Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Ebook hướng dẫn làm Ebook

 Cái này thì dành cho các bạn muốn nên cao tay nghề hay chia sẽ kinh nghiệm, mà các bạn cũng nên nghiên cứu qua để khi cần ta lại ứng dụng không bao giờ là thừa cả.



Download

Sự tự tin giáo dục con cái

Sự tự tin quyết định thành công trong giáo dục con cái

Những bậc cha mẹ đã hết sức ngạc nhiên khi biết rằng để giáo dục con thành công không phải là do phương pháp kỷ luật mà sự tự tin của họ mới chính là điều tiên quyết. Sẽ không có một phương pháp kỷ luật nào đạt hiệu quả nếu như ở cha mẹ thiếu sự tự tin.

Mẹ của bé Bobby hỏi: "Tôi nên làm gì không chịu ăn những món tôi đã nấu?". Còn bố của Alicia thì lại băn khoăn hỏi: "Tôi nên giải quyết thế nào khi con gái cãi lại tôi?".

Giống như mẹ của Bobby hay bố của Alicia, tất cả những bậc phụ huynh đều tin rằng phương pháp là chìa khoá để rèn con một cách hiệu quả. Họ cho rằng cũng giống như việc chỉ có một loại thuốc chống lại bệnh cảm cúm, còn một loại khác lại được dùng để điều trị bệnh phát ban... Mỗi tình huống khác nhau sẽ có một biện pháp cư xử thích hợp.

"Mẹ nói phải như vậy" - Câu nói mang tính quyết định

Thật không đúng khi rất nhiều người cho rằng câu nói đó quá hà khắc thậm chí có thể làm hỏng mọi thứ. Nhưng những phụ huynh tự tin nói ra mệnh lệnh này không bao giờ ngăn con mình đưa ra ý kiến hay thể hiện sự không đồng ý với quyết định nào đó của bố mẹ. Họ mong muốn có thể nói chuyện với con (chứ không phải là tranh luận) về những nguyên tắc họ đặt ra cũng như những điều mong muốn. Tuy nhiên, khi tất cả đã được nói và thực hiện thì còn một điều rõ ràng nữa là phụ huynh phải là những người đưa ra quyết định cuối cùng và con cái sẽ phải làm theo lời bố mẹ.

Khi bố mẹ không đưa ra được những quy tắc này sẽ gặp phải vấn đề trong phương pháp dạy con. Nguyên nhân vì không có cách giáo dục nào có thể thực hiện được khi bố mẹ thiếu sự tự tin. Trong trường hợp này, một cách cư xử mới tại thời điểm đó khiến đứa trẻ cư xử không đúng mực phải e sợ. Tuy nhiên, sớm muộn gì chúng cũng sẽ nhận ra rằng, biện pháp thì thay đổi nhưng bố mẹ thì vẫn thế. Như vậy, rõ ràng phương pháp này không hề có tác dụng. Khi bạn hành động tự tin bạn sẽ luôn thực hiện những nguyên tắc khác nhau tuỳ từng trường hợp. Bạn có thể không cần nói nhiều, thậm chí chỉ cần một cái nhìn cũng đủ để giải quyết vấn đề.

Những bậc phụ huynh tự tin thể hiện ở những đặc điểm sau: 

Có nguyên tắc rõ ràng


Họ không đánh đồng khi mọi việc xảy ra. Họ không nịnh, vỗ về hay doạ con. Một cách đơn giản, họ thẳng thắn nói với con điều gì có thể, không thể và phải làm.

Biết được điều gì sẽ xảy ra

Họ can thiệp trước khi để mọi việc tiến xa. Ví dụ, mẹ của một cô bé 4 tuổi biết bé rất có thể trút cơn tức giận về việc gì đó tại cửa hàng hai mẹ con đang mua sắm. Cô đã quyết định trước một bước bằng cách đưa con ra khỏi xe và đứng đợi cùng con cho đến khi cơn tức giận qua đi. Làm vậy, mỗi khi cô bé tức giận, nó lại nhìn thấy mẹ không hề mất bình tĩnh bởi vì mẹ có thể kiểm soát tình hình. Cách tốt nhất đối với cô bé trong tình huống trên là kiềm chế sự tức giận.

Lập trường kiên định

Bố mẹ của một cậu bé nói với nó rằng nếu như không chuẩn bị sẵn sàng trước khi đến giờ đi học nó sẽ không được phép ra ngoài chơi hay xem TV sau khi đi học về và phải đi ngủ sớm hơn thường lệ 1 tiếng. Trong tuần đầu tiên, nó chỉ đi hoàn thành mọi việc đúng giờ có một buổi. Bố mẹ bé vẫn tiếp tục kiên trì áp dụng biện pháp đó. Cuối cùng, phải mất đến 2 tuần cậu bé mới ý thức được việc phải làm. Nhưng từ đó trở đi, nó luôn ở tư thế sẵn sàng lên đường khi đến giờ đi học.

Dạy bé cách chế ngự cảm xúc

Khi chán nản, trẻ cũng thường dễ cáu giận vô cớ như người lớn. Để giúp trẻ biết cách chế ngự cảm xúc một cách lành mạnh, dưới đây là khuyến cáo của Quỹ Nemours: 


- Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc và tại sao lại có cảm xúc đó. Hãy trò chuyện với con, thay vì tranh luận. Luôn khuyến khích con bình tĩnh kể lại những điều đã làm bé bực bội.

- Khuyến khích bé đi bộ loanh quanh mỗi khi bé cảm thấy bực bội và dành cho bé 1 không gian hay thời gian nhất định để bé đủ bình tĩnh trở lại.

- Hãy gợi ý cho trẻ một vài cách để giải tỏa nỗi bực tức – ví như viết hay vẽ ra những điều bé đang cảm thấy.

- Hướng trẻ tới một việc làm, sự vật khác để bé nhanh quên nỗi bực bội như rủ bé ra ngoài, nhảy nhót trong phòng ngủ….

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Dạy trẻ tiêu tiền không bao giờ là sớm

Từ tuổi nào mới nên cho con tiếp xúc với tiền bạc? Biết về tiền quá sớm có làm trẻ hư?... Đó là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ khi trên thực tế nhiều em bé đã bị "lệch chuẩn" do đồng tiền.

Chị Hương (29 tuổi, Mai Động), dứt khoát: "Con tôi sẽ chỉ biết đến tiền bạc khi vào cấp 2. Trẻ con mà dính đến tiền là hỏng ngay, kinh nghiệm xương máu của bà chị đấy".

Cu Khanh, con của chị gái Hương, học lớp 5. Mỗi ngày Khanh được mẹ cho 100 nghìn đồng để ăn sáng và tiêu vặt. Cậu bé dồn tiền vào chơi game điện tử. Hết tiền, Khanh nói dối là cần mua thêm sách vở, dụng cụ học tập để xin thêm. Có khi cùng một khoản nhưng cậu xin được đến 4 lần sau khi "gặp riêng" ông, bà, bố, mẹ. Có lần, bà nội Khanh còn bắt gặp cháu đích tôn lén rút tiền trong túi bố.

Thấy "tấm gương" đó, chị Hương quyết định giữ sự trong sáng cho con bằng việc cách ly con hoàn toàn với tiền. Cậu bé học lớp 3 không được tự ý mua một thứ gì, tiền mừng tuổi mẹ cũng giữ hộ. Muốn mua gì, dù là cục tẩy hay cây kem, cậu bé đều phải nói với mẹ và mẹ sẽ mua cho.

Không chỉ Hương, nhiều bà mẹ cũng lo lắng về ảnh hưởng xấu của tiền bạc với con cái. Họ rất băn khoăn về việc lúc nào thì nên cho trẻ biết về đồng tiền và sử dụng nó. Theo thạc sĩ Trần Văn Tính, giảng viên tâm lý Đại học Quốc gia Hà Nội, câu trả lời là: Càng sớm càng tốt, ngay khi nhận thấy trẻ có thể hiểu được. Nếu hoàn toàn không biết gì về tiền bạc, trẻ lớn lên sẽ không biết tính toán và trở nên ngô nghê, bị động.

Thạc sĩ Tính kể: Có lần một nam sinh viên có quan hệ khá thân với gia đình ông gọi điện, bảo mẹ đi vắng, đưa 100 nghìn đồng bảo tự mua đồ ăn sáng; và cậu nhờ chỉ giúp là với số tiền đó thì mua cái gì, ở đâu. Hóa ra từ bé đến nay, ngoài việc đóng tiền học và sắm sách vở, cậu chưa phải tự mua bất cứ cái gì cho sinh hoạt cá nhân nên hoàn toàn lúng túng khi phải tự mua qùa sáng.

Việc sử dụng tiền giúp đứa trẻ phát triển trí thông minh, khả năng tính toán, quản lý và tổ chức cuộc sống. Ngoài ra, qua đồng tiền, bố mẹ cũng có cơ hội dạy con biết giá trị của sức lao động và quý trọng lao động. Bạn nên nói cho trẻ hiểu, để có được tiền cho con mua đồ chơi, sách vở..., bố mẹ đã phải làm việc vất vả như thế nào, từ đó trẻ sẽ biết quý đồng tiền và không tiêu pha hoang phí.

Câu chuyện của người bố sau đây là một gợi ý: Con gái xin 10.000 đồng để mua hộp kem. Hai bố con ra đường, nhìn thấy một chị lao công cặm cụi quét rác dưới trời mưa. Bố bảo: "Con biết không, cô ấy làm vất vả như vậy cả buổi tối mà cũng chỉ được 10.000 thôi đấy". "Làm cả buổi tối mà chỉ mua được một hộp kem thôi hả bố?" - con gái tần ngần. Và từ đó bé rất cân nhắc khi xin tiền, và băn khoăn thương bố khi thấy bố làm việc khuya.

Con bạn sẽ không thể hiểu được giá trị của đồng tiền nếu bố mẹ cứ cho ngay mỗi khi được yêu cầu. Thạc sĩ Trần Văn Tính kể: Có lần ông đi picnic cùng một nhóm học sinh. Có vài em vào cửa hàng, nhặt ào ào đủ loại thức ăn rồi thanh toán số tiền lớn mà không cần hỏi giá. Nhưng trong buổi đi chơi, các em cũng chỉ ăn vài miếng rồi sau đó vứt hết cho nhẹ ba lô.

Khi được hỏi, mấy học trò này chỉ nói đơn giản: "Có đáng gì đâu ạ? Cứ mua nhiều cho nó thoải mái, ăn hết bao nhiêu thì ăn". Những cháu bé này không hề có ý niệm gì về giá trị của đồng tiền nên sẽ không biết quý trọng công sức của bố mẹ, vì vậy chưa chắc đã biết ơn khi nhận số tiền lớn so với những trẻ khác chỉ được cho 10.000 đồng nhưng biết tiền ấy do đâu mà có.

Vì vậy, bạn đừng bao giờ cho tiền ngay khi con xin. Nên yêu cầu trẻ nói rõ sẽ dùng số tiền đó để mua gì, thứ đó cần thiết như thế nào, nếu chính đáng mới đồng ý (nếu không thì phải giải thích cho con hiểu). Chẳng hạn, nếu trẻ bảo muốn mua một con búp bê, bạn hãy hỏi con tại sao muốn có nó trong khi bé đã có những búp bê khác, thứ đồ chơi mới ấy hấp dẫn ở chỗ nào, và có thể yêu cầu bé tỏ ra xứng đáng với món quà (như trong vòng 1 tuần tới luôn tự giác dậy đúng giờ để đến lớp).

Với cách trên, con bạn sẽ rèn luyện được khả năng diễn đạt ý kiến, khả năng thuyết phục, và không nhiễm phải tư tưởng đòi gì được nấy như nhiều "con cưng" hiện nay.

Sau khi cho, bạn nên giám sát để biết trẻ có dùng tiền đúng mục đích nó nói hay không, vì không ít trẻ nêu lý do rất chính đáng nhưng thực tế ngược lại. Trường hợp của Minh (15 tuổi, Kim Giang, Hà Nội) là một ví dụ. Cậu bé xin bố 300.000 đồng để mua quà tặng gia sư - người mà cả gia đình đều quý mến. Bố cậu cho ngay, và sau đó phấn khởi biết rằng thầy giáo được tặng chiếc cà vạt rất đẹp. Một thời gian sau, tình cờ ông biết được rằng vào dịp đó, Minh cũng xin tiền của mẹ, ông nội, bà nội... với một lý do trên. Số tiền dôi ra, cậu cùng mấy người bạn thử mùi karaoke "tươi mát".

Vậy phải chăng thay vì cho tiền, bố mẹ nên đi cùng con đi mua những thứ trẻ yêu cầu? Theo các chuyên gia, điều này không cần thiết, nhất là với trẻ lớn, vì sẽ gây nên tính thụ động, kém tính toán và phản ứng tiêu cực ở trẻ khi thấy mình không được tin tưởng. Nếu thực sự quan tâm, bạn sẽ có những cách tế nhị để biết con mình sử dụng đồng tiền có đúng mục đích hay không.


VnE

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc (tiếp)

Chiến tích

Những nhà nghiên cứu Tam Quốc diễn nghĩa đã tổng kết: Quan Công lập nhiều công trận, trước sau chém được 17 viên tướng ngoài mặt trận[33] (những trường hợp chữ nghiêng là có thật, được xác nhận trong sử sách):
Chém Trình Viễn Chí - tướng khởi nghĩa Khăn Vàng
Chém Hoa Hùng, tướng của Đổng Trác
Chém Quản Hợi, dư đảng Khăn Vàng
Chém Tuân Chính, tướng của Viên Thuật ở Vu Thai
Chém Xa Trụ, tướng của Tào Tháo ở Từ châu
Chém Nhan Lương, tướng của Viên Thiệu ở Bạch Mã
Chém Văn Sú, tướng của Viên Thiệu ở Diên Tân
Chém Khổng Tú ở ải Đông Lĩnh
Chém Mạnh Thản ở Lạc Dương
Chém Hàn Phức ở Lạc Dương
Chém Biện Hỉ ở Nghi Thủy
Chém Vương Thực ở Vinh Dương
Chém Tần Kỳ ở Hoạt châu
Chém Sái Dương ở Cổ Thành
Chém Hạ Hầu Tồn ở Tương Dương
Chém Dương Linh - tướng của Hàn Huyền ở Trường SaNgoài ra, ông còn chém Bàng Đức sau khi bắt sống được viên tướng này ở Khoái Khẩu.
Những người trợ thủ đắc lực nhất cho ông ngoài mặt trận trong nhiều năm là con nuôi Quan Bình và nhân vật hư cấu Châu Thương.

Những điển tích từ tiểu thuyết

Đuốc sáng thâu đêm (Minh chúc đạt đán): Kể về sự việc khi Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo. Tào Tháo cố ý sắp đặt cho Quan Vũ và 2 bà vợ Lưu Bị ở cùng một phòng để ông mắc lỗi đạo với Lưu Bị và không trở về với họ Lưu được nữa. Nhưng khi Cam phu nhân và My phu nhân đi ngủ, Quan Vũ đứng cầm đuốc bên ngoài canh gác suốt đêm cho tới sáng. Tào Tháo nghe vậy rất khâm phục ông.
Một đao đến hội (Đơn đao phó hội): Tôn Quyền muốn lấy lại Kinh châu, Lỗ Túc bày mưu dụ Quan Vũ đến hội ở Lục Khẩu và cho phục binh, nếu ông không đồng ý trả Kinh châu thì sẽ giết chết. Nhưng vì Quan Vũ quá uy dũng, vừa thủ thanh long đao trong tay, vừa nắm lấy Lỗ Túc khiến quân Ngô không thể động thủ. Quan Vũ trở về an toàn.
Cạo xương trị thương: Quan Vũ đánh Phàn Thành, bị trúng tên độc của Tào Nhân. Thuốc độc ngấm vào tận xương nguy hiểm tính mạng. Danh y Hoa Đà đến chữa, đề nghị ông chùm chăn để khỏi nhìn cảnh Hoa Đà khoét thịt cạo độc trong xương. Nhưng Quan Vũ không đồng ý, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ với Mã Lương trong lúc Hoa Đà chữa tay. Chính Hoa Đà phải khâm phục dũng khí của ông.[sửa] Vũ khí và ngựa chiến

Nhiều năm chinh chiến và lập công trận, Quan Vũ gắn bó với vũ khí là thanh long đao và ngựa chiến là ngựa xích thố.
Thanh long đao gọi là Thanh long yển nguyệt (yển nguyệt là trăng lưỡi liềm) do ông đặt rèn khi chuẩn bị đánh quân Khăn Vàng từ hồi 1 trong tiểu thuyết.
Con ngựa chiến Xích thố nổi tiếng của ông vốn là ngựa của Đổng Trác. Trác mang tặng Lã Bố để mua chuộc Bố phản Đinh Nguyên về theo mình. Lã Bố bị giết, ngựa về chuồng của Tào Tháo. Tào Tháo muốn lấy lòng ông bèn tặng ngựa xích thố cho ông. Ngựa quý một ngày có thể đi ngàn dặm, sau này theo Quan Vũ qua 5 ải chém 6 tướng và lập nhiều chiến tích khác.
 Hiển thánh

Đề cao uy linh dũng khí của ông, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiển linh sau khi chết: vật chết Lã Mông trong dinh Tôn Quyền; thủ cấp nổi giận khiến Tào Tháo bệnh nặng qua đời; giúp con là Quan Hưng giết được Phan Chương để trả thù trận Mạch Thành.
Ngoài ra, La Quán Trung còn mô tả việc ông hiện lên đòi trả mạng chết oan khi gặp lại sư Phổ Tĩnh là người đồng hương. Sư Phổ Tĩnh lựa lời khuyên giải, ông mới ra đi.
Trọng Tương vấn Hán

Trọng Tương vấn Hán (仲襄問漢) là tác phẩm văn học khuyết danh tác giả, kể theo thuyết tiền căn báo hậu kiếp hay luân hồi quả báo từ thời Hán Sở tranh hùng cho đến thời Tam Quốc.
Tác giả xây dựng nội dung để hàng loạt nhân vật thời Hán Sở tái sinh, trong đó Tây Sở bá vươngHạng Vũ đầu thai làm Quan Vũ; Hạng Bá và Ung Sĩ từng phản Hạng Vũ phải đầu thai làm Văn Sú và Nhan Lương để Quan Vũ sát hại trong trận Bạch Mã - Diên Tân; các viên tướng tranh giành xé xác Hạng Vũ để lĩnh tước hầu của Lưu Bang đầu thai làm các tướng giữ cửa 5 ải và bị Quan Vũ giết chết trên đường tìm Lưu Bị.
DBS M05479
Quang Cao