Thắng lợi của các hoạt động mặt đất trong các cuộc chiến tranh hiện đại, nhất là những cuộc chiến tranh xảy ra gần đây đã chứng minh vai trò yểm hộ quan trọng của lực lượng trực thăng lớn cho bộ đội mặt đất và đồng thời, rất hiệu quả trong tìm và diệt xe tăng. Trực thăng Ka cũng được thiết kế cho những mục đích như thế: được trang bị hệ thống định vị và xác định mục tiêu, hỗ trợ quan sát cho phi công, hệ thống thông tin liên lạc với trung tâm chỉ huy trên mặt đất. Trên trực thăng Ka, phi công được hỗ trợ rất nhiều nên việc điều khiển máy bay trong chiến đấu dễ dàng hơn.
Chiếc Ka-52 “Cá sấu Mỹ”, được thiết kế là loại trực thăng hoạt động trong mọi thời tiết, do đó nó được thiết kế có hai người lái, giữ nguyên các tính năng chiến đấu của Ka-50, cả về vũ khí. Phi công cùng với các trang bị như quần áo và mũ bay cũng là những thiết bị hỗ trợ kết hợp với các thiết bị lắp trên máy bay như hệ thống nhận biết mục tiêu địch – ta, định vị mục tiêu trong cả ban ngày lẫn ban đêm trong mọi điều kiện thời tiết.Tham gia vào dự án còn có các tổ hợp của Pháp: Sextant và Thomson. Chiếc Ka-50 giữ được 85% cơ sở của Ka-50: sát-xi, động cơ… Trực thăng cũng được trang bị hệ thống thoát hiểm cho phi công. Chiếc Ka-52 cũng được sử dụng như trực thăng huấn luyện.
Ka-52 nặng hơn Ka-50 do đó làm thay đổi chút ít tính năng bay – kỹ – chiến thuật của nó. Tuy nhiên, điều đó không ảnh hưởng quá lớn đến tổng thể chiếc trực thăng.
Ngoài ra, chiếc Ka-52 khác “người tiền bối” của nó ở phần trước của thân máy bay, hình dạng buồng lái và việc bố trí quan sát 360o vòng quanh của phi công và hệ thống ngắm.
Mũ bay của phi công cũng có thiết bị quan sát và thông báo đặc biệt, mọi thông tin của máy bay và các thông tin chiến trường khác được hiển thị lên màn hình trong mũ bay trước mắt phi công – tương tự như những mũ bay đang được Không quân Mỹ sử dụng, nhưng đơn giản, rẻ tiền hơn và dùng lẫn được, hiệu quả không kém. Ở trên các máy bay trực thăng AH-64D và AH-64D LongBow, mũ bay phức tạp, đắt tiền và không thể dùng lẫn, nhưng hơn hiệu quả loại của AH-64A Apache.
Với những đặc điểm đó, chiếc Ka-52 là một trong những trực thăng hàng đầu.
Với giá thành không quá cao như các loại tương đương của NATO và Mỹ, chiếc Ka-50 là không có đối thủ về các tính năng kỹ – chiến thuật.
Thiết bị điện tử:
Hệ thống bay tự động và hiển thị HUD (head-up display) giống trên Mig-29. Bộ cảm biến hồng ngoại FLIR (forward-looking infrared) và ra-đa dẫn đường…
Động cơ:
Chiếc Ka-50 được trang bị hai động cơ TV3-117VMA tua-bin, mỗi chiếc có thể phát động một công suất 2.200 ngựa.
Trang bị vũ khí:
Ka-50 có thể trang bị vũ khí cho chiến đấu trên mặt đất, cũng như các hoạt động phối hợp với các hoạt động trên biển. Do đó tải trọng của máy bay có thể cho phép nạp đến hai tấn vũ khí: tên lửa chống xe tăng, rốc-két không đối không (không có dẫn đường) các cỡ, tên lửa không đối không, pháo, bom và các loại vũ khí khác.
Trực thăng có đến bốn hệ thống treo phụ dưới cánh, có thể treo được nhiều thứ vũ khí, đồng thời có thể treo được pháo 23mm hoặc thùng nhiên liệu phụ. Ở chỗ này có thể treo được tới 12 tên lửa chống tăng siêu âm Vichr, có thể tiêu diệt mục tiêu từ khoảng cách tới 8 ki-lô-mét. Sức xuyên của loại tên lửa này hết sức lớn, có thể xuyên được thép dày tới 900mm.
Trực thăng Ka-50 còn được trang bị khai khẩu pháo bắn nhanh 30mm 2A42, dùng để bắn mục tiêu cả trên không lẫn dưới đất, hai pháo này có 460 viên đạn hai dạng: đạn nổ và đạn xuyên, có thể lựa chọn trong chiến đấu. Khối lượng của đạn là 0,39 ki-lô-gam/viên, sơ tốc 980 mét/giây và có thể bắn từ khoảng cách 4 ki-lô-mét. Góc bắn của pháo từ 2 đến 4 ra-đi-an mét .
Động cơ tua-bin đồng trục của trực thăng cho phép nó đạt trần bay 4000 mét, tốc độ lên cao 10 mét/giây ở độ cao 2500 mét. Các cánh quạt được làm bằng chất liệu pô-li-me, nhẹ và bền chắc. Kết cấu hai chong chóng của trực thăng đã đảm bảo cho tính cân bằng của nó.
Hai động cơ được lắp trên hai vị trí cách xa nhau làm giảm khả năng bị trúng đạn hỏng cả hai chiếc. Máy bay có thể tiếp tục hoạt động trong 30 phút từ khi hết nhiên liệu, cho phép phi công kịp thời hạ cánh ở một chỗ an toàn, trong trường hợp đạn trúng thùng nhiên liệu. Buồng lái có thể bảo vệ phi công khỏi đạn 12,7mm và mảnh đạn pháo 23mm. Ngay cả các cánh quạt của hai chong chóng cũng có cơ cấu tự bảo vệ cho phép máy bay vẫn có thể bay được trong trường hợp bị trúng đạn. Thùng xăng có cơ chế tự hàn, phòng ngừa trường hợp đạn bắn trúng. Tất cả hệ thống của động cơ được giảm nhiệt đến mức tối đa để tránh tên lửa tìm diệt bằng nhiệt của đối phương.
Ka-50 còn có hệ thống thoát hiểm đầu tiên trên thời gian, cho phép phi công thoát ra khỏi máy bay trong mọi độ cao và tốc độ: hệ thống phóng phản lực K-37-800 được sản xuất bởi Công ty cổ phần Nghiên cứu và sản xuất Ngôi Sao ở Mát-xcơ-va, được kết hợp với bộ cứu hộ NAZ-7M dùng hệ thống dù PS-37A, cho phép trong trường hợp khẩn cấp tự động bắn phi công ra (ở tốc độ từ 0 đến 350 ki-lô-mét/giờ, ở độ cao từ 0 đến 6000 mét).
Kích thước
Đường kính cánh quạt :14.5 mét
Chiều dài cả chong chóng :15.9 mét
Chiều cao tổng thể :4.9 mét
Sải cánh :7.3 mét
Khối lượng rỗng :7,692 kg
Khối lượng cất cánh bình thường :9,800 kg
Khối lượng cất cánh cực đại :10,800 kg
Khối lượng vũ khí thường mang :610 kg
Khối lượng vũ khí thường cực đại có thể mang ;1,811 kg
Động cơ ower plant
Hai động cơ TV3-117VMA .2 x 2,200 ngựa
Tính năng bay
Tốc độ bay bằng tối đa :310 km/h
Tốc độ bổ nhào :390 km/h
Tốc độ kinh tế :270 km/h
Độ cao hoạt động :4,000 mét
Trần bay :5,500 mét
Tốc độ lên cao ở độ cao 2,500 m :10 m/s;
Tầm bay với khối lượng cất cánh bình thường :460 km
Đây là nhận xét về máy bay tiger vả Nato và Mỹ so với của Nga :
Tiger có tốc độ tối đa thua kém khá nhiều so với các loại trực thăng cùng chức năng của Mỹ và Nga. Tiger chỉ có thể đạt tốc độ tối đa 315 km/h (khi không mang vũ khí), kém xa Apache của Mỹ (365 km/h) hay Mi-28 (324 km/h) và Ka-50 (390 km/h) của Nga.
Đổi lại, Tiger có khả năng cơ động và tầm hoạt động (800 km) khá tốt, cho dù vẫn chưa thể so được với trực thăng Ka-50 của Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét