Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Những nơi sinh sống lạnh nhất thế giới

Ngôi làng nhỏ Oymyakon, nằm ở phía đông bắc nước Nga, là nơi lạnh nhất thế giới có người sinh sống với mức nhiệt độ thấp kỷ lục đo được ở -67,8 độ C.



Verkhoyansk, Nga

Thị trấn Verkhoyansk, Nga nằm cách Bắc Cực 2.400 km về phía nam. Theo điều tra dân số năm 2002, khu vực này có 1.434 người sinh sống. Năm 1638, Verkhoyansk được thành lập như một trung tâm chăn nuôi gia súc và khai thác vàng, thiếc. Verkhoyansk trở thành nơi lưu đày của các tù nhân chính trị từ những năm 1860 đến đầu thế kỷ 20.




Nhiệt độ trung bình của Verkhoyansk trong tháng 1 là -45,8 độ C. Nhiệt độ trung bình từ tháng 10 đến tháng 4 luôn ở dưới mức đóng băng. Cư dân sống trong vùng luôn phải mặc những chiếc áo khoác lớn và đội mũ lông thú. Họ thường ở trong nhà khi thời tiết quá lạnh. Ảnh: Wikimedia Commons.

Oymyakon, Nga



Vào mùa đông, nhiệt độ trung bình của Oymyakon vào khoảng -40 độ C đến -50 độ C. Mức nhiệt thấp nhất từng được ghi nhận là -67,8 độ C vào ngày 6/2/1933. Tuy nhiên, chỉ khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới -52 độ C, học sinh mới được nghỉ học.

Dù làng Oymyakon có thời tiết khắc nghiệt, nơi đây vẫn có khoảng 500 - 800 người sinh sống. Dân cư chủ yếu là người Nga và các dân tộc thiểu số khác. Ảnh: Maarten Takens/Flickr.

International Falls, Mỹ

Thành phố International Falls thuộc tiểu bang Minnesota, là một trong những nơi lạnh nhất nước Mỹ. Mùa đông ở đây rất dài và lạnh. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 là -16,3 độ C. Độ dày tuyết rơi hàng năm là 1,67 mét. Tuy thời tiết ở đây vô cùng lạnh giá, thành phố vẫn là nơi sinh sống của 6.352 người vào năm 2013. Ảnh: Pete Schultz.

Thị trấn Fraser, Mỹ

Thị trấn Fraser, tiểu bang Colorado, Mỹ, nằm ở độ cao 2.600 m trên dãy núi Rocky, là nơi ở của 910 người dân (theo thống kê năm 2000). Nhiệt độ trung bình năm tại đây khoảng 0,27 độ C. Vào mùa hè, nhiệt độ có thể hạ xuống -1,67 độ C trong tháng 6. Ảnh: Steve Carlton/Flickr.

Yakutsk, Nga

Yakutsk, thành phố xa xôi ở miền tây Siberia được mệnh danh là thành phố lạnh nhất thế giới. Trong mùa đông, nhiệt độ thường xuyên thấp hơn mức đóng băng, và chỉ tăng lên sau tháng 5. Nhiệt độ trung bình trong tháng 1 là -36,7 độ C và mức nhiệt độ thấp kỷ lục được ghi nhận ở -63 độ C. Yakutsk là nơi sinh sống của hơn 200.000 người dân, với nhiều nhà hát, bảo tàng và một sở thú. Ảnh: Visityakutia.

Hell, Na Uy

Ngôi làng Hell (Địa ngục) tại Nord-Trøndelag, Na Uy có dân số ước tính khoảng 1.440 người. Nhờ vào tên gọi của mình, ngôi làng trở thành một trong những nơi thu hút khách du lịch ở Na Uy. Năm 2010, nhiệt độ trung bình tháng 2 ở vùng này là -6,7 độ C. Nhiệt độ tại Hell luôn dưới mức đóng băng suốt 1/3 thời gian trong năm, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Ảnh: Tom/Flickr.

Barrow, Alaska, Mỹ

Barrow là thành phố nhỏ ở phía bắc nước Mỹ, cách Bắc Cực 2.000 km về phía nam. Người dân ở đây làm việc chủ yếu trong ngành công nghiệp năng lượng. Khu vực chỉ có thể tiếp cận bằng máy bay hoặc đường biển.

Mùa đông tại Barrow rất lạnh và nhiều gió, Mặt Trời lặn vào cuối tháng 11 và không xuất hiện trở lại cho đến tháng 1 năm sau. Nhiệt độ trung bình tại Barrow luôn dưới mức đóng băng cho đến tháng 6. Ảnh: Flickr.

Snag, Canada

Ngôi làng Snag nằm trong thung lũng sông Trắng (White River), Yukon, Canada. Nhiệt độ thấp kỷ lục tại Snag là -62,7 độ C, vào ngày 3/2/1947. Đây cũng là nhiệt độ thấp nhất từng đo được trên lục địa Bắc Mỹ. Nhiệt độ trung bình của khu vực này đạt mức cao nhất là 1,27 độ C và thấp nhất là -12 độ C. Ảnh: Wikimedia Commons.

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Khám phá Huế

Một ngày đến Huế để khám phá hết vẻ đẹp của Huế mộng mơ lịch trình thế nào cho bạn đi du lịch tự túc? Ở Huế nơi đâu đẹp nhất? Nên thưởng thức món ăn gì? Có gì hay, hay đi đâu? Đó là những câu hỏi thường được đặt ra trước khi bạn đi tới 1 nơi nào đó. Để khám phá hết vẻ đẹp của Huế ít nhất cũng 2 – 3 ngày bởi thể đi 1 ngày chúng ta nên rút ngắn lại lịch trình cũng như sàng lọc những địa điểm đặc sắc nhất của Huế.



Đại Nội nằm trong Kinh thành Huế cách cầu Trường Tiền hơn 1 km. Với vé vào cửa là 75.000 đồng/ người/ lượt, bạn sẽ được thăm quan Bảo tàng Cổ vật cung đình và toàn bộ khu Đại Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn như lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, biểu diễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa, Đại nhạc tại Thế Miếu và Ca Huế tại cung Trường Sanh. Nếu không thuê xe điện để di chuyển trong Đại Nội, bạn nên mang giày thấp để đi lại cho thoải mái.

Đến Đại Nội và các điểm tham quan trong thành phố bạn có thể thuê xe máy đi với giá 80.000 – 120.000 đồng/ ngày hoặc thuê xích lô chỉ 15.000 đồng/ giờ/ người. Huế mùa này vẫn nắng nhưng thỉnh thoảng có những cơn mưa nên bạn nhớ mang theo áo mưa đề phòng mọi thời tiết.

Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km là ngôi chùa nổi tiếng nhất đất cố đô nằm bên dòng Hương Giang thơ mộng. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc cổ kính và trữ tình, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng với vườn thông và hoa cỏ phía sau. Dù không phải là người theo tín ngưỡng, nhưng khi bước chân vào đây, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng.

Cơm hến là món ăn dân dã mà nếu chưa thuởng thức thì chưa thật sự hiểu về ẩm thực cố đô. Bạn có thể tìm thấy món đặc sản Huế này ở mọi nơi trong thành phố. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là ở Cồn Hến và các quán trên đường Phạm Hồng Thái, Trương Định. Chỉ vài chục nghìn bạn có thể no bụng với tô cơm hến.

Chợ Đông Ba không chỉ trung tâm thương mại lớn mà còn là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của xứ Huế. Bạn có thể tìm mua các mặt hàng truyền thống ở đây như nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn Tuần, sen khô hồ Tịnh Tâm… và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân.

Chiều đến là thời điểm lý tưởng để bạn nhâm nhi một ly cà phê trên thôn Vĩ Dạ và thư thái ngắm dòng chảy êm đềm của sông Hương. Với phong cách nhà vườn, được bao bọc bởi cây cối xanh mát và kiến trúc nhà rường gỗ cổ điển, cà phê Vĩ Dạ mang đến một không gian rất Huế với cảm giác gần gũi mà thanh tao.

Thưởng thức cơm cung đình hay còn gọi là cơm vua là một trải nghiệm thú vị khi đến Huế. Thực đơn cơm vua được chọn từ 8 đến 10 món đặc sắc, trong đó không thể thiếu là món nem công, chả phụng, các loại bánh Huế và chè hạt sen Tịnh Tâm. Bạn có thể tìm ăn cơm vua ở một số nhà hàng, khách sạn trên đường Lê Lợi với mức giá dao động từ 500.000 đồng một bữa trở lên.

Trong không gian yên bình, thả bộ trên cầu Trường Tiền – biểu tượng của người dân xứ Huế là một cảm giác rất thư thả và bình yên. Vào những đêm cuối tuần, cầu Truờng Tiền nổi bật và rực rỡ trong bộ cánh lấp lánh sắc màu của ngàn ánh điện lung linh. Bạn cũng có thể hòa vào dòng người mua sắm trên phố đi bộ ở chợ đêm ngay chân cầu Trường Tiền.

Qua cầu Gia Hội đến đường Bạch Đằng là khu phố ẩm thực với hàng chục hàng quán san sát nhau. Bạn có thể tìm thấy ở đây vô vàn các món ăn đêm dân dã như bún mắm nêm, cháo lòng, cháo bánh canh, bún thịt nướng, nem lụi, bánh bèo, bột lọc, nậm và đủ các loại chè thơm ngon bắt mắt.

Một thành phố thơ mộng với nhiều câu hát nổi tiếng, bạn đã từng khám phá chưa?


Khám phá phố cở Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Khám phá phố cở Hội An

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.











Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Hướng dẫn thiết kế mạch sạc không dây

Demo bản cho các bạn xem:

Đây là mạch phát
Đây là sơ đồ mạch truyền tải
Và mạch nhận
Tổng chi phí khoảng 85K chúc các bạn thành công!

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Hướng dẫn làm mạch đuổi muỗi

Các linh kiện cần chuẩn bị:
- 2 transitor C828 (giá 300đ/1 con)
- 1 loa áp điện-là loại loa mỏng có trong đồng hồ đeo tay, các thiệp nhạc… (giá khoảng 1000đ)
- 1 tụ điện và 4 điện trở (giá khoảng 500đ)
- 1 pin 1,5v


Tổng cộng hết khoảng 3000đ hoặc không mất gì nếu bạn lấy chúng từ những đồ điện bị hỏng(vì tất cả đều là những linh kiện rất phổ biến)
Các bạn mắc mạch điện như hình vẽ, T1=T2=C828, R1=R3= 10KΩ, R2=R4= 18KΩ, C=0.01 µF.


Nguyên tắc hoạt động: Chỉ có muỗi cái trong lúc chửa mới hút máu người, còn muỗi đực không hề biết hút máu, muỗi cái trong giai đoạn này rất ghét muỗi đực và nó thường lẩn tránh khi gặp muỗi đực. Chiếc máy này tạo ra âm thanh giống âm thanh của muỗi đực (1 anh chàng muỗi điện tử )
Kinh nghiệm sử dụng của mình cho thấy chỉ được một vài ngày là những con muỗi cái dường như quen với âm thanh đó dường như nó nhận ra con muỗi đực này là giả và hiệu quả đuổi muỗi giảm đi . Mình đã thử dùng thêm một biến trở mắc nối tiếp với một điện trở ở trên để điều chỉnh tần số âm thanh phát ra và lại có thể đuổi muỗi ngon lành . Nếu các bạn không thích chỉnh bằng tay thì có thể dùng 1 mạch định giờ để tự động chuyển mạch chỉnh lại tần số sau một vài ngày . Mạch định giờ có thể dùng transitor kết hợp với tụ điện có điện dung lớn, hoặc dùng IC .

Hoặc các đơn giản hơn bạn có thể đuỗi muỗi bằng âm thanh của video: https://www.youtube.com/watch?v=a3OcnJr4S1g

DBS M05479
Quang Cao