Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Ngày 21/12 Mỹ chiến thắng trước Nhật Bản trong trận chiến vịnh Ormoc

Trận chiến vịnh Ormoc là một loạt các trận chiến diễn ra giữa Hải-Không quân Đế quốc Nhật Bản và Hoa Kỳ tại biển Camotes thuộc Philippines trong khoảng thời gian từ 11 tháng 11 đến 21 tháng 12 năm 1944, một phần của chiến dịch Leyte của chiến tranh Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai.



Sau những thành công trong việc kiểm soát vùng biển của Hải quân ở chiến trường Tây Thái Bình Dương vào giữa năm 1944, quân Đồng Minh quyết định tấn công quần đảo Philippines, mở màn là cuộc đổ bộ lên đảo đảo Leyte. Thành phố Ormoc nằm ngay bên bờ biển thuộc vịnh Ormoc phía Tây đảo Leyte là hải cảng chính của đảo và là điểm đến cuối cùng của các tàu hộ tống. Về phía Nhật, quyền kiểm soát Philippines là vấn đề sống còn vì nếu mất nơi này, Đồng Minh sẽ dễ dàng cắt đứt nơi luân chuyển của quân Nhật.

Ngày 5 tháng 12 năm 1944, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ lên Vịnh San Pedro, cách 43 km về phía Nam của thành phố Ormoc. Ngày 7 tháng 12, sư đoàn Bộ binh 77, chỉ huy bởi Thiếu Tướng Andrew D. Bruce đổ bộ lên thị trấn Albuera, cách thành phố Ormoc 5,6 km về hướng Nam. Quân Mỹ tiến lên bờ mà không gặp trở ngại nào nhưng các tàu Hải quân ở ngoài liên tục gặp phải những cuộc tấn công “thần phong” của quân đội Nhật dẫn đến thiệt hại tàu khu trục USS Ward (DD-139) và USS Mahan (DD-364).

Thần phong dùng để chỉ những cuộc tấn công cảm tử, các phi công Nhật lái máy bay chiến đấu chở đầy thuốc nổ và bình xăng đâm vào các tàu chiến của phe Đồng Minh để tăng tối đa độ chính xác và tổn thất cho địch quân so với bom đạn thông thường.

Bằng các cuộc đụng độ liên tục thực hiện bởi hải không quân, người Mỹ đã thành công trong việc ngăn cản sự tiếp tế và chi viện một cách đầy đủ cho lực lượng quân Nhật trên Leyte, góp một phần không nhỏ vào thắng lợi cuối cùng của cuộc chiến trên bộ. Số liệu tổn thất cuối cùng của hai bên tại vịnh Ormoc là: Mỹ — 3 tàu khu trục và 1 tàu cao tốc; Nhật — 6 tàu khu trục, 20 tàu vận tải loại nhỏ, 1 tàu ngầm, 1 tàu tuần tiễu và 3 tàu hộ tống.

Theo wiki

Sự khác nhau giữa người giỏi và bọn dở hơi

Người giỏi biến công việc nhàm chán thành tác phẩm, sau đó thưởng thức chúng. Bọn dở hơi biến tác phẩm thành công việc sau đó cặm cụi làm.

Người giỏi đi trễ nhưng sẵn sàng giải quyết và hoàn thành công việc bất kể giờ giấc nào, bất kể giá nào. Bọn dở hơi đi rất đúng giờ nhưng lãng công.

Người giỏi quản lí trên thành quả. Bọn dở hơi điểm danh.

Người giỏi giao việc và tin tưởng, bọn dở hơi liên tục để ý rình mò nhưng không có phát kiến.

Người giỏi đánh giá thành công và thất bại. Bọn dở hơi bói móc và truyền cảm hứng lo sợ.

Người giỏi biết tưởng thưởng người khác và lơ đi lỗi lầm của kẻ khác. Bọn dở hơi bới móc ra lỗi và liên tục cướp công.

Người giỏi nhân hậu trong mọi công việc. Bọn dở hơi tàn nhẫn trong mọi mối quan hệ.

Người giỏi im lặng. Bọn dở hơi nguyền rủa.

Người giỏi trung thực, trung dung. Bọn dở hơi nịnh nọt, xu thời.

Người giỏi nói ra ý của mình. Bọn dở hơi nói ý của lãnh đạo, hoặc mượn lãnh đạo để nói ý của mình.

Khi một lãnh đạo ra đi. Người giỏi tưởng nhớ. Bọn dở hơi chửi rủa.

Người giỏi nhìn về khó khăn của tương lai và khắc phục nó. Bọn dở hơi nhìn vào thành công quá khứ, và liên tục nhai lại.

Người giỏi tĩnh lặng. Bọn dở hơi chạy lăng xăng.

Người giỏi có vẻ biết rất ít nhưng biết chắc. Bọn dở hơi cái gì cũng có vẻ biết.

Người giỏi sử dụng người giỏi hơn mình và biết cách dùng. Bọn dở hơi luôn muốn sử dụng người dở hơn hắn và trù dập.

Người giỏi tin vào mình. Bọn dở hơi muốn người khác tôn vinh.

Khi cho một tí quyền hành. Người giỏi tìm giải pháp. Bọn dở hơi tìm vây cánh và triệt tiêu sự phát triển.

Người giỏi đề cao sáng tạo. Bọn dở hơi đề cao sự làm lụng.

Người giỏi biến một công nhân thành nghệ sĩ. Bọn dở hơi cố biến một nghệ sĩ thành công nhân.

Người giỏi yêu cuộc sống. Bọn dở hơi hoang mang và cố chiếm đoạt cuộc sống của người khác.

Người giỏi nhìn vào chính mình. Bọn dở hơi rình mò người khác và bới móc.

Người giỏi biến việc lớn thành việc nhỏ. Bọn dở hơi thổi phồng việc nhỏ thành việc lớn.

Danh sách còn dài, nhưng lười quá, dừng ở đây nhé. Tóm lại, người giỏi nên quên đi bọn bọn dở hơi. Bọn dở hơi thì chỉ nên sống với bọn dở hơi. Đây là kinh nghiệm làm việc với người giỏi và bọn dở hơi của riêng tớ.

Trình báo ở đâu khi xảy ra tai nạn đường thủy?

Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có thể trình báo tai nạn, sự cố xảy ra trên đường thủy nội địa tại một trong các cơ quan: Cảng vụ Đường thủy nội địa, đơn vị quản lý đường thủy, Cảnh sát đường thủy hoặc UBND nơi gần nhất.

Theo Thông tư số 69/2014/TT-BGTVT của Bộ GTVT “Quy định thủ tục xác nhận việc trình báo đường thủy nội địa”, có hiệu lực từ 1/2/2015, việc trình báo tai nạn, sự cố liên quan đến phương tiện thủy, tàu biển, tàu cá lưu thông trên đường thủy theo đúng trình tự, thủ tục sẽ có giá trị pháp lý khi giải quyết các tranh chấp liên quan.

Các cơ quan xác nhận trình báo gồm: Cảng vụ đường thủy nội địa nếu sự cố, tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy nội địa. Trường hợp xảy ra ngoài vùng nước cảng, bến thì thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện vẫn có thể trình báo tại Cảng vụ hoặc đơn vị quản lý đường thủy, Cảnh sát đường thủy, UBND nơi gần nhất.

Thời hạn trình báo đối với tai nạn xảy ra trong vùng nước cảng, bến thủy là trong vòng 48 giờ sau khi xảy ra tai nạn. Trường hợp tai nạn xảy ra ngoài vùng nước cảng, bến thì chậm nhất là trong vòng 3 ngày làm việc kể từ sau khi xảy ra tai nạn hoặc cảng, bến thủy đầu tiên nơi phương tiện ghé vào.

Nếu không thể trình báo trong các thời hạn trên, người trình báo phải ghi rõ nguyên nhân của sự chậm trễ. Cảng vụ đường thủy giải quyết việc xác nhận không quá 2 giờ làm việc và các cơ quan khác không quá 3 giờ làm việc.

Thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện có quyền lập trình báo bổ sung nếu thấy cần thiết. Cơ quan xác nhận việc trình báo lưu một bộ giấy tờ theo quy định, còn lại trả cho người trình báo.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Thông tắc cống bằng hóa chất đơn giản

Thông tắc cống không có hóa chất đắt tiền
Chỉ cần đổ một ít banking soda (bột nổi làm bánh) và một ít dấm vào ống cống đang bị tắc. Ngay lập tức phản ứng hóa học xảy ra tạo ra các bọt khí làm thông tắc đường ống một cách nhanh chóng.


Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Những điều thú vị về cơ thể con người..

1- Lá phổi bên trái nhỏ hơn phổi bên phải.

2- Mỗi phút có khoảng 3 triệu tế bào có thể bị chết.

3- Phụ nữ nháy mắt gấp hai lần so với nam giới. Trung bình cứ một phút, phụ nữ nháy mắt 13 lần.

4- 75% chất thải con người là nước. riêng nước bọt trong cả cuộc đời con người có thể lấp đầy hai bể bơi.

5- Tế bào lớn nhất và nhỏ nhất trong cơ thể con người. Kỷ lục tế bào lớn nhất trong cơ thể là trứng phụ nữ và nhỏ nhất trong cơ thể là tế bào tinh trùng của đàn ông.

6- Tro người sau khi hỏa táng nặng 9 cân Anh (khoảng 4 kg, nặng hơn một chút so với trọng lượng khi mới được sinh ra)

7- Sau 60 tuổi có tới 60% đàn ông và 40% đàn bà mắc bệnh ngáy khi ngủ.

8- Khi mới ra đời đầu đứa trẻ bằng 1/4 chiều dài cơ thể nhưng đến tuổi 25 tỷ lệ này là 1/8.

9- Ngày thứ hai trong tuần là ngày dễ mắc bệnh tim nhất. Theo đó có tới 20% số người chết vì bệnh tim mạch vào ngày thứ Hai đầu tuần

DBS M05479
Quang Cao