Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Virus có thật sự khiến máy tính không thể khởi động?

Rất nhiều người dùng không khởi được máy tính và đổ lỗi rằng họ đã bị dính malware. Tuy nhiên, sự thực có phải như vậy?

Chắc hẳn bạn đã đôi lần nghe được hoặc gặp phải tình huống như sau: Người dùng máy tính không thể khởi động được chiếc PC thân yêu. Đó có thể là lỗi màn hình xanh chết chóc (Blue Screen of Death) hay Windows tự động “tắt ngúm” ngay khi vừa hoàn thành quá trình khởi động. Hoặc thê thảm hơn, những dòng thông báo rằng máy tính không có hệ điều hành hoặc không thể khởi động hệ điều hành từ ổ cứng hiện lên. Và nguyên nhân được nhiều người quy kết chắc chắn là: Máy đã bị nhiễm “Virus”!


Tuy nhiên, liệu điều này có đúng? Mới đây, phóng viên của tạp chí PCWorld Mỹ, Lincoln Spector đã đưa ra những phân tích khá thú vị.

Theo Lincoln, tư tưởng máy tính không khởi động được do virus có thể là những tàn dư còn sót lại từ… thập niên 90 khi một loại Virus mang tên Leonardo khiến cho PC thời đó không thể khởi động và người dùng không thể truy cập được vào dữ liệu bên trong máy tính. Loại virus này lây lan qua đĩa mềm (Floppy Disk) và gần như “ăn” toàn bộ những gì có trong máy tính của khổ chủ.

Sau đó, việc viết ra những phần mềm hoặc đoạn mã độc hại đã trở thành một thú vui của giới tin tặc. Giờ đây, nó trở thành mối hiểm họa của toàn nhân loại. Những kẻ tấn công muốn chiếm đoạt và sử dụng máy tính của nạn nhân như công cụ để gửi thư rác, tiến hành tấn công DDoS hay “lây bệnh” sang các máy tính khác. Hoặc nguy hiểm hơn, tin tặc có thể lấy đi mật khẩu, số thẻ tín dụng và thông tin tài khoản ngân hàng của nạn nhân trong suốt quá trình kiểm soát máy tính.


Bởi vậy, nếu như máy tính không thể khởi động, nó sẽ trở nên vô dụng với khổ chủ và cả… những kẻ tin tặc viết ra virus hoặc các loại phần mềm độc hại. Hãy thử nghĩ ngược lại vấn đề, liệu có kẻ nào rỗi rãi bỏ công sức để sáng chế một loại virus để xâm nhập vào máy tính của nạn nhân và khiến chúng không thể khởi động được nữa? Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Lincoln Spector – phóng viên tạp chí PCWorld với Symantec, Trend Micro hay SuperAntiSpyware.com, câu trả lời của các hãng bảo mật này đều giống nhau: Các loại virus gần đây đều không có mục đích làm hỏng hệ điều hành và máy tính của người dùng.

Theo David Perry, giám đóc toàn cầu về giáo dục của Trend Micro thì “Hoạt động của các loại phần mềm độc hại (malware) ngày càng tinh vi, âm thầm hơn những gì bạn có thể thấy. Nếu như một người sử máy tính nào phát biểu rằng bạn cần phải sửa hoặc thay thế máy tính vì bị virus thì có lẽ anh ta không đủ năng lực hoặc đang muốn “kiếm lời” từ bạn”.


Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao