Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Điện từ trường


1 - Khái niệm về từ trường.
* Nam châm và từ tính .
Trong tự nhiên có một số chất có thể hút được sắt gọi là nam châm tự nhiên.
Trong công nghiệm người ta luyện thép hoặc hợp chất thép để tạo thành nam châm nhân tạo.
Nam châm luôn luôn có hai cực là cực bắc North (N) và cực nam South (S) , nếu chặt thanh nam châm ra làm 2 thì ta lại được hai nam châm mới cũng có hai cực N và S – đó là nam châm có tính chất không phân chia..
Nam châm thường được ứng dụng để sản xuất loa điện động, micro hoặc mô tơ DC.
* Từ trường
Từ trường là vùng không gian xung quanh nam châm có tính chất truyền lực từ lên các vật liệu có từ tính, từ trường là tập hợp của các đường sức đi từ Bắc đến cực nam.

* Cường độ từ trường
Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của từ trường, ký hiệu là H đơn vị là A/m
* Độ từ cảm
Là đại lượng đặc trưng cho vật có từ tính chịu tác động của từ trường, độ từ cảm phụ thuộc vào vật liệu . VD Sắt có độ từ cảm mạnh hơn đồng nhiều lần . Độ từ cảm được tính bởi công thức
B = µ.H
Trong đó B : là độ từ cảm
µ : là độ từ thẩm
H : là cường độ từ trường
* Từ thông
Là số đường sức đi qua một đơn vị diện tích, từ thông tỷ lệ thuật với cường độ từ trường.

* Ứng dụng của Nam châm vĩnh cửu.
Nam châm vĩnh cửu được ứng dụng nhiều trong thiết bị điện tử, chúng được dùng để sản xuất Loa, Micro và các loại Mô tơ DC.

2 – Từ trường của dòng điện đi qua dây dẫn thẳng.

Thí nghiệm trên cho thấy, khi công tắc bên ngoài đóng, dòng điện đi qua bóng đèn làm bóng đèn sáng đồng thời dòng điện đi qua dây dẫn sinh ra từ trường làm lệch hướng kim nam châm .
Khi đổi chiều dòng điện, ta thấy kim nam châm lệch theo hướng ngược lại , như vậy dòng điện đổi chiều sẽ tạo ra từ trường cũng đổi chiều.
2. Từ trường của dòng điện đi qua cuộn dây.

Khi ta cho dòng điện chạy qua cuộn dây, trong lòng cuộn dây xuất hiện từ trường là các đường sức song song, nếu lõi cuộn dây được thay bằng lõi thép thì từ trường tập trung trên lõi thép và lõi thép trở thành một chiếc nam châm điện, nếu ta đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng
Dòng điện một chiều cố định đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường cố định, dòng điện biến đổi đi qua cuộn dây sẽ tạo ra từ trường biến thiên.
Từ trường biến thiên có đặc điểm là sẽ tạo ra điện áp cảm ứng trên các cuộn dây đặt trong vùng ảnh hưởng của từ trường , từ trường cố định không có đặc điểm trên.
Ứng dụng:
Từ trường do cuộn dây sinh ra có rất nhiều ứng dụng trong thực tế, một ứng dụng mà ta thường gặp trong thiết bị điên tử đó là Rơ le điện từ.

Rơ le điện từ
Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây, lõi cuộn dây trở thành một nam châm điện hút thanh sắt và công tắc đựoc đóng lại, tác dụng của rơ le là dùng một dòng điện nhỏ để điều khiển đóng mạch cho dòng điện lớn gấp nhiều lần.
3. Lực điện từNếu có một dây dẫn đặt trong một từ trường, khi cho dòng điện chạy qua thì dây dẫn có một lực đẩy => đó là lực điện từ, nếu dây dẫn để tụ do chúng sẽ chuyển động trong từ trường, nguyên lý này được ứng dụng khi sản xuất loa điện động.

Nguyên lý hoạt động của Loa ( Speaker )
Cuộn dây được gắn với màng loa và đặt trong từ trường mạnh giữa 2 cực của nam châm , cực S là lõi , cực N là phần xung quanh, khi cho dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây , dưới tác dụng của lực điện từ cuộn dây sẽ chuyển động, tốc động chuyển động của cuộn dây phụ thuộc vào tần số của dòng điện xoay chiều, cuộn dây chuyển động được gắng vào màng loa làm màng loa chuyển động theo, nếu chuyển động ở tần số > 20 Hz chúng sẽ tạo ra sóng âm tần trong dải tần số tai người nghe được.
4. Cảm ứng điện từ .
Cảm ứng điện từ là hiện tượng xuất hiện điện áp cảm ứng của cuộn dây được đặt trong một từ trường biến thiên.
Ví dụ : một cuộn dây quấn quanh một lõi thép , khi cho dòng điện xoay chiều chay qua, trên lõi thép xuất hiện một từ trường biến thiên, nếu ta quấn một cuộn dây khác lên cùng lõi thép thì hai đầu cuộn dây mới sẽ xuất hiện điện áp cảm ứng. Bản thân cuộn dây có dòng điện chạy qua cũng sinh ra điện áp cảm ứng và có chiều ngược với chiều dòng điện đi vào.
Nguồn: hocnghe.com.vn

Đọc thêm : Điện từ trường - blog điện tử viễn thônghttp://blogdientuvienthong.blogspot.com/2012/01/ien-tu-truong.html#ixzz27Yy0gil2

Nguồn một chiều – DC


1 – Khái niệm cơ bản về dòng điện
1. Cấu trúc nguyên tử :Để hiểu về bản chất dòng điện ta biết rằng ( kiến thức PTTH ) tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần là
- Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hoà điện gọi là Neutron.
- Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
- Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hoà về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp suất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trở thành các điện tử tự do.
- Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm.
2 . Bản chất dòng điện và chiều dòng điện .
Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo lên hiệu ứng tích điện
- Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion.
- Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử – đi từ âm sang dương )

3. Tác dụng của dòng điện :
Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau :

Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng => làm nam châm lệch theo hướng ngược lại.
- Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và siẩng nhiệt năng
- Dòng điện chạy qua động cơ làm quay động cơ quay sinh ra cơ năng
- Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năng..
Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hoá năng.
2 – Dòng điện và điện áp một chiều
1. Cường độ dòng điện :
Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian – Ký hiệu là I
- Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do.

Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe và có các bội số :
Kilo Ampe = 1000 Ampe
Mega Ampe = 1000.000 Ampe
Mili Ampe = 1/1000 Ampe
Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe
2. Điện áp :
Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là hiệu điện thế.
- Điện áp tại điểm A gọi là UA
- Điện áp tại điểm B gọi là UB.
- Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB
UAB = UA – UB
- Đơn vị của điện áp là Vol ký hiệu là U hoặc E, đơn vị điện áp có các bội số là
Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol
Mili Vol (mV) = 1/1000 Vol
Micro Vol = 1/1000.000 Vol

Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0
3 – Các định luật cơ bản
1. Định luật ôm
Định luật ôm là định luật quan trọng mà ta cần phải nghi nhớ
Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch tỷ lệ thuận với điện áp ở hai đầu đoạn mạch và tỷ lệ nghịch với điện trở của đoạn mạch đó .
Công thức : I = U / R trong đó
I là cường độ dòng điện , tính bằng Ampe (A)
U là điện áp ở hai đầu đoạn mạch , tính bằng Vol (V)
R là điện trở của đoạn mạch , tính bằng ôm
2. Định luật ôm cho đoạn mạch
Đoạn mạch mắc nối tiếp:
Trong một đoạn mạch có nhiều điện trở mắc nối tiếp thì điện áp ở hai đầu đoạn mạch bằng tổng sụt áp trên các điện trở .

Như sơ đồ trên thì U = U1 + U2 + U3
Theo định luật ôm ta lại có U1 =I1 x R1 , U2 = I2 x R2,
U3 = I3 x R3 nhưng đoạn mạch mắc nối tiếp thì I1 = I2 = I3
Sụt áp trên các điện trở => tỷ lệ thuận với các điện trở .
Đoạn mạch mắc song song
Trong đoạn mạch có nhiều điện trở mắc song song thì cường độ dòng điện chính bằng tổng các dòng điện đi qua các điện trở và sụt áp trên các điện trở là như nhau:

Mạch trên có U1 = U2 = U3 = E
I = I1 + I2 + I3 và U1 = I1 x R1 = I2 x R2 = I3 x R3
Cường độ dòng điện tỷ lệ nghịch với điện trở .
3. Điện năng và công suất :
* Điện năng.
Khi dòng điện chạy qua các thiết bị như bóng đèn => làm bóng đèn sáng, chạy qua động cơ => làm động cơ quay như vậy dòng điện đã sinh ra công. Công của dòng điện gọi là điện năng, ký hiệu là W, trong thực tế ta thường dùng Wh, KWh ( Kilo wat giờ)
Công thức tính điện năng là :
W = U x I x t
Trong đó W là điện năng tính bằng June (J)
U là điện áp tính bằng Vol (V)
I là dòng điện tính bằng Ampe (A)
t là thời gian tính bằng giây (s)
* Công suất .
Công suất của dòng điện là điện năng tiêu thụ trong một giây , công suất được tính bởi công thức
P = W / t = (U. I .t ) / t = U .I
Theo định luật ôm ta có P = U.I = U2 / R = R.I2

Đọc thêm : Nguồn một chiều – DC - blog điện tử viễn thônghttp://blogdientuvienthong.blogspot.com/2012/01/nguon-mot-chieu-dc.html#ixzz27Yxs6nk9

Bắt đầu với bộ môn điện tử – Chất bán dẫn

Giới thiệu
Chào bạn mình là Nguyễn Văn Thắng, hiện đang là sinh viên khoa điện tử của trường ĐHCN Hà Nội, trong quá trình học tập và tìm kiếm tài liệu trên mạng mình kiếm được rất nhiều tài liệu muốn chia sẻ, muốn lưu trữ, và mình cũng lưu trữ được khá nhiều, tuy nhiên bạn biết đấy, máy tính rồi cũng có lúc hỏng, kiến thức đôi khi mình cũng sao nhãng....
Thế rồi tình cờ tôi vào một trang web , hỏi ra mới biết họ làm trên nền blogger và ý tưởng lưu trữ tài liệu, kiến thức được nhen nhóm, và hôm nay sau khi đã tìm hiểu được cơ bản về blogger mình quyết định tập trung sưu tầm và post tài liệu cho những ai đang học cần, chắc chắn ít nhất hữu ích tối thiểu với lớp của tôi, còn bạn thì sao? nếu tài liệu mình của mình có ích thì hãy ủng hộ trang web của mình nhá




Bắt đầu nào!


Mình mới học nên sưu tầm tạm những cái gọi là cơ bản đã,


1 – Chất bán dẫn
1.1 - Chất bán dẫn là gì ?Chất
bán dẫn là nguyên liệu để sản xuất ra các loại linh kiện bán dẫn như
Diode, Transistor, IC mà ta đã thấy trong các thiết bị điện tử ngày
nay.
Chất bán dẫn là những chất có đặc điểm trung gian giữa
chất dẫn điện và chất cách điện, về phương diện hoá học thì bán dẫn là
những chất có 4 điện tử ở lớp ngoài cùng của nguyên tử. đó là các chất
Germanium ( Ge) và Silicium (Si)
Từ các chất bán dẫn ban đầu ( tinh khiết) người ta phải
tạo ra hai loại bán dẫn là bán dẫn loại N và bán dẫn loại P, sau đó
ghép các miếng bán dẫn loại N và P lại ta thu được Diode hay Transistor.
Si và Ge đều có hoá trị 4, tức là lớp ngoài cùng có 4
điện tử, ở thể tinh khiết các nguyên tử Si (Ge) liên kết với nhau theo
liên kết cộng hoá trị như hình dưới.

Chất bán dẫn tinh khiết .
1.2 - Chất bán dẫn loại N
* Khi ta pha một lượng nhỏ chất có hoá trị 5 như Phospho (P) vào chất
bán dẫn Si thì một nguyên tử P liên kết với 4 nguyên tử Si theo liên
kết cộng hoá trị, nguyên tử Phospho chỉ có 4 điện tử tham gia liên kết
và còn dư một điện tử và trở thành điện tử tự do => Chất bán dẫn lúc
này trở thành thừa điện tử ( mang điện âm) và được gọi là bán dẫn N (
Negative : âm ).

Chất bán dẫn N
1.3 - Chất bán dẫn loại P
Ngược lại khi ta pha thêm một lượng nhỏ chất có hoá trị 3 như Indium
(In) vào chất bán dẫn Si thì 1 nguyên tử Indium sẽ liên kết
với 4 nguyên tử Si theo liên kết cộng hoá trị và liên kết bị thiếu một
điện tử => trở thành lỗ trống ( mang điện dương) và được
gọi là chất bán dẫn P.

Chất bán dẫn P
2 – Diode (Đi ốt) Bán dẫn
2.1 – Tiếp giáp P – N và Cấu tạo của Diode bán dẫn.Khi
đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo
một tiếp giáp P – N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm
: Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán
sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion
trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa
hai chất bán dẫn.

Mối tiếp xúc P – N => Cấu tạo của Diode .
* Ở hình trên là mối tiếp xúc P – N và cũng chính là cấu tạo của Diode bán dẫn.


Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn.
2.2 - Phân cực thuận cho Diode.Khi
ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-)
vào Katôt ( vùng bán dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện
áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt
0,6V ( với Diode loại Si ) hoặc 0,2V ( với Diode loại Ge ) thì diện
tích miền cách điện giảm bằng không => Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu
tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng chênh
lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,6V )

Diode (Si) phân cực thuận – Khi Dode dẫn
điện áp thuận đựơc gim ở mức 0,6V

Đường đặc tuyến của điện áp thuận qua Diode
* Kết luận : Khi Diode (loại Si)
được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận < 0,6V thì chưa có
dòng đi qua Diode, Nếu áp phân cực thuận đạt = 0,6V thì có dòng đi qua
Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ
ở giá trị 0,6V .
2.3 – Phân cực ngược cho Diode.
Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán
dẫn N), nguồn (-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp
ngược, miền cách điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua
mối tiếp giáp, Diode có thể chiu được điện áp ngược rất lớn
khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.

Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V
2.4 – Phương pháp đo kiểm tra Diode

Đo kiểm tra Diode
Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode, nếu :
Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên, đảo chiều đo kim không lên là => Diode tốt
Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập.
Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode bị đứt.
Ở phép đo trên thì Diode D1 tốt , Diode D2 bị chập và D3 bị đứt
Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò.
2.5 – Ứng dụng của Diode bán dẫn .
* Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode
thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một
chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt
động . trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu
có dạng .

Diode cầu trong mạch chỉnh lưu điện xoay chiều .
3 – Các loại Diode
3.1 - Diode Zener
* Cấu tạo :
Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P
- N ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực
ngược, khi phân cực thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân
cực ngược Diode zener sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị
ghi trên diode.

Hình dáng Diode Zener ( Dz )

Ký hiệu và ứng dụng của Diode zener trong mạch.
Sơ đồ trên minh hoạ ứng dụng của Dz, nguồn U1 là nguồn có điện áp thay đổi, Dz là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng.
Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì áp trên Dz luôn luôn cố định cho dù nguồn U1 thay đổi.
Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng ngược qua Dz thay đổi, dòng ngược qua Dz có giá trị giới hạn khoảng 30mA.
Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 => 2
lần Dz và lắp trở hạn dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz
< 30mA.

Nếu U1 < Dz thì khi U1 thay đổi áp trên Dz cũng thay đổi
Nếu U1 > Dz thì khi U1 thay đổi => áp trên Dz không đổi.
3.2 - Diode Thu quang. ( Photo Diode )Diode
thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ diode có một miếng
thuỷ tinh để ánh sáng chiếu vào mối P – N , dòng điện ngược qua diode
tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào diode.

Ký hiệu của Photo Diode

Minh hoạ sự hoạt động của Photo Diode
3.3 - Diode Phát quang ( Light Emiting Diode : LED )Diode
phát phang là Diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp
làm việc của LED khoảng 1,7 => 2,2V dòng qua Led khoảng từ 5mA đến
20mA
Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng thái có điện . vv…

Diode phát quang LED
3.4 – Diode Varicap ( Diode biến dung )Diode biến dung là Diode có điện dung như tụ điện, và điện dung biến đổi khi ta thay đổi điện áp ngược đặt vào Diode.

Ứn dụng của Diode biến dung Varicap ( VD )
trong mạch cộng hưởng
Ở hình trên khi ta chỉnh triết áp VR, điện áp
ngược đặt vào Diode Varicap thay đổi , điện dung của diode thay đổi
=> làm thay đổi tần số công hưởng của mạch.
Diode biến dung được sử dụng trong các bộ kênh Ti vi mầu, trong các mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng bằng điện áp.
3.5 - Diode xungTrong
các bộ nguồn xung thì ở đầu ra của biến áp xung , ta phải dùng Diode
xung để chỉnh lưu. diode xung là diode làm việc ở tần số cao khoảng vài
chục KHz , diode nắn điện thông thường không thể thay thế vào vị trí
diode xung được, nhưng ngựơc lại diode xung có thể thay thế cho vị trí
diode thường, diode xung có giá thành cao hơn diode thường nhiều lần.
Về đặc điểm , hình dáng thì Diode xung không có gì khác biệt với Diode
thường, tuy nhiên Diode xung thường có vòng dánh dấu đứt nét hoặc
đánh dấu bằng hai vòng

Ký hiệu của Diode xung
3.6 – Diode tách sóng.
Là loại Diode nhỏ vở bằng thuỷ tinh và còn gọi là diode tiếp điểm vì
mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P – N tại một điểm để tránh điện
dung ký sinh, diode tách sóng thường dùng trong các mạch cao tần dùng
để tách sóng tín hiệu.
3.7 – Diode nắn điện.
Là Diode tiếp mặt dùng để nắn điện trong các bộ chỉnh lưu nguồn AC 50Hz
, Diode này thường có 3 loại là 1A, 2A và 5A.

Diode nắn điện 5A
Nguồn: hocnghe.com.vn



Nhận xét của mình muốn bổ sung:
Các bạn lưu ý: Khi tính toán giá trị sụt áp trên Điôt không phải là giá trị cố định 0.6 với Si và 0.2 với Ge mà giá trị này chỉ là tương đối, giá trị thực tế được quye định trên điốt, còn với tính toàn thì nó phụ thuộc vào người ra đề
Còn với Điốt phân cực ngược thực tế vẫn có dòng đi qua nhưng nó có giá trị rất nhỏ, đôi khi tính toán người ta vẫn tính toán đến giá trị của nó

Đọc thêm : Bắt đầu với bộ môn điện tử – Chất bán dẫn - blog điện tử viễn thông http://blogdientuvienthong.blogspot.com/2012/01/bat-au-voi-bo-mon-ien-tu-chat-ban-dan.html#ixzz27YxgDmHe

Unlock Nokia and more

On the main screen type in:
*#06# for checking the IMEI (International Mobile Equipment Identity).
*#7780# reset to factory settings.
*#67705646# This will clear the LCD display(operator logo).
*#0000# To view software version.
*#2820# Bluetooth device address.
*#746025625# Sim clock allowed status.
#pw+1234567890+1# Shows if sim have restrictions.
*#92702689# - takes you to a secret menu where you may find some of the information below:
1. Displays Serial Number.
2. Displays the Month and Year of Manufacture
3. Displays (if there) the date where the phone was purchased (MMYY)
4. Displays the date of the last repair - if found (0000)
5. Shows life timer of phone (time passes since last start)
*#3370# - Enhanced Full Rate Codec (EFR) activation. Increase signal strength, better signal reception. It also help if u want to use GPRS and the service is not responding or too slow. Phone battery will drain faster though.
*#3370* - (EFR) deactivation. Phone will automatically restart. Increase battery life by 30% because phone receives less signal from network.
*#4720# - Half Rate Codec activation.
*#4720* - Half Rate Codec deactivation. The phone will automatically restart
If you forgot wallet code for Nokia S60 phone, use this code reset: *#7370925538#
Note, your data in the wallet will be erased. Phone will ask you the lock code. Default lock code is: 12345
Press *#3925538# to delete the contents and code of wallet.
Unlock service provider: Insert sim, turn phone on and press vol up(arrow keys) for 3 seconds, should say pin code. Press C,then press * message should flash, press * again and 04*pin*pin*pin# \
*#7328748263373738# resets security code.
Default security code is 12345
Change closed caller group (settings >security settings>user groups) to 00000 and ure phone will sound the message tone when you are near a radar speed trap. Setting it to 500 will cause your phone 2 set off security alarms at shop exits, gr8 for practical jokes! (works with some of the Nokia phones.) Press and hold "0" on the main screen to open wap browser.
Thanks. link website: gleez.com/articles/did-you-know/nokia-secret-codes
Master nokia unlock Website: mastercode.nokiafree.org or nokiamastercode.com

when delete file not display window answer


Khi xóa file hay Folder, window sẽ hỏi yes/no. Để thay đổi thuộc tính này, muốn thay đổi làm như sau:
1. Start + Run: Gpedit.msc
2. Làm như hình:
DBS M05479
Quang Cao