- Nhật đã quyết định mua chiếc chiến đấu cơ tàng hình F-35 vào đầu tuần sau. Tokyo sẽ mua 40 chiếc chiến đấu cơ này từ hãng Lockheed Martin, với trị giá hợp đồng vào khoảng 7-8 tỉ USD. Một số bộ phận của chiếc máy bay chiến đấu này sẽ được sản xuất tại Nhật.
Các quốc gia khác như Anh, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Na Uy và Australia, Hàn Quốc, Israel cũng tham gia vào việc sản xuất và bày tỏ mong muốn sở hữu chiến đấu cơ này.
Thậm chí, Ấn Độ dù đang muốn sở hữu chiến đấu cơ Sukhoi T-50 của Nga, cũng vẫn muốn có chiếc F-35 trong bộ sưu tập máy bay chiến đấu của mình.
Ước tính, hãng Lockheed Martin có thể sẽ xuất xưởng tới gần 1.000 chiếc F-35 cho các khách hàng với tổng trị giá các hợp đồng lên đến cả trăm tỉ USD.
Hãng tin Reuters cho biết Lockheed Martin hiện đang có 32 chiếc F-35 hoàn thiện, và 18 chiếc khác đang được lắp ráp.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 tàng hình, có thể tránh radar của đối phương. F-35 được kỳ vọng sẽ đảm bảo vị thế số một của Mỹ trên bầu trời trong những thập niên tới. Chương trình giờ đây dự kiến tiêu tốn khoản ngân sách khổng lồ lên tới khoảng 382 tỷ USD cho 2.443 chiếc F-35.
Tuy nhiên, tương lai đó có thể không kéo dài được lâu khi mà mới đây, Trung Quốc cũng cho ra mắt chiếc J-20 cũng có công nghệ tàng hình "made in China".
Hãng Lockheed Martin cũng đã hợp tác với Northrop Grumman (Mỹ) và BAE Systems (Anh) nhằm phát triển 3 phiên bản F-35, được thiết kế cho các cuộc tấn công trên bộ cũng sự các sứ mệnh do thám.
Trong đó, F-35A được thiết kế để thay thế F-16 và A-10 trong Không quân Mỹ, F-35C dự kiến được triển khai trên các tàu sân bay để thay thế F-18, và F-35B có khả năng cất cánh nhanh và hạt cánh thẳng đứng và dự kiến thay thế máy bay Harrier.
Mỹ cũng đang bắt tay vào nghiên cứu cho việc ra đời chiếc chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 6.
Richard Aboulafia - nhà phân tích công nghiệp hàng không thuộc Tập đoàn Teal - nhận định: “Mỹ muốn một chương trình F-35 toàn cầu hóa vì các lý do kinh tế và chiến lược. Nó giúp đơn giản hóa ngành hậu cần và huấn luyện trong các cuộc chiến của liên quân.
Thống trị ngành xuất khẩu hàng không quân sự chắc chắn cũng là một mục tiêu. F-35 giống một chính sách công nghiệp hơn một máy bay chiến đấu”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét