chồng mình có thói quen xấu nào dưới đây khi tranh luận với nhau không, và tự điều chỉnh nhé. Theo Yourtango, nếu không thay đổi, những kiểu giao tiếp này có thể phá hoại hạnh phúc lứa đôi.
Không trung thực
Bao nhiêu lần bạn bắt mình phải nói “có” trong khi thực sự bạn nghĩ là “không”. Bạn nói “Em không biết” vì sợ bị đánh giá, bị từ chối.... Khi chúng ta cố chấp nhận những thứ không như mình muốn, gạt đi mọi cảm xúc thực để giữ hòa khí thì chúng ta cũng tự dằn sự tức giận và ấm ức của mình xuống.
Điều này chỉ chứng tỏ bạn lừa dối cảm giác của mình và không tin tưởng rằng “nửa kia” đủ trưởng thành để làm chủ phản ứng của họ. Tốt hơn nên nói “Em/anh chưa sẵn sàng nói về điều này ngay bây giờ. Em/anh cần thư giãn và nghĩ thêm. Chúng ta sẽ nói chuyện này trong một giờ nữa”, sau đó nhớ giữ lời hứa.
Vô lý
Hầu hết giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ và khi nó không đồng bộ với từ ngữ, chúng ta thường gửi đi những thông điệp lẫn lộn. Điều này khiến các cặp vợ chồng gây chuyện tranh luận, trở nên thất vọng, thậm chí cố gắng “sửa lưng” nhau.
Khi chúng ta nói về một điều gì đó trong khi lại đảo mắt, hay mím chặt môi hoặc nhún vai thì chúng ta gửi đi một thông điệp khác, thường là sự châm chọc, phòng thủ hoặc phán xét “nửa kia”.
Một cách để tránh điều này là giữ tương tác mắt. Điều này đảm bảo cho sự lắng nghe tích cực và cho phép bạn thảo luận về cái người khác nói thay vì nghĩ về những gì bạn định nói tiếp.
Thái độ ăn thua
Giao tiếp hiệu quả là khi thông điệp của bạn không chỉ đơn giản là gửi đi mà còn chuyển đến đúng chỗ và được người nghe tiếp nhận. Khi nói chuyện về những đề tài không dễ chịu, người ta thường rất dễ phán xét, bực bội và có thái độ phòng thủ - tất cả khiến cho sự giao tiếp bị phá hỏng.
Hiếu thắng là một thái độ đáng sợ với những cử chỉ kèm theo như lấy tay chỉ mặt, vạch lỗi và cố gắng để mình là người nói cuối cùng có tính quyết định, chiến thắng. Thay vào đó, hãy dành sự chú ý của bạn vào việc bạn muốn cuộc đối thoại này đi đến đâu, làm sao để cả hai cùng thắng và dành thời gian để thực sự suy nghĩ về những khả năng và kết quả khác nhau. Vợ chồng có thể cùng thỏa thuận với nhau là khi tranh luận điều gì, dù gay gắt thế nào cũng cần giữ sự tôn trọng, chân thành dành cho nhau.
Ngắt lời ‘nửa kia’ hay nói liến thoắng hết cả phần người khác
Kiểu giao tiếp này rất dễ trở thành hệ thống. Khi bạn đã nói như vậy một lần, bạn rất có thể làm thế lần thứ hai và tiếp nữa. Đừng ngắt lời và hãy để người khác có thời gian đưa ra câu trả lời.
Đàn ông thường phàn nàn rằng họ vẫn nghĩ về một câu trả lời trong khi nửa kia của họ thì đã bắt đầu thúc giục họ phải đáp lại nhanh hơn hoặc yêu cầu một câu hỏi khác. Bạn cần thời gian để dừng lại bằng cách đếm tới 30 trước khi nói về điều gì đó và đừng hỏi vài câu một lúc. Và khi bạn làm thế hãy thực hiện câu ngạn ngữ của Pháp: uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.
Điều này ít nhất làm nửa kia cảm thấy họ được tôn trọng và biết rằng bạn kiên nhẫn dành thời gian đợi họ phản hồi.
Tập trung vào mặt tiêu cực và tỏ ra thiếu lịch sự
Luôn cằn nhằn những tật xấu của bạn đời, dùng những từ ngữ thô tục, mỉa mai… sẽ khiến “nửa kia” cảm thấy bị xúc phạm và chẳng muốn thảo luận về bất kỳ vấn đề gì nữa. Đây cũng là cách ăn mòn tình cảm rất nhanh và đẩy hai người càng ngày càng xa nhau.
Bạn thử kiểm tra xem vợ chồng mình có thói quen xấu nào dưới đây khi tranh luận với nhau không, và tự điều chỉnh nhé. Theo Yourtango, nếu không thay đổi, những kiểu giao tiếp này có thể phá hoại hạnh phúc lứa đôi.
Không trung thực
Bao nhiêu lần bạn bắt mình phải nói “có” trong khi thực sự bạn nghĩ là “không”. Bạn nói “Em không biết” vì sợ bị đánh giá, bị từ chối.... Khi chúng ta cố chấp nhận những thứ không như mình muốn, gạt đi mọi cảm xúc thực để giữ hòa khí thì chúng ta cũng tự dằn sự tức giận và ấm ức của mình xuống.
Điều này chỉ chứng tỏ bạn lừa dối cảm giác của mình và không tin tưởng rằng “nửa kia” đủ trưởng thành để làm chủ phản ứng của họ. Tốt hơn nên nói “Em/anh chưa sẵn sàng nói về điều này ngay bây giờ. Em/anh cần thư giãn và nghĩ thêm. Chúng ta sẽ nói chuyện này trong một giờ nữa”, sau đó nhớ giữ lời hứa.
Vô lý
Hầu hết giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ và khi nó không đồng bộ với từ ngữ, chúng ta thường gửi đi những thông điệp lẫn lộn. Điều này khiến các cặp vợ chồng gây chuyện tranh luận, trở nên thất vọng, thậm chí cố gắng “sửa lưng” nhau.
Khi chúng ta nói về một điều gì đó trong khi lại đảo mắt, hay mím chặt môi hoặc nhún vai thì chúng ta gửi đi một thông điệp khác, thường là sự châm chọc, phòng thủ hoặc phán xét “nửa kia”.
Một cách để tránh điều này là giữ tương tác mắt. Điều này đảm bảo cho sự lắng nghe tích cực và cho phép bạn thảo luận về cái người khác nói thay vì nghĩ về những gì bạn định nói tiếp.
Thái độ ăn thua
Giao tiếp hiệu quả là khi thông điệp của bạn không chỉ đơn giản là gửi đi mà còn chuyển đến đúng chỗ và được người nghe tiếp nhận. Khi nói chuyện về những đề tài không dễ chịu, người ta thường rất dễ phán xét, bực bội và có thái độ phòng thủ - tất cả khiến cho sự giao tiếp bị phá hỏng.
Hiếu thắng là một thái độ đáng sợ với những cử chỉ kèm theo như lấy tay chỉ mặt, vạch lỗi và cố gắng để mình là người nói cuối cùng có tính quyết định, chiến thắng. Thay vào đó, hãy dành sự chú ý của bạn vào việc bạn muốn cuộc đối thoại này đi đến đâu, làm sao để cả hai cùng thắng và dành thời gian để thực sự suy nghĩ về những khả năng và kết quả khác nhau. Vợ chồng có thể cùng thỏa thuận với nhau là khi tranh luận điều gì, dù gay gắt thế nào cũng cần giữ sự tôn trọng, chân thành dành cho nhau.
Ngắt lời ‘nửa kia’ hay nói liến thoắng hết cả phần người khác
Kiểu giao tiếp này rất dễ trở thành hệ thống. Khi bạn đã nói như vậy một lần, bạn rất có thể làm thế lần thứ hai và tiếp nữa. Đừng ngắt lời và hãy để người khác có thời gian đưa ra câu trả lời.
Đàn ông thường phàn nàn rằng họ vẫn nghĩ về một câu trả lời trong khi nửa kia của họ thì đã bắt đầu thúc giục họ phải đáp lại nhanh hơn hoặc yêu cầu một câu hỏi khác. Bạn cần thời gian để dừng lại bằng cách đếm tới 30 trước khi nói về điều gì đó và đừng hỏi vài câu một lúc. Và khi bạn làm thế hãy thực hiện câu ngạn ngữ của Pháp: uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.
Điều này ít nhất làm nửa kia cảm thấy họ được tôn trọng và biết rằng bạn kiên nhẫn dành thời gian đợi họ phản hồi.
Tập trung vào mặt tiêu cực và tỏ ra thiếu lịch sự
Luôn cằn nhằn những tật xấu của bạn đời, dùng những từ ngữ thô tục, mỉa mai… sẽ khiến “nửa kia” cảm thấy bị xúc phạm và chẳng muốn thảo luận về bất kỳ vấn đề gì nữa. Đây cũng là cách ăn mòn tình cảm rất nhanh và đẩy hai người càng ngày càng xa nhau.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
DBS M05479
Quang Cao