Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lịch sử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Huyền thoại về tư lệnh “thép” nước Phổ - Chiến thắng bước ngoặt và di sản

Năm 1870, Hoàng đế Napoleon của Pháp đã gây cho Phổ thách thức nghiêm trọng hơn so với người Áo bốn năm trước đó. Khi đó, cán cân công nghệ không nghiêng về phía người Phổ.



Khẩu mitrailleuse, loại súng máy quay tay đời đầu

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc

Bản thân thời đại Tam quốc là có thật, song do nhà Tấn (họ Tư Mã) tồn tại quá ngắn, tư liệu lịch sử còn lại bị thất tung trong loạn lạc. La quán Trung lại viết Tam quốc dưới sức ép của chủ nghĩa quân thần ngu trung, dẫn đến một số bịa đặt. mục đích là hạ thấp những kẻ mà vua chúa cho là loạn thần tặc tử, dám cướp ngôi vua như Tào Tháo, còn dòng dõi hoàng thất như Lưu Bị dù bất tài nhưng vẫn được khen ngợi, thậm chí là tô vẽ quá lên so với sự thât.

Những điều khác biệt với lịch sử do La hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngu?

Những điều hư cấu của La trong "tam quốc diễn nghĩa" khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... những sách chính sử được viết ra trước La hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực không cần bàn cãi.

Hi vọng nó giúp đỡ anh em một phần nào đó khi trả lời những câu hỏi đầy mâu thuẫn mà chỉ vì La hư cấu thành ra anh em muốn tìm hiểu sâu mà không biết đâu là chân tướng.

À quên, tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... không phải do người viết viết ra nên chính bản thân cũng không biết những điều dưới đây có đúng không nữa? Biết đâu Trần Thọ hay Ban Cố chẳng hạn cũng phịa ra? Thôi thì mua vui cũng được vài trống canh vậy

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH:

Về Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình:

- Phụng Nghi Đình xuất thân trong những vở kịch dân gian Trung Quốc, được lưu truyền qua những người kể chuyện dạo trên đường phố, do đó, bị thêm thắt rất nhiều theo thời gian

- Điêu Thuyền không có thật
- Đổng trác không phóng kích đâm Lã Bố ở đình Phụng Nghi

- Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.

- Kịch dân gian Trung Quốc còn thêm thắt thêm chuyện Quan Vũ cưới Điêu Thuyền, Quan Vũ giết Điêu Thuyền, Tào Tháo bắt Điêu Thuyền … đều không có thật.

Về chuyện “Lưu dệt chiếu động phòng cưới vợ mới”

-Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đế chùa xem rể hiền”.

-Tôn Thượng Hương chỉ là con bài chính trị, không hề có vai trò gì. Chuyến trở về Kinh Châu quân Ngô không hề đuổi theo.

-Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà.

-Tôn Thượng Hương không hề tự sát khi nghe Lưu Bị chết (còn vui mừng là đằng khác).

Ngoài ra theo trang Wikipedia đây là 4 tình tiết chính mà các học giả TQ đã bắt được, vì theo lịch sử TQ thì các tình tiết dưới đay là

1. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.

2.Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.

3. "Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.

4. Cha con Gia Cát Chiêm tử trận: Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải

DBS M05479
Quang Cao