Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Việt Nam sắp phóng vệ tinh hơn 70 triệu USD


Văn phòng chính phủ vừa có văn bản phê duyệt phương án phóng vệ tinh thu nhỏ VNREDSat-1A, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam được phóng lên vũ trụ.

Tên lửa Vega trên bệ phóng. Ảnh: ESA.


Tiến sĩ Bùi Trọng Tuyên, Viện phó Viện Công nghệ vũ trụ cho biết, vệ tinh VNREDSat - 1A thiết kế bởi Hãng sản xuất vệ tinh của Pháp là Astrium. Dự án khởi động từ năm 2010, khi phái đoàn của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam sang Toulouse đặt hàng. Trong dự án này, 15 kỹ sư Việt Nam sẽ được Astrium huấn luyện để sau đó Việt Nam có thể làm chủ và điều hành vệ tinh.

"Vệ tinh VNREDSat - 1A nhằm phục vụ hoạt động quan sát trái đất, theo dõi và phân tích tài nguyên, quản lý môi trường, giám sát thiên tai trên toàn lãnh thổ trong 5 năm", ông Tuyên nói.

VNREDSat-1A là vệ tinh quan sát quang học. Vệ tinh nặng 120 kg đi vào hoạt động giúp người làm quản lý đưa ra cảnh báo sớm và kịp thời tới người dân về thảm họa thiên tai.

Vệ tinh trên do hãng Ariane Space phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Vega từ Trung tâm Vũ trụ Guiana, thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nằm ở Guiana, thuộc Pháp ở Nam Mỹ.

Dự án Vệ tinh VNREDSat -1A có mức đầu tư khoảng hơn 70 triệu USD từ nguồn vốn vay ODA của chính phủ Pháp và nguồn vốn đối ứng của Việt Nam. Đây là vệ tinh thứ ba của Việt Nam phóng lên vũ trụ. Trước đó hai vệ tinh Vinasat-1 lên quỹ đạo năm 2008 và Vinasat-2 vào không gian năm ngoái.

Tàu ngầm Kilo - hố đen trong đại dương

àu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ.


Tàu ngầm diesel/điện Hà Nội đề án 636 lớp Kilo trong quá trình thử nghiệm ở Nga. Ảnh:shipspotting

Khái niệm "hố đen trong vũ trụ" được nhân loại biết đến từ trên ghế nhà trường. Nhiều thế hệ khoa học đã bỏ công nghiên cứu tính chất vật lý của các hố đen. Nhưng gần đây còn xuất hiện một khái niệm mới là "hố đen trong đại dương". Trái ngược với vũ trụ, đó là các hố đen nhân tạo.

Giới chuyên viên NATO đã đặt tên gọi này cho tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo của Nga. Chuyên gia quân sự Victor Litovkin, biên tập viên báo "Quan sát quân sự độc lập", cho rằng cách gọi này xuất phát từ đặc điểm là độ ồn rất nhỏ của tàu ngầm lớp Kilo.

"Đó là những tầu ngầm ưu việt, được trang bị vũ khí ngư lôi, thủy lôi và tên lửa. Đặc biệt, có tổ hợp tên lửa Club, đã chứng minh tính hiệu quả trên các tàu ngầm mà Nga bán cho Hải quân Ấn Độ", Litovkin nói.

Tàu ngầm Kilo là một phương án cải tiến của Varshavyanka, loại tàu được Nga bắt đầu sản xuất dành cho xuất khẩu cách đây ba thập kỷ. Kilo bảo lưu những tính năng chính và cấu trúc của Varshavyanka, nhưng thiết bị bên trong, bộ điện tử, các phương tiện bảo đảm sinh hoạt được hiện đại hoàn toàn. Ở dưới nước, tàu Kilo có thể di chuyển với tốc độ 20 hải lý, tương đương 37 km/giờ, lặn sâu 300 m và hoạt động độc lập trong 45 ngày.

Hai tàu ngầm lớp Kilo dự kiến được gửi đến Việt Nam trong năm nay. Sau khi rời xưởng đóng tàu tại St Petersburg, hai chiếc tàu đã được hạ thủy, trong đó một chiếc đang thực hiện thử nghiệm trên biển Baltic. Theo các báo chí Nga thì một trong hai tàu này được mang tên Hà Nội. Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD được dự kiến hoàn thành vào năm 2016.

"Thật khó đánh giá hết ý nghĩa của những tàu ngầm này đối với Việt Nam. Với sự tham gia của tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam sẽ bảo vệ hiệu quả hơn nữa lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. Yếu tố hành động tổng hợp giữa lực lượng trên mặt nước và tàu ngầm rất quan trọng. Các tàu nổi phải được bảo vệ cả dưới nước. Ngược lại, khi ra biển, đặc biệt ở khu vực gần bờ, các tàu ngầm đòi hỏi sự hậu thuẫn của các tàu nổi".

Ông Viktor Litovkin nói rằng Việt Nam là một đối tác truyền thống của Nga về hợp tác quân sự - kỹ thuật. Trong thập kỷ qua, thị phần của Nga trong thị trường vũ khí Việt Nam đã đạt đến mức 90%. Hiện nay, các xí nghiệp quốc phòng Nga cũng đang nhận nhiều đơn đặt hàng từ nước ngoài, nhưng nhiệm vụ trước hết là thực hiện các đặt hàng quốc phòng nhà nước đáp ứng nhu cầu của quân đội và hải quân Nga. Chỉ sau đó, mới đến lượt các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, chuyên gia Viktor Litovkin cho rằng, các tàu ngầm được Việt Nam đặt mua thuộc trường hợp đặc biệt, khi đơn đặt hàng nước ngoài được ưu tiên hàng đầu.


Một số thông số kỹ thuật của tàu ngầm Kilo, theo wikipedia:
Trọng lượng
 rẽ nước:
2.300-2.350 tấn khi nổi
3.000-4.000 tấn khi chìm
Kích thước:
Chiều dài: 70-74 m
Chiều ngang: 9,9 m
Chiều cao: 6,2-6,5 m
Tốc độ tối đa
10-12 hải lý khi nổi
17-25 hải lý khi chìm
Khả năng lặn sâu tối đa: 300 m
Khả năng hoạt động: 45 ngày trên biển

Quân trang:
8 tên lửa đất đối không SA-N-8 Gremlin
6 ống ngư lôi cỡ 533 mm với 18 quả ngư lôi, tên lửa dưới nước và 24 quả mìn.


Theo Tiếng nói nước Nga

Mỹ và Hàn Quốc sẽ tập trận lớn

Washington và Seoul vừa thông báo kế hoạch tiến hành các cuộc tập trận quân sự lớn trong bối cảnh căng thẳng khu vực lên cao sau vụ thử hạt nhân lần ba của Triều Tiên.


Một cuộc tập trận Mỹ - Hàn. Ảnh: AFP


Cuộc diễn tập huấn luyện trên không, trên bộ và trên biển mang tên "Đại bàng Non" sẽ diễn ra từ ngày 1/3 đến 30/4. Quân đội Mỹ, Hàn cũng có cuộc tập trận mô phỏng máy tính riêng rẽ có tên "Giải pháp Then chốt" từ ngày 11 đến 21/3.

Bình Nhưỡng thường lên án các cuộc tập trận chung này là hành động diễn tập xâm lược. "Các cuộc diễn tập nhằm tăng cường an ninh và sự sẵn sàng của Hàn Quốc và mang tính ngăn chặn về bản chất", AFP dẫn lời Bộ Tư lệnh Lực lượng Kết hợp Mỹ (CFC) cho biết.

Đại bàng Non sẽ có sự tham gia của 10.000 quân Mỹ cùng một số lượng quân Hàn Quốc lớn hơn thường lệ. Giải pháp Then chốt sẽ bao gồm 3.500 quân Mỹ và 10.000 lính Hàn.

Hàn Quốc đã thực hiện một chuỗi các cuộc tập trận quân sự riêng và chung với Mỹ kể từ khi Triều Tiên phóng tên lửa tầm xa hồi tháng 12/2012. Căng thẳng càng dâng lên trên bán đảo Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng hôm 12/2.

Đầu tháng này, Seoul và Washington cũng tập trận hải quân chung với sự tham gia của tàu ngầm hạt nhân Mỹ ngoài khơi bờ biển phía đông Hàn Quốc và sau đó thực hiện một cuộc diễn tập không quân chung.

Quân đội Mỹ đóng quân tại Hàn Quốc từ sau cuộc chiến 1950 - 53 và lực lượng này hiện bao gồm 28.500 binh sĩ.

Trung Quốc có thể mua hệ thống phòng không S-400

Nhiều nước đang quan tâm mua sắm hệ thống tên lửa tiêu diệt tên lửa tầm trung, hành trình và oanh tạc cơ S-400 của Nga, và Trung Quốc có thể là khách hàng đầu tiên của hệ thống này.

Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC) của Nga ghi nhận sự quan tâm lớn của nước ngoài đối với hệ thống tên lửa phòng không mới S-400 "Triumph" và không loại trừ rằng nước đầu tiên mua nó có thể là Trung Quốc, phó giám đốc FSMTC Vyacheslav Dzirkaln cho biết.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo. Ảnh: defense-update


Theo The Voice of Russia, ông Dzirkaln tiết lộ thông tin này tại triển lãm vũ khí "IDEX-2013" đang diễn ra ở UAE. Ông cũng lưu ý rằng S-400 khá là tốn kém và không phải tất cả các nước có thể đủ khả năng để mua.

Hệ thống S-400 "Triumph" được tập đoàn "Almaz-Antey" của Nga phát triển và sản xuất nhằm bảo vệ các cơ sở chính trị, hành chính, kinh tế và quân sự quan trọng trước các cuộc không kích. Hiện nay, S-400 "Triumph" đang được trang bị các lực lượng vũ trang Nga.

Phiên bản trước của S-400 là loại 300 và 200, sẽ được quân đội Nga cho nghỉ hưu dần. Phiên bản nâng cấp của hệ thống này là S-500, có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo liên lục địa.

DBS M05479
Quang Cao