Có lẽ khó nơi nào mà khi bạn than thở: “Có ai ế như tôi thì like cái nào!” lại được hưởng ứng nhiệt liệt bằng hàng chục (có khi hàng trăm người) like khí thế như vậy. Và lúc đó, các anh chàng FA (forever alone) có thể yên tâm mà nhủ “ế là xu thế chung của thời đại kinh tế khó khăn”.
Minh Anh chia sẻ: “Facebook là ngôi nhà chung của hội ế mà. Cứ đến mỗi dịp lễ Tết mà không có ai để đi để đi chơi thì cứ ngồi nhà lên Facebook. Có hẳn một đội cầu mưa và hội những kẻ FA cho vào đó than thở, chém gió. Tự nhiên thấy mình có đồng minh.”
Quan tâm đến từng cảm xúc
Facebook có những tính năng rất thú vị tương tác trực tiếp với người sử dụng và khiến họ cảm thấy mình được quan tâm kỹ lưỡng.
Ví dụ mỗi lần vào Facebook, ở khung Status sẽ luôn hiện ra câu hỏi: “How are you feeling, Lâm” (Bạn cảm thấy thế nào?), what’s happening, Mèo Ngáo (Có gì xảy ra không?), How’s it going, Susi (Thế nào rồi?)…
Nhiều bạn trẻ tỏ ra khá khoái chí với hình thức hỏi đích danh chủ tài khoản Facebook như vậy, nó tạo ra cảm giác gần gũi như một người bạn.
“Mỗi khi cô đơn cứ nhảy vào Facebook là thấy hỏi rất quan tâm: “Bạn cảm thấy thế nào?” làm cũng đỡ tủi hơn.”
Nhiều trò troll thú vị
Facebook không bao giờ làm cho hội FA bị nhàm chán khi ở nhà một mình với đủ các hình thức như những hình ảnh mang thông điệp “Ai đang ngồi nhà chơi Facebook tự kỷ vào đêm Giáng Sinh thì like nào!”, “Ai vào tham gia hội cầu mưa năm nay”…
Cũng trên Facebook, xuất hiện những câu an ủi rất tình hình như “Ế là xu thế của thời đại kinh tế khó khăn”, những hội nhóm như “Hội những người ế trong tư thế ngẩng cao đầu”, “ừ thì ế nhưng chúng tôi không cô đơn”, “Cười lên vì ế là tự do”…
Có lẽ dù có đang ế chề thì bạn cũng nhe răng cười toe và thấy cái ế của mình đúng là xu hướng hiện đại hóa.
Giảm bớt sự cô đơn
Điều này giảm thiểu sự cô đơn. Mặc dù nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc online Facebook có thể khiến bạn cô đơn hơn nhưng thật ra, nếu biết cân bằng giữa cuộc sống thật và Facebook thì Facebook là một nơi khiến bạn cảm thấy yêu đời hơn và có nhiều sức sống hơn.
Một bạn trẻ cho biết: “Cảm giác đó là cảm giác kết nối toàn thế giới. Khi bạn đi uống café, đi leo núi, đi trượt tuyết… bạn đều có thể share hình ảnh, check in để khoe với thế giới là mình đang làm gì và nhận được nhiều ý kiến thú vị. Có lần mình thất tình, định đi leo núi chơi nhưng ngại thân gái, lên Facebook để vài câu vu vơ thế là vừa được động viên, vừa có vài người đăng kí đi cùng. Facebook đã khiến mình cảm thấy như được sống giữa một cộng đồng rất thân thiện”.
Thế giới của những người bạn
Vì là thế giới ảo nên những cư dân Facebook rất dễ chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm… một cách thoải mái. Và dĩ nhiên, họ cũng dễ đồng cảm với tình cảnh của nhau hơn.
Khi Minh Hằng chia tay người yêu, cô đã post một bài Note thật dài để nói về những nỗi cô đơn và tuyệt vọng của mình, có một vài người lạ hoàn toàn đã vào chia sẻ những chuyện tương tự của họ và giúp cô vượt qua giai đoạn đau khổ đó dễ dàng hơn.
“Nhờ có những người bạn ảo đó mà tôi có thể dễ dàng chia sẻ hết suy nghĩ, những khúc mắc không dám kể với ai một cách thẳng thắn. Và tôi cũng thấy quay lại hội ế cũng khá là thú vị.”
Tuy nhiên, nếu quá yêu Facebook, rất dễ mắc chứng bệnh ngại tiếp xúc, đang trở nên phổ biến gần đây.
Vì là thế giới ảo nên những cư dân Facebook rất dễ chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm… một cách thoải mái. Và dĩ nhiên, họ cũng dễ đồng cảm với tình cảnh của nhau hơn.
Khi Minh Hằng chia tay người yêu, cô đã post một bài Note thật dài để nói về những nỗi cô đơn và tuyệt vọng của mình, có một vài người lạ hoàn toàn đã vào chia sẻ những chuyện tương tự của họ và giúp cô vượt qua giai đoạn đau khổ đó dễ dàng hơn.
“Nhờ có những người bạn ảo đó mà tôi có thể dễ dàng chia sẻ hết suy nghĩ, những khúc mắc không dám kể với ai một cách thẳng thắn. Và tôi cũng thấy quay lại hội ế cũng khá là thú vị.”
Tuy nhiên, nếu quá yêu Facebook, rất dễ mắc chứng bệnh ngại tiếp xúc, đang trở nên phổ biến gần đây.
Theo NCĐT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét