Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012
Xử lý khi pin laptop, điện thoại không thể sạc
Có nhiều nguyên nhân làm giảm tuổi thọ, gây trục trặc cho pin laptop, điện thoại như lỗi bộ sạc, cắm vào nguồn điện quá nhiều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét những lỗi thường gặp nhất, cách giải quyết nếu gặp những lỗi đó ra sao. Những phương án này có thể áp dụng đối với hầu hết các loại pin cho laptop, smartphone cũng như máy tính bảng.
Nguồn cung cấp năng lượng
iPad 2012 là thiết bị đòi hỏi nguồn điện có công suất tốt để mới cho phép sạc pin
Các thiết bị có sử dụng pin rất khác biệt so với các thiết bị điện tử khác trong nhà của bạn, đi theo chúng là các adapter (bộ nắn dòng, bộ sạc) dùng để xử lý một lượng điện nhất định, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thiết bị của bạn vừa sạc pin vừa tiêu thụ hết số lượng điện tích vừa kéo về? Khi đó việc sạc pin sẽ rất chậm hoặc dừng hẳn.
Ví dụ điển hình nhất là trường hợp của iPad 3, thiết bị này ngốn công suất của bộ sạc rất lớn, đến mức có thể coi là “tồi tệ”. Máy tính bảng mới nhất này của Apple thỉnh thoảng sử dụng đến cả năng lượng của pin mặc dù nó vẫn đang cắm sạc. Nguồn điện đi qua bộ sạc chủ yếu phục vụ cho việc vận hành của iPad, còn lượng điện vào pin lại hầu như không có. Do đó bạn sẽ thấy việc sạc điện cho pin gần như chỉ có tác dụng khi iPad không hoạt động.
Nhiều điện thoại, máy tính bảng khác cũng gặp trường hợp tương tự. Việc sạc qua cổng USB cũng gây nên hiện tượng khó chịu này, bởi vì kết nối USB cung cấp nguồn điện còn yếu hơn cả ổ cắm trên tường. Laptop ít gặp hiện tượng này hơn, nhưng tôi đã từng sử dụng nhiều laptop chuyên chơi game thì việc sạc pin lâu đầy cũng xảy ra khi mà máy tính phải xử lý đồ họa liên tục.
Vì vậy, khi sạc pin, bạn hãy hạn chế tối đa việc sử dụng các tác vụ năng như chơi game, xem phim, chỉnh sửa ảnh và tránh sử dụng cổng USB trên máy tính để sạc nhằm đảm bảo thời gian sạc nhanh nhất cho thiết bị của mình.
Kiểm tra chỗ tiếp xúc của pin
Không giống như các thiết bị cắm trực tiếp vào nguồn điện, những viên pin của chúng ta có rất nhiều hình dạng, kích cỡ khác nhau. Khi pin gặp vấn đề về việc sạc, bạn nên kiểm tra bằng cách nhìn thật kỹ cục pin đó, nhìn ở khoảng cách gần nhất có thể, xem xét rằng chỗ tiếp xúc giữa pin và thiết bị đã thật sự chạm vào nhau chưa, bởi rất có thể có mảnh vỡ, dị vật nào đó ngăn cản kết nối giữa pin và thiết bị, hoặc phần kết nối có thể bị cong, bị ăn mòn theo thời gian sử dụng.
Và hãy thử một trong những biện pháp dưới đây:
+ Gỡ bỏ những dị vật đó bằng giẻ mềm.
+ Uốn lại phần kim loại bị cong ở đầu tiếp xúc bằng nhíp.
+ Làm sạch chỗ bị ăn mòn bằng dụng cụ thích hợp (chắc chắn rằng pin phải khô trước khi sử dụng).
Adapter có còn chạy tốt không?
Đôi khi pin không thể sạc được bởi vì bộ sạc của bạn đã bị hỏng, cách dễ nhất để kiểm tra là bạn tháo pin ra khỏi máy tính, cắm trực tiếp bộ sạc vào và bật máy tính lên, nếu máy không thể khởi động được tức là bộ sạc đã có vẫn đề. Còn nếu với điện thoại hay tablet, hãy sử dụng một bộ sạc khác để đối chiếu so sánh. Nếu sạc mới vẫn hoạt động bình thường và sạc cũ lại không thể cung cấp điện cho pin, bạn cần phải “tậu” một bộ sạc khác cho thiết bị của mình.
Có nhiều bộ sạc vẫn làm việc bình thường khi máy tính của bạn đảm nhiệm những tác vụ nhẹ, nhưng khi phải xử lý các ứng dụng nặng hơn như chơi game, xem phim có độ phân giải cao, lúc đó bộ sạc hư đó mới bộc lộ khiếm khuyết. Vì vậy, để kiểm tra chính xác, hãy thử vừa sạc, vừa chơi game nặng và để ý xem dấu hiệu sạc pin có luôn hoạt động ổn định hay không.
Hiệu chỉnh lại pin
Vấn đề về việc điều chỉnh được đặt ra bởi vì pin không có bộ phận để đo ở bên trong nó. Việc đo đếm vòng đời của pin mà bạn thấy trong hệ điều hành chỉ mang tính ước lượng. Kích cỡ pin, nguồn điện đang dùng, số lần sạc pin là một số trong nhiều tham số để đánh giá tuổi thọ của pin, tuy nhiên nhiều khi sự tính toán này lại sai lệch một cách quá đáng.
Việc thiết lập lại các thông số của pin có thể giải quyết vấn đề này. Cho pin xả hết hoàn toàn và sau đó sạc lại. Quá trình sạc lại sẽ mất nhiều giờ, nhưng bạn hãy kiên nhẫn. Nếu may mắn, pin của bạn có thể phục hồi lại được gần như mới.
Cho pin thời gian để phục hồi
Một cục pin có thể “chết” hẳn nếu năng lượng của nó quá cạn kiệt. Điều này có nghĩa là pin đó đã bị sử dụng quá mức, vượt qua số năng lượng nó có được từ việc sạc. Tôi đã từng bị ba lần, một lần với điện thoại và 2 lần với laptop. Trong những lần đó, laptop của tôi đã không được sạc cho tới khi nó tự động shutdown.
Việc phục hồi pin bị dùng kiệt khá phức tạp, nếu có thể phục hồi được, bạn hãy tắt hoàn toàn thiết bị và sạc nó trong nhiều giờ (ít nhất cũng phải 3 giờ). Tôi cũng đã xử lý nhiều loại thiết bị điện tử khác nhau, gặp nhiều cục pin bị trục trặc, không sạc được hoặc chết hẳn. Hầu hết trong số đó cuối cùng cũng có thể quay lại làm việc bình thường sau khi tôi áp dụng các thủ thuật nêu trên. Nhưng cũng có những trường hợp pin hỏng hẳn, không thể cứu vãn.
Một khi bạn giải quyết được các lỗi của pin, hãy chắc chắn rằng cách sử dụng pin cũng như thiết bị của bạn là hợp lý, có vậy thì vòng đời của pin mới được kéo dài, như thế cũng đồng nghĩa túi tiền của bạn sẽ đỡ bị hao hụt hơn.
Chúc các bạn thành công!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
DBS M05479
Quang Cao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét