Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Thơ yêu - Xuân Diệu

Yêu 

Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
Cho rất nhiều song nhận chẳng bao nhiêu
Người ta phụ, hoặc thờ ơ, chẳng biết

Phút gần gũi cũng như giờ chia biệt
Tưởng trăng tàn, hoa tạ, với hồn tiêu
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu
- Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Họ lạc lối giữa u sầu mù mịt
Những người si theo dõi dấu chân yêu
Và cảnh đời là sa mạc vô liêu
Và tình ái là sợi dây vấn vít
Yêu, là chết ở trong lòng một ít

Cảm xúc !

Làm thi sĩ, nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng, và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến

Đây là quán tha hồ muôn khách đến
Đây là bình thu hợp trí muôn hương
Đây là vườn chim nhả hạt mười phương
Hoa mật ngọt chen giao cùng trái độc

Đôi giếng mắt đã chứa trời vạn hộc
Đôi bờ tai nào ngăn cản thanh âm
Của vu vơ nghe mãi tiếng kêu thầm
Của xanh thắm thấy luôn màu nói sẽ

Tay ấp ngực dò xem triều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
Để hiểu vào giọng suối với lời chim
Tiếng mưa khóc, lời reo tia nắng động

Không có cánh nhưng vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề lá cỏ

Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ
Mà vạn vật là muôn đá nam châm
Nếu hương đêm say dậy với trăng rằm
Sao lại trách người thơ tình lơi lả ?


Xa cách 

Có một bận em ngồi xa anh quá ,
Anh bảo em ngồi xích lại gần hơn .
Em xích gần thêm một chút , anh hờn ,
em ngoan ngoãn xích gần thêm chút nữa .

Anh sắp giận , em mỉm cười vội vã
đến kề anh và mơn trớn :" Em đây ! "
Anh vui liền , nhưng bỗng lại buồn ngay ,
vì anh nghĩ : thế vẫn còn xa lắm .


Đôi mắt của người yêu, ôi vực thẳm !
Ôi trời xa , vầng trán của người yêu !
Ta thấy gì đâu sau sắc yêu kiều
mà ta riết giữa đôi tay thất vọng .
Dầu tin tưởng chung một đời , một mộng ,
em là em ; anh vẫn cứ là anh .
Có thể nào qua Vạn lý trường thành
của hai vũ trụ chứa đầy bí mật .
Thương nhớ cũ trôi theo ngày tháng mất ,
quá khứ anh , anh không nhắc cùng em .
_ Linh hồn ta còn u ẩn hơn đêm ,
ta chưa thấu , nữa là ai thấu rõ .
Kiếm mãi , nghi hoài , hay ghen bóng gió ,
anh muốn vào dò xét giấc em mơ ,
nhưng anh dấu em những mộng không ngờ ,
cũng như em dấu những điều quá thực ...

Hãy sát đôi đầu , hãy kề đôi ngực !
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài !
Những cánh tay ! Hãy quấn riết đôi vai !
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt !
Hãy khắng khít những cặp môi gắn chặt
cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng ;
Trong say sưa , anh sẽ bảo em rằng :
" Gần thêm nữa ! Thế vẫn còn xa lắm ! "

Vội vàng - Xuân Diệu, tự nhiên lại thích nghe thơ

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa...

Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn:
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Cảm biến siêu âm SRF05


SRF05 là một bước phát triển từ SRF04, được thiết kế để làm tăng tính linh hoạt, tăng pham vi, ngoài ra còn giảm bớt chi phí. SRF05 là hoàn toàn tương thích với SRF04. Khoảng cách là tăng từ 3 mét đến 4 mét. Một chế độ hoạt động mới, SRF05 cho phép sử dụng một chân duy nhất cho cả kích hoạt và phản hồi, do đó tiết kiệm có giá trị trên chân điều khiển của bạn. Khi chân chế độ không kết nối, SRF05 các hoạt động riêng biệt chân kích hoạt và và chân hồi tiếp, như SRF04. SRF05 bao gồm một thời gian trễ trước khi xung phản hồi để mang lại điều khiển chậm hơn chẳng hạn như bộ điều khiển thời gian cơ bản Stamps và Picaxe để thực hiện các xung lệnh. 

Sơ đồ chân cảm biến:


Chế độ 1 – tương ứng SRF04 – tách biệt kích hoạt và phản hồi

Chế độ náy sử dụng riêng biệt chân kích hoạt và chân phản hồi, và là chế độ đơn giản nhất để sử dụng. Tất cả các chương trình điển hình cho SRF04 sẽ làm việc cho SRF05 ở chế độ này. Để sử dụng chế độ này, chỉ cần chân chế độ không kết nối – SRF05 có một nội dừng trên chân này
Từ giản đồ ta nhận thấy:
Để cho sf05 hoạt động thì cần cấp 1 xung mức cao có độ rộng>=10uS trên chân Tri
Sau khi nhận được xung từ chân Tri thì srf05 sẽ tạo ra 8 xung để phát siêu âm, sau khi hoàn thành việc phát 8 xung này thì srf05 sẽ kéo chân echo lên mức 1, độ rộng của mức 1 trên chân echo tương ứng với khoản cách của vật cản với srf05, nếu ko có vật cản thì nó sẽ được trả về mức 0 sau 30ms( ở đây nhiều bạn hiểu sai là khi có vật cản thì srf05 mới trả về 1 xung mức cao có độ rộng từ 100uS ->30mS tương ứng với khoảng cách)
Đặc biệt là srf05 chỉ có thể nhận xung trên chân Tri tối đa là 20Hz, cho nên việc kích xung trên chân Tri phải phù hợp thì srf05 mới hoạt động chính xác.


Chế độ 2 – Dùng một chân cho cả kích hoạt và phản hồi
Chế độ này sử dụng một chân duy nhất cho cả tín hiệu kích hoạt và hồi tiếp, và được thiết kế để lưu các giá trị trên chân lên bộ điều khiển nhúng. Để sử dụng chế độ này, chân chế độ kết nối vào chân mát. Tín hiệu hồi tiếp sẽ xuất hiện trên cùng một chân với tín hiệu kích hoạt. SRF05 sẽ không tăng dòng phản hồi cho đến 700uS sau khi kết thúc các tín hiệu kích hoạt. Bạn đã có thời gian để kích hoạt pin xoay quanh và làm cho nó trở thành một đầu vào và để có pulse đo mã của bạn đã sẵn sàng. Lệnh PULSIN được tìm ra và được dùng phổ biến hiện nay để điều khiển tự động. 


Để sử dụng chế độ 2 với các Stamps BS2 cơ bản, bạn chỉ cần sử dụng PULSOUT và PULSIN trên cùng một chân, như thế này:
SRF05 PIN 15 ‘sử dụng pin cho cả hai và kích hoạt echo
Range VAR Word ‘xác định phạm vi biến 16 bit
SRF05 = 0 ‘bắt đầu bằng pin thấp
PULSOUT SRF05, 5 ‘đưa ra kích hoạt pulse 10uS (5 x 2uS)
PULSIN SRF05, 1, Range ‘echo đo thời gian
Range = Range/29 ‘để chuyển đổi sang cm(chia 74 cho inch)
Tính toán khoảng cách
Giản đồ định thời SRF05 thể hiện trên đây cho mỗi chế độ. Bạn chỉ cần cung cấp một đoạn xung ngắn 10uS kích hoạt đầu vào để bắt đầu đo khoảng cách. Các SRF05 sẽ gửi cho ra một chu kỳ 8 burst của siêu âm ở 40khz và tăng cao dòng phản hồi của nó (hoặc kích hoạt chế độ dòng 2). Sau đó chờ phản hồi, và ngay sau khi phát hiện nó giảm các dòng phản hồi lại. Dòng phản hồi là một xung có chiều rộng là tỷ lệ với khoảng cách đến đối tượng. Bằng cách đo xung, ta hoàn toàn có thể để tính toán khoảng cách ttheo inch / centimét hoặc bất cứ điều gì khác. Nếu không phát hiện gì cả SRF05 giảm thấp hơn dòng phản hồi của nó sau khoảng 30mS.
SRF04 cung cáp một xung phản hồi tỷ lệ với khoang cách. Nếu độ rộng của pulse được đo trong hệ uS, sau đó chia cho 58 sẽ cho khoảng cách theo cm, hoặc chia cho 148 sẽ cho khoảng cách theo inch. uS/58 = cm hay uS/148 = inch.
SRF05 có thể được kích hoạt nhanh chóng với mọi 50mS, hoặc 20 lần mỗi giây. Bạn nên chờ 50ms trước khi kích hoạt kế tiếp, ngay cả khi SRF05 phát hiện một đối tượng gần và xung phản hồi ngắn hơn. Điều này là để đảm bảo các siêu âm “beep” đã phai mờ và sẽ không gây ra sai phản hồi ở lần đo kế tiếp.
Các thiết lập khác của chân 5
Chân 5 được đóng nhẫn là “programming pins” được sử dụng một lần duy nhất trong quá trình sản xuất để lập trình cho bộ nhớ Flash trên chip PIC16F630. Các chương trình của PIC16F630 pins cũng được sử dụng cho các chức năng khác trên SRF05, nên chắc chắn rằng bạn không kết nối bất cứ cái gì với các chân, hoặc bạn sẽ làm gián đoạn hoạt động mô-đun.
Thay đổi chùm tia và độ rộng chùm
Bạn có thể không! Đây là một câu hỏi được nêu lên thường xuyên, tuy nhiên không có cách gì dễ dàng để giảm bớt hay thay đổi chiều rộng cua chum tia. Chùm tia của SRF05 có dạng hình nón với độ rộng của chùm là một hàm của diện tích mặt của các cảm biến và là cố định. Chùm tia của cảm biến được sử dụng trên SRF05, lấy từ bảng dữ liệu nhà sản xuất, sẽ được biểu diễn bên dưới. 

Giới Thiệu Về FPGA và Các Loại Kit Cơ Bản

* FPGA là gì ?
FPGA là viết tắt của thuật ngữ tiếng anh “Field programmable Gate Array”, nghĩa là Mảng cổng lập trình được dạng trường. FPGA thuộc họ ASIC lập trình được

* Ý nghĩa và vai trò của FPGA
ASIC lập trình được đã xuất hiện từ lâu dưới dạng PLD (Programmable Logic Device), nhưng vai trò của các dạng ASIC này là không nhiều vì số lượng cổng trên Chip rất ít dẫn tới chức năng của các PLD này cũng nghèo nàn và thường chỉ sử dụng với những nhiệm vụ rất hạn chế trong toàn hệ thống. Kể từ năm 1980,Các công ty sản xuất PLD hàng đầu đã đẩy mạnh quá trình nghiên cứu về FPGA và nhanh chóng cho ra các thế hệ FPGA với số lượng cổng và tốc độ ngày càng cao.các FPGA hiện nay có số lượng cổng đủ lớn để có thể thay thế cả một hệ thống bao gồm lõi CPU, Bộ điều khiển bộ nhớ (Memory Controller), các ngoại vi như SPI,Timer, I2C, GPIO, PWM, Video/Audio Controller… (nghĩa là tương đương với các SoC hiện đại).Tuy nhiên,FPGA không thể nào so sánh được với ASIC và SoC cả về kinh tế lẫn tốc độ hoạt động. Nhưng bù lại, với khả năng tái cấu hình mạnh, FPGA đóng một vai trò vô cùng to lớn trong việc giảm giá thành và thời gian chế tạo ASIC bằng cách sử dụng FPGA trong quá trình thiết kế luận lý trước khi đưa ra sản xuất các ASIC mẫu. Quy trình sản xuất Chip ASIC bằng cách này gọi là fabless rất phổ biến hiện nay trên thế giới, giúp các công ty nhỏ và vừa và đặc biệt là các nước yếu về công nghệ như Việt nam tham gia vào thế giới của IC.
Để giải thích cho các bạn hiểu rõ hơn sự quan trọng rất lớn của FPGA, tôi sẽ cho các bạn một ví dụ rõ hơn. Trước đây, khi muốn chế tạo ra 1 con Chip Vi Xử Lý.Người ta phải thiết kế Chip ở mức logic sử dụng các ngôn ngữ mô tả phần cứng, Để kiểm tra công đoạn này người ta sử dụng những phần mềm mô phỏng.Sau đó thiết kế phải được tổng hợp dựa trên các thư viện cấp thấp của hãng mà bạn sẽ sản xuất của con Chip của bạn sau này, sau đó là quá trình kiểm tra timing (định thời) cho toàn bộ thiết kế để đảm bảo thiết kế của bạn sẽ hoạt động ở tần số yêu cầu.Tất cả các công đoạn này đều chỉ có thể kiểm tra bằng các phần mềm mô phỏng (Điều này dẫn tới nguy cơ xảy ra sai xót rất lớn khi chuyển thiết kế sang môi trường Chip thực ). Sau đó bạn sẽ gởi thiết kế của mình tới công ty sản xuất Chip và phó mặc cho số phận,một chip mẫu giá vài triệu đô la sẽ được chuyển cho bạn, và sau đó bạn bắt đầu quá trình test chip trong môi trường thực, nếu thất bại, khả năng lớn là bạn sẽ phải thực hiện lại hoàn toàn qui trình thiết kế như đã nói ở trên, và cứ mỗi lần như vậy, bản sẽ phải bỏ sọt rác nhiều triệu đô la và khỏag thời gian nghiên cứu rất lớn, quy trình này làm cho các đất nước nghèo như việt nam không thể tham gia vào các cuộc chơi của các đất nước giàu có trong thế giới của ASIC. Nhưng với FPGA,bạn không những có thể rút ngắn thới gian thực hiện ASIC mà còn giảm chi phí nghiên cứu tối đa do quá trình kiểm tra thiết kế không những được kiểm tra bằng các phần mềm mô phỏng mà giờ đây còn có thể chạy trên các Chip thực trong mội trường có thể nói là gần với môi trường ASIC thực nhất. Khả năng tái cấu hình cho phép bạn sửa đi sửa lại thiết kế cho đến khi đạt yêu cầu mà không tốn một xu nào ngoài tiền điện mà bạn phải trả.

* Một ứng dụng quan trọng và thiết thực hơn đối với chúng ta (tôi và các bạn)
Có lẽ đọc phần trên chúng ta có thể hình dung ra ý nghĩa to lớn, vai trò quan trọng của FPGA. Nhưng sản xuất ASIC vẫn là một điều quá xa vời đối với đại đa số chúng ta, có ai trong số các bạn tự hỏi tại sao không sử dụng trực tiếp FPGA như là một sản phẩm cuối cùng của bạn, có ai cấm hay thu tiền bản quyền của chúng ta về việc đó đâu. Thực tế là FPGA rất hay được sử dụng trong các hệ thống SDR (Software Defined Radio) vì khả năng tái cấu hình giúp các chức năng của thiết bị có thể thay đổi nhanh chóng, bạn có thể hỏi rằng một hệ thống CPU/MCU/DSP cũng có thể làm được chuyện này dễ dàng? Nhưng thực ra thì có nhiều những ứng dụng tốc độ cao mà các MCU thậm chí cả các CPU/DSP trung bình cũng phải bất lực.


* Tại sao phải dùng FPGA trong khi bạn đó nắm trong tay MCU/CPU thậm chí cả các DSP cực mạnh
+ MCU/CPU/DSP vẫn cần các hardware khác bên cạnh trong các ứng dụng chuyên dụng
+ Để điều khiển VGA sử dụng CPU làm controller cần CPU với tốc độ 27Mhz hoạt động 100% CPU
+ Các ứng dụng xử lý hình ảnh/video, các ứng dụng mạng neuron,IA cần tốc độ xử lý rất lớn. Mặc dù các DSP đủ mạnh và các SoC mạnh có thể thực hiện được, nhưng sự lựa chọn còn phụ thuộc vào vấn đề kinh tế
+ Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ thiết kế ra 1 con CPU của chính mình, với FPGA bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều đó
+ Đến với FPGA,bạn có cơ hội để tiếp cận gần nhất thế giới của IC
+ Bạn có thể thực hiện một hệ thống với đầy đủ CPU/Peripheral/IO… và kết nối chúng theo ý muốn,hoặc thậm chí một hệ thống đầy đủ không cần cả CPU như các Chip giải mã/nén Video/Audio, các Chip xử lý hình ảnh/giọng nói, các Chip PID Motor Controller, networking chip …

* Kit phát triển FPGA và các ứng dụng demo :
Kit Xilinx Spartan-3 FPGA Starter Kit Board (Giá $149.00)






Kit Altera Cyclone III FPGA Starter Kit (Giá $199.00)



Các Kit trên là Starter Kit, nhìn nhiều Chip vậy thôi chứ thực ra chỉ có mỗi con FPGA là chính thôi,mấy con còn lai chủ yếu là SRAM/DRAM, Flash, Bộ config Nguồn và các ngoại vi…
Dưới đây là các Kit giáo dục rất mạnh của Altera (DE1,DE2) đã được dùng phổ biến ở nhiều trường đại học trên thế giới (Kit do Terasic thiết kế chế tạo).Nếu ai đang là sinh viên điện tử năm 3,4 ở các trường ĐH BK TPHCM và ĐH Tự Nhiên TPHCM thì có lẽ biết rõ về loại Kit này.

Altera DE1 - Development and Education Board (Giá $150.00)



Altera DE2 - Development and Education Board (Academic price :$269)



Các Kít phát triển FPGA thì đa dạng và dùng cho nhiều mục đích khác nhau nhưng đều gồm 5 phần chính : FPGA, Bộ nhớ (SRAM/DRAM/Flash), Ngoại vi, bộ cấu hình (Configuration device), và bộ nguồn.
Nhìn hai loại board ở trên, 1 cái thì mạch diện,IC dày đặc,1 cái thì nhìn đơn giản, nhưng thực thế chỉ là các Kit DE có các ngoại vi đi kèm để dùng cho các mục đích phát triển khác nhau, còn con chip FPGA thì cũng tương đượng thôi, thâm chí còn yếu hơn các Starter Kit.

Các ứng dụng demo của Kit phát triển Altera DE1,DE2















* Nếu các bạn có câu hỏi gì xin cùng nhau thảo luận tại đây.

Các Ngắt Trong PIC

I / CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA NGẮT :
1 / Ngắt 1 cấp :
+ Trên PIC 14 , 12 ,10 ,tất cả các ngắt chỉ có 1 cấp ưu tiên . Nghĩa là ngắt nào đang được phục vụ thì không thể bị ngắt bởi 1 ngắt khác xảy ra . Cơ chế sinh mã cho ngắt của CCS như sau : nhảy đến địa chỉ ngắt , thường là 004h , sao lưu thanh ghi W, STATUS , PCLATCH , FSR, và nhiều thứ vớ vẫn khác, sau đó nó mới hỏi vòng xem cờ ngắt nào xảy ra thì nhảy đến hàm phục vụ ngắt đó . thực hiện xong thì phục hồi tất cả thanh ghi trên , rồi mới “RETFIE” – thoát ngắt . Số chu kỳ thực thi từ chỗ ngắt đến khi nhảy vào hàm ngắt cỡ 20 chu kỳ lệnh !, nhảy ra cũng cỡ đó .
+ Điều gì xảy ra nếu chương trình dùng nhiều ngắt và khi có ngắt thì có 2 ngắt trở lên xảy ra đồng thời ? Nghĩa là : 2 ngắt xảy ra cùng lúc , hay khi ngắt A kích hoạt và CCS đang lưu các thanh ghi ( chưa tới hỏi vòng cờ ngắt ) thì ngắt B xảy ra , dĩ nhiên ngắt B không thể kích vector ngắt nhảy tới 004h vì bit cho phép ngắt toàn cục ( GIE ) bị khóa tự động khi có ngắt , chỉ có cờ ngắt B bật mà thôi. Sau khi lưu các thanh ghi , chương trình kiểm tra cờ ngắt , rõ ràng là nếu bit nào được kiểm tra trước thì phục vụ trước , dù nó xảy ra sau . Để tránh phục vụ không đúng chỗ , bạn dùng #priority để xác định ưu tiên ngắt ( xem phần chỉ thị tiền xử lý ) . Ngắt ưu tiên nhất sẽ luôn được hỏi vòng trước .Sau khi xác định cờ ngắt cần phục vụ , nó sẽ thực thi hàm ngắt tương ứng .Xong thì xoá cờ ngắt đó và thoát ngắt . Phục vụ ngắt nào xong thì chỉ xoá cờ ngắt đó .Nếu A ưu tiên hơn B thì sau khi làm A , chương trình xoá cờ ngắt A , nhưng cờ B không xoá ( vì đâu có phục vụ ) , nên khi thoát ra ngắt A , nó sẽ lại ngắt tiếp ( vì cờ B đã bật ), lại hỏi vòng cờ ngắt từ đầu : nếu cờ A chưa bật thì xét B, lúc này B bật nên phục vụ B , xong thì xoá cờ B và thoát ngắt .
+ Môt chương trình dùng nhiều ngắt phải lưu ý điều này , tránh trường hợp : ngắt xảy ra liên tục (tràn
ngắt ) , 1 ngắt bị đáp ứng trễ , ngắt không đúng , . . .



2 / Ngắt 2 cấp :
+ Chỉ có trên PIC 18 ( và dsPIC ) . Có 2 khái niệm : ngắt ưu tiên thấp (low priority) và ngắt ưu tiên cao ( high priority ) . 2 vector thực thi ngắt tương ứng thường là 0008h (high) và 0018h ( low ) . Một ngắt thấp đang được phục vụ sẽ bị ngưng và phục vụ ngắt cao ở 0008h nếu ngắt cao xảy ra . Ngược lại , ngắt cao đang xảy ra thì không bao giờ bị ngắt bởi ngắt thấp .
+ Nếu viết hàm ngắt bình thường , không đòi hỏi ưu tiên gì thì CCS sinh mã để tất cả hàm ngắt đều là ngắt ưu tiên cao . Quy trình thực hiện ngắt sẽ như ngắt 1 cấp trên . #priority vẫn được dùng . Số chu kỳ thực thi từ 0008h đến khi nhảy vào thực thi hàm ngắt khoảng 30 chu kỳ , xong hàm ngắt tới khi kết thúc ngắt cũng mất khoảng 30 chu kỳ lệnh .
+ Để sử dụng ngắt 2 cấp , khai báo #device phải có high_ints=true . Và hàm ngắt nào muốn ưu tiên cao thì thêm FAST hay HIGH theo sau chỉ thị tiền xử lý hàm đó .
Lưu ý : khi dùng FAST thì không nên dùng HIGH cho các ngắt khác thì mới có ý nghĩa và chỉ có duy nhất 1 ngắt được ưu tiên FAST , nhưng có thể có nhiều ngắt đặt ở mức HIGH .
VD :

#int_timer1 FAST
Void xu_ly ( )
{ . . .
}

#int_timer2 HIGH
Void dinh_thi ()
{ . . .
}

#int_timer5 HIGH
Void vong_lap()
{ . . .
}

+ Cơ chế sinh mã như sau : có ngắt thấp thì nhảy tới 0018h , sao lưu W, STATUS , FSR0/1/2 ,. . . rồi mới hỏi vòng cờ ngắt thấp . chạy xong hàm ngắt thì phục hồi tất cả và “RETFIE 0 “ .
+ Riêng ngắt cao đánh dấu FAST không sinh mã sao lưu gì cả mà nhảy thẳng vào hàm ngắt chạy luôn . PIC 18 và dsPIC có cơ chế lưu siêu tốc là FAST STACK REGISTER ( xem datasheet ) . Khi xảy ra ngắt bất kỳ, W, S , BSR tự động lưu vào thanh ghi trên , PC counter lưu vào stack . xong ngắt thì pop ra . Vấn đề ở chỗ : khi ngắt thấp xảy ra , FAST STACK REGISTER tự động lưu W ,S , BSR , PC -> stack . Trong khi thực hiện hàm phục vụ ngắt thì trường hợp W, S , BSR thay đổi là có thể ( vì vậy mới sao lưu chứ ) . nhưng nếu xảy ra ngắt cao vào thời điểm đó ? FAST STACK REGISTER sẽ bị ghi đè => mất data . Do đó , cơ chế sinh mã của CCS cần phải luôn đúng , nghĩa là : luôn tự sao lưu riêng W ,S , BSR, và các thanh ghi FSR nữa , khi thực thi ngắt thấp . Còn ngắt cao FAST khi chạy xong sẽ “RETFIE 1 “ – tự động phục hồi W, S , BSR từ FAST STACK REGISTER . Có 2 trường hợp : 1 là chỉ có ngắt cao , thì không có vấn đề gì . 2 là ngắt cao ngắt 1 ngắt thấp đang chạy . Phân tích sẽ thấy rằng cho dù bị ngắt trong khi đang sao lưu ,hay chưa kịp sao lưu , hay đã sao lưu vào các biến riêng rồi , cuối cùng chương trình cũng quay ra đúng địa chỉ ban đầu với các thanh ghi W, S , BSR như cũ .
+ Tuân thủ nguyên tắc ngắt cao thực thi tức thời nên CCS chỉ cho 1 ngắt cao FAST duy nhất bất kỳ hoạt động , nên không sinh mã hỏi vòng , sao lưu thêm gì cả .
+ Nếu bạn muốn có nhiều ngắt ưu tiên cao , thì dùng HIGH , chương trình sao lưu bình thường như với ngắt thấp , nhưng khi đó ngắt đánh dấu FAST cũng mất tác dụng , CCS xem như là HIGH và xử lý bình thường .

_Như vậy dùng FAST hay HIGH đều có ý nghĩa riêng của nhà lập trình .

II / KHAI BÁO NGẮT :
_Mỗi dòng VDK có số lượng nguồn ngắt ngắt khác nhau : PIC 14 có 14 ngắt , PIC 18 có 35 ngắt .
_Muốn biết CCS hỗ trợ những ngắt nào cho VDK của bạn , mở file *.h tương ứng , ở cuối file là
danh sách các ngắt mà CCS hỗ trợ nó . Cách khác là vào CCS -> View -> Valid interrupts , chọn
VDK muốn xem , nó sẽ hiển thị danh sách ngắt có thể có cho VDK đó .
_Sau đây là danh sách 1 số ngắt với chức năng tương ứng :
#INT_GLOBAL : ngắt chung , nghĩa là khi có ngắt xảy ra , hàm theo sau chỉ thị này được thực
thi , bạn sẽ không được khai báo thêm chỉ thị ngắt nào khác khi sử dụng chỉ thị này . CCS không sinh
bất kỳ mã lưu nào , hàm ngắt bắt đầu ngay tại vector ngắt . Nếu bật nhiều cờ cho phép ngắt , có thể
bạn sẽ phải hỏi vòng để xác định ngắt nào . Dùng chỉ thị này tương đương viết hàm ngắt 1 cách thủ
công mà thôi , như là viết hàm ngắt với ASM vậy .


#INT_AD : chuyển đổi A /D đã hoàn tất , thường thì không nên dùng
#INT_ADOF : I don’t know
#INT_BUSCOL : xung đột bus
#INT_BUTTON : nút nhấn ( không biết hoạt động thế nào )
#INT_CCP1 : có Capture hay compare trên CCP1
#INT_CCP2 : có Capture hay compare trên CCP2
#INT_COMP : kiểm tra bằng nhau trên Comparator
#INT_EEPROM : hoàn thành ghi EEPROM
#INT_EXT : ngắt ngoài
#INT_EXT1 : ngắt ngoài 1
#INT_EXT2 : ngắt ngoài 2
#INT_I2C : có hoạt động I 2C
#INT_LCD : có hoạt động LCD
#INT_LOWVOLT : phát hiện áp thấp
#INT_PSP : có data vào cổng Parallel slave
#INT_RB : bất kỳ thay đổi nào trên chân B4 đến B7
#INT_RC : bất kỳ thay đổi nào trên chân C4 đến C7
#INT_RDA : data nhận từ RS 232 sẵn sàng
#INT_RTCC : tràn Timer 0
#INT_SSP : có hoạt động SPI hay I 2C
#INT_TBE : bộ đệm chuyển RS 232 trống
#INT_TIMER0 : một tên khác của #INT_RTCC
#INT_TIMER1 : tràn Timer 1
#INT_TIMER2 : tràn Timer 2
#INT_TIMER3 : tràn Timer 3
#INT_TIMER5 : tràn Timer 5
#INT_OSCF : lỗi OSC
#INT_PWMTB : ngắt cuả PWM time base
#INT_IC3DR : ngắt đổi hướng ( direct ) của IC 3
#INT_IC2QEI : ngắt của QEI
#INT_IC1 : ngắt IC 1


+ Hàm đi kèm phục vụ ngắt không cần tham số vì không có tác dụng .
+ Sử dụng NOCLEAR sau #int_xxx để CCS không xoá cờ ngắt của hàm đó .

+ Để cho phép ngắt đó hoạt động phải dùng lệnh enable_interrupts ( int_xxxx) vàenable_interrupts (global ) .
+ Khoá FAST theo sau #int_xxxx để cho ngắt đó là ưu tiên cao , chỉ được 1 ngắt thôi , chỉ có ở PIC 18 và dsPIC .
VD : #int_timer0 FAST NOCLEAR


III / CÁC HÀM THIẾT LẬP HOẠT ĐỘNG NGẮT :
1 / enable_interrupts ( level )
+ level là tên các ngắt đã cho ở trên hay là GLOBAL để cho phép ngắt ở cấp toàn cục .
+ Mọi ngắt của VDK đều có 1 bit cờ ngắt , 1 bit cho phép ngắt . Khi có ngắt thì bit cờ ngắt bị set =1, nhưng ngắt có họat động được hay không tuỳ thuộc bit cho phép ngắt . enable_interrupts (int_xxx ) sẽ bật bit cho phép ngắt . Nhưng tất cả các ngắt đều không thể thực thi nếu bit cho phép ngắt toàn cục = 0, enable_interrupts( global ) sẽ bật bit này .
VD : để cho phép ngắt timer0 và timer1 hoạt động:
enable_interrupts (int_timer0);
enable_interrupts (int_timer1 ) ;
enable_interrupts ( global ); // chỉ cần dùng 1 lần trừ phi muốn có thay đổi đặc biệt

2 / disable_interrupts ( level )
+ level giống như trên .
+ Hàm này vô hiệu 1 ngắt bằng cách set bit cho phép ngắt = 0 .
+ disable_interrupts ( global ) set bit cho phép ngắt toàn cục =0 , cấm tất cả các ngắt .
+ Không dùng hàm này trong hàm phục vụ ngắt vì không có tác dụng , cờ ngắt luôn bị xoá tự động .

3 / clear_interupt ( level )
+ level không có GLOBAL .
+ Hàm này xoá cờ ngắt của ngắt được chỉ định bởi level .

4 / ext_int_edge ( source , edge )
+ Hàm này thiết lập nguồn ngắt ngoài EXTx là cạnh lên hay cạnh xuống .
+ source : nguồn ngắt . Trên PIC 18 có 3 nguồn ngắt trên 3 chân EXT0, EXT1, EXT2 ứng với source =0,1, 2 . Các PIC khác chỉ có 1 nguồn EXT nên source = 0 .
+ edge : chọn cạnh kích ngắt , edge = L_TO_H nếu chọn cạnh lên ( từ mức thấp chuyển lên mức cao ) hay H_TO_L nếu chọn cạnh xuống .


IV / CÁC CHƯƠNG TRÌNH VD VỀ NGẮT :
1 / #INT_RB :
+ Sau đây là 1 chương trình điển hình về sử dụng ngắt khi có sự thay đổi trên chân B4-B7 .
+ Mô tả : mỗi khi nhấn nút bất kỳ trên B4-B7 , sẽ kích ngắt RB , hàm phục vụ ngắt có tên RB_LED được thực thi , hàm này đơn giản là xuất ra LED ở vị trí tương ứng nhưng trên portD từ D4 – D7 .
+ VDK là 16F877 .






#include < 16F877.h >
#device PIC16F877 *=16
#use delay (clock = 20000000 ) //thêm khai báo này nếu ctrình có dùng hàm delay,OSC=20 Mhz
#byte portb = 0x06 //tạo tên danh định portb thay thế địa chỉ portB là 06h
#byte portd = 0x08 //tạo tên danh định portd thay thế địa chỉ portD là 08h


#INT_RB
Void RB_LED ( ) // hàm phục vụ ngắt
{
portd=portb;
}


void main ( )
{ set_tris_b ( 0xF0 ) ; // portB = 11110000 , B4-B7 là ngõ vào , B0-B3 là ngõ ra
set_tris_d ( 0x00 ) ; // portD = 00000000 , D0-D7 đều là ngõ ra
enable_interrupts ( INT_RB ) ; // cho phép ngắt RB
enable_interrupts ( GLOBAL ) ; // cho phép ngắt toàn cục
// do chương trình không làm gì khác ngoài việc chờ ngắt nên vòng while này trống không
while( true )
{ //có thể thêm mã xử lý ở đây . . .
}
} //main
DBS M05479
Quang Cao