-Mixing console : Các thiết bị như microphone hay nhạc cụ đều có tín hịêu rất nhỏ, khoảng –40 dB đến –20 dB. Bởi thế, chúng cần phải khuếch đại lên một điện thế chuẩn để có thể chỉnh sửa lại một cách dễ dàng. Nhiệm vụ này là của Mixing console (bàn điều khiển âm thanh) (Mixer).
Mixer có thể có từ 4 đến 64 ngõ vào (input) hay còn gọi là channel và khá nhiều ngõ ra (output).
Ngõ input thông thường là một jack XLR3 cho microphone balanced hay một phone jack cái cho tín hiệu line in. Có thể có thêm một phone jack cái stereo có tên Insert làm nhiệm vụ ngắt tín hiệu mở đầu đưa sang một thiết bị khác và lại đưa trở về cùng một phone jack. Nếu không xử dụng jack này, nó chỉ là một điểm nối tiếp của tín hiệu. Kế đến là một biến trở Sens (sensitivity) hoặc Gain (độ lợi) điều chỉnh độ nhậy của tín hiệu input từ –20 dB đến + 20 dB cho mỗi ngõ vào. Sau đó là một tổ hợp biến trở dùng để điều chỉnh âm sắc (equalizer) cho từng channel. Thông thường là 4 biến trở chính : High hay Treble (chỉnh tần số cao), Mid hay Medium (chỉnh tần số trung bình) , Mid pos (ấn định tần số Mid cần điều chỉnh), Low hay Bass (chỉnh tần số thấp). Sau đó là 2 hay nhiều biến trở khác có tên Send 1, Send 2, 3 v/v … điều chỉnh âm lượng của chính channel đó gởi (send) sang một hay nhiều thiết bị chỉnh sửa khác. Một biến trở khác có tên là Panpot (pan) hay balance đưa tín hiệu sang trái (left) hay phải (right) của ngõ ra stereo. Sau đó là một nút nhấn Mute (câm) làm tắt lập tức tín hiệu của channel này, không chuyển sang bất kỳ một thiết bị nào khác. Chung quanh nút này có thể có thêm một đèn led báo hiệu channel đã bị khóa và một đèn báo đang có tín hiệu hoạt động (nhấp nháy). Cuối cùng là một biến trở dạng gạt loại lớn gọi là Fader (volume) sẽ là nơi điều chỉnh âm lượng chính cho từng channel. Bên cạnh và song song là những nút nhấn đưa tín hiệu sang những track âm thanh (sub, group) ta được chọn. Thí dụ: group 1-3, group 2-4 , nhấn group nào sẽ đưa sang track tương ứng.
Tín hiệu âm thanh của tất cả các channel sẽ được trộn (Mix) và đưa sang tầng Output. Có nhiều loại output : Stereo out (master out), Mono out, Track out, Send out, Group out v/v…
Các mixer chuyên nghiệp đều có thêm nút Phantom. Nút này đưa một điện thế +40VDC dòng rất nhỏ vào vào tất cả các channel input xử dụng jack XLR3, khi dùng micro condenser. Loại cao cấp hơn thì mỗi channel có một nút. Có thể cắm micro dynamic vào khi bấm Phantom, không sợ bị ảnh hưởng.
-Equalizer : Thiết bị điều chỉnh âm sắc chính. Nó là một bộ khuếch đại 1/1 nhưng có khả năng tăng , giảm biên độ của từng loại tần số trong giải tần mà chúng ta nghe thấy được trong khoảng từ 20 Hz đến 18 KHz. Mỗi loại tần số ta gọi là 1 band. Tùy theo cần dùng, nó có nhiều qui cách : từ 5 đến 31 band hay hơn nữa, stereo hay mono.
Hình chụp trên là một equalizer dạng 2031, 2 có nghĩa là 2 equalizer mono trong một thiết bị, 31 là mỗi cái có 31 bands. Vậy 1015, 2015, 1020, 2020 cùng ý nghĩa trên, các bạn cứ việc suy nghĩ theo.
Chất lượng equalizer tùy thuộc vào số lựơng band nhiều hay ít, biên độ gia giảm âm lượng mỗi band lớn, trung bình là ± 12 dB. Trong nhiều loại equalizer pro (porfessional = chuyên nghiệp) có thêm filter (lọc) những âm thanh ngoài giải tần nghe được như đã nói ở trên có thể nâng lên từ 40 Hz và 18 KHz. Điều này rất cần thiết vì nó sẽ loại ra được những tạp âm chúng ta không cần nghe nhưng vẫn ảnh hưởng tới công suất phát âm, thí dụ như những tiếng rít cao tần, tiếng noise của thiết bị khác. Đa số các trường hợp cháy loa là do nguyên nhân này. Khi điện năng không sinh ra cơ năng (âm thanh) sẽ sinh ra nhiệt năng (nguyên lý bảo toàn năng lượng) làm cháy các thiết bị loa và ampli.
Ngày nay, nhờ kỹ thuật số (digital) tiến triển vượt bậc, người ta đã phát minh ra Digital equalizer có chất lượng rất cao. Nhờ phân tích được tín hiệu âm thanh ra thành số nhị phân tương ứng với 24 bit (nghĩa là nó có thể phân tích được đến tần số 96 KHz) nên khi đưa qua bộ vi xử lý nó có thể làm tất cả những gì mà các thiết bị Analog (tuyến tính) có thể làm được mà còn hay hơn rất nhiều, khó có thể tưởng tượng nổi.
-Crossover (chia tần số cho loa) : Tín hiệu ngõ ra chúng ta chỉ có một, nhưng để ra các loa phát âm thì lại có nhiều loại loa quá. Nào là loa lớn loa nhỏ, loa màng mỏng loa màng dầy, lại có loại loa bằng kim loại nữa. Mỗi loa chỉ phát ra được một giải tần số âm thanh nào đó thật tốt mà thôi.
Đối với các loại máy dân dụng (Hifi), hay các thùng loa đơn giản, chúng ta thường áp dụng mạch LC (cuộn dây và tụ điện) để chia công suất phát ra từ ampli thành hai hay nhiều ngõ, mỗi ngõ áp lên một loại loa phù hợp. Tổ hợp này gọi là Mechanic Crossover (bộ chia loa cơ học). Tuy đơn giản và tiện lợi, nhưng nó có những khuyết điểm lớn : Không chính xác và bản thân nó cũng đã làm tiêu hao một phần công suất của ampli phát ra. Chính vì điều này, người ta phải nghĩ ra cách khắc phục những khuyết điểm nêu trên, và Electronic Crossover (bộ chia tần số điện động) và sau nữa Digital Crossover (bộ chia tần số kỹ thuật số) ra đời.
Dù là Crossover Electronic hay Digital thì hai loại này đều có các đặc tính ngoại vi giống nhau :
Một Input nếu là thiết bị mono và hai Input nếu là stereo.
Hai cho tới 4 way output. Nếu 2 thì có High và Low Output, 3 có High – Mid – Low Output, 4 có High – HiMid – LoMid – Low Output. Thông thường một thiết bị Crossover chỉ đáp ứng 2 way cho stereo (2 channel), còn nếu sử dụng 3 hay 4 way thì chỉ có mono mà thôi. Nếu muốn làm stereo phải có 2 thiết bị giống nhau, mỗi cái cho một bên left, right channel. Mỗi way có một biến trở chỉnh (adjust) tần số cắt (cut) thấp nhất và một biến trở chỉnh biên độ âm lượng của giải tần được chọn, thoát ra khỏi thiết bị bằng một jack XLR3 male tương ứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét