Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Các Phương Pháp Làm Mạch In Tại Nhà

Mạch in (tiếng Anh: printed circuit board - PCB) là nơi để hàn và nối các linh kiện điện tử để tạo thành bo mạch. Mạch in có thể được thiết kế, lập trình trên máy tính với các loại mạch ứng dụng. Mạch in gồm có: miếng fip được mạ lên những vi mạch bằng đồng và các lỗ khoan để gắn hàn chân linh kiện.
Một bo mạch điện tử được thiết kế trên máy tính

các bạn có thể dùng các chương trình thiết kế trên máy tính như: Orcad, Protel để tiến hành design mạch in. Và công việc tiếp theo sẽ là việc làm mạch và hàn linh kiện lên Board mạch.

Có thể nói cách khác, mạch in là hệ thống đường mạch (hay dây dẫn) được sắp xếp bố trí trên các phiến bảng nhiều lớp hoặc một lớp, được ghép với nhau, nhằm nối kết các linh kiện điện tử, các IC hay các phần tử chức năng với nhau theo những mục đích đã được thiết kế. Mạch in có thể có đến 10 lớp (layer) hoặc hơn tuỳ thuộc vào độ phức tạp và tinh vi của bản mạch cần chế tạo và khả năng chịu đựng điện áp và chống rò rỉ tĩnh điện. Các đường mạch thường bằng đồng. Một số các mạch in cho các mục đích đặc biệt, đường mạch có thể được làm bằng vàng.


Làm Mạch In Bằng Bút Lông Dầu
A: dụng cụ.
1. Boar đồng hay còn gọi là mạch in, phím đồng...
2.Thuốc rữa (sắt 2 clorua) cái này cứ ra tiệm bán linh kiện bảo họ bán cho thuốc rửa mạch in là họ biết.
3. Khoan cái này thì nên dùng khoan tay cho dễ khoan, ngoài nhật tảo họ bán là 20K, còn nếu có động cơ là 60K nhưng loại này do tốc độ quay rất cao nên rất khó khoan.
B: Phương pháp.
- phương pháp này chỉ dùng cho các mạch đơn giản chỉ vài 3 đường mà các bác không muốn dùng tới máy tính để vễ thích hơp cho các bạn mới bắt đầu làm mạch in.
Bước 1: vễ mạch in.
trước khi vễ thì các bạn nên chà sạch lớp đồng đi bằng nước. bạn nên vẽ nháp trước để sao linh kiện được bố trí tối ưu nhất, các đường mạch không bị chạm chậm và ít jum nhất. sau khi vẽ nháp xong bạn dùng bút lông dầu để tô lên mạch in, các bạn vẽ như đã vễ trong nháp, các đường mạch mà các bạn vễ bằng bút sau khi rữa sẽ được giữ lại còn phần nào không vẽ thì sẽ bị phản ứng hóa học làm trôi hết lớp đồng đi.
Bước 2: Rửa mạch.
các bạn dùng thuốc rửa pha pha với nước, các bạn đừng pha loãng quá 1 bịch thuốc rửa 3K pha với 250ml là dược rồi, sau khi mực đã khô thì bạn cho mạch vào dụng dịch này và dùng tay lắc (nếu không lắc thì sẽ lâu xong), bạn chờ khi nào nó bay hết lớp đồng đi thì bạn nhấc mạch ra và rữa lại bằng nước sạch, các bạn dùng giấy ráp để chà sạch lơp mực đi, hoạc là dùng xăng để rửa (mình hay dùng xăng thơm).
Bước 3: khoan mạch.
bạn dùng khoan tay để khoan, có thể dùng khoan máy, dối với cac linh kiện như tụ, trở, IC... thì bạn dùng mũi là 0.8mm.
Bước 4: Hàn linh kiện.
sau khi khoan xong thì bạn tiến hành hàn linh kiện, hàn xong thì bạn test mạch coi có hoạt động ổn định không và có như ý muốn không.

Làm mạch in bằng phương pháp ủiA: Dụng cụ
1. Board đồng hay còn gọi là mạch in, phím đồng...
2.Thuốc rữa sắt 2 clorua (Fe2Cl3)cái này cứ ra tiệm bán linh kiện bảo họ bán cho thuốc rửa mạch in là họ biết.
3. mạch in đã được in sẵn trên giấy
4. bút lông dầu
5. bàn ủi
6. Khoan cái này thì nên dùng khoan tay cho dễ khoan, ngoài nhật tảo họ bán là 20K, còn nếu có động cơ là 60K nhưng loại này do tốc độ quay rất cao nên rất khó khoan.
B: Phương pháp.
-phương pháp này là dùng mạch đã được in sẵn trên giấy có mặt bóng, tốt nhất là giấy đề can sau đó đặt lên phím đồng và dùng bàn ủi để ủi, lúc này do tác dụng nhiệt làm nóng chảy mực in trên giấy và dính vào phím đồng.
bước 1: tạo file in
ta dùng các phần mềm vẽ mạch để vẽ mạch in như Orcad, Proteus...sau khi vẽ mạch xong ta đem di in ra giấy, ta nên lựa loại giấy nào có mặt bóng để in tốt nhất là giấy đê can do loại giấy này rất ít chỗ in nên nếu ai ở thủ đức thì có thể đến trường đại học spkt để in sau khi in ta sẽ có một mạch tương tự như thế này trên giấy

bước 2: ủi mạch
sau khi tạo được một file in ta cắt một phím đồng với kích thước vừa với cái mạch ta vừa in. sau đó ta úp cái mặt giấy vừa in (mặt có mực) lên phím đồng (mặt có đổ đồng) cho ngay ngắn và dùng bạn ủi ủi đều lên đến khi nào ta cảm thấy mực đã chảy ra và dính hết vào phím đồng là được và sau đó để nguội.
bước 3: gỡ lớp giấy in
sau khi phím đồng đã nguội thì ta tiến hành gỡ lớp giấy in ra dối với giấy in là đề can thì ta cứ lột từ từ ra và không cần nhúng vào nước sau khi gỡ hết lớp giấy in ra ta được như hình sau

do trong quá trình gỡ và ủi có nhiều chỗ mạch bị xước không có mực nên ta dùng bút lông dầu tô lại những chỗ nào không có mực để khi làm xong mạch không bị rỗ.
bước 4: rửa mạch in
bạn dùng thuốc rửa pha với nước (1 bịch 3K thì pha khoảng 250ml là vừa) sau khi pha xong thì ta cho mạch in vào dung dịch này sau đi đi đâu đó chơi chò cho nó bay hết lớp đồng không cần thiết ra

sau đó ta rửa sạch với nước và chà hết lớp mực in đi ta được mạch này

bước 5:khoan chân linh kiện
dùng khoan tay để khoan (có thể dùng khoan máy) với các linh kiện thường như trở, tụ, IC thì ta dùng mũi 0.8mm còn đối với IC 78xx, triac... thù ta dùng mũi 1.2mm...
bước 6: hàn linh kiện và test mạch.
sau khi làm xong tất cả các bước thì ta tiến hành hàn linh kiện và test mạch.

Còn một phương pháp nữa, sử dụng cho các mạch in không phức tạp. Nhất là những mạch in công nghiệp, link kiện bố trí rộng rãi, đường mạch yêu cầu lớn.

Các bạn Vẽ hoặc in mạch in lên giấy đề can, nhưng là in vào mặt phải, để sau đó dán lên mặt đồng của mạch in.

Dùng dao khắc lên lớp giấy đề can đó, và lột bỏ các vị trí không cần ra.

Cách này mới nhìn thì thấy có vẻ khó làm, nhưng khi làm rồi mới thấy dễ. Các bạn cứ để thước kẻ theo chiều ngang, khắc tất cả các đường ngang. Sau đó để theo chiều dọc, khắc tất cả các đường dọc, rồi tới đường chéo. Sau khi khắc xong, cứ chỗ nào màu trắng thì lột ra.

Làm cách này mạch in sau khi rửa rất bảo đảm, không sợ bị rỗ mặt, đứt ngầm như cách in lụa, ủi hoặc vẽ bằng bút lông dầu.

Không có nhận xét nào:

DBS M05479
Quang Cao