A. KHÁI NIỆM:
* Mật thư là một văn bản chứa đựng một thông tin hay mệnh lệnh đã được mã hóa để giữ bí mật nội dung. Và chỉ giải mã được bằng những quy ước đã quy định trước bởi người gởi và người nhận.
* Mật thư thường có 2 phần:
- Bản mật mã: Là những ký tự hoặc hình vẽ, thoạt đầu có vẽ rất khó hiểu. Sau khi nghiên cứu kỹ chìa khóa, ta sẽ tìm ra hướng giải bằng cách đối chiếu những dữ kiện mà chìa khoá đã gợi ý.
- Chìa khóa: một hình thức gợi ý cho người dịch tìm ra hướng giải mật thư. Chìa khóa có thể là một câu thơ hoặc một ký hiệu nào đó bằng hình vẽ. Ký hiệu của chìa khóa (key) là: OTT
* Sau khi giải mã xong, ta sẽ được một bản văn hoàn chỉnh, ta gọi đó là: bạch văn.
- Bạch văn: Là một văn bản hoàn chỉnh, tức là sau khi dịch xong, ta viết ra thành một bức thư bình thường mà ai cũng có thể đọc được.
* Có thể nói trong một mật thư thì hệ thống mã hóa là cái ổ khóa mà nhìn vào ta có thể thây được dễ dàng, còn khóa mới chính là cái chìa để mở, việc hiểu được khóa mới có thể cho ta 1 cái chìa vừa vặn để mở cái ổ đó.
* Trong các cuộc thi trò chơi lớn, muốn giải một mật thư đưa ra ta cần xem xét bản văn để tìm hiểu hệ thống mã hóa mà mật thư sử dụng, và xem xét khóa để giải.
B. CÁCH TẠO MẬT THƯ:
Trong bất cứ trò chơi nào ở trại, mật thư luôn là điều lý thú vì nó mang nhiều tính bất ngờ, nhanh trí, sáng tạo, can đảm và đoàn kết.
Vì vậy mật thư trong trò chơi phải được thực hiện một cách có tính toán trước về mục đích, nội dung cũng như hình thức.
Người soạn mật thư phải tuân theo các điểm sau:
- Chủ đề: phải nắm vững chủ đề trại hoặc buổi chơi. Các trò chơi, nhất là Trò Chơi Lớn (TCL) phải xoay quanh chủ đề trại.
- Địa thế: Để lên phương án cho 1 TCL và để làm mật thư, phải thám sát đất trại, địa thế chơi và có thể phát họa sơ đồ tiến trình của TCL với các trạm, các điểm gài mật thư.
- Thực hiện: chọn một trong các dạng mật mã, đặt khóa trước rồi sau đó soạn theo khóa. Làm xong, đọc lại cẩn thận và dịch ra để dò lại xem có sai sót chỗ nào không. Mật thư được thực hiện bằng nhiều cách và trên nhiều vật liệu khác nhau như: lá cây, thân cây, giấy, đất, gạch,... nhưng phải luôn luôn đảm bảo được hình thức và nội dung của mật thư. Và luôn giữ bí mật nội dung mật thư đến phút cuối cùng.
C. GIẤU MẬT THƯ:
- Dấu hiệu chỉ nơi có mật thư: phải luôn luôn cho dấu hiệu rõ ràng, chính xác, nhất là khoảng cách, phương hướng của mật thư.
- Giấu mật thư: dưới rất nhiều hình thức và nhiều vị trí để phát huy sự can đảm hoặc óc phán đoán, sáng tạo cũng như tính cảnh giác của người chơi. Như dấu trong nồi cơm đang nấu, trên chính áo quần của họ đang mặc, hoặc trong một đống phân bò, hoặc trong ổ kiến lửa,...
- Bảo quản mật thư: phải được bảo quản để không bị sai lệch vị trí cũng như bị rách nát.
D. TÌM MẬT THƯ:
Bất cứ mật thư nào được cất giấu cũng phải có 1 dấu hiệu hướng dẫn. Dấu hiệu đó có thể bằng hình vẽ, có thể là một văn bản. Trước khi tìm mật thư, ta phải luôn bình tĩnh và đề cao cảnh giác, đọc kỹ ký hiệu, hướng mật thư và khoảng cách mật thư, rồi làm chính xác theo chỉ dẫn, đứng quan sát xem vị trí đó có gì khác thường, đặc biệt. Có thể có một viên sỏi trong đám cỏ, hoặc một nhúm cỏ bị vặt lá,... nhẹ nhàng tìm kiếm cẩn thận, đừng vội vã bới tung hoặc quần nát vị trí mật thư. Bởi vì mật thư không chỉ là một tờ giấy được giấu ở dưới mặt đất mà có thể là những lá cỏ xếp lại trên đất mà ta đã xóa, hoặc là một lá cây khô được để khơi khơi,...
Ta luôn nhớ: mật thư tìm bằng trí chứ không dùng bằng sức, phải lưu ý những dấu hiện khác thường, đặc biệt vì trong TCL tất cả đều đã được tính toán.
E. GIẢI MÃ MẬT THƯ
- Phải hết sức bình tĩnh.
- Tự tin nhưng không được chủ quan.
- Nghiên cứu khóa giải thật kỹ.
- Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết.
- Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng xúm lại, chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư của chúng ta nữa.
- Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
* Tham khảo thêm: Phương pháp “mò” Mật thư.
F. NHỮNG GHI NHỚ ĐẦU TIÊN:
* Bảng chữ cái Quốc tế: Bảng 26 ký tự
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z
* Bảng chữ cái Việt Nam: Bảng 29 ký tự
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y
* Quốc ngữ điện tín:
1. Cách viết “dấu mũ”:
 = AA
Ô = OO
Đ = DD
Ê = EE
Ă = AW
Ơ = OW
Ư = UW
ƯƠ = UOW
2. Cách viết “dấu thanh”:
Dấu sắc: S (/)
Dấu huyền: F (\)
Dấu hỏi: R (?)
Dấu ngã: X (~)
Dấu nặng: J (.)
* Lưu ý: khi dùng chữ hoa hay chữ thường, hãy dùng cho phù hợp.
- Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.
Ví dụ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Sẽ được viết là:
Coong cha nhuw nuis Thais Sown
Nghiax mej nhuw nuowcs trong nguoonf chayr ra
II. MẬT THƯ ĐƯỢC CHIA THÀNH MỘT SỐ HỆ THỐNG CƠ BẢN:
A. HỆ THỐNG THAY THẾ:
Văn bản được mã hóa bằng cách thay thế bởi những chữ, số, kí hiệu riêng (bao gồm cả âm thanh, hình ảnh...) theo một hệ thống.
1. Thay thế bằng Morse:
a. Chẵn lẻ:
Số lẻ = tich (o) Số chẵn = te (-)
(Chìa khóa = chẵn lẻ)
b. Âm nhạc:
Tùy vào chìa khóa, ta có thể biết được rằng nốt nhạc nào được ký hiệu là tich (o) và nốt nhạc nào được ký hiệu là te (-)
(có thể dựa theo nốt nhạc, cao độ, nốt đen - nốt trắng, nốt đơn - nốt móc,...)
c. Núi đồi:
Người ta ký hiệu như sau:
Tich = đồi (^) Te = núi (/\)
Theo đó ta cứ chuyển thành tín hiệu Morse và dịch bình thường.
d. Một hai:
Cũng như trên, người ta ký hiệu như sau:
Tich = 1, Te = 2, ngắt chữ = 0
(Chìa khóa = một ngắn hai dài)
Cũng có thể người ta sử dụng hai ký hiệu khác nhau để thay thế cho tich (o) và te (-) như hoa - lá, chữ in - chữ thường, trăng - sao, hoặc ký hiệu toán học như sau:
Tich = x, Te = y -> x2 = I, xy = A
2. Chữ thay chữ:
Loại mật thư “Chữ thay chữ” sẽ thể hiện cho chúng ta thấy một bản tin toàn là những chữ khó hiểu. Từ đó, ta phải giải khóa để hiểu những chữ đó muốn nói gì. Ở đây, ta thử với loại chìa khóa A=b. Trước hết ta phải nhập bảng dưới đây:
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=b, thì ta có thể cho A= một chữ bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó cũng được.
(khóa: A đi chăn dê -> A=D
Bò con bằng tuổi dê -> B=D
Kéo thang một nấc xê ra ngoài: H=C
Hãy ca hát cho vui: K=H
Rùa bị điện giật: Q=T,...)
Dạng trên là cơ bản nhất của chữ thay chữ, khi chạy TCL có thể có rất nhiều biến thể của dạng trên và biến thể của khóa...
3. Số thay chữ:
Đây là dạng mật thư rất đơn giản. Ta chỉ cần viết ra 26 chữ cái, rồi sau đó, viết ngay dưới vị trí A là số 1, B là số 2... và Z là số 26. Sau đó dịch bình thường bằng cách: Cứ thấy số nào thì điền chữ tương ứng vào bên dưới.
Như vậy, người đố mật thư có thể thay đổi khóa. Thay vì A=1, thì ta có thể cho A=2, 3... hay một số bất kỳ nào khác, hoặc ta không dùng A mà có thể dùng một chữ nào đó = một số nào đó.
(khóa: Anh và em đều vào lớp một -> A=M=1
Em lên năm -> M=5
Bay hỏi ai là anh cả -> 7=A
Tình yêu không phai: 0=5 (five)
Giải phương trình tìm nghiệm x=...)
B.CÁCH SOẠN VÀ GIẢI MẬT THƯ:
Muốn soạn và giải một loại mật thư chúng ta phải nắm kỹ các quy định về quốc ngữ điện tín, về dấu thanh, dấu mũ ... Đồng thời phải hiểu và thuộc các quy định trong khi soạn và giải mật thư.
Mỗi chủng loại mật thư đều có 3 phần như sau:
1/- Bản văn gốc:
Đây là nội dung thông tin chính của bản tin, cần phải soạn ra trước với nội dung ngắn gọn, đủ nghĩa để chuyển sang mật mã cho chính xác.
2/- Chìa khóa:
Là phương tiện dùng để giải mã, tìm ra nội dung của bản văn gốc, nên khi đặt chìa khóa cần phải mang tính chuẩn xác, rõ ràng, hợp lý đúng như những gì đã quy ước.
3/- Bản mật mã:
Là một bản tin được mã hóa từ nội dung của bản văn gốc để chuyển cho người nhận dưới dạng ký hiệu mật mã.
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI MẬT THƯ THÔNG DỤNG:
1/- Mật thư xé rác: loại mật thư này rất đơn giản, dễ sử dụng, chỉ cần viết lên tờ giấy sau đó cắt rời ra từng mảnh giao cho người nhận ráp lại
VD:
(Đi tìm người có mang khăn đỏ trắng ở trán và ở bụng)
** Lưu ý: khi viết mật thư xé ráp phải viết theo dạng quốc ngữ điện tín.
2/- Mật thư đọc ngược: loại mật thư này cũng rất đơn giản, rất dễ sử dụng. Có rất nhiều dạng để viết ngược.
* Dạng A: đọc từ bên phải qua
VD:
Chìa khóa: được ngọc (nghĩa là đọc ngược)
NW:
GNOODDSGNWOUHFEEVIDD/AR
(giải: đi về hướng đông)
* Dạng B: đọc từ dưới lên
VD:
Chìa khóa: được ngọc (nghĩa là đọc ngược)
* Dạng C: đọc từ bên phải qua
VD:
Chìa khóa: được ngọc (nghĩa là đọc ngược)
NW:
Đông hướng về đi/AR
(giải: đi về hướng đông)
Tất cả khóa của dạng mật thư này có thể gọi là “được ngọc”.
3/- Mật thư chuồng: loại mật thư này mẫu tự được thay thế bằng những khung chuồng. Mật thư chuồng có rất nhiều dạng khung khác nhau. Chúng ta thường bắt gặp dạng chuồng bò, chuồng bồ câu ...
VD: dạng chuồng bò
NW:
(giải: đi về hướng nam)
Khi dấu chấm nằm ở phía nào của khung chuồng thì mẫu tự nằm ở phía đó. Mỗi khung chuồng đều có 2 mẫu tự, dấu chấm là dấu xác định cho ta biết đó là mẫu tự nào.
4/- Mật thư lượn sóng: đây là loại mật thư được quy định chữ lấy, chữ bỏ đi theo ký hiệu lượn sóng. Muốn soạn lại mật thư này người soạn phải soạn trước nội dung, cách soạn cũng rất đơn giản các mẫu tự của nội dung cùng lúc được đặt trên 2 hàng song song.
VD:
Chìa khóa: Lên rừng xuống biển
NW:
(giải: di về hướng nam)
5/- Mật thư tọa độ: đây là loại mật thư viết ra bằng ký hiệu “tung – hoành”. Hai trục này xác định cho ta biết những mẫu tự nằm ở vị trí nào. Khi soạn phải vẽ bảng ký hiệu ra trước, sau đó mới thực hiện nội dung mật thư. Đây là loại mật thư tương đối khó, phải chú ý kỹ đến khóa giải loại mật thư này, cách xác định đi từ trục tung rồi mới nối vuông góc với trục hoành ở đó là mẫu tự của nội dung mật thư (số trục tung đặt trước, số trục hoành đặt sau).
VD: lập bảng mẫu tự của mật thư tọa độ
Như vậy, chúng ta thấy thí dụ rồi rất dễ hiểu. Số 14: trục tung là 1, trục hoành là 4. Như vậy kết quả của số 14 là mẫu tự D, các số còn lại được viết tương tự theo quy định đó.
6/- Mật thư số thay chữ: Đây là một loại mật thư rất khó mà cũng rất dễ. Khó hay dễ do người soạn đặt khóa giải, vì khóa giải đặt không hợp lý hoặc quá phức tạp thì rất khó giải, có khi người nhận không giải được. Như vậy muốn giải một mật thư dưới dạng này phải lập ra bảng mẫu tự có những con số thứ tự được kèm theo bảng mẫu tự đó. Vậy khi soạn thảo mật thư này lấy những con số tương ứng với những mẫu tự trong nội dung mật thư mà mình cần soạn. Khi soạn xong nội dung ta phải cho một khóa giải hợp lý để người nhận suy nghĩ tìm ra ý nghĩa của chìa khóa để giải bảng mật mã tìm ra nội dung.
VD: bảng tương ứng những mẫu tự:
Chúng ta hãy so sánh bảng mật mã với bảng mẫu tự trên, chúng ta sẽ thấy những con số tương ứng với nội dung đã giải ra.
Sau đây xin mời các bạn hãy giải mật thư số thay chữ dưới đây:
Chìa khóa: Nước Việt Nam là 1 (tức S = 1)
NW:
11, 16, 3, 11, 1/ 10, 9, 22, 18/ 2, 16, 9, 22, 16, 14/ 11, 23, 23, 22, 15/ AR
MẬT THƯ THÔNG THƯỜNG
1) THÁNH GIÁ
Bản tin:
------------------chúng
------------------điều
------------------huynh
------------------hết
luôn là phải thương + yêu luôn người nhớ
------------------lòng
------------------trưởng
------------------này
------------------ta
Chìa khóa: Nhớ làm dấu Thánh giá trước khi ăn cơm.
Cách giải: Làm dấu thánh giá như thường trên, dưới, trái, phải và dịch theo hướng đó từ ngoài vào trong.
2) CHỮ HOA:
Bản tin: Hăng hái Say sưa và Phục tùng là Vụ án giết Mọi
--------Người và Là Lý Lẽ biện hộ cho cuộc Sống Của
--------Người lười biếng Thiếu niên hay phá phách
--------Nhi đồng thì ít hơn
Chìa khóa: Hái vài bông Hoa để tặng người mình thích.
Cách giải: Lấy các chữ viết hoa ghép lại, loại bỏ các chữ viết thường
3) PHÂN SỐ
Bản tin: Tất cả cùng nhau ca tập hợp để điểm số vòng tròn giữa có tâm vui chơi và ăn bánh ca múa rồi ra về với một bọc bánh kẹo tâm hồn sẵn sàng nhận đơn sơ.
Chìa khoá: 2/3 (hoặc 2-3)
Cách giải: Phân số lấy tử số, bỏ mẫu số. Tức là lấy 2 chữ, bỏ 3 chữ cứ thế tiếp tục đến hết.
4) ĐỘI TRƯỞNG
Bản tin: Đến gặp trại trưởng ở nhà
--------Nhà anh ở tận cuối làng
--------Thờ ông thờ bà kính tôn
--------Để cho anh ấy hướng dẫn
--------Dư cuộc họp mặt vui chơi
--------Lễ mừng kính bổn mạng anh
Chìa khóa: Tập hợp các Đội trưởng lại nghe lệnh.
Cách giải: Đội trưởng đứng đầu hàng. Do đó lấy các chữ đầu hàng ghép lại thành câu
ĐẦU – ĐUÔI
Bản tin: Tham lam đừng có đem
--------gia cảnh là một niềm
--------Sinh hoạt luôn tươi vui
--------hoạt động phải biết cho
--------là đem ích cho đời
Chìa khoá: Chặt đầu chặt đuôi đem đi nấu cháo
Cách giải: Lấy các chữ đầu hàng và các chữ cuối hàng của bản tin.
5) ĐỒNG HỒ
Bản tin: Nhật gắng hy sinh chút
--------Chúa cố nhớ đi ít
--------mỗi và + dự thời
--------chơi đặng đều lễ giờ
--------vui hoạt sinh đến để
Chìa khóa: Đúng 12 giờ đồng hồ bắt đầu chạy
Hay: (ốc bò theo chiều kim đồng hồ)
Cách giải: Bắt đầu từ 12 giờ và chạy xoắn từ trong ra.
6) MẪU TỰ
Bản tin: Nộp hai vàng để trò kiến tìm cho bắt con quản
Chìa khóa: t b h c k v đ n ch q tr
Cách giải: Đối chiếu mẫu tự đầu với bản tin sẽ được bản tin yêu cầu
TAM GIÁC CÂN (CHIẾC KHĂN QUÀNG)
Bản tin:
------Tất cả hãy tập hợp vòng tròn
--Trong vòng trung tâm trước nhà xứ
---Ngoài sân cặp bên cạnh nhà chung
----Thờ để sinh hoạt vui chơi nhé
Chìa khóa: Tam giác cân từ hai cạnh bên bằng nhau
Hay: (kiểm soát kỹ chiếc khăn quàng trước khi quàng vào cổ).
Cách giải: Tam giác cân nằm trong mật thư do đó dịch từ đỉnh xuống, rồi tới lần lượt xen kẻ từng chữ của hai cạnh bên, rồi tới cạnh đáy.
7) BẢN ĐỒ
Bản tin:
Phía ở thờ nhà vào trung tập
Tầng trên lầu là phòng lớp học
Có một cung tên lấy bắn chim
Ở trong phòng thánh có nhiều người
Hãy bí mật đừng để họ biết
Rồi sau đó ra sau cầu tiêu
Cha lạy kinh mười đọc và nguyện
Chìa khóa: Bản đồ Việt Nam hình chữ S.
Cách giải: Chữ nằm trong bản tin. Do đó dịch theo chiều viết chữ S hay sẽ có bản tin yêu cầu.
Đơn giản đó, giải đi cả làng ơi
______________________________________
THAM KHẢO
I. PHƯƠNG PHÁP “MÒ” TRONG MẬT THƯ:
Ngoài phương pháp giải mã theo chìa khóa thông thường, những nguyên tắc về tiếng Việt sau đây có thể giúp bạn đoán mò nội dung của bạch văn khi gặp hệ thống thay thế.
- Những phụ âm chỉ có thể đứng ở đầu từ: B, D, Đ, K, L, Q, S, V
- Những phụ âm có thể ở đầu hoặc ở cuối của từ: M, P, T
- Phụ âm có thể đứng ở đầu hoặc ở giữa của từ: R
- Những phụ âm có thể ở đầu, ở giữa, hoặc ở cuối của từ: C, G, H, N
- Những nguyên âm dài I, Y, E, Ê, O, Ơ, A, U, Ư có thể ở đầu, giữa, hoặc cuối của từ.
- Những nguyên âm ngắn Ă, Â không bao giờ ở cuối từ.
- Nếu B, D, Đ, H, L, M, R, S, V, X, Y, CH, GH, KH, NG, NGH, NH, PH, TH ở đầu của từ thì chắc chắn tiếp theo đó là nguyên âm.
- Nếu C, M, N, P, T, Y, CH, NG ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là nguyên âm.
- Dấu giọng luôn luôn đánh trên nguyên âm.
- Nếu G ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là N.
- Nếu H ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là C hoặc N.
- Nếu P ở đầu của từ thì chắc chắn sau nó là H.
- Nếu G là mẫu tự thứ hai của từ thì chắc chắn N là mẫu tự đầu của từ.
- Sau Q chắc chắn là U.
- Giữa U và E chắc chắn là Y,...
Để Mật thư được đơn giản hơn, ta chỉ thay thế một số mẫu tự bằng ký hiệu, có sử dụng dấu giọng và có phân cách các từ. Riêng các mẫu tự I, O, L nên dùng ký hiệu thay thế hoặc chép thật rõ ràng để khỏi gây nhầm lẫn với số 1, 0 và số I La Mã.
Ví dụ: *R5+ G K?I 8I+??5Ạ* 3?Ỉ 35’ AI 8Ắ) 3%M M%I -Ư%3 *Á3? 4%I *Ậ) *?Ể
Trước hết người soạn Mật thư phải đưa ra được những kết hợp giúp người giải có thể đoán ra một vài ký hiệu, thí dụ với từ đầu tiên của Mật thư trên đây và dấu hoa thị trước “R” là “T”, từ đó suy ra hai từ đầu là “TRONG KHI"
Người giải thay thế toàn bộ các ký hiệu vừa khám phá vào toàn bộ Mật thư (* = T, 5 = 0, + = N,? = H). Đến từ thứ 12: “* Á 3?” tất nhiên trở thành “TÁ3H”. Ký hiệu 3 chỉ có thể là “N” hoặc “C”. Nhưng nếu đem “C” ráp thử vào từ thứ 5 ("CHỈ") và thứ 6 ("CÓ") thì thấy rất phù hợp. Vậy 3 = C.
Bước đường còn lại không có gì là khó khăn nữa. Bản dịch cuối cùng sẽ là: TRONG KHI SINH HOẠT CHỈ CÓ AI SẮP CƠM MỚI ĐƯỢC TÁCH RỜI TẬP THỂ.
Một điểm cần lưu ý trong khi biên soạn là tính chất gợi ý của từ. Từ này có thể khiến ta nghĩ đến từ kia, nhất là trường hợp các từ ghép và cụm từ.
Thí dụ, sau khi giải được từ “TÁCH”, người đọc có thể nghĩ đến từ “RỜI”, vì thấy tổ hợp 4%I là một từ gồm 3 mẫu từ mà mẫu tự cuối là “I” và có dấu huyền. Cũng thế, sau khi giải được từ “HOẠT”, người đọc dễ nghĩ ngay đến từ “SINH” vì “SINH HOẠT” là một từ ghép có kết cấu vững chắc về nghĩa.
II. NGOÀI RA:
- Thường muốn dịch mò mật thư người dịch nên nhìn vào cả Bản Văn (BV)... xem những con số hay chữ cái có mặt nhiều trên BV... nằm ở những vị trí khác nhau càng tốt... VD: có 1 đoạn BV sau: k,s,t,g,h - g,i,z -... ta thấy g đứng đầu được và đứng kế cuối cũng được chỉ có thể là: n, hoặc c (các chữ cái khác chỉ là hư cấu... BV này ko nên mò...)... thực ra là khả năng tiên đoán nội dung... tùy từng chủ đề TCL mà ta đoán phải làm gì... rồi mò theo... thế hay hơn....
- Quan sát xem có 2 chữ hay số đi liền kề mà giống nhau không: nếu đứng đầu thì chắc chắn là 2 chữ D, nếu đứng giữa thì chỉ có thể là 2 chữ O hoặc E...
- Tiếp theo, thường thì người ra MT ra theo kiểu mẫu tự 26 (vì 29 dễ mò hơn)... ta sẽ đối phó trường hợp này bằng cách tìm trong 1 từ nào mà có nhiều chữ cái, 5 hay 6 chữ cái càng tốt và đoán nội dung của nó... sau đó thế ngược trở lại và giải BV... những chữ có năm chữ cái thường là TRONG, HUONG, NGUOI... v.v... còn những chữ 6: TRUONG, NGUYEN...v.v...
Mật thư Napoleon
Napoleon cũng khó giống như Mật Mã Không tên. Tuy nhiên, cách viết thì lại khác. Thay vì người viết bản tin Napoleon theo hàng dọc hoặc hàng ngang. Người nhận bản tin sẽ sắp xếp mẫu tự theo Phân Số để giải.
Cách viết và bản tin gởi:
1. HEW AEZ YNT XSH DSU DOS (Người gởi bản tin)
(người nhận bản tin và giải) Phân Số
H A Y X D D 3/6
E E N S S O 3 => Trong chữ có 3 mẫu tự, được chia ra làm 3 hàng
W Z T H U S 6 => Trong bản tin có 6 nhóm, được chia ra làm 6 cột [PC1] [PC2]
Hayx ddens sowz thus => Hãy Ðến Sở Thú
2. HAYXDD EENSSO WZTHUS[PC3]
¯ ¯ ¯
H E W 6/3
A E Z 6 => Trong chữ có 6 mẫu tự, được chia ra làm 6 hàng
Y N T 3 => Trong bản tin có 3 nhóm, được chia ra làm 3 cột
X S H
D S U
D O S
Hayx ddens sowz thus => Hãy Ðến Sở Thú
* Mũi tên có thể chỉ theo hướng (Ðông Nam, Tây Nam, v.v.v.) tùy thuộc vào người đưa bản tin.
* Mật mã này rất là biến dạng, tùy thuộc vào người gởi bản tin
Soạn mật thư có phức tạp không?
Trong đời sống hàng ngày, ta thường trao đổi tin tức với nhau bằng nhiều cách: bằng lời nói, thư từ, dùng những kí hiệu, dấu hiệu... những tin tức đó nếu cần giữ bí mật thì ta bí mật trao đổi với nhau. Như vật, mật thư là một dạng trao đổi tin tức bí mật, nó được viết dưới dạng đặc biệt mà người ngoài cuộc khó có thể hiểu được. Hiện tại mật thư được chia làm 3 dạng: thay thế, dời chỗ, ẩn dấu.
A. Giải thích các từ chuyên môn:
1. Nội dung một đoạn văn bản mà mình muốn truyền đạt gọi là bản tin.
2. Chuyển bản tin sang mật thư gọi là mã hóa
3. Dịch mật thư (sang văn bản) gọi là giải mã.
4. Khóa (khóa giải, chìa khóa) là quy định hướng dẫn cách giải mã và mã hóa.
B. Cách viết mật thư:
1. Thứ tự khi viết mật thư:
- Bản tin cần trao đổi gọi là bản văn gốc.
- Chọn khóa.
- Mã hóa văn bản.
2. Một số yêu cầu khi mã hóa:
- Bản văn gốc phải ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa.
- Chọn khóa (dạng mật thư) tùy theo trình độ người chơi, đảm bảo tính vừa sức.
3. Cách giải mật thư (giải mã):
- Bình tỉnh, tự tin, sáng trí nghiên cứu khóa đối chiếu bưc mật thư để xác định dạng.
- Khóa giải phức tạp thì phải đặt ra nhiều giả thiết và thực hiện các cách ấy.
- Sau khi giải mã, phải ghi chép luôn bản văn chính thức.
(người nhận bản tin và giải) Phân Số
H A Y X D D 3/6
E E N S S O 3 => Trong chữ có 3 mẫu tự, được chia ra làm 3 hàng
W Z T H U S 6 => Trong bản tin có 6 nhóm, được chia ra làm 6 cột [PC1] [PC2]
Hayx ddens sowz thus => Hãy Ðến Sở Thú
2. HAYXDD EENSSO WZTHUS[PC3]
¯ ¯ ¯
H E W 6/3
A E Z 6 => Trong chữ có 6 mẫu tự, được chia ra làm 6 hàng
Y N T 3 => Trong bản tin có 3 nhóm, được chia ra làm 3 cột
X S H
D S U
D O S
Hayx ddens sowz thus => Hãy Ðến Sở Thú
* Mũi tên có thể chỉ theo hướng (Ðông Nam, Tây Nam, v.v.v.) tùy thuộc vào người đưa bản tin.
* Mật mã này rất là biến dạng, tùy thuộc vào người gởi bản tin
Soạn mật thư có phức tạp không?
Trong đời sống hàng ngày, ta thường trao đổi tin tức với nhau bằng nhiều cách: bằng lời nói, thư từ, dùng những kí hiệu, dấu hiệu... những tin tức đó nếu cần giữ bí mật thì ta bí mật trao đổi với nhau. Như vật, mật thư là một dạng trao đổi tin tức bí mật, nó được viết dưới dạng đặc biệt mà người ngoài cuộc khó có thể hiểu được. Hiện tại mật thư được chia làm 3 dạng: thay thế, dời chỗ, ẩn dấu.
A. Giải thích các từ chuyên môn:
1. Nội dung một đoạn văn bản mà mình muốn truyền đạt gọi là bản tin.
2. Chuyển bản tin sang mật thư gọi là mã hóa
3. Dịch mật thư (sang văn bản) gọi là giải mã.
4. Khóa (khóa giải, chìa khóa) là quy định hướng dẫn cách giải mã và mã hóa.
B. Cách viết mật thư:
1. Thứ tự khi viết mật thư:
- Bản tin cần trao đổi gọi là bản văn gốc.
- Chọn khóa.
- Mã hóa văn bản.
2. Một số yêu cầu khi mã hóa:
- Bản văn gốc phải ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa.
- Chọn khóa (dạng mật thư) tùy theo trình độ người chơi, đảm bảo tính vừa sức.
3. Cách giải mật thư (giải mã):
- Bình tỉnh, tự tin, sáng trí nghiên cứu khóa đối chiếu bưc mật thư để xác định dạng.
- Khóa giải phức tạp thì phải đặt ra nhiều giả thiết và thực hiện các cách ấy.
- Sau khi giải mã, phải ghi chép luôn bản văn chính thức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét