Tinh vân Helix là tàn dư của một ngôi sao khổng lồ đang hấp hối. Trước khi Helix chết, vật chất của nó phun ra khoảng không gian xung quanh. Ảnh: ESO.
Cực quang xuất hiện cùng trăng tròn ở phía trên Longyearbyen, một thị trấn của Na Uy và tọa lạc ở Bắc Cực vào tháng 6. Ảnh: Max Edin.
Bức ảnh bầu trời phía trên bán đảo Mornington của Australia được chụp ở chế độ phơi sáng lâu. Ảnh: TWAN.
Cực quang xuất hiện khi Trạm Không gian Quốc tế bay phía trên Ấn Độ Dương hồi tháng 3. Tàu Soyuz (giữa) và tàu vận tải Progress (phải) của Nga kết nối với trạm. Ảnh: NASA.
"Chổi phù thủy" là tên mà các nhà thiên văn dùng để gọi tàn dư của một vụ nổ sao siêu lớn. Ngôi sao này cách trái đất 1.400 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Cygnus. Ảnh: APOY.
Một vùng ở cực bắc sao Hỏa có hình dạng giống con chim bồ câu màu trắng pha nâu. Những đụn cát có màu nâu, còn băng carbon dioxide có màu trắng.
Cảnh nhật thực trên bầu trời Philippines hồi tháng 5. Ảnh: AP.
NGC 2359, tinh vân cách trái đất 15.000 năm ánh sáng, còn được gọi là "Mũ sắt của thần Thor". Ảnh: SSRO.
Vật chất bùng lên từ tầng thượng quyển của mặt trời với vận tốc lên tới 1.440 km/giây trong một bức ảnh do phi thuyền của Mỹ chụp vào ngày 17/9. Ảnh:NASA.
Hai đám khói giống như dải lụa trắng mỏng manh trên bầu trời bang Virginia, Mỹ. Chúng là sản phẩm của một vụ phóng tên lửa hồi tháng 3. Ảnh: NASA.
Theo Vnexpress.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét