Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Các thói quen “mất vệ sinh” thời Trung Cổ

Bạn đã bao giờ tưởng tượng mình sẽ sống ra sao nếu không thay quần áo trong vòng một tháng? Hay điều gì sẽ xảy ra nếu bạn rửa mặt mỗi ngày bằng… nước tiểu?

Chắc chắn những việc làm ấy sẽ khiến bạn nổi da gà vì kinh sợ. Tuy nhiên, trong thời kỳ Trung Cổ (thế kỷ V – thế kỷ XV), đây từng là thói quen của không chỉ một người mà hàng trăm ngàn người khác trên hành tinh.

Vậy còn những thói quen “mất vệ sinh” nào từng xuất hiện trên thế giới khi ấy. Hãy cùng tìm hiểu danh sách ngay sau đây để có được câu trả lời.

1. Đi vệ sinh và giữ ngay “sản phẩm” dưới gầm giường



Một chiếc bô gỗ thời xưa

Việc ra ngoài vào ban đêm nhằm “giải quyết nỗi buồn” từng là điều đáng sợ đối với những người sống ở thời Trung Cổ. Để giải quyết vấn đề này, người châu Âu xưa đã sử dụng bô và các dụng cụ chứa đựng chất thải ngay trong nhà mình.







Khi có nhu cầu, họ chỉ cần đi vệ sinh ngay trong nhà mà không phải ra ngoài. Sản phẩm sẽ được trữ trong bô dưới gầm giường và giữ trong vòng vài ngày sau đó.

2. Nhổ răng ở hiệu cắt tóc




Trong suốt thời Trung Cổ, nha sĩ là một khái niệm không hề tồn tại trong xã hội. Vào thời đó, những người bị bệnh răng lợi thường chỉ có một cách chữa trị duy nhất, đó là ra hiệu… cắt tóc.



Ở đây, thợ cắt tóc sẽ dùng kìm giúp họ nhổ răng mà không quan tâm căn bệnh họ mắc là gì. Tất nhiên, dụng cụ thực hiện chẳng mấy khi được vệ sinh một cách sạch sẽ như ngày nay nên không khó hiểu khi bệnh răng miệng sẽ càng nặng thêm sau khi chữa.

3. Dùng lá cây làm giấy vệ sinh

Thời Trung Cổ, vua chúa quý tộc thường thuê những người phục vụ riêng chuyên đảm nhận việc vệ sinh cho họ sau khi “giải quyết nhu cầu”.


Những loại lá cây bản to như thế này được người Trung cổ tận dụng một cách tối đa

Còn với thường dân, họ buộc phải tự lo cho bản thân bằng cách sử dụng giấy vệ sinh. Nhưng vì kinh tế eo hẹp nên họ thường xuyên sử dụng các loại lá cây bản to để làm giấy vệ sinh cho mình.

4. Người xưa ít khi thay quần áo


Đối với người bình nghèo, việc có quần áo mặc đã khó huống chi là có nhiều quần áo để thay đổi liên tục

Ở châu Âu thời Trung Cổ, số lượng quần áo may mặc không nhiều và phổ biến. Một người dân trung bình chỉ có 4 bộ quần áo cho mỗi mùa kéo dài 3 tháng. Vì vậy, họ thường xuyên phải mặc quần áo bẩn tới hàng tuần lễ.


Chân dung vua James VI của Scotland - vị quý tộc mặc "bẩn" có tiếng thời Trung cổ

Ngay cả các thành viên hoàng gia cũng có thói quen trên. Vua James VI của Scotland thậm chí mặc quần áo bẩn đi ngủ và không thay trong hàng tháng trời.

5. Dùng giẻ lau cũ và rêu làm băng vệ sinh


Sự nghèo khó và kém phát triển khoa học khiến những ngày "đèn đỏ" trở thành nỗi ác mộng của phụ nữ thời xưa

Thời Ai Cập cổ đại, phụ nữ dùng giấy cói để luôn được sạch sẽ trong những ngày “đèn đỏ”. Trong khi đó, dụng cụ vệ sinh của phụ nữ Hy Lạp lại sử dụng giẻ lau quấn quanh một miếng gỗ nhỏ.


Rêu khô bện với giẻ lau cũng có thể trở thành băng vệ sinh của phụ nữ thời Trung cổ

Nhưng ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhiều phụ nữ thậm chí sử dụng rêu, da động vật làm băng vệ sinh vì nghèo khó.

6. Dùng nước tiểu rửa mặt



Giới quý tộc châu Âu xưa tin rằng, khả năng sát khuẩn của nước tiểu rất tốt cho làn da. Vì vậy, phụ nữ trong gia đình hoàng gia xưa rất ưa dùng nước tiểu để chăm sóc da mặt của mình.



Ngoài ra, họ cũng trộn nước tiểu với dung dịch kiềm để giặt quần áo. Tới thời kì Victoria (khoảng thế kỷ XIX), nước tiểu và rượu thậm chí còn được coi là chất khử trùng trong y học.

7. Dùng mỡ động vật làm tóc thêm bóng đẹp



Những mái tóc dày, xoăn và bồng bềnh luôn là niềm mơ ước của phụ nữ thời Trung Cổ, nhất là trong các gia đình thượng lưu, quyền quý.



Vì vậy, trong các buổi tiệc linh đình, không ít chị em sử dụng mỡ động vật để có bộ tóc đẹp như ý. Những bộ tóc này có bề ngoài trông rất đẹp song lại bốc mùi khó chịu và rất dễ bắt lửa.



Để che giấu mùi hôi khó chịu của tóc, phụ nữ thời đó thường sử dụng thêm tinh chất nước hoa đậm đặc.

8. Đốt vết thương để ngăn nhiễm trùng


Đối với các kị sĩ Trung Cổ, các vết thương nhiễm trùng luôn gây ra sự khó chịu. Vì thế, họ thường xuyên tìm đến các thợ rèn để chữa trị.

Ở đây, thợ rèn sẽ dùng thanh sắt nung nóng đỏ để làm cháy các vết thương hở của bệnh nhân. Họ quan niệm rằng tuy phải chịu đau đớn song nhiệt độ của thanh sắt cũng sẽ tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng của vết thương.

9. Dùng lưu huỳnh để chữa mụn và tàn nhang


Tàn nhang - nỗi khiếp sợ của phụ nữ thời Trung Cổ

Thời xưa, tàn nhang và mụn trứng cá luôn được coi là nỗi kinh hoàng của các chị em. Vì vậy, phụ nữ châu Âu xưa đã nghĩ ra một phương pháp làm đẹp: dùng lưu huỳnh bột để xoa mặt.


Bột lưu huỳnh - thứ mỹ phẩm trị tàn nhang cực kì nguy hiểm mà phụ nữ xưa không hề hay biết

Họ tin rằng cọ xát lưu huỳnh lên da mặt hàng ngày sẽ giúp giảm thiểu sự xuất hiện của tàn nhang nhanh chóng. Thói quen này chỉ biến mất khi các nhà khoa học phát hiện ra lưu huỳnh bột rất nguy hiểm với con người chứ không có tác dụng như chị em lầm tưởng.

Theo Trí thức trẻ

Ngày 21/12 Mỹ chiến thắng trước Nhật Bản trong trận chiến vịnh Ormoc

Trận chiến vịnh Ormoc là một loạt các trận chiến diễn ra giữa Hải-Không quân Đế quốc Nhật Bản và Hoa Kỳ tại biển Camotes thuộc Philippines trong khoảng thời gian từ 11 tháng 11 đến 21 tháng 12 năm 1944, một phần của chiến dịch Leyte của chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.



Sau những thành công trong việc kiểm soát vùng biển của Hải quân ở chiến trường Tây Thái Bình Dương vào giữa năm 1944, quân Đồng Minh quyết định tấn công quần đảo Philippines, mở màn là cuộc đổ bộ lên đảo đảo Leyte. Thành phố Ormoc nằm ngay bên bờ biển thuộc vịnh Ormoc phía Tây đảo Leyte là hải cảng chính của đảo và là điểm đến cuối cùng của các tàu hộ tống. Về phía Nhật, quyền kiểm soát Philippines là vấn đề sống còn vì nếu mất nơi này, Đồng Minh sẽ dễ dàng cắt đứt nơi luân chuyển của quân Nhật.

Ngày 5 tháng 12 năm 1944, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Vịnh San Pedro, cách 43 km về phía Nam của thành phố Ormoc. Ngày 7 tháng 12, sư đoàn Bộ binh 77, chỉ huy bởi Thiếu Tướng Andrew D. Bruce đổ bộ lên thị trấn Albuera, cách thành phố Ormoc 5,6 km về hướng Nam. Quân Mỹ tiến lên bờ mà không gặp trở ngại nào nhưng các tàu Hải quân ở ngoài liên tục gặp phải những cuộc tấn công “thần phong” của quân đội Nhật dẫn đến thiệt hại tàu khu trục USS Ward (DD-139) và USS Mahan (DD-364).

Thần phong dùng để chỉ những cuộc tấn công cảm tử, các phi công Nhật lái máy bay chiến đấu chở đầy thuốc nổ và bình xăng đâm vào các tàu chiến của phe Đồng Minh để tăng tối đa độ chính xác và tổn thất cho địch quân so với bom đạn thông thường.

Bằng các cuộc đụng độ liên tục thực hiện bởi hải không quân, người Mỹ đã thành công trong việc ngăn cản sự tiếp tế và chi viện một cách đầy đủ cho lực lượng quân Nhật trên Leyte, góp một phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến trên bộ. Số liệu tổn thất cuối cùng của hai bên tại vịnh Ormoc là: Mỹ — 3 tàu khu trục và 1 tàu cao tốc; Nhật — 6 tàu khu trục, 20 tàu vận tải loại nhỏ, 1 tàu ngầm, 1 tàu tuần tiễu và 3 tàu hộ tống.

Theo wiki

Sự khác nhau giữa người giỏi và bọn dở hơi

Người giỏi biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.

Người giỏi đi trễ nhưng sẵn sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất kể giá nào. Bọn dở hơi đi rất đúng giờ nhưng lãng công.

Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh.

Người giỏi giao việc và tin tưởng, bọn dở hơi liên tục để ý rình mò nhưng không có phát kiến.

Người giỏi đánh giá thành công và thất bại. Bọn dở hơi bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.

Người giỏi biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Bọn dở hơi bới móc ra lỗi và liên tục cướp công.

Người giỏi nhân hậu trong mọi công việc. Bọn dở hơi tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.

Người giỏi im lặng. Bọn dở hơi nguyền rủa.

Người giỏi trung thực, trung dung. Bọn dở hơi nịnh nọt, xu thời.

Người giỏi nói ra ý của mình. Bọn dở hơi nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý của mình.

Khi một lãnh đạo ra đi. Người giỏi tưởng nhớ. Bọn dở hơi chửi rủa.

Người giỏi nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Bọn dở hơi nhìn vào thành công quá khứ, và liên tục nhai lại.

Người giỏi tĩnh lặng. Bọn dở hơi chạy lăng xăng.

Người giỏi có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Bọn dở hơi cái gì cũng có vẻ biết.

Người giỏi sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Bọn dở hơi luôn muốn sử dụng người dở hơn hắn và trù dập.

Người giỏi tin vào mình. Bọn dở hơi muốn người khác tôn vinh.

Khi cho một tí quyền hành. Người giỏi tìm giải pháp. Bọn dở hơi tìm vây cánh và triệt tiêu sự phát triển.

Người giỏi đề cao sáng tạo. Bọn dở hơi đề cao sự làm lụng.

Người giỏi biến một công nhân thành nghệ sĩ. Bọn dở hơi cố biến một nghệ sĩ thành công nhân.

Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người khác.

Người giỏi nhìn vào chính mình. Bọn dở hơi rình mò người khác và bới móc.

Người giỏi biến việc lớn thành việc nhỏ. Bọn dở hơi thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.

Danh sách còn dài, nhưng lười quá, dừng ở đây nhé. Tóm lại, người giỏi nên quên đi bọn bọn dở hơi. Bọn dở hơi thì chỉ nên sống với bọn dở hơi. Đây là kinh nghiệm làm việc với người giỏi và bọn dở hơi của riêng tớ.

Trình báo ở đâu khi xảy ra tai nạn đường thủy?

Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có thể trình báo tai nạn, sự cố xảy ra trên đường thủy nội địa tại một trong các cơ quan: Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy, Cảnh sát đường thủy hoặc UBND nơi gần nhất.

Theo Thông tư số 69/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT “Quy định thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa”, có hiệu lực từ 1/2/2015, việc trình báo tai nạn, sự cố liên quan đến phương tiện thủy, tàu biển, tàu cá lưu thông trên đường thủy theo đúng trình tự, thủ tục sẽ có giá trị pháp lý khi giải quyết các tranh chấp liên quan.

Các cơ quan xác nhận trình báo gồm: Cảng vụ đường thủy nội địa nếu sự cố, tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Trường hợp xảy ra ngoài vùng nước cảng, bến thì thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện vẫn có thể trình báo tại Cảng vụ hoặc đơn vị quản lý đường thủy, Cảnh sát đường thủy, UBND nơi gần nhất.

Thời hạn trình báo đối với tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy là trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra tai nạn. Trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng, bến thì chậm nhất là trong vòng 3 ngày làm việc kể từ sau khi xảy ra tai nạn hoặc cảng, bến thủy đầu tiên nơi phương tiện ghé vào.

Nếu không thể trình báo trong các thời hạn trên, người trình báo phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm trễ. Cảng vụ đường thủy giải quyết việc xác nhận không quá 2 giờ làm việc và các cơ quan khác không quá 3 giờ làm việc.

Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có quyền lập trình báo bổ sung nếu thấy cần thiết. Cơ quan xác nhận việc trình báo lưu một bộ giấy tờ theo quy định, còn lại trả cho người trình báo.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Thông tắc cống bằng hóa chất đơn giản

Thông tắc cống không có hóa chất đắt tiền
Chỉ cần đổ một ít banking soda (bột nổi làm bánh) và một ít dấm vào ống cống đang bị tắc. Ngay lập tức phản ứng hóa học xảy ra tạo ra các bọt khí làm thông tắc đường ống một cách nhanh chóng.


DBS M05479
Quang Cao