(Cái này tùy hãng, hiện tại mình thấy mới chỉ có HTC, Sony và Motorola áp dụng Lock Bootloader)
Unlock boot loader sẽ cho phép điện thoại của bạn sử dụng các bản ROM bào chế (custom ROM). Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu thì bạn KHÔNG NÊN unlock boot loader cho điện thoại của bạn. Sau khi unlock boot loader bạn có thể sẽ mất quyền bảo hành đối với điện thoại của mình. Và có thể sẽ gặp lỗi khi repair firmware bằng Sony Ericsson Update Service hay Sony Ericsson PC Companion. Tuy nhiên nếu gặp vấn đề bạn có thể sẽ phải trả phí để bảo hành điện thoại khi gặp vấn đề về phần mềm.
ROOT là gì?
Root về cơ bản có nghĩa là có được “toàn quyền” truy cập sâu vào thiết bị của bạn. Những người đã sử dụng hệ điều hành Linux sẽ dễ dàng hiểu được điều này, nhưng đối với người dùng như chúng ta đã quá quen với hệ điều hành của Microsoft thì vấn đề này vẫn còn gì đó khá mơ hồ. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Khi bạn “Root”, bạn chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy điện thoại của bạn.Điều này về bản chất sự việc nó giống như việc bạn là người đi thuê nhà và là chủ nhân của một ngôi nhà. Nếu là người đi thuê, bạn chỉ quyền được sử dụng trên những gì mà chủ nhà cung cấp, còn với tư cách là chủ nhân ngôi nhà thì bạn có toàn quyền làm mọi thứ như: sơn nhà, sửa nhà, lắp thêm thiết bị này thiết bị khác… Việc root máy khiến bản trở thành một chủ nhân đích thực.
Recovery là gì?
Theo nghĩa đen, Recovery có nghĩa là Khôi phục. Nói cụ thể hơn nữa là phần khởi động đặc biệt của điện thoại. Bình thường khi máy đang ở trong trạng thái tắt, nếu ta bấm phím nguồn (Power) thì điện thoại sẽ khởi động bình thường vào HĐH, còn nếu ta bấm tổ hợp phím nào đó tùy từng dòng máy (Trong đó có phím nguồn) thì điện thoại sẽ khởi động ở chế độ Recovery.Có 2 loại Recovery:
- Stock Recovery: Khi máy mới mua về, chưa bị các bạn vọc vạch sửa chữa gì hết thì chế độ này sẽ là khôi phục lại trang thái mới xuất xưởng.
- Custom Recovery: Là Recovery đã được độ lại để phục vụ cho một mục đích nào đó. Ví dụ như backup nandroid, flashzip, uprom ....
Khi sử dụng máy Android, bạn thường up ROM để mang những tính năng mới lên máy hay giúp tối ưu hóa hoạt động của thiết bị. Nó chỉ dành cho những ai thích vọc vạch, chán cái Rom gốc của NSX (quá nhiều thứ không cần), thích mạo hiểm để tìm kiếm cái gì đó mới hơn, hay hơn.... và còn nhiều nữa.Có 2 loại Rom :
Stock rom: là rom gốc của NXS, cũng có thể là của nhà mạng.
Rom cook: là rom được các lập trình viên tùy biến lại từ stock rom, từ rom của 1 máy khác mà cũng có thể là từ một họ rom khác như Cyanogen hay MIUI.
Kernel là gì?
Khái niệm kernel ở đây nói đến những phần mềm, ứng dụng ở mức thấp ([I]low-level) trong hệ thống, có khả năng thay đổi linh hoạt để phù hợp với phần cứng. Chúng tương tác với tất cả ứng dụng và hoạt động trong chế độ user mode, cho phép các quá trình khác – hay còn gọi là server, nhận thông tin từ các thành phần khác qua inter-process communication (IPC). Hiểu đơn giản nó như là Driver của máy Windows!
Khái niệm kernel ở đây nói đến những phần mềm, ứng dụng ở mức thấp ([I]low-level) trong hệ thống, có khả năng thay đổi linh hoạt để phù hợp với phần cứng. Chúng tương tác với tất cả ứng dụng và hoạt động trong chế độ user mode, cho phép các quá trình khác – hay còn gọi là server, nhận thông tin từ các thành phần khác qua inter-process communication (IPC). Hiểu đơn giản nó như là Driver của máy Windows!
* Lưu ý: Nếu máy đã root, tuyệt đối không update qua FOTA, nếu không máy bạn sẽ Brick....!
* Trước khi thực hiện các bước dưới đây, bạn nên Backup lại dữ liệu