Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

10 trận đánh vây hãm hay nhất trong lịch sử

Chiến tranh là một phần tất yếu trong lịch sử. Chúng ta không còn xa lạ gì với những cuộc tiến công hào hùng đẫm máu, những trận đánh úp bất ngờ hay những pha công kích nguy hiểm. Tuy nhiên bài viết này muốn đề cập đến một lối đánh đặc biệt: ít tốn kém hơn, đòi hỏi chiến thuật tỉ mỉ và trên hết là sự kiên nhẫn từ cả hai phía. Đó là lối đánh vây hãm.





Những trận đánh vây hãm khác thường ở chỗ chúng kéo dài hàng tháng, hàng năm và thậm chí cả trăm năm trước khi kẻ địch chết đói hoặc chịu đầu hàng. Lịch sử ghi nhận nhiều sự kiện ấy, nhưng chỉ một số ít là nổi bật lên bởi sức ảnh hưởng lớn lao của nó đến thế trận toàn cục.

10. Paris (1870-1871)

Trước khi xảy ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Pháp và Đức (lúc đó được gọi là Prussia) đã từng đối mặt nhau trong một trận chiến khác mà chúng ta thường ít để tâm.

Cuộc chiến Franco – Prussian được xem như một thắng lợi hào hùng của quân đội Đức, trong đó quân lính Paris đã đầu hàng sau 4 tháng bị vây hãm. Mặc dù không gây quá nhiều thiệt hại nhưng trận đánh này đã đặt bối cảnh cho các cuộc chiến thế kỉ 20, đồng thời dẫn đến sự hình thành nước Đức.





Trận chiến cũng đáng chú ý bởi đây là lần đầu tiên pháo chống khí cầu được sử dụng. Người Đức phát minh ra thứ vũ khí này để bắn khinh khí cầu (phương tiện đưa tin lúc bấy giờ) của người Pháp.

9. Điện Biên Phủ (1954)

Mặc dù không quá dài hay đẫm máu (so với nhiều trận vây hãm khác), chiến thắng Điện Biên Phủ thực sự có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Đối với Việt Nam, đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954. Bằng thắng lợi quyết định này, phong trào Việt Minh do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng sau suốt hai tháng chịu trận.





Về phương diện quốc tế, đây là lần đầu tiên một nước thuộc địa châu Á đánh thắng bằng quân sự quân đội của một cường quốc châu Âu. Chiến thắng này đã cổ vũ mạnh mẽ cho phong trào đấu tranh giành độc lập trên toàn thế giới, cũng như đánh bại nỗ lực tái gây dựng Đế quốc thực dân của Pháp.

8. Pháo đài Sumter (1861)





Trận đánh này chỉ kéo dài 34 giờ và gần như không gây thiệt hại nào về người. Tuy nhiên đây lại chính là loạt bom mở màn cho cuộc nội chiến đẫm máu nhất nước Mỹ.

7. Alamo (1836)

Trận Alamo có quy mô nhỏ và chỉ diễn ra trong 2 tuần tại San Antonio, Texas. Tuy nhiên nó được coi là một huyền thoại của nước Mỹ và trở thành đối tượng cho rất nhiều sách, phim Hollywood và phim tài liệu.





Trận đánh diễn ra khi 260 người Texas cầm cự chống lại đội quân 2,400 người của Antonio Lopez de Santa Anna (vị tướng người Mexico này được coi là “Napoleon của phía Tây”). Tất nhiên, Santa Anna đã chiến thắng. Tuy nhiên chỉ vài tuần sau đó, ông phải đầu hàng một đội quân Texas khác tại San Jacinto (những người này nổi dậy vì quá tức giận trước kết quả của trận Alamo). Vùng Texas giành độc lập kể từ đó.

6. Yorktown (1781)

Năm 1781, quân đội Pháp và Mỹ hợp sức vây hãm 9,000 quân lính Anh trên bán đảo Yorktown, Virginia. Không thể phá vòng vây hay đào thoát qua đường biển (do bị tàu Pháp chặn), Hải quân Hoàng gia Anh đã đầu hàng tướng Washington sau 3 tuần vây hãm, kết thúc 6 năm chiến tranh và đánh dấu sự hình thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.





Mặc dù có tính chất xoay chuyển tình thế quan trọng song trận Yorktown cũng khá ngắn và chỉ cướp đi 300 mạng người thuộc cả hai phe.

5. Constantinople (1453)





Chỉ kéo dài 6 tuần nhưng trận Constantinople đã đóng dấu chấm hết cho Cơ đốc giáo ở Trung Đông và mở đường đến Châu Âu cho đạo Hồi. Đây cũng là sự sụp đổ cuối cùng của Đế chế La Mã cổ (hãy nhớ rằng đế chế này đã tồn tại tới 1500 năm).

Về mặt vũ khí quân sự, lần đầu tiên súng đại bác được sử dụng để đối phó với thành lũy kẻ thù. Do đặc điểm khó vận chuyển, khó ngắm và lên đạn chậm, chúng không thể phá vỡ bức tường dày 6 mét của Constantinople. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng đã ảnh hưởng đến tất cả các trận vây hãm từ đó trở đi.

4. Masada (72-73 sau Công nguyên)





Trận đánh (diễn ra trên đỉnh núi) này có ý nghĩa lịch sử và hình tượng vô cùng to lớn bởi đây là nỗ lực phản kháng cuối cùng của người Do Thái nổi dậy, chống lại sự đàn áp dưới Đế chế La Mã.

Những con người mơ ước tự do cuối cùng gặp phải một kết thúc buồn: tự tử tập thể để không phải quay về kiếp nô lệ. Kể từ đó, người Do Thái rải rác khắp châu Âu, bị khủng bố ngược đãi trong 2.000 năm và cuối cùng phải vượt qua nạn diệt chủng khủng khiếp của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ 2 để tồn tại và lập nước Israel ngày nay.

3. Jerusalem (70 sau Công nguyên)

Trận vây hãm kéo dài 7 tháng này được thực hiện bởi quân đội La Mã dưới trướng hoàng đế Titus. Rất nhiều người Do Thái đến Jerusalem để ăn mừng lễ Quá hải (một dịp lễ truyền thống kỉ niệm việc người Do Thái rời khỏi Ai Cập), cuối cùng họ rơi vào bẫy và bị giam cầm đến khi chết đói.





Thất bại của Jerusalem đã chấm dứt nền độc lập mới giành được trước đó 4 năm của Israel, đồng thời phá hủy hoàn toàn Đền Solomon – trái tim của đạo Do Thái (hãy tưởng tượng đạo Cơ đốc ra sao nếu Vatican bị phá hủy, bạn sẽ hình dung ra mức độ nghiêm trọng của sự việc).

Theo nhà sử học Josephus, hơn một triệu người Do Thái thiệt mạng và thêm 90,000 người đã trở thành nô lệ sau thảm họa Jerusalem.

2. Stalingrad (1942-1943)

Việc hàng ngũ quân Xô-Viết bao vây lính Hitler ở Stalingrad đã làm xoay chuyển cục diện và giáng một đòn chí mạng vào quân đội (vốn đang bất bại) của người Đức.





Đây cũng là một trong những trận chiến đẫm máu nhất lịch sử. Gần 2,000,000 người thiệt mạng trên cả 2 phe, trong đó có 13,500 lính Xô-Viết bị xử tử do đào ngũ. Khoảng 110,000 quân lính của Khối Trục bị cầm tù sau trận đánh, nhưng chỉ 6,000 người sống sót (họ quay trở về Đức vào năm 1955).

1. Leningrad (1941-1944)

Đây không hẳn là một trận vây hãm đúng nghĩa, bởi thành phố Leningrad (ngày nay là St. Petersburg) không bị bao vây hoàn toàn và vẫn nhận được tiếp tế. Tuy nhiên quân đội và người dân ở đây đã cầm cự tới 871 ngày, liên tục bị quân Đức Quốc xã bắn pháo và bỏ bom. Trận chiến không chỉ thể hiện ý chí kiên cường của Hồng quân Liên Xô mà còn góp phần giữ chân quân đội Hitler, đóng góp vào chiến thắng cuối cùng trong cục diện.





Cuộc chiến đem lại thiệt hại lớn về quân sự cho cả hai bên. Khoảng 300,000 nghìn quân nhân Liên Xô và 500,000 quân Đức tử trận. Đây cũng là trận có số dân thường thiệt mạng cao nhất trong toàn bộ Chiến tranh Xô-Đức (khoảng 1 triệu người đã chết vì đói rét hoặc bom đạn).

Một vài trận chiến bao vây đáng chú ý khác:

- Corrigedor, Philippines (1942): cuộc đầu hàng lớn nhất của quân đội Mỹ trong lịch sử.

- Candia (ngày nay là Crete): trận vây hãm dài nhất (1648-1669)

- Berlin (1945): khiến thành phố trở thành đống đổ nát, kết thúc triều đại Hitler.

- Troy (1200 trước Công nguyên): được kể trong sử thi Illiad của Homer (bạn có biết câu chuyện con ngựa thành Troy và “quả táo cho người đẹp nhất” ?)

- Megiddo (1457 trước Công nguyên): trận chiến vây hãm đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử.

Tham khảo: Toptenz.net
Quang Cao