Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Bài 2 : Các Toán Tử


Qua bài trước chúng ta đã biết đến sự tồn tại của các biến và các hằng. Trong C++, để thao tác với chúng ta sử dụng các toán tử, đó là các từ khoá và các dấu không có trong bảng chữ cái nhưng lại có trên hầu hết các bàn phím trên thế giới. Hiểu biết về chúng là rất quan trọng vì đây là một trong những thành phần cơ bản của ngôn ngữ C++.


Toán tử gán (=).
Toán tử gán dùng để gán một giá trị nào đó cho một biến
a = 5;
gán giá trị nguyên 5 cho biến a. Vế trái bắt buộc phải là một biến còn vế phải có thể là bất kì hằng, biến hay kết quả của một biểu thức.


Cần phải nhấn mạnh rằng toán tử gán luôn được thực hiện từ trái sang phải và không bao giờ đảo ngược
a = b;
gán giá trị của biến a bằng giá trị đang chứa trong biến b. Chú ý rằng chúng ta chỉ gán giá trịcủa b cho a và sự thay đổi của b sau đó sẽ không ảnh hưởng đến giá trị của a.


Một thuộc tính của toán tử gán trong C++ góp phần giúp nó vượt lên các ngôn ngữ lập trình khác là việc cho phép vế phải có thể chứa các phép gán khác. Ví dụ:

a = 2 + (b = 5);

tương đương với


b = 5;
a = 2 + b;


Vì vậy biểu thức sau cũng hợp lệ trong C++

a = b = c = 5;

gán giá trị 5 cho cả ba biến a, b và c


Các toán tử số học ( +, -, *, /, % )


Năm toán tử số học được hỗ trợ bởi ngôn ngữ là:


+

cộng

-

trừ

*

nhân


/

chia

%

lấy phần dư (trong phép chia)

Thứ tự thực hiện các toán tử này cũng giống như chúng được thực hiện trong toán học. Điều duy nhất có vẻ hơi lạ đối với bạn là phép lấy phần dư, ký hiệu bằng dấu phần trăm (%). Đây chính là phép toán lấy phần dư trong phép chia hai số nguyên với nhau. Ví dụ, nếu a = 11 % 3;, biến a sẽ mang giá trị 2 vì 11 = 3*3 +2.

Các toán tử gán phức hợp (+=, -=, *=, /=, %=, >>=, <<=, &=, ^=, |=)

Một đặc tính của ngôn ngữ C++ làm cho nó nổi tiếng là một ngôn ngữ súc tích chính là các toán tử gán phức hợp cho phép chỉnh sửa giá trị của một biến với một trong những toán tử cơ bản sau:

value += increase; tương đương với value = value + increase;

a -= 5; tương đương với a = a - 5;

a /= b; tương đương với a = a / b;

price *= units + 1; tương đương với price = price * (units + 1);

và tương tự cho tất cả các toán tử khác.

Tăng và giảm.

Một ví dụ khác của việc tiết kiệm khi viết mã lệnh là toán tử tăng (++) và giảm (--). Chúng tăng hoặc giảm giá trị chứa trong một biến đi 1. Chúng tương đương với +=1 hoặc -=1. Vì vậy, các dòng sau là tương đương:

a++;

a+=1;

a=a+1;

Một tính chất của toán tử này là nó có thể là tiền tố hoặc hậu tố, có nghĩa là có thể viết trước tên biến (++a) hoặc sau (a++) và mặc dù trong hai biểu thức rất đơn giản đó nó có cùng ý nghĩa nhưng trong các thao tác khác khi mà kết quả của việc tăng hay giảm được sử dụng trong một biểu thức thì chúng có thể có một khác biệt quan trọng về ý nghĩa: Trong trường hợp toán tử được sử dụng như là một tiền tố (++a) giá trị được tăng trước khi biểu thức được tính và giá trị đã tăng được sử dụng trong biểu thức; trong trường hợp ngược lại (a++) giá trị trong biến a được tăng sau khi đã tính toán. Hãy chú ý sự khác biệt :
Ví dụ 1

Ví dụ 2


B=3;

A=++B;

// A is 4, B is 4

B=3;

A=B++;

// A is 3, B is 4


Các toán tử quan hệ ( ==, !=, >, <, >=, <= )

Để có thể so sánh hai biểu thức với nhau chúng ta có thể sử dụng các toán tử quan hệ. Theo chuẩn ANSI-C++ thì giá trị của thao tác quan hệ chỉ có thể là giá trị logic - chúng chỉ có thể có giá trị true hoặc false, tuỳ theo biểu thức kết quả là đúng hay sai.

Sau đây là các toán tử quan hệ bạn có thể sử dụng trong C++
==

Bằng

!=

Khác

>

Lớn hơn

<

Nhỏ hơn

> =

Lớn hơn hoặc bằng


< =

Nhỏ hơn hoặc bằng


Ví dụ:
(7 == 5)

sẽ trả giá trị false


(6 >= 6)

sẽ trả giá trị true


tất nhiên thay vì sử dụng các số, chúng ta có thể sử dụng bất cứ biểu thức nào. Cho a=2, b=3 và c=6
(a*b >= c)

sẽ trả giá trị true.


(b+4 < a*c)

sẽ trả giá trị false


Cần chú ý rằng = (một dấu bằng) lf hoàn toàn khác với == (hai dấu bằng). Dấu đầu tiên là một toán tử gán ( gán giá trị của biểu thức bên phải cho biến ở bên trái) và dấu còn lại (==) là một toán tử quan hệ nhằm so sánh xem hai biểu thức có bằng nhau hay không.



Trong nhiều trình dịch có trước chuẩn ANSI-C++ cũng như trong ngôn ngữ C, các toán tử quan hệ không trả về giá trị logic true hoặc false mà trả về giá trị int với 0 tương ứng với false còn giá trị khác 0 (thường là 1) thì tương ứng với true.


Các toán tử logic ( !, &&, || ).

Toán tử ! tương đương với toán tử logic NOT, nó chỉ có một đối số ở phía bên phải và việc duy nhất mà nó làm là đổi ngược giá trị của đối số từ true sang false hoặc ngược lại. Ví dụ:
!(5 == 5)

trả về false vì biểu thức bên phải (5 == 5) có giá trịtrue.


!(6 <= 4)

trả về true vì (6 <= 4)có giá trị false.


!true

trả về false.


!false

trả về true.

Toán tử logic && và || được sử dụng khi tính toán hai biểu thức để lấy ra một kết quả duy nhất. Chúng tương ứng với các toán tử logic AND và OR. Kết quả của chúng phụ thuộc vào mối quan hệ của hai đối số:


Đối số thứ nhất

a
Đối số thứ hai

b
Kết quả

a && b
Kết quả

a || b
truetruetruetrue
truefalsefalsetrue
falsetruefalsetrue
falsefalsefalsefalse

Ví dụ:

( (5 == 5) && (3 > 6) ) trả về false ( true && false ).

( (5 == 5) || (3 > 6)) trả về true ( true || false ).

Toán tử điều kiện ( ? ).

Toán tử điều kiện tính toán một biểu thức và trả về một giá trị khác tuỳ thuộc vào biểu thức đó là đúng hay sai. Cấu trúc của nó như sau:

condition ? result1 : result2

Nếu condition là true thì giá trị trả về sẽ là result1, nếu không giá trị trả về là result2.
7==5 ? 4 : 3

trả về 3 vì 7 không bằng 5.


7==5+2 ? 4 : 3

trả về 4 vì 7 bằng 5+2.


5>3 ? a : b

trả về a, vì 5 lớn hơn 3.


a>b ? a : b

trả về giá trị lớn hơn, a hoặc b.


Các toán tử thao tác bit ( &, |, ^, ~, <<, >> ).

Các toán tử thao tác bit thay đổi các bit biểu diễn một biến, có nghĩa là thay đổi biểu diễn nhị phân của chúng


toán tử
asmMô tả
&ANDLogical AND
|ORLogical OR
^XORLogical exclusive OR
~NOTĐảo ngược bit
<<SHLDịch bit sang trái
>>SHRDịch bit sang phải


Các toán tử chuyển đổi kiểu

Các toán tử chuyển đổi kiểu cho phép bạn chuyển đổi dữ liệu từ kiểu này sang kiểu khác. Có vài cách để làm việc này trong C++, cách cơ bản nhất được thừa kế từ ngôn ngữ C là đặt trước biểu thức cần chuyển đổi tên kiểu dữ liệu được bọc trong cặp ngoặc đơn (), ví dụ:

int i;

float f = 3.14;

i = (int) f;

Đoạn mã trên chuyển số thập phân 3.14 sang một số nguyên (3). Ở đây, toán tử chuyển đổi kiểu là (int). Một cách khác để làm điều này trong C++ là sử dụng các constructors (ở một số sách thuật ngữ này được dịch là cấu tử nhưng tôi thấy nó có vẻ không xuôi tai lắm) thay vì dùng các toán tử : đặt trước biểu thức cần chuyển đổi kiểu tên kiểu mới và bao bọc biểu thức giữa một cặp ngoặc đơn.

i = int ( f );

Cả hai cách chuyển đổi kiểu đều hợp lệ trong C++. Thêm vào đó ANSI-C++ còn có những toán tử chuyển đổi kiểu mới đặc trưng cho lập trình hướng đối tượng.


sizeof()

Toán tử này có một tham số, đó có thể là một kiểu dữ liệu hay là một biến và trả về kích cỡ bằng byte của kiểu hay đối tượng đó.

a = sizeof (char);

a sẽ mang giá trị 1 vì kiểu char luôn có kích cỡ 1 byte trên mọi hệ thống. Giá trị trả về của sizeof là một hằng số vì vậy nó luôn luôn được tính trước khi chương trình thực hiện.


Các toán tử khác

Trong C++ còn có một số các toán tử khác, như các toán tử liên quan đến con trỏ hay lập trình hướng đối tượng. Chúng sẽ được nói đến cụ thể trong các phần tương ứng.
Thứ tự ưu tiên của các toán tử

Khi viết các biểu thức phức tạp với nhiều toán hạng các bạn có thể tự hỏi toán hạng nào được tính trước, toán hạng nào được tính sau. Ví dụ như trong biểu thức sau:

a = 5 + 7 % 2

có thể có hai cách hiểu sau:

a = 5 + (7 % 2) với kết quả là 6, hoặc

a = (5 + 7) % 2 với kết quả là 0

Câu trả lời đúng là biểu thức đầu tiên. Vì nguyên nhân nói trên, ngôn ngữ C++ đã thiết lập một thứ tự ưu tiên giữa các toán tử, không chỉ riêng các toán tử số học mà tất cả các toán tử có thể xuất hiện trong C++. Thứ tự ưu tiên của chúng được liệt kê trong bảng sau theo thứ tự từ cao xuống thấp.

Thứ tựToán tửMô tảAssociativity
1::scopeTrái
2() [ ] -> . sizeofTrái
3++ --tăng/giảmPhải
~Đảo ngược bit
!NOT
& *Toán tử con trỏ
(type)Chuyển đổi kiểu
+ -Dương hoặc âm
4* / %Toán tử số họcTrái
5+ -Toán tử số họcTrái
6<< >>Dịch bitTrái
7< <= > >=Toán tử quan hệTrái
8== !=Toán tử quan hệTrái
9& ^ |Toán tử thao tác bitTrái
10&& ||Toán tử logicTrái
11?:Toán tử điều kiệnPhải
12= += -= *= /= %=

>>= <<= &= ^= |=
Toán tử gánPhải
13,Dấu phẩyTrái



Associativity định nghĩa trong trường hợp có một vài toán tử có cùng thứ tự ưu tiên thì cái nào sẽ được tính trước, toán tử ở phía xa nhất bên phải hay là xa nhất bên trái.

Nếu bạn muốn viết một biểu thức phức tạp mà lại không chắc lắm về thứ tự ưu tiên của các toán tử thì nên sử dụng các ngoặc đơn. Các bạn nên thực hiện điều này vì nó sẽ giúp chương trình dễ đọc hơn.

Bài 1: Làm quen với Visual Basic

I.Ứng dụng của lập trình
Lập trình ra các chương trình có tính ứng dụng cao trong mọi lĩnh vực
Ví dụ: chương trình đánh văn bản, chương trình nghe nhạc, các công cụ hệ thống,
phát triển mạng, game...

II.Bố cục 1 chương trình trong Visual Basic
1.Bố cục 1 chương trình trong Visual Basic 6.0
Class ten_lop
'Phần khai báo
Private Sub main()
'Các câu lệnh
end sub
end class



III. Các định nghĩa về hàm, thủ tục, hằng số và biến



Biến là được kí hiệu bằng 1 từ hoặc chữ thường có mang nội dung, biến có thể chứa một giá trị có thể thay đổi trong 1 chương trình
-Cách khai báo biến
Dim tên_biến
-Biến có 2 loại : biến cục bộ và biến toàn cục
Biến cục bộ là biến chỉ có tác dụng nơi ta khai báo biến đó và cũng có tác dụng đối với những hàm và thủ tục có vị trí tương đương với biến đó.
Biến toàn cục là biến có tác dụng trong toàn chương trình
VD:
class main()
dim x,z as Integer
x=0
x=x+1
z=a() 'tai day z co gia tri la 2
function a()
x=x+1
a=x
end function
end class

Qua đó ta có thể thấy được biến x bị ảnh hưởng cả bên ngoài hàm a và bên trong hàm a ->đây là biến toàn cục

VD2:
class main()
Dim z as Integer
z=a() 'tai day z co gia tri la null vi bien x la bien cuc bo khong
'anh huong ra ngoai lop main duoc
function a()
dim x as Integer
x=0
x=x+1
a=x
end function
end class


2.Định nghĩa hằng số

Hằng số cũng giống như biến nhưng có sự khác biệt là giá trị của hằng số là cố định không thay đổi
Khai báo hằng số
Const ten_hang


2.Định nghĩa hàm, thủ tục

Hàm là tổng hợp của nhiều lệnh.Người ta sử dụng hàm là vì trong một chương trình có nhiều tập lệnh được sử dụng nhiều lần.Những tập lệnh đó ta đưa vào 1 hàm, đến khi cần ta chỉ cần gọi hàm đó ra.Như vậy sẽ giúp giảm bớt được thời gian và dễ sử dụng
Hàm cũng giống biến cũng có 2 loại: private và public
Khi khai báo hàm mà sử dụng private thì hàm này chỉ có tác dụng trong lớp đó thôi
Còn nếu sử dụng public thì bạn có thể gọi hàm này từ bất kì lớp nào

Khai báo hàm
Public function ten_ham (tham so)
Private function ten_ham(tham so)
Khai báo thủ tục
Public Sub ten_ham (tham so)
Private Sub ten_ham(tham so)

Bài 1 : Cấu Trúc Của Một Chương Trình C++

Bài 1 : Cấu Trúc Của Một Chương Trình C++

Có lẽ một trong những cách tốt nhất để bắt đầu học một ngôn ngữ lập trình là bằng một chương trình. Vậy đây là chương trình đầu tiên của chúng ta :

// my first program in C++
#include <iostream.h>
int main ()
{
cout << "Hello World!";
return 0;
}


Hello World!



Chương trình trên đây là chương trình đầu tiên mà hầu hết những người học nghề lập trình viết đầu tiên và kết quả của nó là viết câu "Hello, World" lên màn hình. Đây là một trong những chương trình đơn giản nhất có thể viết bằng C++ nhưng nó đã bao gồm những phần cơ bản mà mọi chương trình C++ có. Hãy cùng xem xét từng dòng một :

// my first program in C++

Đây là dòng chú thích. Tất cả các dòng bắt đầu bằng hai dấu sổ (//) được coi là chút thích mà chúng không có bất kì một ảnh hưởng nào đến hoạt động của chương trình. Chúng có thể được các lập trình viên dùng để giải thích hay bình phẩm bên trong mã nguồn của chương trình. Trong trường hợp này, dòng chú thích là một giải thích ngắn gọn những gì mà chương trình chúng ta làm.

#include <iostream.h>

Các câu bắt đầu bằng dấu (#) được dùng cho preprocessor (ai dịch hộ tôi từ này với). Chúng không phải là những dòng mã thực hiện nhưng được dùng để báo hiệu cho trình dịch. Ở đây câu lệnh #include <iostream.h> báo cho trình dịch biết cần phải "include" thư viện iostream. Đây là một thư viện vào ra cơ bản trong C++ và nó phải được "include" vì nó sẽ được dùng trong chương trình. Đây là cách cổ điển để sử dụng thư viện iostream

int main ()

Dòng này tương ứng với phần bắt đầu khai báo hàm main. Hàm main là điểm mà tất cả các chương trình C++ bắt đầu thực hiện. Nó không phụ thuộc vào vị trí của hàm này (ở đầu, cuối hay ở giữa của mã nguồn) mà nội dung của nó luôn được thực hiện đầu tiên khi chương trình bắt đầu. Thêm vào đó, do nguyên nhân nói trên, mọi chương trình C++ đều phải tồn tại một hàm main.

Theo sau main là một cặp ngoặc đơn bởi vì nó là một hàm. Trong C++, tất cả các hàm mà sau đó là một cặp ngoặc đơn () thì có nghĩa là nó có thể có hoặc không có tham số (không bắt buộc). Nội dung của hàm main tiếp ngay sau phần khai báo chính thức được bao trong các ngoặc nhọn ( { } ) như trong ví dụ của chúng ta

cout << "Hello World";

Dòng lệnh này làm việc quan trọng nhất của chương trình. cout là một dòng (stream) output chuẩn trong C++ được định nghĩa trong thư viện iostream và những gì mà dòng lệnh này làm là gửi chuỗi kí tự "Hello World" ra màn hình.

Chú ý rằng dòng này kết thúc bằng dấu chấm phẩy ( ; ). Kí tự này được dùng để kết thúc một lệnh và bắt buộc phải có sau mỗi lệnh trong chương trình C++ của bạn (một trong những lỗi phổ biến nhất của những lập trình viên C++ là quên mất dấu chấm phẩy).

return 0;

Lệnh return kết thúc hàm main và trả về mã đi sau nó, trong trường hợp này là 0. Đây là một kết thúc bình thường của một chương trình không có một lỗi nào trong quá trình thực hiện. Như bạn sẽ thấy trong các ví dụ tiếp theo, đây là một cách phổ biến nhất để kết thúc một chương trình C++.

Chương trình được cấu trúc thành những dòng khác nhau để nó trở nên dễ đọc hơn nhưng hoàn toàn không phải bắt buộc phải làm vậy. Ví dụ, thay vì viếtint main ()
{
cout << " Hello World ";
return 0;
}


ta có thể viết
int main () { cout << " Hello World "; return 0; }
cũng cho một kết quả chính xác như nhau.
Trong C++, các dòng lệnh được phân cách bằng dấu chấm phẩy ( ;). Việc chia chương trình thành các dòng chỉ nhằm để cho nó dễ đọc hơn mà thôi.

Các chú thích.

Các chú thích được các lập trình viên sử dụng để ghi chú hay mô tả trong các phần của chương trình. Trong C++ có hai cách để chú thích

// Chú thích theo dòng

/* Chú thích theo khối */

Chú thích theo dòng bắt đầu từ cặp dấu xổ (//) cho đến cuối dòng. Chú thích theo khối bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */ và có thể bao gồm nhiều dòng. Chúng ta sẽ thêm các chú thích cho chương trình :

/* my second program in C++
with more comments */

#include <iostream.h>
int main ()
{
cout << "Hello World! "; // says Hello World!
cout << "I'm a C++ program"; // says I'm a C++ program
return 0;
}


Hello World! I'm a C++ program



Nếu bạn viết các chú thích trong chương trình mà không sử dụng các dấu //, /* hay */, trình dịch sẽ coi chúng như là các lệnh C++ và sẽ hiển thị các lỗi

Thiết kế chương trình duyệt file âm thanh

MediaPlayer của Windows từ version 6.x trở đi có thể player được rất nhiều dạng thức tập tinMultimedia khác nhau như: .avi, .asf, .asx, .rmi, .wav ; .ra, .ram, .rm, .rmm ; .mpg, .mpeg, .m1v, .mp2, .mpa, .mpe ; .mid, .rmi ; .qt, .aif, .aifc, .aiff, .mov ; .au, .snd ... Chất lượng cũng được cải thiện rất rõ rệt so với các phiên bản trước.

Nếu bạn đang sử dụng Windows 98 thì MediaPlayer đã sẵn sàng, nếu dùng Windows 95, 97 bạn buộc phải cài đặt bổ sung để lên đời MediaPlayer của mình. Bạn có thể tìm bộnâng cấp trên các CDROM phần mềm hay nằm chung trong bộ Internet Explorer 4.01 SP2.

Các file multimedia hiện này tràn ngập trên Internet, CDROM, rất nhiều. Đặc biệt là MP3 & Midi, 2 loại file này rất thịnh hành và đang được ưa chuộng.

Cái gì nhiều cũng gây nên ý tưởng (nói dúng hơn là sinh tật). Mặc dù chỉ cần double click lên file Mp3 hay Midi trong một trình quản lý file là có thể Play được một cách dễ dàng nhờ MediaPlayer của Windows nhưng cái gì của riêng mình mới khoái.

Chính vì vậy trong bài viết này tôi xin mạn phép hướng dẫn các bạn tự thiết kế một MediaPlayer rất tiện dụng và để dành làm của riêng. Tuynhiên nói của riêng không phải là tự làm hết mà chúng ta phải dùng một bảnsao của MediaPlayer trong chương trình.

Khái quát vềchương trình

Chúng ta sẽ thiết kế chưong trình có giao diện như sau:



Đầu tiên người dùng chọn ổ đĩa, thư mục có chứa các file Multimedia (thí dụ là file Midi). Kế đến nhấn nút Play hoặc double click trên tên file cần phát để nghe nhạc.

Ngoài ra còn có các nút Help, Author, Exit

Phía dưới là một MediaPlayer được nhúng vào chương trình, có thể điều chỉnh các chức năng như một chương trình riêng biệt (bạn có thể right click để mở menu tắt quen thuộc như khi dùng MediaPlayer), ở cuối của cửa sổ có dòng thông báo tên file & đường dẫn đang Play.


Các xác lập trong hộp thoại Options của MediaPlayer

Phía dưới của hộpchọn thư mục có một Text box dùng để lọc file. Các loại file này ngăn cách bởi dấu chấm phảy ";". Thí du như bạn muốn lọc các file MP3 & MIDI thì gõ vào: *.mp3;*.mid

Cũng lưu ý thêm là: nếu như trong hộp liệt kê tên file không có file nào, thì nút Play bị vô hiệu hoá (Enabled=False). Chỉ khi nào có file nút Play mới có tác dụng.

Thiết kế giao diện

Bạn hãy khởi động Visual Basic và bắt tay vào việc tạo dáng cho ứng dụng của mình. Cách bố trí các Control trên form tùy theo ý mỗi người, riêng tôi, tôi trình bày như sau:



Các thuộc tính & Caption của các Control trong chương trình:

FORM

Form1.caption = "MediaPlayer - Browser"

Form1.BorderStyle = 1-Fixed Single

Form1.Minbutton=True

TEXTBOX/LABELBOX

Text1.text="*.mid;*.mp3"

Label1.caption=""

COMMAND BUTTON

cmdPlay.caption="&Play"

cmdPlay.enabled=False

cmdHelp.caption="&Help"

cmdAuthor.caption="&Author"

cmdExit.caption="&Exit"

Trên thanh Toolbox của Visual Basic không có đối tượng MediaPlayer. Bạn phải dùng một Custom Control để thêm đối tượng đó vào.

Nhấn CTRL - T. Trong hộp thoại Components chọn Windows MediaPlayer (thường ở cuối danh sách), Click nút OK



Đối tượng MediaPlayer sẽ được thêm vào Toolbox, việc còn lại, chỉ cần vẽ nó lên form, đặt ở vị trí thích hợp (nó có tên mặc nhiên là MediaPlayer1)

Viết Code

Đầu tiên bạn cần cho bộ 3 control: Drive1, Dir1, File1 hoạt động. Hãy gõ đoạn Code sau đây để cho chúng "hiểu nhau"

Private Sub Dir1_Change()

File1.Path = Dir1.Path

If File1.ListCount = 0 Then
'Kiểm tra xem có file nào trong listbox File1 chưa

cmdPlay.Enabled = False
'Nếu chưa có thì vô hiệu nút Play

Else

cmdPlay.Enabled = True
'Nếu có rồi thì cho hiệu lực nút Play

End If

End Sub

Private Sub Drive1_Change()

Dir1.Path = Drive1.Drive

End Sub

Double click lên nút Play và viết

Private Sub Command1_Click()

MediaPlayer1.filename = Dir1.Path & "\" _
& File1.List(File1.ListIndex)

Label1.Caption = MediaPlayer1.filename

End Sub

Nếu thuộc tính AutoStart của MediaPlayer được gán bằng True. MediaPlayer sẽ tự động Play nếu bạn truyền cho thuộc tính FileName của nó một chuỗi là đường dẫn đến file cần Play. Khi thuộc tính FileName là rỗng, nó sẽ ngừng.

ở đoạn Code trên tôi đã ghép nối các thuộc tính của Drive1, Dir1 & File1 để chỉ ra file cần Play. Đoạn code sẽ gặp lỗi khi các file cần Play nằm ngoài thư mục gốc, bạn hãy tự hoàn chỉnh lấy bằng hàm IIF() hay câu lệnh IF

Dòng thứ 2 dùng để hiển thị đường dẫn file đang Play trong Labelbox ở cuối form.

Nếu muốn khi người dùng Double Click lên tên file trong danh sách file thì MediaPlayer sẽ Play file đó, bạn chỉ cần làm như sau:

Private Sub File1_DblClick()

cmdPlay_Click

End Sub

Để khả năng lọc (Pattern) của File1 hoạt động theo nội dung trong Textbox (Text1). Bạn cần gán các chuỗi trong Textbox do người dùng gõ vào mỗi khi có sự thay đổi (thuộc tính Change của Textbox).

Private Sub Text1_Change()

File1.Pattern = Trim(Text1)

End Sub

Đồng thời lúc chương trình khởi động bạn cũng phải gán nội dung trong Textbox cho thuộc tính Pattern của File1

Private Sub Form_Load()

Text1_Change

End Sub

MediaPlayer còn có một thuộc tính tên là PlayCount - Số lần phát lại một file nhạc, bạn hãy gán cho nó một số thích hợp trong khi thiết kế chương trình.

Khả năng của MediaPlayer còn tùy thuộc vào MediaPlayer đang sử dụng trong Windows của bạn.

Vậy là xong, một chương trình duỵệt file âm thanh, thật là quá đơn giản phải không bạn :-)

Thay lời kết

Bây giờ bạn có thể dịch ra file exe, đem tặng cho bạn bè "làm kỷ niệm". Nhớ chép thêm các file cần thiết cho chương trình nhé. MSDXM.OCX là file chứa Custom Control MediaPlayer đã sử dụng trong chương trình. Hãy nén lại cho chúng thật mi nhon trước khi chép ra đĩa mềm hay gởi kèm theo E-mail.

Trên đây chỉ là một chương trình rất đơn giản, nhưng tính năng có nó thì đáng khâm phục phải không bạn. Còn lại vài chi tiết khác bạn có thể tự mình làm lấy theo ý thích. Bạn có thể thêm vài tính năng nữa cho chương trình trở nên đa dụng, thí dụ như: Play các file Video, tự động Play một loạt các file...

Chúc bạn thành công.

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

thấy cái này bên Haivl.com hay nên post cho mọi người xem

Bạn nên tính thử đi rất hay...

Mẹo đã có người giải số chữ cái là "A" ta có Ax2= số chẵn -> (A x 2) + 5 = số lẻ -> [(A x 2) + 5] x 50 = x50 -> x50 + 1762 = xx12. Mà 12 là số năm nay 2012 nên dù tên mẹ bạn có nhiu chữ cái thì 2 số sau đều ra tuổi bạn,(chỉ khác nhau số trước của tuổi). VD: tên A = 1 ta có. 1x2=2 -> 2+5=7 -> 7x50=350 -> 350+1762= 2112 -> 2112-1989=123 vậy tưởi của mềnh là 23 =))
DBS M05479
Quang Cao