Hiển thị các bài đăng có nhãn google. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn google. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

10 lời khuyên bảo mật trực tuyến từ Google

Trang web Good To Know của Google đưa ra một vài lời khuyên giúp người dùng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ tiềm ẩn trên Internet. Những lời khuyên này có thể áp dụng được cả trên máy tính lẫn thiết bị di động.


Người dùng có thể bị đánh cắp thông tin nếu không cẩn thận trên Internet. Ảnh: Mashable.

Alma Whitten, Giám đốc phụ trách mảng bảo mật, sản phẩm và kỹ thuật của Google, cho biết: "Chúng tôi phát hiện được hơn 10.000 website không an toàn và cảnh báo chúng tới người dùng cùng các công ty web khác. Trong đó có tới 14 triệu kết quả tìm kiếm trên Google và 300.000 đường link download khác nhau".

Những lời khuyên về bảo mật cá nhân từ Google:

1. Sử dụng mật mã dài, "độc" bằng cách sử dụng cả con số, ký tự và biểu tượng, đối với những tài khoản quan trọng như email hay ngân hàng trực tuyến.

2. Không gửi mật khẩu qua email và không chia sẻ password với những người khác.

3. Luôn có sẵn các phương án khôi phục mật khẩu và thường xuyên cập nhật chúng.

4. Tránh xa các hình thức lừa đảo trên mạng bằng cách không gửi lời nhắn phản hồi đối với những email, tin nhắn hoặc trang web không đáng tin cậy, yêu cầu phải nhập thông tin cá nhân hoặc tài chính.

5. Đánh dấu và thông báo các đoạn nội dung phi pháp.

6. Thường xuyên kiểm tra các tuỳ chọn bảo mật và lựa chọn các nội dung muốn chia sẻ trên mạng.

7. Chú ý đến danh tiếng của mình trên mạng. Nên suy nghĩ kỹ trước khi đăng một thông tin không phù hợp có thể tự khiến bản thân bị xấu hổ hoặc nguy hại.

8. Thường xuyên cập nhật trình duyệt và hệ điều hành trên cả máy tính lẫn các thiết bị di động. Khi cài đặt phần mềm vào máy, cần đảm bảo rằng chúng được phát hành từ các nguồn tin cậy.

9. Khi đăng nhập vào một tài khoản online nào đó, cần chú ý xem phần địa chỉ có bắt đầu bằng "https://" hay không. Đây là dấu hiệu cho thấy kết nối giữa người dùng và máy tính được mã hoá và bảo mật.

10. Luôn khoá máy sau khi sử dụng. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể máy tự động khoá sau khi hệ thống ở trạng thái "Sleep".


Theo VnExpress

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Google có làm con người 'ngu' đi?

Không ít người thường nghĩ rằng trí óc là thứ sẵn có xuất hiện trong đầu, có mầm mống (dù nhiều hay ít) ở mỗi cá nhân trong điều kiện độc lập suy nghĩ. Tuy nhiên, bằng chứng từ các nghiên cứu tâm lý lại cho thấy trí thông minh phần lớn đến từ cách chúng ta phối hợp với người khác và với môi trường xung quanh.



Một nghiên cứu về bộ nhớ của tác giả Daniel Wegner thuộc Đại học Harvard đã phần nào cung cấp ví dụ cho hiệu ứng này. Đầu tiên Daniel Wegner chọn ngẫu nhiên các cặp đôi (bạn bè, người thân) và yêu cầu họ thực hiện một bài kiểm tra ghi nhớ trong phòng thí nghiệm. Một nửa số cặp được thực hành cùng nhau (nhóm 1) và nửa còn lại được sắp xếp với một người không quen biết (nhóm 2). Sau đó, cả hai nhóm tiến hành nhẩm một danh sách các từ khóa. Kết quả, những cặp thuộc nhóm 1 có thể nhớ được nhiều hơn, cho dù kiểm tra theo cá nhân hay theo cặp.

Giải thích điều này, Wegner cho biết chìa khóa nằm ở sự hiểu biết lẫn nhau giữa các cặp đã có mối quan hệ thân quen từ trước. Giữa họ có sự thỏa thuận ngầm phân chia công việc, ví dụ trong khi người này nhớ những từ liên quan đến công nghệ thì người kia sẽ nhớ từ về thể thao. Bằng cách đó, mỗi cá nhân có thể tập trung vào nhiệm vụ của mình, khiến họ vượt trội so với cặp không quen khác, vốn tồn tại tư tưởng lệ thuộc nhau (chứ không phối hợp).

Như vậy, ý nghĩa rộng hơn của nghiên cứu trên là nhấn mạnh việc thay vì buộc phải dựa vào những cái có sẵn, chúng ta có thể chia sẻ kiến thức, từ đó làm đầy thêm vốn hiểu biết phục vụ cho quá trình phát minh, sáng tạo... Có bộ óc hoạt động theo cách này là một trong những điểm mạnh của loài người.

Tuy nhiên, sự nổi lên của Google, Wikipedia và nhiều công cụ trực tuyến khác những năm gần đây đã khiến các chuyên gia phải đặt câu hỏi về tác động của chúng lên bộ não chúng ta.

Chỉ cần thao tác đơn giản gõ từ tìm kiếm, chẳng hạn "Ai đã đóng vai James Bond trong loạt phim 007?", kết quả sẽ nhanh chóng xuất hiện với câu trả lời là Sean Connery, George Lazenby, Roger Moore, Timothy Dalton, Pierce Brosnan và Daniel Craig… Tất cả những gì cần quan tâm chỉ là làm thế nào để truy cập thông tin một cách nhanh nhất mà chẳng cần nhọc công suy nghĩ.



Internet cung cấp nhiều tính năng chia sẻ kiến thức, là một kho dữ liệu có thể trả lời thắc mắc cho tất cả mọi người. Với tình trạng sử dụng như hiện nay, các chuyên gia bày tỏ lo ngại về việc có hay không internet đang dần sắp xếp lại hệ thống dây thần kinh trong bộ não của loài người?




Theo Đất Việt

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Hướng dẫn cách sử dụng và tối ưu Robots.txt

Robot.txt là một kĩ thuật trong SEO , khi các bot crawl trên web của bạn , nó sẽ tìm đến file robot.txt đầu tiên , file này sẽ chỉ định các phần cho phép máy tìm kiếm index trang của bạn và nhiều trang đăng nhập vào phần admin có thể tìm thấy link qua google

Ngoài ra robot.txt cũng là 1 phần trong kĩ thuật SEO giúp site bạn tăng rank . Cụ thể thì có thể tìm trên các site chuyên về SEO có rất nhiều. Ví dụ 1 file robot.txt như sau

User-agent: *
Disallow: /help/confidence/
Disallow: /help/policies/
Disallow: /disney/


Giải thích: User-agent: áp dụng với tất cả các bot

Nếu chỉ áp dụng cho 1 bot nào đó , googlebot chẳng hạn thì thay bằng

User-agent:Googlebot
Disallow: /help/confidence/
Disallow:/help/policies/
Disallow:/disney/


Các file trong các thư mục trên sẽ không được index

Về robot của joomla khuyên bạn chặn index các đường dẫn trong backend (Tất nhiên không có vẫn chạy tốt , nhưng để có thể sẽ bị các search engine nó index , tốt nhất nên tạo robot.txt và .htaccessbổ sung thêm những điều nên tránh trong robot.txt

Vậy file Robots.txt là gì? Khi một search engine tìm đến (nguyên văn Crawler) Website nào đó, nó sẽ tìm một file đặc biệt trước tiên, đó là file robots.txt. File robots.txt cho search engine đó biết rằng, Website này có thể index hoặc không (tùy theo lệnh được viết trong file robots.txt).

Thực chất, file robots.txt là một tập tin văn bản đơn giản (không chứa mã HTML) được đặt trong thư mục gốc của web site, ví dụ *http://www.example.com/robots.txt.

Vậy, làm thế nào để tạo ra một file robots.txt? Rất đơn giản, bạn có thể mở chương trình Notepad hay bất cứ chương trình soạn thảo văn bản nào, lưu file với tên robots.txt là xong. Các dòng lệnh trong file này có cấu trúc như sau:

User-agent: googlebot
Disallow: /cgi-bin/


Trong đó User-agent: là đại diện của một search engine, Googlebot là spider của Google. Trong ví dụ này, chỉ các spider của Google là được phép index web site. Disallow: là không cho phép thực hiện điều gì đó. ở ví dụ trên là không cho phép các spider index thư mục “cgi-bin” trong web site.

Một ví dụ nữa:

User-agent: googlebot 
Disallow: /support

Tất cả các trang nằm trong thư mục support, hay support-desk sẽ không được index.

Nếu bạn muốn tất cả các search engine có thể index web site của bạn, nhưng không được index các trang trong thư mục “cgi-bin” thì sử dụng lệnh sau:

User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/


Những điều nên tránh:
+ Không sử dụng các chú thích trong file robots.txt, nó có thể làm cho các spider của search engine bị lầm lẫn. Ví dụ:

"Disallow: support # Don't index the support directory" might be misinterepreted as "Disallow: support#Don't index the support directory".

+ Không được để khoảng trắng ở đầu dòng lệnh, ví dụ:

User-agent: * 
Disallow: /cgi-bin/

+Không thay đổi trật tự của các dòng lệnh. Ví dụ:

Disallow: /support 
User-agent: *
+ Không sử dụng quá một thư mục trong dòng lệnh Disallow. Ví dụ:

User-agent: *
Disallow: /support /cgi-bin/ /images/


các search engine không hiểu định dạng trên. bạn nên viết thế này:

User-agent: * 
Disallow: /support
Disallow: /cgi-bin/
Disallow: /images/


+Phải chắc chắn các mệnh đề, từ sử dụng trong lệnh là đúng. Ví dụ, thư mục của bạn là “cgi-bin” (viết thường, không viết hoa), nhưng khí vào lệnh, bạn lại viết là “Cgi-Bin” thì các spider sẽ “bó tay”.

+ Không nên dùng lệnh Allow trong file robots.txt, bởi vì trong web site của bạn chắc chắn sẽ có một số trang hoặc một số thành phần bạn không muốn bị người khác “nhòm ngó”. nếu bạn sử dụng lệnh Allow, tất cả mọi ngóc ngách trong web site của bạn sẽ bị index!

Mở rộng thêm:

Website của mình muốn các robot crawl tất cả các trang, nhưng cái diễn đàn cài trong folder /diendan thì không muốn crawl, do vậy mình sử dụng google webmaster tool sinh ra file robots.txt như sau


User-agent: *
Disallow: /diendan/
Allow: /


Các bạn cho mình hỏi, nội dung file đó đã đảm bảo yêu cầu như trên chưa?Trả lời:


User-agent: *
Disallow: /diendan/



Ngoài ra, nếu bạn dùng wordpress, đây là cấu hình chuẩn file robots.txt (update 5/2012)


Sitemap: http://www.example.com/sitemap.xml

# Google Image
User-agent: Googlebot-Image
Disallow:
Allow: /*

# Google AdSense
User-agent: Mediapartners-Google*
Disallow:

# digg mirror
User-agent: duggmirror
Disallow: /

# global
User-agent: *
Disallow: /cgi-bin/
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-includes/
Disallow: /wp-content/plugins/
Disallow: /wp-content/cache/
Disallow: /wp-content/themes/
Disallow: /trackback/
Disallow: /feed/
Disallow: /comments/
Disallow: /category/*/*
Disallow: */trackback/
Disallow: */feed/
Disallow: */comments/
Disallow: /*?
Allow: /wp-content/uploads/

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Không đặt Nofollow cho affiliate link sẽ bị google phạt

Đây là tin khá buồn cho giới kiếm tiền trên mạng khi biết rằng Google đã âm thầm trừng phạt các trang đặt affiliate mà không sử dụng tính năng nofollow. Google coi tất cả các affiliate link dạng như thế là paid link.



Trước đây, chúng ta đã từng nghe nói về chính sách paid link của Google khắc nghiệt như thế nào. Chính sách này đặt ra nhiều thách thức đối với các blogger tham gia kiếm tiền trên mạng cho các dịch vụ như ReviewMe, SponsoredReviews, Blogvertise…khi họ sẽ phải quyết định một bên là tiền và một bên là “tình” mà Google dành cho họ.

Những tưởng Google chỉ dừng lại với các paid reviews hay paid link, nhưng xem ra như thế là chưa đủ bởi gần đây, có nhiều blogger phàn nàn về chuyện blog của họ bị đánh tụt thứ hạng cho dù họ không viết paid reviews hay paid link mà chỉ đơn giản sử dụng các affiliate links trên các bài viết. Vấn đề này đã được đại diện của Google trả lời trên Google Webmaster Help như sau:

I browsed your site’s reviews a bit and most of the links are either affiliate links or links to the companies without nofollow. This doesn’t seem to match your reply regarding the use of nofollow. Perhaps it would be good to double-check and submit a reconsideration request should you find something that could be improved.

Rõ ràng câu trả lời đã hàm ý rằng Google đang dần coi các affiliate link như là một paid link và việc đặt thẻ nofollow sẽ là bắt buộc nếu nhưng không muốn bị trừng phạt về thứ hạng giống trường hợp của John Chow một vài năm cách đây.

Nếu như Google đã làm như thế thì chúng ta có nên nofollow tất cả các affiliate link của chúng ta hay không? Điều này thật là khó nếu như các nhà quảng cáo yêu cầu bạn buộc phải đặt dofollow các link của họ. Bài toán bây giờ sẽ là tiền hay thứ hạng. Bạn sẽ là người đưa ra quyết định đó.

Với nhiều blogger, họ sẽ vẫn để dofollow cho các link phù hợp với nội dung hoặc cùng chủ đề của blog và như vậy sẽ không làm “trái ý” của Google. Tuy nhiên, các blogger khác thì cũng đang dậm dịch đổi các affiliate link của mình về dạng nofollow.

Xét trên một khía cạnh nào đó thì Google cũng có lý bởi affiliate link hiểu theo nghĩa rộng cũng là cách bán link lấy tiền và nếu không đặt nofollow thì nghiễm nhiên các trang kia được hưởng lợi cho dù bạn chẳng bán được.

Nguồn : thuvienwebmaster

7 bí mật của thuật toán Google Panda






Thuật toán Google Panda được chính thức áp dụng lên trang tìm kiếm của Google vào ngày 24/02/2011, hậu quả là đã làm cho những website mang nội dung tiếng Anh “thất thoát” khoảng 12% lượt truy cập. Chưa dừng lại ở đó, sau lần cập nhật tiếp theo vào ngày 11/04/2011 thì con số này tiếp tục tăng thêm 2%. Và cứ thế trong suốt hơn 1 năm, đến hiện tại thuật toán Google Panda đã áp dụng lên một số nội dung website mang những ngôn ngữ khác ở châu Á như tiếng Trung, Hàn và Nhật và trở thành “cơn ác mộng” đối với dân làm SEO sử dụng các phương pháp cũ hay Blackhat SEO. Sự kiện này đã gây ra một cú sốc lớn đối với những người làm SEO nói riêng và internet marketing nói chung. Vậy nguyên nhân gì dẫn đến kết cục lâm li bi đát như vậy khi thuật toán Google Panda ra mắt?

Các chuyên gia SEO cho rằng thuật toán Google Panda được ra mắt nhằm loại bỏ những website có chất lượng kém trong trang kết quả tìm kiếm Google (SERPs), các website được Google cho là mang chất lượng kém bao gồm nội dung copy, có nhiều backlink rác, spam từ khóa, chèn nội dung quảng cáo quá mức..v..v..Và những người đau khổ nhất trong lần cập nhật thuật toán này có lẽ là những người đang áp dụng hình thức “farm” liên kết bằng cách tạo nhiều website khác nhau nhằm tăng liên kết dofollow cho website chính.




Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, các thuật toán tìm kiếm và xếp hạng website của Google được đưa ra không bao giờ tiết lộ chính xác những thông tin chi tiết để chúng ta có thể nhận biết nhằm tìm kiếm một phương thức khác để thay đổi kế hoạch SEO của mình. Nghĩa là các kết luận về Google Panda và những “tiêu chí” của nó cũng chỉ là do phỏng đoán dựa trên những kinh nghiệm của những người làm SEO. Nhưng có một điều chắc chắn là nếu bạn dành thời gian ra để trải nghiệm thì chắc hẳn sẽ hiểu được ít nhiều Google Panda hoạt động như thế nào, dưới đây là một số mục tiêu website có thể chịu sự trừng phạt của thuật toán Google Panda.

Mục tiêu nhắm đến của thuật toán Google Panda

  • Website có nhiều backlinks trên những trang có Pagerank (PR) thấp.
  • Tốc độ xây dựng backlink không đồng đều. Nghĩa là xuất hiện “hàng tấn” backlink chỉ trong một thời gian ngắn rồi sau đó là quá chậm so với tốc độ thật.
  • Từ khóa quá nhiều hoặc quá ít. Một website bình thường luôn có những từ khóa trọng tâm, dù vô tình hay cố ý.
  • Tỷ lệ bounce rate cao.
  • Có quá nhiều backlink trên cùng một website.
  • SEO On-Page không tối ưu, không sử dụng các liên kết nội bộ (internal linking) vào nội dung.
  • Không có hoặc có quá nhiều outbound link (liên kết trỏ ra ngoài).

Vậy thuật toán Google Panda hoạt động thế nào?



Trước khi muốn làm thế nào để tránh khỏi sự trừng phạt của Google Panda hiệu quả thì chúng ta nên biết qua một số bí mật của thuật toán này. Nó sẽ giúp chúng ta thuật toán này hoạt động như thế nào và chỉ tiêu xếp hạng của một website.

7 bí mật của thuật toán Google Panda

Thuật toán Google Panda cuối cùng cũng chỉ là một ngôn ngữ máy móc và hoạt động dựa trên những thiết lập sẵn của con người, vì vậy nếu nói chính xác ra thì chúng ta vẫn có thể biết một số những bí mật của nó trong phương thức làm việc nhằm tìm ra giải pháp tối ưu hóa website tốt nhất.
1. Google Panda cập nhật thứ hạng website mỗi 30 ngày một lần

Ngay tại thời điểm mình đăng bài này, thuật toán Google Panda vô cùng máy móc và phức tạp, nó phức tạp đến nỗi nó chỉ cập nhật thứ hạng của các website mỗi 30 ngày một lần  . Hay nói cách dễ hiểu hơn, nếu như sau khi bạn đọc bài này và bạn làm một số thay đổi phù hợp, rồi ngày mai bạn được Google crawl dữ liệu và đánh chỉ mục, thì mãi đến 30 ngày sau bạn mới thấy được các kết quả chính xác của sự thay đổi đó (tăng hạng hoặc rớt thứ hạng).

Các bạn thử xét một trường hợp sau:

Hôm nay Google đánh chỉ mục website bạn và thuật toán Google Panda được áp dụng để đánh giá thứ hạng website của bạn, lúc này website bạn sẽ nằm ở trang 7 của kết quả tìm kiếm. Do vậy, bạn bắt đầu xây dựng các profile backlinks (liên kết ở trong hồ sơ tài khoản trên các web 2.0), sau một tuần trôi qua thứ hạng của bạn vẫn không thay đổi. Tiếp theo đó, bạn viết một số bài viết trên website và tối ưu hóa nó đầy đủ, một tuần sau bạn vẫn không thấy tín hiệu khả quan gì.

Tiếp theo, bạn lang thang khắp các website khác cùng nội dung và comment để tìm một mớ nofollow link, bạn kiểm tra và….Ờ….vẫn chưa thay đổi gì. 

Cuối cùng, bạn mò lên các mạng xã hội như Facebook, Google Plus, Twitter và đăng tải các liên kết của mình lên đó và submit bài viết lên một số trang social bookmarking khác. Vào cuối tuần đó, bạn sẽ thấy website mình bay vọt lên trang 3 của kết quả tìm kiếm.

Sau đó, bạn sẽ tự cho rằng áp dụng mạng xã hội vào chiến dịch SEO hay submit bài viết lên các social bookmarking là một phương pháp cải thiện thứ hạng cho website sau khi Google Panda được cập nhật. Rồi bạn đi khắp từ blog này đến diễn đàn khác để rêu rao một “chân lý” mới kiểu như đã tìm ra một bí mật để cải thiện thứ hạng website.

Nhưng, liệu bạn đã thật sự tìm ra được bí mật?

Hãy luôn nhớ rằng trước khi bạn đăng các liên kết lên mạng xã hội hay các trang social bookmarking thì bạn đã làm qua một số phương pháp như viết bài được tối ưu hóa, xây dựng profile backlinks, xây dựng backlink nofollow. Và tất cả một trong 3 bước còn lại đều có thể ảnh hưởng đến việc bạn nhảy từ trang 7 lên trang 3 của kết quả tìm kiếm.

Trên thực tế, một vài các việc làm kể trên thậm chí còn làm cho thứ hạng website của bạn bị giảm đi, nhưng lúc đó có những phương pháp khác được tác động lên và làm thế nào để mình biết phương pháp nào ảnh hưởng tốt đến thứ hạng website?

Trước tiên cần nên biết rằng, việc submit bài viết lên các trang social bookmarking vô cùng kém hiệu quả trong việc cải thiện thứ hạng website, nhưng do bạn làm nó trước một tuần khi Google Panda đánh giá thứ hạng website nên việc nhảy vọt lên trang thứ 3 làm bạn tin rằng đó là một phương pháp tốt. Vì vậy nếu bạn muốn biết được phương pháp nào ảnh hưởng tốt đến website, hãy làm một phương pháp đó đều đặn trong 30 ngày, bạn sẽ có được kết quả chính xác về những gì mình làm.

2. Tên miền được xếp hạng dựa trên các trang trong website

Một trong những lý do khiến rất nhiều website bị tụt hạng trong các lần cập nhật của Google Panda đó là quá chú trọng đến việc tạo backlink dẫn đến trang chủ mà bỏ qua việc xây dựng backlink dẫn đến các bài viết hay các trang trong website. Điều này có nghĩa là nếu website bạn có 20 trang nội dung, trong đó bạn có 3, 4 trang mang nội dung chất lượng, còn lại là những thông tin rác kém chất lượng, lúc đó thì các trang kém chất lượng sẽ kéo thứ hạng toàn bộ website của bạn xuống.

Như vậy từ yếu tố này, chúng ta rút ra một kinh nghiệm là nên tăng cường SEO cho từng trang nội dung của website, chèn các liên kết sâu trong bài viết và quan trọng là có nhiều backlink chất lượng trỏ về trang đó.
3. Tính tương tác trong website là vô cùng quan trọng

Các website được nâng cao thứ hạng sau khi Google Panda cập nhật là những website được người dùng tương tác nhiều trên đó. Hay nói cách khác, các trang web đó không chỉ có nhiều người truy cập mà họ còn tương tác nhiều lên website đó như nhấp vào các liên kết, điền email vào hộp nhận bản tin, xem video hay làm các việc khác đều ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng tìm kiếm sau khi Google Panda được cập nhật. Vì vậy có thể hiểu rằng, nếu website của bạn làm thế nào đó mà khách truy cập dành nhiều thời gian để ghé thăm (Avg. Visit Duration) và họ nhấp vào nhiều liên kết trong website để tăng pageview (Bounce Rates sẽ giảm đi) thì mình dám cá cược với bạn rằng Google không có lý do gì để đánh giá thấp thứ hạng của bạn.

Nếu các bạn có tham gia vào các cộng đồng Internet Marketing và SEO trên thế giới hẳn sẽ biết có những trường hợp người ta chỉ bỏ vỏn vẹn ra 1 ngày để hoàn thành một blog, không tùy chỉnh hay thiết kế tối ưu hóa gì cả và quan trọng là không xây dựng bất cứ một backlink nào mà họ vẫn đạt được thứ hạng cao với vài từ khóa quan trọng và lại cao hơn nữa khi Google Panda được ra đời.

Tại sao lại như vậy?

Thứ nhất, website đó chứa đựng khoảng gần 100 trang mang nội dung cực kỳ chất lượng, những bài viết đó luôn có liên quan với nhau và được viết bởi một người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc viết bài để SEO cho một niche mà họ tập trung vào.

Thứ 2, tỷ lệ bounce rate của website đó luôn thấp hơn 40%, các lượt truy cập hầu hết là từ Google với một từ khóa chính xác (ví dụ họ tìm “Thủ thuật SEO” thì nó dẫn tới một trang mang nội dung hoàn toàn là Thủ thuật SEO, không lẫn với các nội dung khác), thời gian họ ở lại trên website đó trung bình là 10 phút/lượt truy cập.Và những người truy cập vào website này đều xem trung bình khoảng 8 trang khác nhau cho mỗi lần truy cập.

Từ các con số này, chúng ta đều hiểu là mọi người đều thích nội dung của website này và máy tìm kiếm cũng hiểu rằng website này thật sự có ích đối với người truy cập. Từ đó thuật toán tìm kiếm của Google sẽ tự động xếp hạng của những website này cao hơn bao giờ hết. Đừng lo lắng nếu bạn không biết làm thế nào để cải thiện bounce rate và page views, mình sẽ đề cập đến nó sau.

4. Nội dung vẫn là Vua – Content Still is King



Một câu vọng cổ vô cùng quen thuộc của dân làm SEO. Mình không bắt các phải hiểu điều này vì mình biết các bạn đã hiểu nó, hiểu rằng nội dung luôn là quan trọng nhất. Nhưng bạn đang làm điều gì để biến nội dung của bạn thành “Vua”? Nói không phải đâm chọt một số người nhưng mình biết các nhà marketing trực tuyến để làm affiliate, nhất là các dịch vụ SEO chuyên nghiệp có kiêm luôn dịch vụ viết bài (các dịch vụ này hay gặp ở các blog từ Ấn Độ hay Philipines) thì họ luôn có thói quen dùng các phương pháp “spin” bài viết (xào nấu lại bài viết thủ công hoặc bằng máy móc) và khách hàng phải trả khoảng 2$ đến 3$ cho bài viết khoảng 500 từ. Họ luôn cho rằng nếu nội dung thật sự quan trọng, thì điều đó có nghĩa là họ phải viết thật nhiều nội dung để bổ sung vào website bằng mọi phương pháp để tiết kiệm thời gian nhất, chứa nhiều từ khóa quan trọng nhất, miễn là không bị trùng với các website khác.

Đây có lẽ là sai lầm nguy hiểm nhất khi nói đến việc tối ưu hóa website để phòng chống thuật toán Google Panda sờ gáy. Theo các nghiên cứu của những chuyên gia về SEO hàng đầu tại SEOmoz và những người làm Internet Marketing đã có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về Google Panda chỉ ra rằng, nội dung chỉ có thể được gọi là “Vua” khi nó phải có chiều sâu, nội dung thật sự chất lượng là một bài viết đạt thứ hạng cao thật sự. Nghiên cứu này dựa vào việc phân tích 3 website đứng đầu trang kết quả tìm kiếm trên một từ khóa tiếng Anh phổ biến và có độ cạnh tranh cao.

Trên thực tế, một bài viết có độ dài từ 500 đến 700 từ là một bài viết rất tốt để SEO là một khái niệm phổ biến, nó phổ biến đến mức trở thành một cái khuôn mẫu cho một lý thuyết viết bài để đạt thứ hạng cao trên máy tìm kiếm. Thật sự, một bài viết có chiều dài 3.000 từ với những thông tin bổ ích, định dạng bài viết chuyên nghiệp và những thông tin thú vị là một sự lựa chọn hợp lý hơn. Vì sao?, đơn giản là với 500 từ bạn sẽ truyền đạt bài viết như thế nào để người dùng có thể tìm kiếm được nhiều thông tin bổ ích ở đó để làm họ có thể ở lại website bạn lâu hơn?

5. Return Visitor được Google chú ý và đánh giá cao

Đây là một nguyên lý đã được phổ biến khá lâu, nhưng kể từ khi Google Panda được cập nhật thì nó lại càng quan trọng hơn. Các thuật toán của Google luôn nắm được những thông tin về các lượt truy cập vào website bạn và từ đó họ sẽ biết được website nào có nhiều return visitor (lượt truy cập quay trở lại), từ đó Google sẽ hiểu rằng website bạn có những thông tin thật tuyệt vời để khiến nhiều người thường xuyên truy cập vào website đó mỗi ngày, nghĩa là họ thích nội dung đó và Google cũng thích lắm luôn  .

Có rất nhiều Webmaster luôn cho rằng mục tiêu của họ là kiếm thật nhiều Unique Visitors (lượt truy cập dựa trên mỗi IP), điều đó có nghĩa có nhiều người khác nhau truy cập vào website. Dĩ nhiên điều này cũng rất quan trọng, nhưng nếu họ chỉ truy cập vào website một lần mà không trở lại lần thứ hai thì mọi người (kể cả Google bots) sẽ hiểu là nội dung của bạn không có gì đặc biệt, và chú Panda của Google sẽ nói rằng “Ê nhìn kìa, website của cậu này không có giá trị gì đặc biệt vậy thì tại sao chúng ta phải đưa nó lên những trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm?“.

Nếu website của bạn có nội dung tốt và có liên kết với các tài khoản mạng xã hội thì rất có thể khi khách truy cập ghé thăm website của bạn thì họ sẽ Like hay Following các tài khoản mạng xã hội để cập nhật các nội dung từ website của bạn dễ dàng hơn, điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ có cơ hội truy cập vào website bạn nhiều lần hơn. Hoặc nếu website của bạn có sử dụng RSS, đó cũng là một cách tốt để giúp cho khách truy cập có điều kiện cập nhật thông tin từ website bạn.

6. Click Through Rates luôn quan trọng

Bởi vì Click Through Rates (CTR – tỷ lệ click vào cho mỗi lượt hiển thị trên máy tìm kiếm) có nghĩa là nhiều người chọn liên kết dẫn tới website của bạn trong hàng đống website khác trong kết quả tìm kiếm của Google. Và như thế Google sẽ hiểu được nội dung của website bạn thu hút như thế nào thì mọi người mới click vào nhiều như thế.

Những gì chúng ta có thể làm để tăng tỷ lệ CTR cho website đó là tối ưu hóa thẻ tiêu đềvà meta descriptions thật tối ưu để người dùng có thể hiểu được các nội dung trên liên kết của bạn để có thể được họ nhấp vào. Mình không yêu cầu các bạn phải giật tít lung tung beng hay viết tiêu đề giả tạo các sự kiện nóng hổi, bởi điều đó sẽ giết chết sự uy tín của website của bạn chỉ với vài nốt nhạc sau khi họ nhận được nội dung thật sự của bạn. Nói đúng hơn, bạn nên thêm các từ khóa quan trọng vào tiêu đề một cách hợp lý, cùng với vài dòng meta descriptions chi tiết hơn nhưng không kém phần thu hút. Từ đó, khách truy cập sẽ biết được động cơ chính để họ ghé thăm website bạn.

7. Exact Match Domain (EMD) không phải luôn quan trọng

Chúng ta đều biết rằng khi chúng ta sở hữu một tên miền mang đầy đủ các từ khóa liên quan đến nội dung website (EMD) thì bạn sẽ được thứ hạng khá cao về từ khóa đó. Ví dụ như nếu mình có một website nói về Thủ thuật SEO mang domain thuthuatseo.com thì coi như đã nắm chắc trong tay cơ hội ”double-win” với từ khóa đó. Đó là một trong những lý do tại sao các domain chứa từ khóa phổ biến đều được hét với giá vài chục hay vài trăm triệu. Về ưu điểm của một website mang một tên miền liên quan như vậy thì rất nhiều, nhưng quan trọng nhất đó là nhận được rất nhiều lượt truy cập mặc dù website đó có ít nội dung. Hãy thử trả lời câu hỏi này nhé, nếu bạn đang tìm kiếm các website nói về Thủ thuật Thesis thì bạn nhấp vào website nào giữa 2 tên miền abcxyz.com và thuthuatthesis.com?



Nhưng có một tin vui dành cho những người không sở hữu các domain “vàng” như thế này đó là Google Panda sau khi ra mắt đều mong muốn tạo một “sân chơi” công bằng cho mọi website, điều đó có nghĩa là nếu website bạn có nội dung thật sự chất lượng về một chủ đề nào đó thì vẫn được thứ hạng cao hơn các website sở hữu một EMD nhưng nội dung kém.

Hơn thế nữa, Matt Cutts đã đăng một thông báo nói rằng các thuật toán để xếp hạng những website có EMD sẽ được nâng cấp hơn nhằm loại bỏ những EMD có nội dung chất lượng kém.
Vậy chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ website khỏi Google Panda?

Trong bài này chúng ta đã điểm qua một vài bí mật có trong thuật toán Google Panda để có thể lên kế hoạch SEO website phù hợp với máy tìm kiếm Google hơn. Ở phần 2 bài viết, mình sẽ đề cập đến những phương pháp để tránh khỏi sự trừng phạt của thuật toán Google Panda.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

Google Nexus ONE hard reset

You can do a hard reset from the menu here or with buttons see below

Applications SETTINGS > PRIVACY > FACTORY DATA RESET. This will ERASE ALL DATA on GOOGLE NEXUS ONE!
TAP RESET Phone than EREASE EVERYTHING. NEXUS 1 WILL REBOOT!

Google Nexus ONE hard reset with buttons / keys


Howto reset Android 2.1 - hard reset htc nexus oneWipe data format nexus one

IF YOUR NEXUS ONE SCREEN FROZEN
Power off Nexus ONE remove/reinsert battery if power button not responding.
Hold down VOLUME DOWN and push POWER ON button for one sec. Release buttons.

You will see a boot menu HBOOT with various options.
NEXUS ONE FASTBOOT, RECOVERY, CLEAR STORAGE and SIMLOCK menu options.
Select with Volume up / down keys and Enter option with POWER button.


IF you choose nexus one Recovery and you see ayellow exclamation point and green droid
E:Can't open /cache/recovery/command

just press volume down +power key and you will see
android system recovery <2e>

with the track ball highlight an item and click to select from the blue menu
android reboot system now
apply sdcard:update.zip
android wipe data / factory reset
android wipe cache partition






Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

Các qui định chung người chơi Google Adsense cần chú ý


  1. Điều lệ của Google Adsense luôn ghi rõ : Khi chơi đẹp không cần gian lận bạn sẽ có nguồn thu lớn từ quảng cáo google
  2. Luôn tuân thủ các quy định của Google Adsense, bạn tuyệt đối không được vi phạm, vì nghĩ đơn giản Google Adsense người ta chơi nhiều thế quản lý sao nổi, nhận định này là cực kỳ sai lầm vì không ai tự dưng mở két nhà người ta cho bạn lấy tiền.
  3. Bạn phải làm cho nội dung cái quảng cáo của Google trông như một phần của cái website của bạn, người ta ghét cái cảm giác click quảng cáo giúp 1 ai đó thu lợi nhuận, nhưng họ lại muốn tìm kiếm thông tin hửu ích cho mình.
  4. Đừng có tách rời cái quảng cáo Google Adsense ra, bạn nên làm cho nó với màu link và màu nền trùng với cái web của bạn.
  5. Lượng truy cập, bạn đừng có tìm cách qua mặt Google Adsense với những trò click ảo, vì giải thuật tính toán của nó hết sức thông minh, bạn hông tin ư.
  6. Thời gian, chính là thước đó của giá trị 1 click bao nhiều đồng, vào site click liền sẽ có giá trị thấp hơn là đọc nội dung hoặc vài phút sau click. Bởi thế bạn thấy một số site lớn, kinh nghiệm nó đặt Google Adsense ít nhưng giá trị cao.

khai thuế google adsense - Cung cấp thông tin về thuế GA

Theo luật của Google Adsense, bạn phải cung cấp các thông tin về thuế để đủ tư cách nhận chi trả của nó. Google Adsense lấy thông tin thuế từ tất cả các webmaster cho dù họ ở Mỹ hay không. Khi nào bạn chưa cung cấp thông tin thì khi ấy bạn vẫn không thể nhận được gì.

Tôi đã nghiên cứu khá kĩ phần này. Bạn không cần phải đóng 1 thứ thuế nào cả. Tuy nhiên vẫn phải cung cấp thông tin.

Có 3 phần bạn đều phải NO hết vì:
1 Bạn không phải là người Mỹ
2 Bạn không sở hữu tài sản trên đất Mỹ
3 Bạn không có công ty và nhân viên của mình tại Mỹ

Trước hết, bạn nhấn vào tab ‘My Account’ sau đó chọn ‘Tax Information’, bạn sẽ thấy 1 trang hiện ra bạn chọn NO 3 lần.
Nó sẽ hỏi xác nhận và chữ kí của bạn, cứ nhập đầy đủ họ tên không dấu.

Chúc thành công!

7 bước để nhận tiền từ Google Adsense

1. Kiểm tra tài khoản.
Sau khi nhận được email đồng ý của GoogleAdsense, bạn phải kích hoạt tài khoản của mình và cung cấp cho GoogleAdsense các thông tin cần thiết. Và bởi vì việc trả tiền được thực hiện dựa trên địa chỉ mà bạn đã cung cấp nên hãy chú ý đến độ chính xác của thông tin, và làm theo hướng dẫn này để sửa lại:

Đăng nhập vào tài khoản của bạn tại

https://www.google.com/adsense

* Chon tab ‘My Account
* Bạn nhấn vào chữ ‘edit’ ở phần ‘Payee Information’ và sửa lại nếu cần.
* Nhấn Save Changes để thay đổi hoặc Cancel để thoát mà không thay đổi gì.

Vì lý do an toàn, bạn không thể thay đổi tên người nhận tiền (Payee Name) và quốc gia bạn đang ở (Country) một khi tài khoản của bạn đã được đồng ý. Nếu bạn phải thay 2 thông tin này, bạn phải gửi email đến adsense-support@google.com để thông báo. Khi nhận được email của bạn, GoogleAdsense sẽ xác nhận bạn có thật sự muốn làm điều này hay không, nếu bạn đồng ý GoogleAdsense sẽ khóa tài khoản hiện tại và mở 1 tài khoản mới cho bạn.

2. Cung cấp thông tin về thuế.

Theo luật của Google Adsense, bạn phải cung cấp các thông tin về thuế để đủ tư cách nhận chi trả của nó. Google Adsense lấy thông tin thuế từ tất cả các webmaster cho dù họ ở Mỹ hay không. Khi nào bạn chưa cung cấp thông tin thì khi ấy bạn vẫn không thể nhận được gì.

Tôi đã nghiên cứu khá kĩ phần này. Bạn không cần phải đóng 1 thứ thuế nào cả. Tuy nhiên vẫn phải cung cấp thông tin.

Trước hết, bạn nhấn vào tab ‘My Account’ sau đó chọn ‘Tax Information’, bạn sẽ thấy 1 trang hiện ra bạn chọn NO 3 lần.
Nó sẽ hỏi xác nhận và chữ kí của bạn, cứ nhập đầy đủ họ tên không dấu.

3.Chọn hình thức chi trả.

Bạn cũng sẽ không nhận được tiền nếu chưa chọn được phần này.Tùy thuộc vào nơi bạn ở bạn có một vài hình thức chi trả. Tất cả các webmaster có thể nhận được tiền bằng 2 cách cơ bản:

* Bằng séc (check) bình thường, bạn sẽ nhận được thư trong đó có séc trong vòng 1 tháng (2-4 tuần), có thể đến các ngân hàng Ngoại thương (VietComBank) và Công thương (InComBank). Không tốn 1 xu nào cả để chuyển séc đến bạn. Nhưng khi rút tiền, bạn phải mất 1 khoản phí (18.000VND lệ phí và 7USD phí thu hộ séc).
* Bằng chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Funds Transfer), thời gian nhận séc nhanh hơn, khoảng 1 tuần (5-7 ngày) nhưng phải tốn $25 để thực hiện chuyển phát nhanh.

Ngoài ra, ở một số nước khác (không bao gồm Việt Nam), Google Adsense sẽ chuyển $ thành tiền của nước đó. Khi nhận séc, các webmaster có thể nhận trực tiếp bằng tiền nước mình chứ không cần đổi tiền chi hết. Hoặc nếu có tài khoản tại ngân hàng (ở Mỹ), bạn cũng có thể khai báo với Google Adsense biết, nó sẽ chuyển tiền thẳng đến tài khoản của bạn.

4. Nhập vào số PIN (Personal Identification Number).

Khi tài khoản của bạn đạt $50, bạn sẽ nhận được 1 bức thư trong đó có số PIN để bạn nhập vào. Việc này giúp Google Adsense kiểm tra địa chỉ của bạn có chính xác hay không. Khi đăng nhập vào tài khoản, bạn sẽ nhận được 1 thông báo rằng PIN đã được chuyển đến cho bạn, sau khoảng 2-3 tuần, bạn sẽ nhận được thư.

5. Chờ đến khi bạn đủ $100.

Mỗi tháng Google Adsense sẽ kiểm tra tự động. Nếu bạn chưa đủ $100 hãy chờ cho đến các tháng tiếp theo, bạn sẽ được trả tiền khi bạn đủ $100.

6. Nhận tiền

Thời gia nhận được tiền nếu gửi bằng express mail thì khoảng đến ngày 5 tháng sau bạn sẽ nhận được, nếu gửi bằng standard thì sau ngày 10 tháng sau. Trong trường hợp bạn không nhận được Séc từ GA thì bạn có thể email cho GA để yêu cầu họ hủy bỏ Séc vào gửi lại

7. Đổi tiền

Hiện có 3 ngân hàng ở Việt Nam nhận đổi Séc là Vietcombank, Eximbank và ACB

Tuy nhiên mình chủ yếu đổi ở Vietcombank, bạn đến bất kì chi nhánh nào của VCB, nếu ở HN thì tốt nhất qua VCB 198 Trần Quang Khải bởi Séc ở chi nhánh đều chuyển qua đó

Thủ tục rất đơn giản: bạn cần mang CMT/Hộ chiếu nếu còn thời hạn sử dụng, 1 giấy tờ của bạn có địa chỉ trùng địa chỉ trên Séc. Thời gian từ lúc đổi Séc đến lúc nhận tiền là 1 tháng

Để nhanh chóng bạn nên tạo 1 thẻ ATM của VCB rồi yêu cầu họ khi nhận được tiền thì chuyển khoản vào đó cho đỡ mất công đi lại

Chúc các bạn kiếm được nhiều tiền!

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

Các từ khóa tìm kiếm nhiều nhất Việt Nam 2012

Mới đây trên trang Google Zeitgeist google đã công bố các từ khóa được những người dùng tìm kiếm ở các nước trong đó có việt nam với những lĩnh vực như bài hát, vận động viên, xu hướng tìm kiếm



Xu hướng tìm kiếm: (Trending Searches): Năm 2012 có gì hot? “Xu hướng” ở đây là những tìm kiếm có lưu lượng truy cập cao nhất trong một khoảng thời gian dài và liên tục trong năm 2012 cũng như so với năm 2011.

Tìm kiếm nhiều nhất: (Most Searched): Vậy những truy vấn nào đứng top đầu trong bảng tìm kiếm của Google? Truy vấn được “tìm kiếm nhiều nhất” chỉ đơn giản là thuật ngữ phổ biến nhất trong năm 2012, được xếp hạng theo tiêu chí khối lượng tìm kiếm.
Sau đâu là danh sách google công bố từ khóa tìm kiếm tại việt nam

Xu hướng tìm kiếm

The Voice/Giong Hat Viet
Gangnam Style
Xem Phim Online
Congdonggame
Truyen Cuoi
Doremon
Samsung Galaxy
Xổ Số
Bóng đá
Bản đồ (map)

Xu hướng tìm kiếm bài hát

(Bài Hát) Mưa
Happy Birthday
Ngỡ
Friday
I Have Nothing
You Are Beautiful
Stronger
Call Me Maybe
I Will Survive
Valentine

Vận động viên tìm kiếm nhiều nhất

Michael Phelps
Trần Hiếu Ngân
Lance Armstrong
Rafael Nadal
Nguyễn thúy hiền
Nguyến tiến minh
Lê thanh liêm
Louise Sauvage
Usain Bolt
Trương Thanh Hằng

Xu hướng Thiết bị công nghệ tìm kiếm

iPad 3
Samsung Galaxy S3
iPad Mini
Nexus 7
Galaxy Note 2
Play Station
iPad 4
Microsoft Surface
Kindle Fire
Nokia Lumia 920

Xu hướng tìm kiếm điện thoại:

iPhone 5
iPhone 4
Samsung Galaxy S3
Galaxy Note
Galaxy Note 2
Blackberry Bold
Blackberry Curve
Nokia Lumia 900
Windows Phone 8
Motorola Droid Raz

Kiếm tiền từ Google Adsense trên Google Sites

Bạn có thể tạo blog cá nhân, blog nhóm, blog gia đình hay một trang intranet với Google Sites. Bạn có thể đăng bài, chỉnh sửa tài liệu, thêm videos, presentations, và lịch lên trang của mình và cho phép ai được chỉnh sửa và xem nó.

Trước đây, chúng ta không thể dùng công cụ này để kiếm tiền nhưng nay thì đã có thể. Google đã chính thức cho phép đặt quảng cáo Adsense trên các blog của Google Sites.


Miễn là các blog này đáp ứng các yêu cầu về nội dung và chất lượng thì đều có thể sử dụng vì mục đích kiếm tiền như bao dịch vụ blog thông thường khác.

Để biết các chèn quảng cáo adsense vào trang blog tại Google Sites, các bạn theo dõi hình ảnh trên và làm theo các bước sau:

Hướng dẫn chèn Adsense vào Google Sites:

1. Click vào thanh công cụ More actions, và chọn Manage site.
2. Click vào Monetize bên tay trái của trang.
3. Click vào nút Monetize this site.
4. Tạo một tài khoản Adsense mới hoặc sử dụng tài khoản hiện có

Sau khi đã kích hoạt AdSense, bạn tới các trang nhỏ của blog và click vào nút Insert, và chọn AdSense để chèn quảng cáo vào các trang hoặc bạn cũng có thể chèn quảng cáo vào sidebar của cả trang blog.

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Ý Nghĩa những từ viết tắt trong Google Adsense

Hôm nay mình đã vào tài khoản của mình và cứ phân vân giữa các từ viết tắt của các chỉ số trang báo cáo, cho nên tìm hiểu bằng serach google. Trong khi các chỉ số báo cáo của mình nó quá chênh lệch nhau quá xa.. mình cũng không hiểu sao nữa… Mình thấy số click chuột cũng tương đương nhau… nhưng nó chênh lệch quá xa về ước tính thu nhập, có khi mỗi click thì nhận cả $1, có khi thì không có $ luôn . Thật không hiểu vì sao ? Còn về cách đặt mã Adsense thì mình liên kết với Google Friend Connect Cái này thì chức năng mới được GA cho phép… Rồi từ đó mình lấy mã mà Google Friend Connect cung cấp add vào site mình… Không có bị gì không nữa ?

CTR: là viết tắt của cụm từ “Click Through Rate”, nghĩa là tỉ lệ giữa số lần click và số lần hiển thị quảng cáo (page impression). Tỉ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả quảng cáo càng lớn, và do đó số tiền kiếm được sẽ càng nhiều. Trong lĩnh vực quảng cáo, người ta đã có khá nhiều nghiên cứu về hiệu quả quảng cáo trung bình trên từng loại website khác nhau. Không có giới hạn nào: trang web bạn càng hot, quảng cáo càng khớp với nội dung website thì hiệu quả càng lớn. Thậm chí ibill còn biết có một số website đặc biệt có CTR lên đến trên 20%, nghĩa là cứ hiện quảng cáo 5 lần thì có một người click vào.

Các cheaters bằng cách tự click vào quảng cáo của trang web mình khiến cho tỉ lệ này cao lên một cách bất thường. Do họ ít có hiểu biết về tỉ lệ trung bình, nên cứ click thoải mái dẫn đến nhà cung cấp quảng cáo phát hiện ngay lập tức. Thí dụ, một forum thường chỉ có tỉ lệ CTR dưới 1%, nên đèn đỏ sẽ bật khi có một forum có tỉ lệ 4%-5%.

Cách duy nhất để tránh bị ban là không cheat. Đừng nhắm vào cái lợi trước mắt mà hãy tính đến lâu dài. Đó là lời khuyên của ibill dành cho các bạn. Chúc may mắn.

CPC : Publisher được tính tiền mỗi khi người truy cập bấm vào link text hay banner quảng cáo. Mỗi IP chỉ được tính hợp lệ là 2 -3 click /ngày. Giá trung bình thế giới mỗi click được tính khoảng $1,00.

CPA hay CPS: Cost per Action hay Cost per Sales: Publisher được tính tiền mỗi khi người truy cập từ trang website của Publisher bấm vào quảng cáo và đăng ký hay mua hàng theo chương trình quảng cáo. Giá mỗi CPA có thể lên tới $20 – $40

CPM : Cost per a thousand impression: Publisher được tính giá quảng cáo theo mỗi 1.000 impression ( impression chính là lần thấy quảng cáo, tương đương với pageview trong google nếu anh em đặt hết cái banner quảng cáo trên tất cả các page của website). Giá của thế giới của CPM là 2 cent/CPM

Ví dụ như sau :
Bạn có 3 khối quảng cáo trên mỗi trang và một ngày bạn kiếm được 20 $ với 10.000 hiển thị trang.Vì vậy, trung bình CPM là = 2 $(Thu nhập / Page Impressions) * 1000 = (20 $ / 10000) * 1000

Page RPM :
RPM – Revenue Per Mile : Có một sự khác biệt giữa CPM được tính bằng trang hiển thị trong khi RPM bằng số hiển thị quảng cáo.

Ví dụ :
Với ví dụ trên mỗi trang hiển thị 3 quảng cáo của google
RPM trong trường hợp này là gì?Giao diện mới sẽ hiển thị 30.000 hiển thị, vì mỗi 10000 trang có 3 khối quảng cáo.Vì vậy, RPM trung bình sẽ là = 0,67 $(Thu nhập / Hiển thị quảng cáo) * 1000 = (20 $ / 30000) * 1000

Đó là nhận định riêng của tôi và RPM và CPM . Và tôi luôn đánh giá chúng là khác nhau

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

33 mẹo kiếm tiền hiệu quả với Google Adsense

1, Bạn phải làm cho nội dung cái quảng cáo của Google trông như một phần của cái website của bạn, người ta ghét cái cảm giác click quảng cáo giúp 1 ai đó thu lợi nhuận, nhưng họ lại muốn tìm kiếm thông tin hửu ích cho mình

2, Links text tốt hơn links ảnh, tất nhiên,n vì phần một tôi nói đó là do tính cách con gười, với lại links text cho ta và mọi người nhiều lựa chọn click hơn.

3, Đừng có tách rời cái quảng cáo Google Adsense ra, bạn nên làm cho nó với màu link và màu nền trùng với cái web của bạn.

4, Nên chơi duy nhất 1 loại quảng cáo Google Adsense, vì nó cho ta sự thống nhất và dể quản lý, với lại như thế sẽ không vi phạm quy định của Google Adsense trên cùng 1 trang.

5, Sắp xếp thật hợp lý vị trí đặt Google Adsense, bạn nên làm cho người ta chú ý tức thời khi vào xem cái web của bạn, tuy cách này là tự bán khách cho người khác, nhưng nó lại cho ta một hiệu quả chơi Google Adsense tốt nhất, hãy đặt nó lên đỉnh cái website và một bên hông của bài viết, Google Adsense sẽ hiển thị tốt và sẽ cho một sự “đánh đồng” nội dung cao.

6, Lượng truy cập, bạn đừng có tìm cách qua mặt Google Adsense với những trò click ảo, vì giải thuật tính toán của nó hết sức thông minh, bạn hông tin ư

Hãy chơi đẹp, đó là cách kiếm tiền lâu dài và hợp lý nhất.
7, Bạn nên dùng chính sách một nghề cho chín còn hơn chín nghề, đừng làm nhiều cái web quá, quản lý hông có nổi và lượng truy câp sẽ hông có nhiều.

8, Hãy nhớ, nội dung là VUA, chơi Google Adsense là quan trọng. Nhưng hãy xem người truy cập là Hoàng hậu, nhưng nếu không có VUA không có người truy cập vào xem nội dung bổ ích cái web của bạn thì chẵng mấy chốc bạn sẽ không kiếm được đồng nào.

9, Luôn tuân thủ các quy định của Google Adsense, bạn tuyệt đối không được vi phạm, vì nghĩ đơn giản Google Adsense người ta chơi nhiều thế quản lý sao nổi, nhận định này là cực kỳ sai lầm vì không ai tự dưng mở két nhà người ta cho bạn lấy tiền.

10, Không bao giờ thay đổi các đoạn HTML mà Google Adsense cung cấp cho bạn.

11, Không được khuyến khích người ta click vào cái quảng cáo của Google Adsense dưới mọi hình thức . Google Adsense chỉ chấp nhận 2 dòng text này ở code của họ, bạn không được viết khác đi : “sponsored links” hoặc “advertisements.”.

12, Không bao giờ tự click vào quảng cáo Google Adsense của bạn, Đừng f5 cái site của bạn quá mức, vì Google Adsense không chấp nhận site đang hoàn thiện, bạn có thể kiểm tra cái code hiển thị thế nào bằng công cụ Google Adsense Sandbox Tool.

13, Không được dán cái Google Adsense vào pop-up windows, trang đang lổi hoặc trang trống.

14, Không bao giờ bạn kiếm được nhiều tiền chỉ vì Google Adsense, hãy đi theo chủ đề bạn có khả năng. Thu nhập Google Adsense sẽ tự đến với bạn.

15, Nếu nội dung ngắn, bạn đặt Google Adsense ở phía trên, nội dung dài bạn đặt Google Adsense vào đâu đó bên trong nội dung, người ta sẽ có nhu cầu tìm kiếm thông tin khi đang đọc .

16,Nếu không thể dùng text như tôi đã nói, bạn buộc dùng hình ảnh thì nên chọn: 300×250 medium rectangle hoặc 160×600 wide skyscraper – hoặc cả 2 nếu bạn đặt nó để hiển thị nhiều trang.

17, Bạn nên làm vài hình ảnh gì đó liên quan đến cái chủ đề web bạn đang theo đuổi, đặt bên cạnh Google Adsense, làm sao cho người ta lầm tưởng các mô tả và đường link của Google Adsense là dẩn tới cái nội dung hình ảnh bạn đang mô tả. ( Google đã cấm)

18, Dòng link trên cùng của bạn, nên làm 1 dòng link của Google Adsense, nó hay đấy chứ ? ( Google đã cấm)

19, Bạn chỉ có thể dán vào 1 trang như thế 3 cái Google Adsense. Một dòng link . 2 cái Search, 1 cái link sản phẩm Google Adsense, nếu bạn có thêm nó cũng chả hiện ra.

20, Nhưng dòng đầu tiên là điều quyết định Google Adsense sẽ hiển thị gì, hãy dùng, cho những dòng mô tả này.

21, Nếu là hộp tìm kiếm, hãy cho nó hiển thị ra ở cửa sổ mới, điều này không có vi phạm quy định của Google Adsense, bạn không tin thì hãy mail hỏi họ sẽ biết.
Làm như thế chúng ta sẽ bớt bị mất khách.

22, Đa số mọi người đều nghĩ cái Search luôn nằm trên đỉnh của cái web, cho nên bạn biết đâu là nơi đặt nó rồi chứ ?

23, Nếu có thể, đừng viết hết nội dung vào 1 trang mà hãy để người ta sang trang khác để đọc, việc này sẽ giúp tăng tỷ lệ click Google Adsense hơn, vì người ta vẩn chưa tìm được cái người ta muốn, việc đó sẽ kích thích họ click vào Google Adsense hơn.

24, Dùng URL channels để check được mổi cái web riêng lẻ nếu bạn có nhiều web sài Google Adsense.

25, Nếu CTR trang quá thấp, hãy xem lại cái tiêu đề và nội dung, hãy tối ưu lại nó.

26, Sử dụng Use Overture hoặc Google Adwords Keywords để xe người ta quan tâm đến từ khóa nào nhiều nhất trong lĩnh vực bang đang theo đuổi và cố tối ưu cái trang của bạn hướng theo nó.

27, Hãy dùng chương trình fix click Google Adsense để bảo vệ cái tài khoản của bạn khỏi những click xấu.

28, Hãy dùng Google sitemap, nó có cho bạn biết người dùng đến với bạn bằng các từ khóa nào, và nếu có thể hãy xem người ta quan tâm những từ khóa nào trong cái web của bạn rồi bổ sung thêm cho nó hợp lý.

29, Nếu bạn chỉ vì Google Adsense, hãy xem từ khóa nào có giá trị cao, hãy mua cái Domain có nội dung tương tự đó, rồi xem web nào quảng cáo , web nào liên quan và nội dung phong phú hơn, hãy dùng trình download, down nguyên cái html đó về và dán code Google Adsense của bạn vào, Nó không hiển thị cái nội dung có từ khóa cao đó mới lạ, cái này gọi là tận dụng chất sám.

30, Đừng có khoe khoang cái Domain bạn đang chơi Google Adsense ra đối với mọi người, vì rất dể bị ghen ăn tức ở.

31 , Thời gian, chính là thước đó của giá trị 1 click bao nhiều đồng, vào site click liền sẽ có giá trị thấp hơn là đọc nội dung hoặc vài phút sau click. Bởi thế bạn thấy một số site lớn, kinh nghiệm nó đặt Google Adsense ít nhưng giá trị cao.

32, Hãy lọc đi các quảng cáo có tỷ lệ bid quá thấp 0.1$

33, Nên kiếm cái Domain nào trên 1 năm tuổi để chơi. Dưới 1 năm tuổi Google nó đánh giá độ trust thấp thì có hiển thị ads có giá trị bid cao vẫn chỉ được tầm 0.01$

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Cách Google AdSense kiểm tra click gian lận


Tất cả chúng ta đều được nghe nói rằng Google có một hệ thống kiểm tra rất tinh vi để phát hiện các click gian lận, và hầu như mọi tài khoản gian lận đều bị xóa. Họ đã làm điều đó như thế nào? Tất nhiên, Google không bao giờ công bố các thông tin chi tiết về vấn đề này, nhưng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

DamnedViper đã có một bài viết hay về đề tài này. Tác giả đã tổng hợp được các cách mà Google dùng để phát hiện các click có hợp lệ hay không. Nên nhớ, Google sẽ không khóa tài khoản bạn ngay khi phát hiện, mà họ chỉ đơn giản "đánh dấu đen" tài khoản của bạn và theo dõi chặt chẽ hơn (đôi khi, Google cũng thông báo điều này qua email). Nếu đã chắc chắn, họ mới bắt đầu xóa tài khoản và số tiền bạn kiếm được trong những tháng trước sẽ tan thành mây khói.

1. Địa chỉ IP

Đây là cách đơn giản nhất mà ai cũng biết: nếu có nhiều click xuất phát từ cùng một địa chỉ IP trùng với địa chỉ IP dùng để truy cập tài khoản AdSense, tài khoản đó sẽ bị đánh dấu.

2. Tỉ lệ click (Click Through Rate - CTR)

Tỉ lệ click thường trong khoảng 0,5 - 10 %. Thường thì tỉ lệ click ở forum thấp hơn ở các trang web tin tức, blog...

3. Vị trí địa lí

Google có thể kiểm tra xem bạn ở đâu với độ chính xác cao (đến từng thị trấn). Do đó, ăn gian bằng cách click ở nhiều tiệm Internet khác nhau không giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, dữ liệu của các ISP Việt Nam không đầy đủ, có vẻ như xác định vị trí ở Việt Nam có sai số khá cao.

4. Cookie

Nhiều người được cung cấp địa chỉ IP động: mỗi lần kết nối Internet, bạn có địa chỉ mới. Nhưng đừng quên Google có dùng cookie: họ có thể kiểm tra xem nhiều click đến từ một máy tính hay không.

5. Mô hình click 1

Thật đáng ngờ nếu ai đó click ngay khi vào trang web. Thông thường, họ đọc nội dung một lát rồi mới click vào quảng cáo.

6. Mô hình click 2

Tại sao máy tính/ địa chỉ IP/ người này rất nhiệt tình click vào quảng cáo trên một website đặc biệt, mà làm ngơ với quảng cáo của các website khác?

7. Mô hình click 3

Tại sao những người vào trực tiếp trang web này lại "chịu khó" click hơn là những người vào trang web từ các link hoặc từ trang tìm kiếm?

8. Các dịch vụ khác của Google

Đừng nghĩ là nếu không đăng nhập vào tài khoản AdSense của mình thì bạn muốn làm gì cũng được. Bạn đang dùng rất nhiều dịch vụ của Google (Gmail, Google Earth, Google search, Google toolbar, ... thậm chí YouTube), và Google biết rõ bạn là ai!

9. Thứ hạng trong công cụ tìm kiếm

Bạn có một trang web nhỏ, các công cụ tìm kiếm chẳng biết gì về bạn, chẳng có trang web nào link đến website của bạn. Thế mà vẫn có nhiều người vào trang web, vẫn có người click quảng cáo? Google sẽ đánh hơi được điều gì đó.

10. Thiết kế website

Những câu như "Vui lòng click vào liên kết dưới đây" hoặc "Hãy ủng hộ chúng tôi bằng cách click các quảng cáo này" đều vi phạm thỏa thuận sử dụng dịch vụ (TOS) của Google. Những câu kiểu này rất dễ bị phát hiện: bằng những người kiểm tra thông thường, hoặc bằng chính công cụ tìm kiếm.

11. Tỉ lệ quảng cáo thành công

Click là một chuyện, có khách hàng lại là chuyện khác. Nếu trang của bạn đưa đến thật nhiều click, nhưng chẳng có click nào dẫn đến quá trình mua bạn, thì bạn có thể gặp vấn đề: tài khoản AdSense sẽ bị khóa đấy.

Bài viết trên đây là một kinh nghiệm khá tốt dành cho những nhà xuất bản mới sử dụng chương trình quảng cáo của Google (hay còn gọi là Google AdSense) Việc quảng cáo trên website/ blog của bạn có hiệu quả hay không cần phải có một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Những điều cấm kỵ không nên làm nếu không muốn bị treo tài khoản Google Adsense

Không được khuyến khích người ta click vào cái quảng cáo của Google Adsense dưới mọi hình thức . Google Adsense chỉ chấp nhận 2 dòng text này ở code của họ, bạn không được viết khác đi : “sponsored links” hoặc “advertisements”.
Không bao giờ tự click vào quảng cáo Google Adsense của bạn, Đừng F5 (refresh) cái site của bạn quá mức, vì Google Adsense không chấp nhận site đang hoàn thiện, bạn có thể kiểm tra cái code hiển thị thế nào bằng công cụ Google Adsense Sandbox Tool.
Không được dán cái Google Adsense vào pop-up windows, trang đang lổi hoặc trang trống.
Không bao giờ bạn kiếm được nhiều tiền chỉ vì Google Adsense, hãy đi theo chủ đề bạn có khả năng. Thu nhập Google Adsense sẽ tự đến với bạn.
Không bao giờ thay đổi các đoạn HTML mà Google Adsense cung cấp cho bạn.
Bạn nên làm vài hình ảnh gì đó liên quan đến cái chủ đề web bạn đang theo đuổi, đặt bên cạnh Google Adsense, làm sao cho người ta lầm tưởng các mô tả và đường link của Google Adsense là dẩn tới cái nội dung hình ảnh bạn đang mô tả. (Google cấm dùng).
Dòng link trên cùng của bạn, nên làm 1 dòng link của Google Adsense, nó hay đấy chứ ? ( ).

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Những Extension không thể thiếu cho người dùng Chrome

Google Chrome là trình duyệt hàng đầu hiện nay với nhiều ưu điểm như chạy nhẹ, ít ngốn tài nguyên hệ thống, tải trang nhanh...Bên cạnh đó, kho tiện ích cài đặt mở rộng (extensions) của Chrome cũng phong phú không kém với Firefox. Bản chất Chrome đã là rất tuyệt vời, nhưng nếu cài thêm các extensions hay, chắc chắn các công việc của bạn trên Chrome sẽ thuận lợi hơn.


HoverZoom




Đây là tiện ích giúp bạn tự động phóng to các bức ảnh trên các website ra kích thước lớn nhất có thể. Tiện ích này rất tiện lợi cho những người ưa thích xem các slideshow ảnh đẹp trên mạng. Sau khi cài đặt, bạn chỉ cần đưa con trỏ đặt lên trên các tấm ảnh và ảnh sẽ tự động được mở rộng ra kích thước lớn nhất của nó.

Chrome to Phone


Bạn đang theo dõi 1 trang web trên PC và rồi đột ngột có việc gấp phải đi ra ngoài. Bạn muốn theo dõi tiếp trang web đó trên điện thoại. Hãy sử dụng tiện ích Chrome to Phone để nhanh chóng chia sẻ đường link của website lên điện thoại của mình, chỉ với 1 cú click chuột.

IETab




Sự kém cỏi của IE là điều không còn phải bàn cãi, ít nhất là trong quá khứ. Tuy nhiên, có những tính năng trên một số website bắt buộc chúng ta phải dùng tới trình duyệt của Microsoft. Khi đó, thay vì phải cài thêm 1 trình duyệt mà thi thoảng lắm chúng ta mới dùng tới, tiện ích IETab trên Chrome sẽ giúp bạn chạy IE dưới dạng 1 tab của Chrome 1 cách nhanh chóng.


Lazarus


Giống như Lazarus trên Firefox, tiện ích này giúp tự động lưu lại các thông tin mà bạn đã điền vào các bảng thông tin, tránh trường hợp mất dữ liệu khi có lỗi xảy ra. Ví dụ như khi bạn đang viết blog, hay vừa dành ra 1 khoảng thời gian dài "tâm huyết" để viết comment cho 1 bài báo nào đó...Và rồi sau khi ấn nút gửi đi thì gặp lỗi không gửi được. Nếu cài thêm Lazarus, các thông tin bạn vừa điền sẽ được lưu lại mà không bị mất đi.


Ghostery




Ghostery giúp bạn khóa hàng nghìn các tracker và bug trên các website. Đây là các công cụ gây hại bởi chúng tìm các cách để thu thập thông tin người dùng như các website bạn thường truy cập, các đường link bạn hay click...nhằm mục đích phục vụ quảng cáo.

Adblock


Tiện ích giúp khóa các quảng cáo trên site. Adblock thậm chí còn khóa được các quảng cáo bên trong video trên Youtube, rất tiện lợi.


Google Quick Scroll


Tiện ích giúp bạn xác định vị trí các thông tin liên quan nhanh hơn khi bạn tìm kiếm với Google. Quick Scroll hoạt động như sau: sau khi bạn gõ từ khóa tìm kiếm vào Google và click vào 1 liên kết nào đó trong kết quả tìm kiếm, extension này sẽ tự động đánh dấu các đoạn text liên quan tới truy vấn tìm kiếm của bạn, giúp bạn tìm được câu trả lời cho mình 1 cách nhanh chóng hơn.


Facebook Open Graph Redirect


Chắc hẳn bạn đã gặp trường hợp muốn xem 1 video mà bạn bè mình chia sẻ trên Facebook, tuy nhiên, để xem được video thì bắt buộc bạn phải cài đặt các ứng dụng khá lằng nhằng như SocialCam hay Viddy. Extension này sẽ giúp bạn xem được video trên Facebook mà không cần phải cài đặt những phần mềm rắc rối trên.


Gmail Offline


Tiện ích giúp bạn đọc và phản hồi email 1 cách tạm thời mà không cần có kết nối internet. Nói là tạm thời bởi Gmail Offline không giúp bạn gửi thư phản hồi đi ngay. Nó sẽ lưu nội dung bức thư vào trong ổ cứng của thiết bị, và sau khi thiết bị được kết nối internet trở lại, nó sẽ tự động gửi thông tin đi.


Cloudy Calculator




Một chiếc máy tính ngay trên trình duyệt sẽ giúp bạn tính toán nhanh chóng hơn việc mở tiện ích máy tính trên PC của mình.


Personal Blocklist


Personal Blocklist cho phép bạn khóa 1 số website và ngăn các website đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm


Tham khảo: Digitaltrend

Những Extension không thể thiếu cho người dùng Chrome P2

Forecastfox Weather



Forecastfox Weather là công cụ tốt giúp bạn có thể nhanh chóng biết được tình hình thời tiết tại nơi mình sinh sống 1 cách nhanh chóng. Sau khi cài đặt, bạn chỉ cần một cái...liếc mắt vào biểu tượng chương trình bên phải thanh công cụ để có thể biết được nhiệt độ. Bạn rê chuột lên icon của chương trình để biết thông tin chi tiết.


Web of Trust (WoT)


Với tiện ích này, bạn không còn phải lo lắng việc đường link lạ mà mình muốn click vào có an toàn hay không. WoT xây dựng 1 cơ sở dữ liệu các đánh giá của người dùng về các website. Khi bạn click vào 1 website nào đó, tiện ích này sẽ hiển thị 1 vòng tròn cạnh đường link để thông báo cho bạn biết những người dùng khác đánh giá website này như thế nào.


Smooth Gestures




Tiện ích giúp bạn áp 1 thao tác nào đó với con chuột để điều khiển Chrome, như di chuột từ phải sang trái để quay trở lại trang...Ngoài các thao tác mặc định thì bạn cũng có thể tự tạo thao tác điều khiển cho riêng mình.


BugMeNot




Chắc hẳn bạn đã nhiều lần phát bực với các thủ tục đăng kí thành viên khi muốn xem nội dung trên 1 website nào đó. BugMeNot là tiện ích giúp bạn bỏ qua những bước đăng kí lằng nhằng này.


AutoPager


AutoPager giúp bạn tự động tải các trang kế tiếp trong các website có nhiều trang khác nhau. Nó giúp bạn không phải dùng chuột click vào các đường link "trang kế tiếp" nữa, tất cả sẽ được load tự động và bạn chỉ việc cuộn chuột để đọc mà thôi.


Instant Translate


Instant Translate giúp bạn dịch nhanh 1 đoạn text trên website mà không cần phải mở Google Translate.


WhatFont


Bạn bắt gặp 1 font chữ đẹp trên web nhưng không biết tên gọi của nó là gì, hãy sử dụng WhatFont để có câu trả lời.


Google Mail Checker Plus




Tiện ích giúp thông báo cho bạn biết bạn có thư (Gmail) mới.


WriteSpace


Bạn đang cần tập trung hoàn toàn vào công việc và không muốn bị những thông tin hấp dẫn trên web "lôi kéo", hãy sử dụng Write Space. Đây là công cụ soạn thảo văn bản giúp bạn có thể tập trung vào công việc nhờ chế độ hiển thị toàn màn hình (giúp bạn không thể nhìn thấy các thứ trên máy tính). Write Space thậm chí có thể hoạt động ngay cả ở chế độ offline.


Tab Scissors


Extension này giúp bạn theo dõi 2 trang web đặt cạnh nhau trên cùng 1 màn hình.







Too Many Tabs


Bạn mở quá nhiều thẻ trên trình duyệt và sau đó thấy mọi thứ thật lộn xộn. Tiện ích này sẽ giúp bạn quản lý các tab gọn gàng trở lại.


Copy Plain Text


Trong nhiều trường hợp, người dùng khi copy nội dung trên 1 website nào đó, đoạn văn bản copy về thường giữ nguyên định dạng giống như trên trang. Copy Plain Text giúp người dùng loại bỏ các định dạng gốc này.

Shareaholic




Shareaholic giúp bạn có thể chia sẻ các đường link 1 cách nhanh chóng với bạn bè trên các mạng xã hội Facebook, Twitter, Gmail, Evernote...Sau khi cài đặt, bạn chỉ cần 1 cú click vào biểu tượng chương trình ở thanh công cụ để chia sẻ đường link website với bạn bè mình thay vì phải copy đường link sau đó quay sang tab đang mở Facebook để chia sẻ nó.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Google Sandbox những điều cần biết

1. Lịch sử hình thành Google Sandbox

Cùng với sự phát triển của mình, Google nhanh chóng nhận ra giới webmaster và đặc biệt là các bạn làm SEO luôn tìm mọi cách để đưa website mình lên những thứ hạng cao nhất trong kết quả tìm kiếm. Điều này hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên bởi Google là một công cụ tìm kiếm được yêu thích nhất trên toàn thế giới và là công cụ marketing hiệu quả. Đứng ở vị trí một nhà cung cấp dịch vụ, Google luôn luôn đổi mới thuật toán tìm kiếm và đánh giá website của mình nhằm đem đến kết quả tốt nhất cho người dùng.
Google cho rằng “không có website mới nào có thứ hạng cao nếu không chứng minh được giá trị thực sự của mình đối với người dùng“. Bởi vậy, tháng 5/2004 – Google đưa một bộ lọc mới vào giải thuật đánh giá và xếp loại website của mình với tên gọi Google Sandbox nhằm trì hoãn việc đánh giá các website mới ra đời để đưa ra các số liệu chính xác hơn cho người dùng.

2. Qui trình Sanbox của “hộp cát”

- Website mới của bạn vẫn được index bình thường vào các phân mục của Google như tất cả các website khác.
- Sau một thời gian ngắn, nếu website của bạn được xếp hạng cao. Bạn sẽ được đưa vào danh sách những website cần theo dõi –> bạn đã bị đưa vào sandbox.
- Thời gian theo dõi có thể kéo dài từ 6 tháng đến tận 18 tháng tùy vào mức độ phát triển của website bạn và công thức đánh giá của Google.
- Sau khoảng thời gian này, website của bạn mới thực sự trở lại với Google và thứ hạng website của bạn mới được hiển thị chính xác.

3. Google Sandbox và Google Penalty

Google Penalty là một hình thức cấm vĩnh viễn kết quả tìm kiếm của website bạn
trên Google Search Engine vì bạn vi phạm một rule nào đó của Google. Về cơ bản, bạn rất khó nhận biết bạn bị Sandbox hay Penalty do kết quả của bạn không hiển thị trên Google với từ khóa mà trước đây bạn có.
Để kiểm tra bạn bị Sandbox hay Penalty bạn có thể gõ từ khóa là tên domain
của bạn (ví dụ: “”vnwebmaster.com”), nếu website bạn vẫn được hiển thị thì bạn chỉ bị Sandbox chứ không bị Penalty. Ngược lại, xin chia buồn cùng bạn 

4. Nhận biết website bạn bị Sandbox

Trên nhiều website giành cho webmaster có nhiều cách kiểm tra website của
bạn có bị Sandbox hay không. Mình xin tổng hợp lại các cách sau:
- Hôm trước site bạn đang được xếp hạng cao, tự dưng hôm sau nó hoàn toàn mất tích khỏi kết quá.
-Trang web của bạn gần như biến mất khỏi Google khi người ta gõ từ khóa liên
quan như tiêu đề bài viết… Nó chỉ xuất hiện khi bạn gõ tên miền của bạn.
-Trang web vẫn được index và googlebot viếng thăm thường xuyên nhưng trang web bạn tuyệt nhiên không thấy xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

5. Giải pháp thoát khỏi Sandbox

Như đã nói ở trên, thời gian Sandbox phụ thuộc vào mức độ phát triển của
website bạn. Bạn có thể để tự nhiên, sau một thời gian bạn có thể tự “giải thoát” cho website mình. Tuy nhiên, nếu vậy thì chả có gì để mà nói nữa. Sau đây là một số phương án để bạn rút ngắn thời gian Sandbox:
- Tham gia chương trình Adsense hoặc Adwords của Google, điều này sẽ khiến các trang web của site bạn được Google viếng thăm chỉ sau vài phút. Site của bạn sẽ được kiểm tra ban đầu bằng thuật toán tự động hoặc do trực tiếp nhân viên của Google kiểm tra. Nếu họ thấy site của bạn có vẻ tốt thì ổn. Sau đó bạn sẽ được Google xếp hạng (tất nhiên bạn phải thực hiện tốt on-page SEO và một vài backlink).
Nếu bạn tham gia các chương trình Adsense hoặc Adwords, bạn sẽ được Google ưu ái hơn và khả năng được giải thoát sẽ cao hơn (kể cả thứ hạng trên Google cũng được cải thiện đáng kể).
- Đặt liên kết về site bạn từ 1 website có PageRank cao (từ 5 trở lên), điều này sẽ có ích và bạn sẽ mau chóng thoát ra khỏi Sandbox. Tuy nhiên, mình không chắc là PR cao sẽ có lợi, mình chỉ chắc chắn là nếu site đó là site tốt (nội dung,
traffic thực, không có backdoor, PR cao…) thì bạn sẽ được “hưởng tiếng thơm” từ nó. Khả năng thoát ra cũng cao hơn
- Nếu sử dụng các thủ thuật SEO mũ đen (Black SEO) thì ngừng lại ngay và viết thư thông báo cho Google là đã thực hiện thủ thuật thủ thuật Black seo và sẽ ngừng việc làm đó ngay lập tức.
- Thực hiện các thủ thuật White SEO (ngược lại với Black SEO) trên site, quan trọng nhất là tối ưu hóa nội dung trang, unique content, thu hút traffic có chất lượng bằng nội dung các bài viết….
- Email cho google và thông báo về quá trình phát triển của website. Nếu may mắn bạn được “tha”.

Sưu tầm

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Tại sao dữ liệu Google AdWords khác Google Analytics

Khi kết nối tài khoản AdWords và tài khoản Analytics với nhau ắt hẳn nhiều bạn nghĩ rằng chúng sẽ có số liệu đồng nhất. Tuy nhiên, có một số lý do khiến cho 2 số liệu đến từ Google Analytics và Google AdWords hoàn toàn khác nhau. Tại sao lại như vậy ?


Đầu tiên, chúng ta thấy rằng trong khi AdWords báo cáo dữ liệu theo click thì Analytics báo cáo theo lượng truy cập.

Thứ hai, một số người có thể tắt Javascript, cookies, hoặc hình ảnh khi truy cập AdWords, điều này có thể làm sai lệch thông số giữa AdWords và Analytics. Trong trường hợp này, Analytics sẽ không báo cáo có click trong khi AdWords lại báo có.

Thứ ba, nếu Tracking code của Analytics ở landing page không đúng, số click vẫn hiện ở AdWords nhưng Analytics lại không có.

Thứ tư, Những cú click không hợp lệ (invalid click) cũng là một nguyên nhân cho sự sai lệch này. AdWords sẽ tự điều chỉnh và bỏ đi những invalid click trong khi Analytics thì vẫn tính các click không hợp lệ đó.

Để so sánh 2 số liệu giữa AdWords và Analytics tốt nhất bạn nên chờ một ngày. Lúc đó, sự sai số của việc đồng nhất dữ liệu cũng nhỏ hơn. Bạn có thể xem chính xác hơn.

Nguồn : giaiphaplienket.com
Tham khảo : AdWords Learning Center

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

11 sự thật thú vị về thư điện tử

-Từ những năm 90 của thế kỉ trước, e-mail đã làm lu mờ thói quen sử dụng thư tay và fax, vốn không tiện lợi bằng, tốc độ chậm hơn nhiều và thường xuyên bị thất lạc hoặc xảy ra lỗi.
-Cùng GenK khám phá những sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về e-mail như: Ai là người đã gửi bức e-mail đầu tiên trên thế giới? Nội dung của bức e-mail đó như thế nào? Hay thông tin về những mật khẩu e-mail phổ biến nhất? Còn thư spam thì sao?...


Dù có thích hay không, bạn vẫn phải công nhận một điều rằng thư điện tử (e-mail) là một bước tiến vượt bậc, thay đổi cách chúng ta giao tiếp trong thời đại ngày nay.


Từ những năm 90 của thế kỉ trước, e-mail đã làm lu mờ thói quen sử dụng thư tay và fax, vốn không tiện lợi bằng, tốc độ chậm hơn nhiều và thường xuyên bị thất lạc hoặc xảy ra lỗi. Mặc dù ngày nay, khi blog hay các mạng xã hội đang dần bành trướng trên Internet, tích hợp nhiều điểm tiện lợi đối với phương thức truyền tin cá nhân thì e-mail vẫn giữ một vai trò quan trọng nhất định mà không gì có thể thay thế được.

Có thể bạn dùng e-mail mỗi ngày, nhưng bạn có biết rõ mọi thông tin về công cụ này? Bạn có biết ai là người đã gửi bức e-mail đầu tiên trên thế giới? Nội dung của bức e-mail đó như thế nào? Hay thông tin về những mật khẩu e-mail phổ biến nhất? Còn thư spam thì sao?...


1. Bức e-mail đầu tiên trên thế giới.

Ray Tomlinson được coi như là người đầu tiên gửi thông tin bằng e-mail qua mạng Internet vào năm 1971. Tomlinson không được giao nhiệm vụ cụ thể là phát triển thư điện tử, nhưng ông có may mắn được làm việc trên một số thiết bị hữu ích trong dự án mạng ARPANET (tiền thân của mạng Internet ngày nay) của MIT (Học viện khoa học và kỹ thuật Massachusetts). Ông đã dành thời gian để làm việc với e-mail chủ yếu bởi vì ông thấy ý tưởng của công cụ này khá thú vị.

Được gửi giữa hai máy tính đặt sát nhau, bức e-mail đầu tiên là một bước tiến nhỏ của loài người trong lĩnh vực truyền tin điện tử, nhưng rất quan trọng. Tomlinson cho biết đã nhiều năm trôi qua và hiện giờ, ông không thể nhớ chính xác được nội dung của bức e-mail đầu tiên đó. Ông đoán nội dung đó có thể là chuỗi kí tự đơn giản “testing123” hoặc “QWERTYUIOP” – những kí tự trên dòng đầu tiên của một bàn phím ngày nay.

2. Nguồn gốc từ “Spam”?


Theo nhiều nguồn tin, thuật ngữ “thư rác” (spam) trong e-mail ngày nay được cho là đến từ một bộ phim hài của nhóm Monty Python, được phát sóng trên kênh BBC vào năm 1969. Trong bộ phim hài trên có tình tiết là thực khách bị một nhà hàng “oanh tạc” bằng món spam (thịt jambond đóng hộp) kèm với tất cả các món trong thực đơn, tạo thành một thực đơn “toàn spam”: bacon and spam, egg and spam, ham and spam, spam and spam…Cứ mỗi lần tiếp viên đọc xong thì lại có một nhóm người Vikings hát đệm những câu toàn chữ “spam”. Bài hát cũng kết bằng một từ spam được bè kéo dài đến hết…

Có lẽ vì nó quá nổi tiếng nên người ta đã dùng Spam là từ để chỉ những thứ không cần thiết và không được mong đợi nhưng lại được cung cấp nhiều thái quá. Và sau đó, khi e-mail ra đời và phát triển, Spam là một lựa chọn rất phù hợp để sử dụng với nghĩa như hiện nay- những bức thư điện tử gây phiền toái cho người dùng do được gửi đến quá nhiều. “Spam” được đưa vào từ điển tiếng Anh Oxford vào năm 1998.

Trích đoạn được cho là nguồn gốc của từ "spam".

Bức thư spam đầu tiên trên thế giới được tạo ra vào ngày 3/5/1978 để quảng cáo cho một hệ thống máy tính mới. Nó được gửi đến 600 người dùng dịch vụ ARPANET mà địa chỉ của họ được nhập vào máy tính từ giấy. Điều đáng buồn cười ở đây là người gửi mail không biết rõ về hoạt động của chương trình (bị giới hạn số lượng địa chỉ gửi) mà cứ chăm chú gõ nên 600 địa chỉ này đã bị tràn từ ô TO: tới ô CC: và cuối cùng tràn cả vào nội dung chính của thư.

3. Mật khẩu e-mail phổ biến nhất?



Có vẻ như “123456” là mật khẩu được lựa chọn nhiều nhất mọi thời đại được người dùng sử dụng để bảo vệ hòm mail của họ trên Internet. Mật khẩu này cũng đứng đầu trong bản danh sách mật khẩu hotmail bị rò rỉ trên Internet vào năm 2009. Đây liệu có phải là mật khẩu cho hòm mail của bạn?

4. Mã morse của kí tự @ là gì?


Bất chấp một thực tế rằng lượng người dùng e-mail để giao tiếp trên Internet liên tục tăng không ngừng vào cuối thế kỉ 20, mã morse vẫn không hề tồn tại kí hiểu biểu thị cho kí tự @ trong địa chỉ thư điện tử. Điều này chỉ chấm dứt vào năm 2004.



Theo đó, @ được biểu thị bởi chuỗi mã morse của hai kí tự A và C. Đây là lần bổ sung kí hiệu chính thức đầu tiên vào bảng mã morse kể từ thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất.

5. Viết từ e-mail thế nào là đúng?

E-mail, e-mail, e-mail, e-mail, E-mail hay E-Mail? Từ nào viết đúng chính tả?

Vấn đề này tùy thuộc vào quy định của từng cơ quan, tổ chức. Trong khi nhiều từ điển và sách hướng dẫn cho rằng viết “E-mail” là đúng thì sách hướng dẫn nghiệp vụ của hãng thông tấn AP lại khẳng định chắc chắn rằng do e-mail là từ viết tắt của electronic mail, nên viết e-mail là hoàn toàn chính xác.

6. Kí hiệu @ được gọi như thế nào?

-Tại Anh: “at”, “commercial at”, “at sign”,”at the rate”, “at symbol”, “at mark”, “cyclips”, “ampersat” , “asperand”…



Những ngôn ngữ khác có cách mô tả biểu tượng này khá hài hước khi thường liên quan tới động vật.

- Tại Đức: spider monkey – “nhện – khỉ”

- Tại Hà Lan: apestaart – “đuôi khỉ”.

- Tại Thụy Điển: snabel-a – chữ cái “a” với thân của một con voi.

- Tại Italia: chiocciolina – “ốc nhỏ”.

- Tại Trung Quốc: “con chuột nhỏ”

Ngộ nghĩnh hơn, trong một số ngôn ngữ khác, @ còn gắn với “đuôi chuột”, “mèo đang ngủ”, “vịt nhỏ”, “chó” và “sâu nhỏ” (?!).

7. Bức e-mail đầu tiên được gửi đến từ khoảng không vũ trụ khi nào?

Vào năm 1991, phi hành đoàn STS-43 Atlantic đã sử dụng phần mềm AppleLink của hãng Apple trên một thiết bị di động có tên Macintosh để truyền về Trái Đất đoạn thông tin sau đây:

“Xin chào Trái Đất! Lời chào từ phi hành đoàn STS-43. Đây là tin nhắn đầu tiên được gửi bởi phần mềm AppleLink ngoài khoảng không vũ trụ. Chúng tôi đã có một thời gian tuyệt vời và chúng tôi ước gì bạn cũng được ở đây. Chúng tôi sẽ sớm trở về”.

8. E-mail của… nhân vật hoạt hình nào đã từng bị tin tặc tấn công?




Đây là một ông bố được rất nhiều người yêu thích – ông bố Homer Simpson trong loạt phim hoạt hình đình đám một thời The Simpson. Địa chỉ e-mail của ông là chunkylover53@aol.com, đã được tiết lộ phần phim thứ 14 có tên “Dad Who Knew Too Little”. E-mail này được lập ra bởi Matt Selman, một trong những tác giả của loạt phim này – nhằm mục đích nhận và trả lời thư của người hâm mộ dưới cái tên ông bố Homer. Tuy nhiên, điều này đã khiến ông nhận được hàng trăm cho tới hàng ngàn thư mỗi ngày, không có thời gian trả lời xuể và cuối cùng, hòm mail này đã bị hacker tấn công.

9. E-mail lừa đảo lừa được nhiều người nhất

Năm 1999, một bức e-mail lừa đảo, với nội dung cho biết Bill Gates (người giàu nhất thế giới thời điểm bấy giờ), dự tính sẽ chia sẻ toàn bộ gia tài của mình cho người dùng Internet. Bức e-mail này ngay lập tức được lan truyền với tốc độ “tên lửa” đến hàng triệu người sử dụng Internet.


10, E-mail và người nổi tiếng.

- Bill Gate bắt đầu sử dụng e-mail từ ngày 16/7/1982, khi trụ sở của hãng phần mềm Microsoft cài đặt một mạng cục bộ để kết nối giữa các máy tính của các phòng ban trong công ty. Nếu bạn gửi e-mail cho ông, bạn thậm chí còn có thể nhận được phản hồi.

- Liệu Đức Giáo Hoàng có sử dụng e-mail? Có. Đức Giáo Hoàng John Paul II là Đức Giáo Hoàng đầu tiên sử dụng e-mail và ông thậm chí đã từng gửi một bức e-mail xin lỗi tới người dân Châu Đại Dương.

- Trong toàn bộ nhiệm kì Tổng thống Mỹ của mình (1993-2001), ngài Bill Clinton chỉ gửi duy nhất …2 bức e-mail. Một bức được gửi tới John Glenn khi ông ở trên tàu con thoi ngoài khoảng không vũ trụ, và bức còn lại để ông….thử xem hệ thống e-mail hoạt động như thế nào.

-Năm 2008, Barack Obama (khi đó còn là ứng cử viên tổng thống) đã thu thập được 13 triệu địa chỉ e-mail của người dùng tại Mỹ. Obama đã sử dụng các địa chỉ e-mail thu thập được, cũng như các dịch vụ mạng xã hội nổi tiếng thời bấy giờ như MySpace hay Youtube để ….spam và kêu gọi sự ủng hộ của người dân Mỹ. Và kết quả, như chúng ta đã thấy!

11. Liệu có tồn tại chứng… nghiện e-mail?

Trước khi xảy ra một thực tế là người dùng Facebook check tài khoản của họ 5 phút mỗi lần, trước khi người dùng đổ xô đi mua điện thoại di động chỉ để có thể vào Twitter mọi lúc mọi nơi, đã có rất nhiều người nghiện sử dụng e-mail. Đây cũng được coi là một chứng bệnh tương tự như nghiện Facebook, nghiện Twitter…và ngững người nghiện e-mail được gọi với cái tên emailaholics.
DBS M05479
Quang Cao