Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ và điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công nghệ và điện tử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Ứng dụng DS18B20 đo nhiệt độ

Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu chip đo nhiệt độ ds18b20 .
I Đặc điểm:
Các đặc điểm kỹ thuật của cảm biến DS18B20 có thể kể ra một cách tóm tắt như sau:
• Sử dụng giao diện một dây nên chỉ cần có một chân ra để truyền thông.
• Có thể đo nhiệt độ trong khoảng -55 -> +125 oC.Với khoảng nhiệt độ là -10°C to +85°C thì độ chính xác ±0.5°C.Có chức năng cảnh báo nhiệt độ vược qua giá trị cho trước.
• Điện áp sử dụng : 3 – 5.5 V,có thể cấu hình mã hóa nhiệu độ từ 9 – 12 bit
số bit càng lớn thì độ chính xác cao hơn.Thời gian chuyển đổi nhiệt độ tối đa là 750ms cho mã hóa 12 bit
• Dòng tiêu thụ tại chế độ nghỉ cực nhỏ.
• Mỗi cảm biến có một mã định danh duy nhất 64 bit chứa trong bộ nhớ ROM trên chip (on chip), giá trị nhị phân được khắc bằng tia laze.
• Nếu cấu hình cho DS18B20 theo 9,10,11,12 bit thì ta có độ chính xác tương ứng là : 0.5°C , 0.25°C ,0.125°C, 0.0625°C.Theo mặc định của nhà sản xuất nếu chúng ta không cấu hình chế độ chuyển đổi thì nó sẽ tự cấu hình là 12 bit.
Khi bắt đầu chuyển đổi nhiệt độ thì chân DQ sẽ được kéo xuống mức thấp và khi chuyển đổi xong thì ở mức cao.Như vậy ta sẽ căn cứ vào hiện tượng này để xác định khi nào chuyển đổi xong nhiệt độ.





II.Các tập lệnh của ds18b20
- READ ROM (33h)
Cho phép đọc ra 8 byte mã đã khắc bằng laser trên ROM, bao gồm: 8 bit mã định tên linh kiện (10h), 48 bit số xuất xưởng, 8 bit kiểm tra CRC. Lệnh này chỉ dùng khi trên bus có 1 cảm biến DS1820, nếu không sẽ xảy ra xung đột trên bus do tất cả các thiết bị tớ cùng đáp ứng.
- MATCH ROM (55h)
Lệnh này được gửi đi cùng với 64 bit ROM tiếp theo, cho phép bộ điều khiển bus chọn ra chỉ một cảm biến DS1820 cụ thể khi trên bus có nhiều cảm biến DS1820 cùng nối vào. Chỉ có DS1820 nào có 64 bit trên ROM trung khớp với chuỗi 64 bit vừa được gửi tới mới đáp ứng lại các lệnh về bộ nhớ tiếp theo. Còn các cảm biến DS1820 có 64 bit ROM không trùng khớp sẽ tiếp tục chờ một xung reset. Lệnh này được sử dụng cả trong trường hợp có một cảm biến một dây, cả trong trường hợp có nhiều cảm biến một dây.
- SKIP ROM (CCh)
Lệnh này cho phép thiết bị điều khiển truy nhập thẳng đến các lệnh bộ nhớ của DS1820 mà không cần gửi chuỗi mã 64 bit ROM. Như vậy sẽ tiết kiệm được thời gian chờ đợi nhưng chỉ mang hiệu quả khi trên bú chỉ có một cảm biến.
- SEARCH ROM (F0h)
Lệnh này cho phép bộ điều khiển bus có thể dò tìm được số lượng thành viên tớ đang được đấu vào bus và các giá trị cụ thể trong 64 bit ROM của chúng bằng một chu trình dò tìm.
- ALARM SEARCH (ECh)
Tiến trình của lệnh này giống hệt như lệnh Search ROM, nhưng cảm biến DS1820 chỉ đáp ứng lệnh này khi xuất hiện điều kiện cảnh báo trong phép đo nhiệt độ cuối cùng. Điều kiện cảnh báo ở đây được định nghĩa là giá trị nhiệt độ đo được lớn hơn giá trị TH và nhỏ hơn giá trị TL là hai giá trị nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất đã được đặt trên thanh ghi trong bộ nhớ của cảm biến.
Sau khi thiết bị chủ (thường là một vi điều khiển) sử dụng các lệnh ROM để định địa chỉ cho các cảm biến một dây đang được đấu vào bus, thiết bị chủ sẽ đưa ra các lệnh chức năng DS1820. Bằng các lệnh chức năng thiết bị chủ có thể đọc ra và ghi vào bộ nhớ nháp (scratchpath) của cảm biến DS1820. khởi tạo quá trình chuyển đổi giá trị nhiệt độ đo được và xác định chế độ cung cấp điện áp nguồn. Các lệnh chức năng có thể được mô tả ngắn gọn như sau:
- WRITE SCRATCHPAD (4Eh)
Lệnh này cho phép ghi 2 byte dữ liệu vào bộ nhớ nháp của DS1820. Byte đầu tiên được ghi vào thanh ghi TH (byte 2 của bộ nhớ nháp) còn byte thứ hai được ghi vào thanh ghi TL (byte 3 của bộ nhớ nháp). Dữ liệu truyền theo trình tự đầu tiên là bit có ý nghĩa nhất và kế tiếp là những bit có ý nghĩa giảm dần. Cả hai byte này phải được ghi trước khi thiết bị chủ xuất ra một xung reset hoặc khi có dữ liệu khác xuất hiện.
- READ SCRATCHPAD (BEh)
Lệnh này cho phép thiết bị chủ đọc nội dung bộ nhớ nháp. Quá trình đọc bắt đầu từ bit có ý nghĩa nhấy của byte 0 và tiếp tục cho đến byte rhứ 9 (byte 8 – CRC). Thiết bị chủ có thể xuất ra một xung reset để làm dừng quá trình đọc bất kỳ lúc nào nếu như chỉ có một phần của dữ liệu trên bộ nhớ nháp cần được đọc.
- COPYSCRATCHPAD (48h)
Lệnh này copy nội dung của hai thanh ghi TH và TL (byte 2 và byte 3) vào bộ nhớ EEPROM. Nếu cảm biến được sử dụng trong chế dộ cấp nguồn l bắt đầu việc đo.
- CONVERT T (44h)
Lệnh này khởi động một quá trình đo và chuyển đổi giá trị nhiệt độ thành số (nhị phân). Sau khi chuyển đổi giá trị kết quả đo nhiệt độ được lưu trữ trên thanh ghi nhiệt độ 2 byte trong bộ nhớ nháp Thời gian chuyển đổi không quá 200 ms, trong thời gian đang chuyển đổi nếu thực hiện lệnh đọc thì các giá trị đọc ra đều bằng 0.
- READ POWER SUPPLY (B4h)
Một lệnh đọc tiếp sau lệnh này sẽ cho biết DS1820 đang sử dụng chế độ cấp nguồn như thế nào, giá trị đọc được bằng 0 nếu cấp nguồn bằng chính đường dẫn dữ liệu và bằng 1 nếu cấp nguồn qua một đường dẫn riêng.
III.Ứng dụng đo nhiệt độ hiển thị led 7.

Code đọc DS18b20


void Init_DS18B20(void)
{
unsigned char x=0;
DQ = 1;
delay_18B20(8);
DQ = 0;
delay_18B20(80);
DQ = 1;
delay_18B20(14);
x=DQ;
delay_18B20(20);
}
unsigned char ReadOneChar(void)
{
unsigned char i=0;
unsigned char dat = 0;
for (i=8;i>0;i–)
{
DQ = 0;
dat>>=1;
DQ = 1;
if(DQ)
dat|=0×80;
delay_18B20(4);
}
return(dat);
}
void WriteOneChar(unsigned char dat)
{
unsigned char i=0;
for (i=8; i>0; i–)
{
DQ = 0;
DQ = dat&0×01;
delay_18B20(5);
DQ = 1;
dat>>=1;
}
}
void ReadTemp(void)
{
unsigned char a=0;
unsigned char b=0;
unsigned char t=0;
Init_DS18B20();
WriteOneChar(0xCC);
WriteOneChar(0×44);
delay_18B20(100);
Init_DS18B20();
WriteOneChar(0xCC);
WriteOneChar(0xBE);
delay_18B20(100);
a=ReadOneChar();
b=ReadOneChar();
nhiet_thuc=b<<4;
nhiet_thuc+=(a&0xf0)>>4;


(pass:chipkool.tk)


Nguồn machdientu.net

Phần mềm vẽ mạch Proteus



Protues 7.5 - full - Crack










Protues 7.7 - Full- Crack






Protues 7.8 - Full- Crack

Protues 7.10 - Full Crack









Hướng dẫn cài đặt protues các phiên bản:


Các bạn giải nén ra sau đó cài đặt file setup:(Chú ý:Khi cài đặt hay crack nên tắt mạng tắt phần mềm diệt virut_)























Crack nào,bạn mở file chìa khóa ra nhấn vào đó



Chọn đường dẫn đến thư mục protues vừa cài.



nhấn update là ok

Design LED 2.5 - Phần mềm thiết kế led quảng cáo



Chip chia sẻ cùng các bạn phần mềm vừa thiết kế vừa có chương trình điều khiển led,Nó trợ giúp cho nhà thiết kế demo cho khách hàng bảng hiệu thực tế trước khi bắt đầu làm. Mô phỏng các kiểu chạy, nạp chương trình xuống bo điện tử. Điều này nó giúp cho người thực hiện không cần có kiến thức chuyên sâu về lập trình Vi điều khiển mà vẫn thực hiện được.

Bạn là nhà thiết kế quảng cáo chuyên nghiệp, nay bạn muốn mở rộng lĩnh vực của mình sang làm quảng cáo bảng hiệu LED. Nhưng bạn gặp khó khăn về kiến thức điện tử, lập trình...
Bạn đừng ngại ngần nữa, hãy bắt tay vào thực hiện, bởi vì đã có sự trợ giúp của phần mềm Design LED và bo mạch điều khiển dùng chung trợ giúp cho bạn.

Bạn chỉ bỏ thời gian khoảng một ngày để tìm hiểu cách kết nối LED và cách sử dụng phần mềm như thế nào. Bạn không cần phí thời gian thiết kế bo mạch và lập trình nữa.
Phần mềm Design LED còn tích hợp cả tính năng nạp chương trình vì vậy mà bạn không cần phải qua một phần mềm trung gian nào nữa.
Một số hình ảnh về bảng hiệu bằng LED như hình dưới đây.


Video demo
 

Phần mềm lập trình họ vi điều khiển 8051

Chào mừng bạn đến với trang học tập vi điều khiển họ 8051. 8051 là họ vi điều khiển đơn giản, ít tài nguyên phần cứng. Tuy nhiên để làm chủ được nó thì không phải dễ. Là người đi trước, chúng tôi hiểu những khó khăn của bạn khi học 8051. Với triết lý sống “Chia sẻ để thành công”, tại đây chúng tôi sẽ định hướng cho bạn cách tiếp cận với vi điều khiển họ 8051 một cách nhanh nhất nhưng hiểu được cốt lõi của vấn đề sâu sắc nhất. Chúng tôi không đi sâu về kiến trúc và tập lệnh vi điều khiển 8051 mà hướng dẫn cho bạn dùng trình biên dịch gì để viết chương trình, làm sao nạp chương trình, rèn luyện kỹ năng tư duy viết code giải quyết vấn đề từ vấn đề đơn giản đến phức tạp.
Có 2 ngôn ngữ thông dụng để lập trình cho vi điều khiển là C hoặc ASM. Tuy nhiên, bạn là người mới tiếp cận với vi điều khiển nên tiếp cận bằng ngôn ngữ ASM. Ngôn ngữ ASM sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đầu, tuy nhiên lúc bạn đã sử dụng thành thạo nó thì cũng có nghĩa là bạn đã hiểu sâu sắc vi điều khiển họ 8051. Đây là nền móng vững chắc để bạn tiếp cận dễ dàng với các dòng vi điều khiển khác mạnh hơn, tiên tiến hơn.

Giới thiệu với bạn phần mềm SPKT_C lập trình cho họ vi điều khiển 8051 bằng ngôn ngữ ASM. Bạn tải phần mềm cuối trang
Sau khi download, bạn giải nén và copy thư mục “Tam” vào “C:\”. Trong thư mục “C:\Tam” có file SPKT_C.exe, bạn tạo 1 Shortcut ra Desktop để tiện sử dụng sau này. Lưu ý, bạn không nên đổi tên thư mục, cũng như lưu thư mục ở một đường dẫn khác, điều này sẽ làm bạn không dịch được chương trình sang mã máy.
Sau đó, bạn chạy SPKT_C.exe từ Desktop. Chọn File/New để tạo Project mới, gõ đoạn code mẫu sau biên dịch thử:

Đoạn code mẫu.
Chọn đường dẫn lưu lại đoạn code mẫu. Ví dụ lưu tại đường dẫn “C:\Documents and Settings\Administrator\Desktop\Code 8051” với tên file là “Exmple”.

Chọn đường dẫn lưu mã nguồn.
Click vào biểu tượng được khoanh tròn để biên dịch chương trình (CTRL + A):

Biên dịch chương trình sang mã máy.



Biên dịch chương trình thành công.


Mở thư mục Code 8051 ta sẽ thấy được thành quả là file Example.hex. Đây là file chứa mã máy dùng để nạp vào vi điều khiển.



Thư mục Code 8051

http://www.mediafire.com/?gfexq6mw4ecfghy

Chúc mừng bạn đã biên dịch thành công !

Phần mềm CCS 4.104


Phần mềm CCS lập trình cho họ vi điều khiển PIC bằng ngôn ngữ C. CCS là một trình biên dịch hỗ trợ ngôn ngữ C cho hầu hết các dòng vi điều khiển PIC. Sử dụng CCS, có thể tạo 1 project , viết source code, xây dựng, debug và lập trình cho PIC một cách nhanh chóng.
http://www.mediafire.com/?njydv9azfovow83
Password: topedu.com.vn

Phần mềm mô phỏng,thiết kế mạch Logic





Chip đi tour du lich trên mạng kiếm được phần mềm này vừa hay vừa hữu ích cho dân điện tử ..mọi người download về làm vốn riêng na^^

Phần mềm mô phỏng mạnh nhất, đơn giản nhất cho các loại mạch Digital logic. Các bạn có thể thiết lập IN/OUT là các tệp tin số, ngoài ra phần mềm còn có thể mô phỏng kết nối đến các thiết bị ngoại vi như LCD, Bàn phím, Giao tiếp PC và các chức năng khác ...
Phần mềm không phải dùng để thiết kế các mạch logic mà nó chỉ có tác dụng mô phỏng các mạch logic, cũng giống như proteus chỉ có tác dụng mô phỏng, đôi khi thực tế cần thêm kinh nghiệm mà một số mẹo nhỏ
Phần mềm thích hợp với tất cả Windows 32-Bit. (NT/2K/Xp/95/98/ME, VISTA, Windows 7)

http://www.mediafire.com/?7cdivcceqvx746x


Nguồn codientu.org

120 sơ đồ mạch điện tử thực dụng - Free




Tên Giáo Trình: 120 sơ đồ mạch điện tử thực dụng cho chuyên viên điện tử
Tác giả: Nguyễn Trọng Đức
Nhà xuất bản: NXB Thanh Niên
File: Scan PDF
Ngôn Ngữ: Tiếng Việt
Năm xuất bản: 2007
Dung Lượng: 59,15M

Nội Dung:
- Chương 1: Đáp tuyến hoàn cảnh của các mạch có hai thành phần lưu trữ năng lượng
- Chương 2: Phân tích trạng thái ổn định hình Sin
- Chương 3: Công suất ở trạng thái ổn định của dòng điện xoay chiều
- Chương 4: Các mạch điện 3 pha

Giáo trình điện tử cơ bản





Bài 1: Giới thiệu linh kiện điện tử
1.Điện trở
2.Tụ điện
3.Diode
4.Transistor
5.Cách ly quang
6.Role
7. IC số
8. Các loại cảm biến thông dụng
9. Dụng cụ thực hành: đồng hồ điện tử, đồng hồ kim, board trắng…
10. Thực hành: Đọc giá trị điện trở, đo kiểm tra chân linh kiện, kiểm tra chất
lượng linh kiện.

Bài 2:Thực hành các mạch tương tự và số đơn giản, đọc dịch datasheet
tiếng anh
1. Giới thiệu qua nguyên lý một số IC thường dùng
2. Phân tích thiết kế mạch tương tự và số
2. Thực hành cắm một số mạch điện tử cơ bản tương tự và số
3. Hướng dẫn sử dụng Osciloscope đo và kiểm tra mạch

(19MB)
Password: chipkool.tk


Tham khảo topedu.com.vn

Giáo trình điện tử công suất toàn tập


Đây là bài giảng của Phó giáo sư & tiến sỹ Nguyễn Tiến Ban. Trong bài giảng này, thầy đã soạn thảo trên power point, để làm bài giảng điện tử. Bài viết là sự tổng hợp tất cả các vấn đề cơ bản của lý thuyết điện tử công suất. 

Nội dung cụ thể:

1. Mở đầu: Các hệ thức và khái niệm cơ bản:
-Mạch một pha với dòng, áp dạng sin;
-Mạch ba pha cân bằng ;
-Chế độ xác lập với dòng, áp không sin;
...
2. Chương 1: Các linh kiện bán dẫn:
-Một số ứng dụng cơ bản:
+Bộ ổn áp tuyến tính
+Bộ ổn áp xung
+Chế độ hoạt động của bộ biến đổi...
-Các linh kiện điện tử công suất thông dụng:
+Diode
+Transistor
+Thyristor...
-Các chế độ làm việc và đặc tuyến
...
3. Chương 2: Bộ chỉnh lưu:
-Cấu trúc mạch chỉnh lưu
-Sơ đồ khối bộ chỉnh lưu không điều khiển
-Mạch chỉnh lưu cầu
-Mạch chỉnh lưu hình tia
...
4. Chương 3: Biến đổi điện áp một chiều:
-Bộ biến đổi điện áp một chiều
-Bộ biến đổi xung áp một nhịp làm việc với động cơ một chiều
-Bộ biến đổi xung áp hai nhịp
...
5. Chương 4: Bộ biến đổi điện áp xoay chiều:
-Bộ biến đổi điện áp xoay chiều một pha
-Bộ biến đổi điện áp xoay chiều 3 pha
-Công tắc xoay chiều
...
6. Chương 5: Nghịch lưu và biến tần:
-Biến tần trực tiếp
-Biến tần gián tiếp
-Nghịch lưu
...
7. Chương 6: Hệ thống điều khiển bộ biến đổi:
-Khái quát và phân loại
-Phương pháp xây dựng bộ điều chế
-Nguyên lý điều khiển học
...
Tóm lại, Điện tử công suất là môn học rất hay và là hạt nhân cơ bản của sinh viên ngành điện tử nói riêng và sinh viên ngành điện nói chung. Vì vậy, anh em nào đang theo học chuyên ngành này, mà có hứng thú thì có thể tải về tham khảo nha!


Pass:chipkool.tk

Ebook các mạch điện tử hay

Đã từ lâu chip có sưu tầm được 1 kho các mạch điện tử,nhiều mạch có thể các bạn rất quen thuộc nhưng cũng có những mạch rất mới lạ,các bạn download về tìm hiểu rồi cùng lên blog trao đổi.




Theo Chipkool.tk 
pass: chipkool.tk

Mạch cầu IRF điều khiển động cơ

Mục đích: Mạch cầu sử dụng điều khiển động cơ một chiều có công suất cỡ vừa và nhỏ, có dòng điện qua mạch từ 5 - 10A. Trong trường hợp muốn điều khiển với công suất lớn hơn người sử dụng có thể thay thế IRF 540 bằng IRF 250 ( 30A/200V) và gắn tản nhiệt cho IRF.
Sơ đồ nguyên lý:






Theo 0phi.net

Mạch cảm biến dùng CDS

Mạch cảm biến kiểu này có nhiều sơ đồ khác nhau. Đây là một mạch cơ bản dùng Opamp LM741.
Dùng LM324 cũng được nhưng nó không nhạy bằng LM741

Sơ đồ nguyên lý: Mạch cảm biến trời tối đèn sáng - CDS là con2 


1. Nguyên lý hoạt động:
- Khi có ánh sáng chiếu vào quang trở CDS bình thường (ban ngày), thì điện trở trên CDS là rất nhỏ nên cho dòng dương (Vcc) đi qua làm áp tại ngõ vào âm (-) của Opamp tăng lên, tăng đến khi áp cao hơn ở ngõ vào dương => Lúc này ngõ ra của Opamp là mức thấp. Dòng này qua transistor bị đảo pha thành mức cao, mặc khác một chân kia của Rơle đã ở mức cao nên Rơle không đóng => đèn không sáng.

- Khi trời tối, cường độ ánh sáng chiếu vào quang trở giảm => điện trở qua quang trở tăng, dòng dương qua CDS giảm nên áp tại ngõ vào âm của Opamp giảm theo, giảm đến khi áp tại đây thấp hơn áp tại ngõ vào dương thì ở ngõ ra của Opamp lập tức lên mức cao. Dòng này qua transistor bị đảo pha thành mức thấp nên làm Rơle đóng => đèn sáng.
2. Chức năng linh kiện:
- Opamp LM741: so sánh tín hiệu.
- VR: chỉnh độ nhạy
- R2, R3: là cầu chia áp cho Opamp hoạt động.
- R5: hạn dòng cho Transistor Q1
- R4: cùng với R5, R6 phân áp cho transistor hoạt động
- D1: Diode dùng để chống dòng đánh ngược trong lúc Rơle vừa chuyển sang trạng thái hở tiếp điểm.
- Q1: Mục đích chính là khuyếch đại tín hiệu cấp dòng cho Rơle. Nó còn có tác dụng đảo pha (mắc E chung) nên ta phải tính toán vị trí quang trở lúc đầu cho mạch hoạt động chính xác.

Các mạch điện tử lý thú

1.Mạch phát FM 1 transistor đơn giản



Hoạt động : Mạch điện dùng làm micro không dây đơn giản ,tầm phát xa khoảng 7m. C535 dao động tạo sóng mang tín hiệu từ mic điện dung đưa vào làm thay đổi điện dung BE của transisto làm tần số sóng mang thay đổi qua antenna phát xạ ra ngoài . Bạn điều chỉnh C20p để cho tần số phát như mong muốn (Trong dải FM ) . Antena dùng một đoạn dây nhiều lỏi dài 75cm. các cuộn dây L1,L2,L3 quấn như sau:






Linh kiện: Micro là loại điện dung Transistor C535 hoặc bất kỳ transistor NPN cao tần nào Nguồn điện : là 2 viên pin AA 1,5V . Mạch thu các bạn lấy cái radio FM của Trung quốc nhỏ gọn là thu được






************************************************** **************

2.Mạch hẹn giờ đơn giản






* Sơ đồ nguyên lý:






Hoạt động :

Hiện nay đa số những chiếc quạt bàn trên thị trường đều sử dụng mạch hẹn giờ bằng cơ khí nên độ bền không cao, thời gian hẹn giờ ngắn ,đồng thời khi hoạt động thì phát ra những tiếng kêu rất khó chịu ! chỉ cần bạn bỏ chút thời giờ để lắp mạch điện đơn giản này này bạn sẽ thấy nó hơn hẵn cái công tắc hẹn giờ bằng cơ khí kia .chỉ cần bạn ấn nút là nó hoạt động ngay . Nguyên lý của nó như sau : -khi bạn ấn nút start lập tức nguồn 12V một chiều được nạp cho tụ điện 2200uF ,một phần dòng điện được đưa qua R100K và VR1M đến bazơ của 2 transitor mắc dalington Q1,Q2 làm hai transitor này dẫn cấp dòng cho rơle . -Khi bạn buông tay ra ,dòng điện trong tụ 2200uF tiếp tục phóng ra qua 100K và VR1M duy trì phân cực thụân cho 2 transitor này --->rơle vẫn tiếp tục hút đóng công tắc cho quạt - sau một thời gian tụ điện phóng hết điện thì sự duy trì phân cực thuận cho transitor không còn nữa ---> transistor Q1,Q2 ngắt ---> cắt dòng qua rơle - điều chỉnh VR1M để cho thời gian giử rơle như mong muốn ,diode mắc ngược để chóng dòng điện cảm ứng của cuộn dây sinh ra làm hỏng transitor. Mạch điện rất dể lắp , hoạt động được ngay ! nếu muốn có thời gian lâu hơn thì bạn thay C 2200uF bằng tụ có điện dung 4700uF Chúc các bạn thành công với sơ đồ này ! # Linh kiện: công tắc là loại ấn nhả , rơle một chiều 12V C828X2 ,VR1M, diode 1N4007.



************************************************** **************

3.mạch Mega Bass






Hoạt động:

Có bao giờ bạn thưởng thức hiệu quả của âm thanh Mega bass chưa? cực kỳ sống động !. Megabass là chuẩn âm thanh của hãng SONY cho hiệu quả âm trầm sâu và mạnh ,âm cao sắc sảo du dương ! làm cho người nghe như đi lạc vào thế giới thần tiên của âm nhạc ! bạn hãy lắp mạch điên trên và gắn vào amplifier của mình ,bạn sẽ cảm thấy cái Loa củ rích của mình tự dưng dở chứng hôm nay sao kêu hay lạ ! Công tác K dùng để tắt chức năng Mega bass .Chúc các bạn thành công



************************************************** **************

4.Mạch khuếch đại cassette






Hoạt động:

Với IC BA 328 giá rẻ bạn có thể dễ dàng lắp cho mình một bộ khuếch đại cassette. Tín hiệu ở đầu ra khá lớn (có thể cắm vào headphone để nghe hoặc đưa vào Amplifier để phát ra loa Thùng .Mạch điện được cân chỉnh tốt vì vậy bạn chỉ cần lắp đúng theo sơ đồ là mạch có thể hoạt động ngay . Nguồn cấp cho mạch là nguồn đơn 12V.Chúc các bạn thành công !



************************************************** **************

5.Mạch tạo âm thanh siêu trầm




* Sơ đồ nguyên lý:




Hoạt động :

Bạn đã bao giờ quan sát Thùng loa của máy tính chưa?Chắc là có rồi ! Bạn sẽ thấy Nó gồm có một Thùng loa Chính và 4 loa vệ tinh xung quanh. Thùng loa chính có nhiệm vụ tạo ra âm trầm sâu và mạnh ,nếu ghé tai vào đó bạn chỉ nghe được tần số thấp mà thôi nhưng nếu bạn lấy tay che nó lại thì cái dàn nhạc của bạn kêu không khác gì cái kèn đám ma! Trên đây là mạch điện tạo ra âm trầm trong thùng loa JUMBOY S-3000 mạch điện khá hay ,bạn có thể tham khảo để sửa chửa hoặc lắp mới cho những ứng dụng cần có loa siêu trầm khác. Lưu ý nguồn cấp cho mạch là nguồn đối xứng 12V # Linh kiện: IC JGC 4558



************************************************** **************

6.Mạch khuếch đại công suất siêu rẻ






* Sơ đồ nguyên lý:






Hoạt động :

Với 6000đ ,bạn có thể có được IC này .TDA2030 là IC khuếch đại công suất của hãng PHILIP Mạch điện cực kỳ đơn giản ,rất thích hợp cho những bạn mới "vào nghề". Nguồn điện cho nó phải là nguồn đôi +12V. Bạn nhớ lắp giải nhiệt tốt cho IC .Chúc các bạn thành công ! * Linh kiện: IC TDA2030 giá trị các linh kiện khác: như trong sơ đồ



************************************************** **************

7. Khoá mã số điện tử






mặt trước khóa số

* Sơ đồ nguyên lý:






Hoạt động :

Nếu bạn muốn căn nhà mình trở nên hiện đại, hãy gắn cái khoá này vào ! Tôi sử dụng nó hai năm rồi (có lẽ hai mươi năm vẫn chạy tốt ) Có nhiều người có ý định "crack" nhưng không thành công .Đây là mạch nguyên lý của nó .Khi chế tạo bạn phải thêm vào các mạch bảo vệ hú còi khi ấn sai mã số ,hay không cho phép dò mã (sẽ giới thiệu sau) nguyên lý :CD 4017 là IC đếm hàng có 10 đầu ra ,ứng với các xung clock thì lần lượt các đầu ra sẽ có mức cao. ta tận dụng tính năng này để đưa đầu ra có mức cao trở về đầu vào clock theo sự mã hoá bàn phím.Khi mới cấp điện cho mạch, IC được reset ,đầu ra Q0 có mức cao ,lúc này nếu ấn phím số 2 thì mức cao này sẽ được đưa vào chân clock làm cho IC đếm hàng đưa đầu ra Q2 có mức cao,nếu tiếp tục ấn phím số 0 thì Q3 lại nhảy lên mức cao ...lần lượt ấn các phím đúng sẽ đưa đến Q6 có mức cao để kích mạch điện mở khoá. Nếu bạn ấn sai thì điều gì xảy ra?Nếu ấn sai mã số thì C828 được phân cực thuận thông qua D1 đưa vào chân reset .IC sẽ trở về trạng thái ban đầu .Tuỳ theo cách sắp xếp các diot mà bạn có các mã số khác nhau .Mã số của mạch này là 280858 (Đây là ngày sinh nhật của mẹ tớ ! ) .Chúc các bạn thành công ! # Linh kiện: IC CD4017






















************************************************** *************

8.Mạch nạp acquy tự động

* Sơ đồ nguyên lý:




Hoạt động :

Đây là mach nạp ắcquy hết sức độc đáo , chỉ dùng vài linh kiện giản đơn nhưng nó có tính năng tự động không thua kém một bộ nạp nào khác .Khi ắc quy đầy điện thì mạch tự động cắt điện để bảo vệ ắcquy Dòng xoay chiều qua biến áp hạ thế tạo ra 30VAC qua điốt nắn nửa chu kỳ tạo ra 15V một chiều có dạng nhấp nhô (dòng nạp cho ắcquy có dạng xung sẽ làm cho ắc quy mau đầy điện khi nạp) dòng điện được sụt áp qua bóng đèn dây tóc 21W (có tác dụng như một điện trở đông thời làm đèn chỉ thị dòng nạp ) 2N3055 ,1K, Zene 13,5V tạo thành mạch nạp tự động khi ắcquy hết điện thì điện áp trên nó luôn luôn <12v ---="---" -="-" 10v="3,5V" 13="0,5" 13v="13v" 2n3055="13,5" a="a" acquy="acquy" c="c" cao="cao" ch="ch" cho="cho" cquy="cquy" d="d" h="h" i="i" kh="kh" khi="khi" kho="kho" l="l" m="m" n="n" ng="ng" p="p" ph="ph" t="t" th="th" transitor="transitor" ube="ube" v="v" vi="vi" y="y"> transitor ngắt cắt dòng để bảo vệ ắcquy ! bóng đèn có tác dụng hạn dòng và chỉ thị .khi bình đang nạp ->bóng đèn sáng mạnh , khi bình nạp đầy bóng đèn sẽ tắt # Linh kiện: trị số linh kiện : như trong sơ đồ ! nếu bạn muốn nạp cho ắcquy 6V thì thay zene = 7.5V bạn nhớ giải nhiệt tốt cho Transitor .chúc các bạn thành công!



************************************************** *************

9.Đèn đọc sách vui tính

* Sơ đồ nguyên lý:






Hoạt động :Đây cũng là một chiếc đèn kỳ lạ khác nữa ! bạn muốn nó sáng lên ư? rất đơn giản ,chỉ cần bạn hét lên một tiếng Á Á Nếu bạn lại hét như thế một lần nữa thì đèn sẽ tắt đi Nguyên lý hoạt động của nó cũng rất đơn giản ,nó gồm có các khối sau: 1 khối thu nhận và khuếch đại âm thanh :gồm micro điện dung và ICBA328 đảm nhận, có nhiệm vụ thu tín hiệu âm thanh từ môi trường 2 khối giới hạn tần số của âm thanh (chọn tần số cao, chử A) gồm VR39K và Cf 102 ,đây là mạch lọc thông cao chỉ cho tần số khoãng trên 1khz đi qua 3 khối giới hạn biên độ (chống can nhiểu với tạp âm của môi trường) khối này do IC AN6884 đảm nhận, led1 chỉ trạng thái có âm thanh vào mạch 4 khối tạo xung chuẩn để kích triger NE555 lắp thành mạch đơn ổn 5 khối ổn định trạng thái (công tắc điện tử ) CD4017 tạo thành mạch triger T có tác dụng như một công tắc điện tử để đóng mở đèn ! # Linh kiện: micro là loại điện dung IC BA328 IC AN6884 IC NE555 IC CD4017 rơle 12V các linh kiện khác có giá trị như trong sơ đồ !



************************************************** *************

10.Mạch đèn signal






Hoạt động :

Q1, Q2 mắc thành mạch dao động da hài tạo xung vuông tần số có thể điều chỉnh được bởi VR100K tín hiệu ở lối ra từ emitor của Q2 qua Q3 H1061 khuếch đại dòng cho bóng đèn lớn điều chỉnh VR 100K để cho tần số chớp tắt như ý muốn chúc các bạn thành công !



************************************************** *************

11.Điều khiển đèn bằng cách sờ tay !







* Sơ đồ nguyên lý:




Hoạt động :

Trong đêm tối , có khi bạn phải mò mẫm để tìm cái công tắc treo trên tường . Nếu tay bạn mò... nhầm phải cái ổ cắm ,rất có thể bạn sẽ sung sướng được ngồi... uống trà với thánh Pero ! mạch điện trên là một giải pháp tối ưu cho việc từ chối sự sung sướng đó ! Trong mạch có hai điện cực M1, M2 cho bạn "sờ " thoải mái . Nếu bạn sờ vào M1 lập tức đèn sẽ sáng lên . Nếu bạn sờ vào M2 thì đèn sẽ tắt đi . -Khi bạn sờ vào M1 thì do ảnh hưởng của nhiểu điện trường công nghiệp trong người bạn làm phân cực thuận cho hai transistor C828 mắc darlington dẫn thông cấp dòng cho rơle , rơ le hút đóng khoá K làm cho R100k được nối xuống bazơ của hai transitor này,mục đích duy trì phân cực cho mạch để giử rơle. -Khi bạn sờ tay vào điện cực M2 thì làm cho C828 tương ứng dẫn thông và làm mất phân cực tại bazơ của hai transitor mắc darlington ---> rơle nhả ra ---> ngắt tiếp điểm K làm mạch trở về trạng thái ban đầu # - Tận dụng một tiếp điểm thứ hai trong rơle để đóng công tắc cho đèn, quạt hay các thiết bị cần điều khiển Linh kiện: tụ nguồn 0,47uF/400V điot cầu 1A Rơle 12V 4 tiếp điểm C828 X 3 ,zene 12V # Cẩn thận với nguồn xoay chiều 220V !



************************************************** *************

12.Vòng quay điện tử






* Sơ đồ nguyên lý:






Hoạt động :

vòng quay điện tử là một vòng tròn khép kín được kết thành từ nhiều bóng đèn khác nhau . Mục đích để chỉ chị hoặc làm đẹp cho Amplifier hoặc các thiết bị điện tử khác ! # nó có nguyên lý như sau : CD 4017 là một IC đếm hàng có 10 đầu ra Q0....Q9, ứng với cạnh lên của một xung nhịp đồng hồ (clock) đưa vào ICsẽ cho 1 đầu ra nhảy lên mức cao (Q1= H) xung nhịp tiếp theo sẽ làm cho Q2= H,Q1=L,Q0=L Xung nhịp tiếp sau nữa sẽ làm cho Q3= H ,Q2=L,Q1=L,Q0=L như vậy sẽ tạo ra một điểm chạy theo một vòng tròn rất đẹp mắt - NE 555 lắp thành mạch dao động đa hài tạo xung vuông đưa vào chân clock của 4017 .điều chỉnh variap 100k để cho tần số chạy như mong muốn . Lắp ráp cụ thể bạn sẽ thấy thích cho mà xem (bật mí : cái này mà gắn vào đèn hậu xe máy thì "độc" hết chổ nói ) Chúc các bạn thành công ! # Linh kiện: CD 4017 . NE 555 , RED LED 0,3mm X 10






************************************************** *************

13.Đèn biết nghe lời



* Sơ đồ nguyên lý:






Hoạt động :

Sau một tuần "ngâm cứu" thiết kế và "hì hục" lắp ráp tôi đã hoàn thành chiếc đèn này với hi vọng sẽ làm cho cô bạn gái của mình hài lòng .Kết quả thật mỹ mãn khũng khiếp .tôi đã lọt vào ...sổ đen của nàng .Từ đó tôi đã lâm vào thời kỳ đau khổ triền miên, dai dẵng !!! Đây là chiếc đèn biết nghe lời của bạn .khi bạn nói chuyện với nó ,nó sẽ nháy theo lời nói của bạn . Còn khi bạn hát thì nó sẽ nhãy múa theo điệu nhạc của bạn . Nó gồm có ba phần : - Phần thu nhận và khuếch đại âm thanh của môi trường do IC BA328 ,Micro điện dung đảm nhận - Phần hiển thị Led do IC AN6884 và 5 led chỉ thị màu xanh, 1led đỏ - Phần điều khiển nguồn chạm nhẹ sử dụng SCR (trisistor) làm cho mạch điện gọn gàng và hiện đại # lưu ý : - điều chỉnh VR39K để lấy độ nhạy cho đèn - Mạch điện lắp gọn gàng và đẹp mắt ,hạn chế diện tích (có dạng hình tháp) - Bố trí các led theo hình trái tim hay chử cái ...không nhất thiết như trong sơ đồ là hình chử C - Vì là quà tặng nên nó duy nhất với tớ...bởi vậy các bạn phải tự lắp lấy, tớ không có cái thứ 2 để bán hay trao đổi ! Chúc các bạn thành công ! # Linh kiện: các giá trị linh kiện : như trong sơ đồ ! riêng SCR bạn lấy loại ML406 có trong bộ đèn nháy của trung quốc .nó có kích thước bé bằng NPNC828



************************************************** *************

14.Dàn nhạc tự động cho máy tính

* Sơ đồ nguyên lý:






Hoạt động : Bạn đang ngồi làm việc trước máy tính bổng khát khao được nghe một bản nhạc .Bạn vội mở Winamp hay windows media play .kích vào một bài hát .Chương trình chạy rồi mà sao chưa nghe tiếng .Khỉ thật ,cái loa chưa cắm điện ! mất cả hứng .Mạch điện trên sẽ giúp bạn khỏi phải bận tâm .Chỉ cần bạn play là hát liền .nếu bạn không nghe nhạc nữa thì sau khoãng một phút mạch điện sẽ tự động cắt điện để tiết kiệm và bảo vệ cho cái loa thân yêu của bạn.Nguyên lý của nó rất đơn giản ! tín hiệu âm nhạc từ soundcard được đưa vào IC AN6884 ứng với một biên độ nhất định thì chân số 2 nhảy xuống mức thấp làm cho mạch đơn ổn 555 chuyển trạng thái đầu ra (chân3) nhảy lên mức cao làm cho rơle hút đóng khoá K cấp điện cho loa .trạng thái này được giử bởi thời hằng R100k và C100uf .sau một thời gian nếu không có tín hiệu từ AN6880 đưa đến thì chân số 3 của 555 nhảy xuống mức thấp Khoá K nhả .cắt điện để tiết kiệm .Bạn thấy thế nào ?quá sức tiện lợi phải không ? * Linh kiện: IC AN 6884 IC NE 555 Rơ le 12V Transitor NPN C828



************************************************** *************

15.Tắt đèn với điều khiển từ xa






* Sơ đồ nguyên lý:





Enlarge this image


mạch in






lắp linh kiện






ghi chú: mạch thực tế đã thay rơle 12V bằng triac BT137 khi điều khiển không có tiếng ồn và nhiễu do tiếp điểm rơ le tạo ra, có thể dùng bất cứ điều khiển hồng ngoại nào ...



************************************************** *************

16.Mạch bass treable volume

Mạch thực tế từ amplifier sansui , chỉnh bass treable cực kỳ hiệu quả ,mạch này lắp trước tầng kdcs giá trị linh kiện như trong sơ đồ






Chúc các bạn thành công !.
http://www.mediafire.com/?03r4gogb5ajhnch
Nguồn Minhdt
DBS M05479
Quang Cao