Trong lịch sử loài người, có rất nhiều những kẻ tàn bạo, đáng sợ. Nhưng trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một danh sách tổng hợp những người đàn ông ác nhất trong lịch sử. Ác ở đây không chỉ bao gồm việc tàn sát mà còn dựa trên những tác động xấu, sự tàn bạo mà họ đã gây ra cho cả xã hội. Sẽ có những ý kiến trái chiều vì những nhân vật này hoàn toàn cũng có đóng góp của họ. Nhưng về mặt khách quan, họ đã gây ra những hậu quả xấu trên quy mô lớn.
10. Thiền vu Hung Nô Attila
Cái tên đầu tiên trong danh sách đến từ xứ sở Hung Nô hoang dại. Attila hay còn được người châu Âu là Attila Rợ Hung, mang biệt hiệu "Ngọn roi của Thượng đế" hoặc "tai họa của trời", là Thiền Vu của Đế quốc Hung Nô từ năm 434 đến năm 453. Đối với Hung Nô thì ông là một người niềm tự hào, ông đã lãnh đại đế chế Hunnic trải dài từ Đức đến sông Ural và sông Danube tới biển Baltic. Nhưng với nền văn minh Tây Âu ông hiện thân là một kẻ tham lam và tàn bạo bậc nhất.
Ông đã chinh phạt khắp các chiến trận, từ vùng Balkan đén tận phát, thậm chí còn suýt chiếm được Đông La Mã. Tuy nhiên một dịch bệnh đã ngăn trở thành công của ông. Trên những con đường mình đi qua, ông ta đã cướp bóc và tàn sát rất nhiều người. Những cuộc thanh trừng của ông khiến cho bao kẻ nước mất nhà tan, phải sống một cuộc đời nô lệ phục vụ cho quân đội của vị vua tàn bạo. Ông còn được biết đến qua câu nói thể hiện tư tưởng tận diệt : "Nơi nào vó ngựa của ta đi qua, ở đó cỏ không còn mọc được nữa”.
Nhưng cuối cùng, trớ trêu thay vị hoàng đế đầy quyền lực này lại chết vì chảy máu cam trong tiệc cưới của chính mình.
9. Maximilien Robespierre
Nhiều người sẽ vô cùng thắc mắc và phản đối khi tên nhà lãnh đạo khởi nghĩa pháp lại có trong danh sách này. Ông là nghị sĩ của đẳng cấp thứ 3, đẳng cấp của tư sản và nông dân trong xã hội Pháp. Ông nổi tiếng qua những lời lẽ sắc bén và ý kiến sâu sắc. Năm 1789, ông tham gia cách mạng Pháp với tinh thần trách nhiệm cao và ý thức phục vụ nhân dân. Nhân dân Pháp tôn ông là "bạn của người nghèo", "lãnh tụ không thể mua chuộc”.
Tuy nhiên rằng trong cuộc đời cách mạng của mình, ông đã có những sai lầm nhất định. Ông là người đứng sau những cuộc hành quyết hàng loạt sau cách mạng lấy đi mạng sống của nhiều người vô tội. Số người chết dao động trong khoảng từ 18500 đến 40000 người, có rất nhiều người vô tội. Trong đó có khoảng 8% quý tốc, 6% giáo sĩ, 14% ở tầng lớp trung lưu và 70% là công nông dân. Những người này đều bị buộc các tội như tích trữ, đào ngũ, nổi loạn, … Đặc biệt trong số những người bị kết tội oan có nhà bác học nổi tiếng Antoine Laurent Lavoisier. Ông đã mất dần sự ủng hộ của nhân dân.
Cuối cùng thì ông cũng bị bắt và xử tử khi mới chỉ 36 tuổi bởi những người phản cách mạng.
8. Ruhollah Khomeini
Khomeini là một nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị gia người Iran, người lãnh đạo cuộc Cách mạng Iran 1979 trong đó chứng kiến sự lật đổ của Mohammad Reza Pahlavi, vị Shah cuối cùng của Iran. Sau cuộc cách mạng và một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc, Khomeini trở thành Lãnh đạo Tối cao của Iran - một vị trí có quyền lực tối cao cả về chính trị lẫn tôn giáo của quốc gia được hiến pháp đặt ra, cho tới khi ông qua đời. Trong thời gian lãnh đạo, ông đã thực thi luật Sharia ( luật hành vi hoặc luật tôn giáo của Hồi giáo) với những quy định về quần áo, ăn uống bắt buộc. Ai chống lại sẽ bị xử bởi những hình phạt khắc nghiệt. Trong cuộc nói chuyện tại trường Fayzieah ở Qom, ngày 30 tháng 8 năm 1979, Khomeini cho biết : “Những kẻ giả danh dân chủ để mang lại sự tàn phá cho đất nước này sẽ phải bị đàn áp và treo cổ”.
Ở trong nước ông rất được ủng hộ và tôn thờ nhưng ở nước ngoài, ông được biết nhiều vì sự ủng hộ những người bắt cóc con tin trong suốt cuộc Khủng hoảng Con tin Iran và lời kêu gọi fatwa (bản án) cho cái chết của công dân Anh Salman Rushdie.
Trong vụ thảm sát các tù nhân của Iran năm 1988, Khomeini đã ra lệnh cho tòa án ra phán quyết cho các tù nhân chính trị và giết những người chống lại chế độ. Hàng ngàn người đã phải chết, theo cuốn hồi ký của Grand Ayatullah Hossein Ali Montazeri thì số người chết lên đến con số 30.000.
Khomeini qua đời vì bệnh ung thư vào ngày thứ Bảy , 04 tháng Sáu năm 1989 ở tuổi 86.
7. Idi Amin
Idi Amin là một nhà chính trị và đã từng giữ chức tổng thống Uganda. Amin đã gia nhập quân đội thực dân Anh năm 1946 và đã được thăng lên đến hàm trung tướng và tư lệnh quân đội Uganda. Ông đã lên nắm quyền sau vụ đảo chính quân sự tháng 1 năm 1971, phế bỏ Milton Obote.
Trong thời kì của mình, ông đã ông đã đàn áp chính trị, lạm dụng nhân quyền và hành quyết các dân tộc khác, trục xuất người Ấn Độ ra khỏi Uganda. Số lượng người chết trong chế độ của ông chưa được xác định rõ nhưng được ước tính trong khoảng từ 80.000 đến 500.000 người. Ngày 04 tháng 8 năm 1972 , Amin đã ban hành một sắc lệnh trục xuất 60.000 người châu Á không phải là công dân Uganda.
Amin cuối cùng đã bị lật đổ, nhưng cho đến khi qua đời ông ta vẫn không hề bày tỏ sự hối hận vì đã lạm dụng chế độ cũng như những cái chết do ông gây ra.
6. Leopold II của Bỉ
Leopold II đã lập ra thứ được gọi là “Nhà nước Tự do Congo” (một quốc gia-doanh nghiệp của riêng ông). Mục đích của ông là để trích xuất cao su và ngà voi trong khu vực này. Việc sản xuất dựa trên cưỡng bức lao động, tàn sát … nhà nước Tự do Congo chìm trong cảnh khủng bố, giết chóc hàng loạt, săn người làm nô lệ.
Chế độ Nhà nước tự do Congo đã gây phẫn nộ trong dư luận quốc tế. Leopold đã cai trị vùng đất lớn hơn cả diện tích nước Bỉ và áp bức người dân ở đây bằng quân đội. Những lao động ở đây bị tra tấn, tàn sát dã man, họ bị chặt tay, chân khi không nghe lời... Con số nạn nhân ước tính khoảng từ 5 đến 20 triệu, số người chết là 3 triệu người.
Năm 1908, trong một hành động xoa dịu sự phản đối quốc tế về tính tàn bạo của Nhà nước Tự do Congo, chính quyền Bỉ đã đồng ý sáp nhập nơi đây thành một thuộc địa, là lập tức đổi tên thành Congo thuộc Bỉ. Tháng 12 năm 1909, Leopold II qua đời tại Laeken.
Tham khảo: Listverse
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét