"Nếu thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn có thể sạc pin thật đầy rồi tháo pin ra luôn và chỉ sử dụng bộ sạc", lời khuyên của chuyên gia nhằm kéo dài tuổi thọ cho pin của máy tính xách tay được không ít báo đăng tải trong thời gian gần đây. Đáng tiếc rằng lời khuyên này có thể làm chiếc máy tính xách tay "chết bất đắc kỳ tử".
Lời khuyên này đã lập tức nhận được sự hưởng ứng của số đông người dùng bởi xu hướng sử dụng máy tính xách tay thay máy để bàn đang ngày càng gia tăng. Khi làm việc trong môi trường ít di chuyển thì điều mà nhiều người sử dụng băn khoăn là liệu có cần thiết phải lắp pin trong khi máy tính đặt gần nguồn điện, rất dễ dàng cắm sạc? Và nếu có thể tháo pin cất đi thì cũng đồng nghĩa với việc pin không phải làm việc nhiều, sạc ít lần, tuổi thọ của pin được kéo dài hơn, thời gian sử dụng của pin được lâu hơn...
Tuy nhiên, quan điểm cất pin đi sẽ vô cùng tai hại bởi chỉ một lần không may mắn, do nguồn điện lưới trồi sụt đột ngột hoặc do bộ sạc (adapter) sử dụng liên tục lâu ngày bị đoản mạch thì các bo mạch, chíp của máy sẽ "gánh chịu" rủi ro với nguy cơ chập cháy rất cao. Rủi ro còn là mất dữ liệu, lỗi file, lỗi phần mềm hệ thống khi máy không được lắp pin. Bởi trong tình huống mất điện thì pin sẽ thực hiện chức năng như một bộ lưu điện tức thời (UPS on-line). :haha:
Còn về quan điểm "sạc liên tục trong khi sử dụng sẽ làm chai pin hoặc nhanh hư" cũng lại không chính xác. Phần lớn máy tính hiện nay đều được thiết kế bộ chuyển mạch, tự động lựa chọn nguồn cấp phù hợp, ổn định và pin thế hệ mới. Điều này đồng nghĩa với việc những máy này có khả năng dùng nguồn trực tiếp từ bộ sạc, không cần lắp pin và nếu có lắp pin thì cũng tự động lựa chọn nguồn cấp từ bộ sạc khi dòng điện ổn định.
Vậy phương pháp sử dụng đúng mực nhất đó là sử dụng pin bình thường: Sạc đầy, dùng bộ sạc khi làm việc ở nhà, dùng pin khi di chuyển, vừa an toàn cho máy lại không phải "vất vả" vì pin.
Ngoài ra, các hãng cũng luôn khuyến cáo người sử dụng phải dùng pin và bộ sạc đúng tiêu chuẩn, chính hãng. Đối với pin lithium tránh xả kiệt, khi máy báo pin còn 5% hoặc 10% nên cắm sạc theo ngay chỉ dẫn. Ngược lại, với pin NiCad, NiMH thì cần xả kiệt, nạp đầy, tránh hiệu ứng nhớ, chai pin.Khi không sử dụng máy thời gian dài từ 1 tháng trở lên nên sạc đầy pin, tháo ra khỏi máy và cất trong túi nhựa hoặc bọc giấy, tránh các cực của pin tiếp xúc với kim loại dễ gây cháy nổ, để nơi khô ráo, nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 10oC - 40oC.
Chú ý, chỉ tháo lắp pin trong tình trạng máy đã tắt hoàn toàn và không cắm sạc. Khi sạc pin, nên cắm đầu nguồn vào ổ điện trước, cắm đầu sạc vào máy sau. Cuối cùng, nếu thấy hiện tượng pin bị suy kiệt quá nhanh, nóng bất thường, bạn cần nghĩ tới việc vệ sinh lại các điểm tiếp xúc điện trên pin.
Dùng Pin Laptop như thế nào ?
• Tránh che chắn các khe toả nhiệt của máy:
_ Không nên đặt laptop trên giường đệm hay dùng gối thay cho mặt bàn đặt laptop vì chúng sẽ che mất khe thoát nhiệt bên dưới laptop.
_ Không nên dán decal hay nilon phủ kín máy bởi vỏ máy cũng là một thành phần thoát nhiệt khá hữu ích.
Sử dụng laptop trên nếm khiến khả năng toả nhiệt của máy bị ảnh hưởng, gây nóng máy
Sử dụng thêm đế tản nhiệt hoặc quạt máy để giải nhiệt nhanh hơn.
Đế tản nhiệt, một trong những sự lựa chọn để "giải nhiệt" cho laptop
• Định kỳ làm vệ sinh máy, thổi sạch bụi bẩn ở khe thoát nhiệt và cánh quạt (phần này cần người có chuyên môn thực hiện, nếu bạn tự làm có thể làm mất tem bảo hành hoặc làm hỏng máy)
• Khi dùng xong, tắt máy nên đợi một vài phút mới cho máy vào túi hay balo bởi túi xách hay balo giữ nhiệt khá tốt, trong khi nhiệt lượng còn trong chưa được tỏa hết sẽ có hại cho máy.
• Tránh những va đạp không đáng có, bởi laptop cấu thành từ những linh kiện khá mỏng manh, rất dễ hỏng hóc.
Pin laptop có giới hạn về số lần hoạt động (số lần sạc và xả). Để tận dụng tốt nhất số lần sạc xả giới hạn đó, bạn nên chú ý đến cách sử dụng của mình.
• Lần sạc đầu tiên: Pin laptop thường là loại pin Li-ion. Loại pin này khi sạc lần đầu tiên không nên sạc quá 10 tiếng, bởi chỉ tầm 3-4h là pin đã đầy, nếu tiếp tục sạc, pin sẽ nóng lên và giảm thọ. Tuy nhiên các nhà sản xuất đều đã tích hợp cho sản phầm của mình chức năng tự ngắt sạc khi pin đầy nên điều này cũng không đáng quan tâm nhiều.
• Nếu không sử dụng máy trong một thời gian dài, nên để pin ở dưới mức 50%, điều này sẽ giúp giảm độ hao mòn pin (theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất laptop).
• Hạn chế sử dụng laptop đến cạn kiệt pin vì pin Li-ion dùng cho laptop không có hiệu ứng nhớ nên xảy ra tình trạng chai pin. Chính các nhà sản xuất đã hạn chế điều này khi chỉ cho laptop hoạt động khi pin > 5-10% dưới mức đó, máy sẽ tự động tắt.
• Nếu laptop của bạn không có phần mềm quản lý pin, để tránh tình trạng pin sạc xả nhiều lần không đáng (ví dụ laptop còn 98% pin, nó sẽ tự sạc như vậy sẽ lãng phí số lần sạc xả) hãy cắm sạc liên tục. Điều này sẽ không gây hại vì khi pin đầy, mạch điện của pin sẽ tự ngắt, không cho sạc nữa.
• Khi sử dụng pin, hãy dùng cho đến khi nó còn đến 10-20% hãy sạc lại, bởi nếu chỉ dùng vài % mà đã sạc ngay nhiều lần, số cell của pin không được dùng đến cũng tự chai.
• Nếu cắm sạc thường xuyên cũng cố gắng định kỳ 1-2 tuần 1 lần sạc xả. (dùng gần hết rồi sạc đầy)
• Nên vệ sinh mạch tiếp xúc của pin, tránh tình trạng tiếp xúc kém gây hỏng pin.
Những điểm cần lưu ý khác:
• Không nên tháo pin và sử dụng nguồn điện trực tiếp bởi nguồn điện trực tiếp không được ổn định, khi xảy ra sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến công việc bạn đang làm và laptop (hỏng nguồn, main…) .
• Không nên sử dụng adapter không rõ nguồn gốc, không chính hãng, bởi adapter không tốt sẽ cung cấp điện không ổn định, quá yếu hoặc quá khỏe, không đúng với yêu cầu của laptop, dễ gây ra sự cố ( hỏng pin, nguồn, …)
• Hoàn toàn không bao giờ nên sử dụng cục sạc (adapter) chất lượng thấp, tuổi thọ của pin phụ thuộc rất lớn vào hiệu điện thế khi sạc, và các cục sạc chất lượng thấp thông thường là không có hiệu điện thế chuẩn lắm.
• Tránh sử dụng sạc nhanh và “siêu nhanh” (như một số thiết bị gần đây có chức năng này) – để tăng tốc độ sạc, một hiệu điện thế cao hơn mức thông thường sẽ được sử dụng, và như vậy tốc độ sạc sẽ được đánh đổi bằng tuổi thọ pin. Nếu thiết bị của bạn có chức năng sạc nhanh và có thể vô hiệu hóa chức năng này, hãy làm như vậy.
• Không nên thường xuyên sử dụng đến mức 0% dung lượng, hãy thiết lập máy của bạn tự đi vào chế độ “ngủ đông” (hibernate) khi pin còn khoảng 5%-10% dung lượng.
• Cân chỉnh lại “đồng hồ đo dung lượng pin” (re-calibrate) sau mỗi 1-3 tháng bằng cách sử dụng pin tới khi máy tự tắt do hết pin, rồi sau đó sạc đầy lại trước khi tiếp tục sử dụng bình thường.
thủ thuật (re-calibrate) là gì ?
Sau một thời gian sử dụng, sẽ có hiện tượng mạch quản lý lượng pin không nhận đúng dung lượng pin (giống như đồng hồ chạy sớm/trễ), hoặc pin bị chai. Do đó, Recalibrate (điều chỉnh lại) sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
Cách Recalibrate pin:
- Cắm sạc đầy pin, sau đó rút sạc và dùng bình thường cho tới khi gần cạn pin, lúc còn khoảng 7 – 10% thì bạn khởi động lại máy và vào chế độ Bios, để nguyên máy đó tới lúc 0% và máy tự tắt vì cạn pin.
- Để pin ở tình trạng 0% đó trong khoảng 6 – 8 tiếng, sau đó cắm sạc lại và dùng bình thường.
mình thấy 3 tháng nên Re ( nhớ nhé 3 tháng hãy Re 1 lần ) nhưng có nêu cẩn thận hơn bạn dùng phần mềm
battery care xem khi nào nó báo như thế này hãy RE
tham khảo về battery care
http://www.vn-zoom.com/f88/battery-c...an-520822.html
Trên đây là những điểm đáng lưu ý để giữ gìn pin của laptop, mong các bạn có được những thông tin hữu ích. bài này là tổng hợp kinh nghiệm bản thân và góp nhặt nhiều nguồn ! mong anh em tham gia xây dựng ! xin ném gạch nhẹ tay !
update (21-1-2011) :
Lưu ý khi vừa mua Laptop quả pin nó ảo lắm ! nhiều bạn mới mua Laptop dùng phần mềm kiểm tra pin Laptop thấy báo Chai (Wear) 10-15-20 thậm chí tới 50% các bạn đừng quá lo bạn cứ sạc thật no ( vài tiếng) sau đó xả kiệt ( xả tới mức thử ấn nguồn lại mà không khởi động được máy) rồi lại sạc đầy xả kiệt là nó báo đúng số Wear ( khoảng 3-4-5 lần gì đó )
1 lưu ý về sử dụng Adapter (Bộ Sạc) khi cắm Adapter các bạn cắm vào ổ cắm trước rồi mới cấm vào máy sau ! va ngược lại khi rút Sạc ra thì rút ở máy trước rồi rút ổ cắm sau nhé !
Sử dụng đúng cách:
Cấp điện nguồn cho adapter trước, sau đó hãy cắm đầu cấp nguồn DC vào thiết bị để tránh sốc điện cho adapter khi ổ cắm lỏng, tiếp xúc điện chập chờn. Khi tháo adapter ra khỏi máy thì với thao tác ngược lại lúc cắm vào.
Hư hỏng nhiều nhất của adapter là dây điện bị đứt ngầm bên trong tại vị trí đầu cắm DC và dây nguồn AC,( nghĩa lad rút sạc ra thì nhẹ nhẹ tay chút nhé ! đồ điện tử nó ưa nhẹ nhàng mà ) do vậy không nên rút dây bằng cách nắm trên thân dây mà hãy cầm tại vị trí phích cắm. Không nên để dây điện quá căng khi vị trí cấp điện ở xa máy, và quấn gọn dây khi đã sử dụng xong.
Nhiệt độ luôn là kẻ thù của mọi thiết bị điện tử. Khi sử dụng adaptor nên để chúng ở nơi thông thoáng, không để sách vở hay bất kì vật gì che khuất chúng. Một số bạn rất yêu thiết bị của mình đã may cho adapter một chiếc túi vải riêng để chống trầy, điều đó rất tốt cho việc bảo quản nhưng khi sử dụng thì nên bỏ adapter ra ngoài. Vị trí tối kỵ nhất là đặt adapter là phía sau laptop ngay tại nơi lỗ thoát nhiệt của máy.
Bạn vô tình làm rơi adapter từ độ cao 1m trở lên? Hãy khoan cắm điện, lắc thử và nghe xem có tiếng động lạ phát ra từ adapter hay không. Nếu có thì có thể linh kiện bên trong đã bị bung ra. Lúc này, bạn nên nhờ kỹ thuật viên mở ra kiểm tra lại trước khi sử dụng.
Nếu vô tình làm đổ nước vào adapter, bạn hãy lập tức rút điện và lau khô nó ngay lập tức. Tệ hơn, bạn làm rơi adapter vào trong nước. Với trường hợp này, ngoài việc lau khô, bạn cần có thời gian phơi nó ngoài nắng trong ít nhất là 5 giờ trước khi sử dụng lại. Một máy sấy tóc sẽ giúp rút ngắn lại thời gian làm khô.
Nên thường xuyên kiểm tra tính toàn vẹn của cáp điện, nhất là với cáp nguồn AC. Một vết trầy hay một vết cắt nhỏ có thể làm nguy hiểm tới tính mạng của bạn – hãy thay ngay dây điện nguồn AC này nếu phát hiện ra bất kỳ sự bất thường nào (chúng thường là loại tháo rời và rất dễ thay). Dây nguồn DC thì khó khăn hơn cho bạn. Nếu bị hư vì thiết kế của chúng là loại không thể tháo rời được, sử dụng băng keo cách điện là một biện pháp có thể tạm chấp nhận được trong lúc bạn tìm kiếm dây thay thế.
tham khảo ở đây : http://news.goonline.vn/624-20272/te...-dung-cach.htm
1 lưu ý nữa là Adapter phần đa là loại 3 chân, giắc cắm 3 chân tốt hơn rồi. ở giắc cắm 3 chân ngoài 2 chân là 2 cực nóng (hai cực này có điện ) như chúng ta đã biết thì còn một cực mát ( cực này không có điện ) sở dĩ có thêm cực này là vì trong trường hợp nếu có điện rò rỉ ra ngoài thì khi chúng ta chạm tay vào sẽ bớt đi khả năng bị giật đồng thời tránh chập điện (tóe lửa) (ảnh hưởng tới độ bền adapter và làm nhanh chai pin). không như các dây khác dây mát được nối vào vỏ của các thiết bị điện vì vậy các bạn đừng nên cưa chân thứ 3 ( ) đi nhé ! mà nên mua 1 giắc chuyển đổi từ 2 chân sang 3 chân cho an toàn nhé !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét