Hiển thị các bài đăng có nhãn windows. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn windows. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Cách tăng tốc máy tính Win 8, Win 8.1, Win 10

1. Bật Tính Năng Khởi Động Nhanh

Đây là tính năng mới của Windows 8 trở lên mà các hệ điều hành trước đó chưa được tích hợp. Bạn hãy bật tính năng khởi động nhanh theo cách sau:
Vào Control Panel, mở Power Options và nhấp vào Choose what the power button does



Sau đó di chuyển xuống phần Turn on fast startup bạn hãy đánh dấu để chọn tùy chọn này.


Chú ý Nếu bạn không thấy mục Turn on fast startup điều đó có nghĩa là bạn chưa bật chế độ ngủ đông (Hibernate). Bạn hãy bật chế độ ngủ đông cho máy bằng cách mở hộp thoại Run (Windows + R) gõ lệnh Powercfg /h ON rồi nhấn OK như hình dưới.



2. Vô Hiệu Hóa Chương Trình Không Sử Dụng.

Những chương trình không sử dụng làm máy của bạn chạy chậm như vậy rất lãng phí tài nguyên máy. Bạn hãy vô hiệu hóa chúng bằng cách dưới đây:
Nhấn Windows+R để bật hộp Run và gõ Msconfig => bấm OK.


Trong bảng System Configuration chọn Tab Services: Tích chọn Hide all Microsoft services, tiếp theo bạn chọn vào Disable all để vô hiệu tất cả các ứng dụng đang chạy trên hệ thống hoặc bạn cho tùy chọn từng ứng dụng 1 sau khi làm xong bấm OK.



3. Chống Phân Mảnh Ổ Đĩa bằng Disk Defragmenter.

Disk Defragmenter
được tích hợp sẵn bạn chỉ cần click chuột phải vào ổ muốn chống phân mảnh => chọn xuống Properties


Một hộp thoại xuất hiện bạn chọn thẻ Tool => bấm chọn Optimize



Tại đây bạn chọn ổ cần chống phân mảnh sau đó nhấn Analyze. Tùy theo vào dung lượng ổ mà quá trình này diễn ra nhanh hay chậm sau khi xong bạn chỉ cần nhấn Close.



4. Bỏ bớt phần Khởi Động

Có những phần mềm, chương trình vẫn cứ "âm thầm" chạy khi máy tính khởi động. Điều đáng nói là nó làm giảm đáng kể hiệu xuất hoạt động của máy tính nhất là khi khởi động. Bạn hãy lựa chọn những chương trình cần thiết với mình và tắt bỏ nếu chúng không cần thiết.
Nhấn Windows+R để bật hộp Run và gõ Msconfig => bấm OK. Chọn thẻ Startup, tại đây bạn chọn những chương trình không cần thiết và Disable chúng.


5. Gỡ Bỏ Các Phần Mềm Không Cần Thiết

Vào Contrl Panel => Program and Features, Chọn chương trình/phần mềm rồi chuột phải chọn Uninstall để gỡ chúng làm như vậy Windows sẽ không load chúng mỗi khi khởi động hay cập nhập phiên bản mới trong quá trình sử dụng.


6. Đóng Các Ứng Dụng Khi Không Sử Dụng.

Việc chạy một lúc nhiều ứng dụng sẽ làm máy tính của bạn chậm đi rất nhiều, Windows 8 sử dụng giao diện Metro bạn chỉ cần trỏ chuột về phía bên trái màn hình xem ứng dụng nào đang chạy sau đó tắt bỏ chúng.


 Bạn có thể xem hướng dẫn bằng video hướng dẫn sau:


Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Kích hoạt God Mode trên Windows 7 và 8

Có lẽ bạn đã nghe nói về "God Mode", một cái gì đó cho phép bạn truy cập vào tất cả các loại thiết lập mà bạn thường không thể nhìn thấy hoặc tìm trong Windows 7 hoặc 8?

Bước 1: Nhấp chuột phải vào desktop và chọn New, Folder.

Nếu bạn không muốn có một biểu tượng máy tính để bàn, bạn có thể tạo một thư mục mới trong ổ đĩa C: bằng cách sử dụng Windows Explorer hoặc My Computer. Bạn có thể thực hiện bằng cách nhấp chuột phải vào ổC: chọnNew, Folder. Bây giờ bạn có thể truy cập bất cứ lúc nào.

Bước 2: Sao chép và dán vào tên cho thư mục mới:

Code GodMode:
                          {ED7BA470-8E54-465E-825C-99712043E01C}

Bước 3: Các thư mục trên máy tính để bàn của bạn bây giờ sẽ là một phím tắt để God Mode.

Kích hoạt God Mode trên Windows 7 và 8

Khi nhấp truy cập vào nó có thể tìm thấy tất cả các cài đặt ẩn và bạn có thể sửa đổi.

Lưu ý trên Windows 8: Nếu bạn nhận được chỉ là một thư mục mới với những con số và chữ cái trong nó, bạn có thể xóa thư mục mới đó và tạo lại trên Windows Explorer (phía dưới bên trái) và thay đổi các thiết lập dưới tab Viewcủa Windows Explorer. Sau đó kiểm tra lại các hộp, tập tin mở rộng, tên và các hidden.

Nếu bạn không muốn làm điều này bằng tay, bạn có thể tải một số chương trình dưới đây, nó sẽ làm cho bạn.

Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Update bảo mật cho Windows XP bằng cách sữa registry

Microsoft đã ngừng hỗ trợ các gói cập nhật bảo mật cho Windows XP kể từ ngày 8/4, tuy nhiên một thủ thuật can thiệp vào registry mới đây cho phép người dùng HĐH này tiếp tục nhận được các bản update.

Theo đó, người dùng có thể mở hộp thoại Run, nhập regedit rồi điều hướng tới HKEY_LOCAL_MACHINE\Sytem\WPA. Tiếp theo, bạn tạo 1 key mới đặt tên là PosReady. Click vào key mới này, tạo 1 DWORD value mới rồi thiết lập sang 1.


Update bảo mật cho Windows XP bằng cách sữa registry

Như vậy là kể từ bây giờ, Windows Update sẽ không nhận diện được rằng máy tính của bạn đang sử dụng Windows XP (mà là 1 phiên bản Windows khác). Nhờ đó, nó vẫn sẽ tiếp tục cài đặt các bản patch mới từ Microsoft cho bạn. Windows Update sẽ tưởng rằng máy bạn đang sử dụng Windows POSReady - phiên bản Windows sẽ nhận được các bản update bảo mật đến 2019. Đây là bản Windows hơi khác một chút so với các phiên bản Windows thông thường, khi chúng được thiết kế lại để dùng cho các hệ thống nhúng. Tuy nhiên, mã nền (codebase) của nó cũng tương tự như với XP do đó bạn có thể cài các bản update trên hệ thống "trá hình" này.

Lưu ý rằng thủ thuật trên chỉ có tác dụng với phiên bản Windows XP 32-bit. Với bản 64-bit, người dùng có thể tham khảo hướng dẫn tại đây.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Hướng dẫn cài windows 7

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt hệ điều hành Win7.
1. Yêu cầu cấu hình máy cài Win7
- CPU 1GHZ hoặc cao hơn với 32bit và 64bit.
- 1Gb RAM cho phiên bản 32bit và 2 Gb cho 64bit.
- 16 Gb cho dung lượng trống trên ổ đĩa cho 32bit và 20 Gb cho 64bit.
- Card đồ họa hỗ trợ DirectX 9 với WDDM 1.0 hoặc cao hơn.
- Ổ đĩa DVD (nếu bạn cài đặt từ DVD).
2. Các bước cài đặt
Có rất nhiều phương pháp cài đặt win7 nhưng trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt win7 một cách đơn giản nhất là từ ổ đĩa DVD.
- Để cài được win7 từ DVD thì trước hết bạn cần phải thiết lập cho máy của bạn khởi động từ CD hoặc DVD từ BIOS.
- Để thiết lập cho máy tính khởi động từ CD/DVD bạn khởi động máy tính nhấn Del hoặc F2 tùy theo mainboard máy tính của bạn.
- Sau khi vào BIOS bạn di chuyển đến thẻ Boot và chọn boot từ CD/DVD như hình 1.

Hình 1: Thiết lập máy tính khởi động từ ổ đĩa CD/DVD.- Sau khi hoàn tất bạn nhấn F10 để lưu cấu hình và thoát khỏi màn hình BIOS sau đó khởi động lại máy tính.

Hình 2: Lưu cấu hình BIOS- Bạn chèn đĩa DVD Win7 vào ổ đĩa DVD và khởi động máy tính, màn hình máy tính sẽ load file đầu tiên của Win7 khá giống với Windows Vista.

Hình 3: Load file- Sau khi load xong, màn hình start windows sẽ hiện ra.

Hình 4: Start Windows- Tiếp đến màn hình cài đặt đầu tiên sẽ xuất hiện, ở đây bạn sẽ có 3 phần để lựa chọn:
+ Language to install: Ngôn ngữ cài đặt
+ Time and currency format: Định dạng ngày giờ và tiền tệ
+ Keyboard of input method: Kiểu bàn phím bạn sử dụng
- Sau khi bạn lựa chọn hoàn tất, click Next (tôi để các lựa chọn mặc định và click next).

Hình 5: Lựa chọn ngôn ngữ, múi giờ, kiểu bàn phím- Ở màn hình tiếp theo, nếu bạn đang cài đặt một hệ điều hành mới thì bạn nhấn nút Install Now, nhưng nếu bạn muốn Repair lại windows của bạn thì bạn click Repair your computer. Ở đây chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành mới nên tôi nhấn Install Now.

Hình 6: Lựa chọn Repair hoặc Install- Sau khi click Install now thì màn hình setup is starting sẽ xuất hiện trong vòng vài giây.

Hình 7: Màn hình setup is starting- Trang Select the operating system you want to install thì bạn sẽ lựa chọn phiên bản win7 bạn muốn cài đặt. Ở đây tôi chọn Windows Ultimate và click next (bước này có thể không có tùy vào đĩa win của bạn).

Hình 8: Lựa chọn phiên bản hệ điều hành- Trang Please read the license terms, bạn click vào I accept the license terms và click next.

Hình 9: Click "I accept the license terms"- Trang Which type of installation do you want? ở đây có 2 tùy chọn để cài đặt win7.
+ Upgrade: Đây là lựa chọn khi bạn nâng cấp windows cũ hơn lên windows7.
+ Custom (advanced): Đây là lựa chọn để bạn cài đặt một hệ điều hành hoàn toàn mới.
- Ở đây chúng ta đang cài đặt một hệ điều hành mới do đó các bạn chọn Custom (advanced).

Hình 10: Lựa chọn kiểu cài đặt- Sau khi lựa chọn kiểu Custom (advanced) bạn sẽ được chuyển đến màn hình tiếp theo. Tại đây, bạn cần phải lựa chọn Partition để cài đặt, nếu máy tính của bạn có một ổ cứng thì bạn khá dễ dàng cho việc lựa chọn, nhưng nếu trên máy tính bạn có khá nhiều Partition thì bạn phải cân nhắc cho việc lựa chọn Partition nào. Khi bạn lựa chọn xong Partition bạn muốn cài đặt hệ điều hành lên đó thì có một vài tùy chọn như: Delete, New, Format.
+ Nếu bạn không muốn format lại partition thì sau khi chọn xong click next.
+ Nếu bạn chọn Delete thì sau đó bạn phải chọn New để khởi tạo lại partition bạn vừa delete không thì partition đó sẽ không dùng được, sau đó chọn partition và click next.
+ Nếu không hiện ra tùy chọn Delete, New hoặc format thì bạn click vào dòng Disk option (advanced) để hiện ra.

Hình 11: Lựa chọn partition- Sau khi bạn click next thì màn hình cài đặt windows sẽ bắt đầu, nó có thể mất một ít thời gian điều này tùy thuộc vào cấu hình máy của bạn.

Hình 12: Quá trình cài đặt windows bắt đầu- Toàn bộ quá trình cài đặt hoàn toàn giống như quá trình cài Windows Vista, trong quá trình cài có thể Windows sẽ restart lại máy để apply các file cũng như thư viện cần thiết, và người dùng không phải thao tác nhiều vì Windows hoàn toàn tự động thực hiện gần như hết các tác vụ thay cho người dùng.
3. Khởi động Windows 7 lần đầu tiên
Quá trình khởi động màn hình với 4 trái cầu 4 màu chạy theo từng quỹ đạo riêng và cuối cùng chúng hội tụ lại một điểm để tạo nên biểu tượng truyền thống của Microsoft.

Hình 13: Màn hình biểu tượng Microsoft- Sau khi quá trình thực hiện ở bước đầu khởi động, qua bước này chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng thực sự những gì mà Windows 7 đã thay đổi và mang lại cho chúng ta so với Windows Vista. Trước hết là màn hình reparing mà những ai đã sử dụng Windows Vista đều đã quen thuộc, nhưng ở Windows 7 màn hình này thực sự đã thay đổi và lột xác hoàn toàn. Ngay bên dưới là một thanh ngang với một vệt sáng chạy từ trái sang phải ngay bên dưới dòng chữ Setup is reparing your computer for first use.

Hình 14: Màn hình reparing.- Sau màn hình này là màn hình yêu cầu chúng ta điền tên của tài khoản quản trị và tên máy tính sau đó click next.

Hình 15: Nhập tài khoản người quản trị và tên máy- Tiếp theo bạn cận nhập mật khẩu cho tài khoản quản trị, ở đây bạn có thể nhập vào ô gợi nhớ (required) khi bạn quên mật khẩu và click next.

Hình 16: Nhập mật khẩu và ô gợi nhớ mật khẩu.Lưu ý thêm: Bạn có thể bỏ qua bước nhập mật khẩu quản trị.
- Hộp thoại activation, nếu có activation code hoặc key mà bạn mua bản quyền, thì bạn điền vào ô Product key và cuối cùng nhấn next để qua tiếp bước sau.

Hình 17: Điền key của windows- Màn hình kế tiếp bạn có thể lựa chọn kiểu để bảo vệ hệ điều hành của bạn, ở đây tôi lựa chọn tùy chọn khuyến cáo: Use recommended settings.

Hình 18: Lựa chọn kiểu bảo vệ hệ điều hành- Tiếp theo là bạn cần phải thiết lập Time Zone, lựa chọn khu vực phù hợp với bạn rồi click next.

Hình 19: Thiết lập Time Zone- Sau khi click next bạn sẽ được chuyển đến màn hình cấu hình mạng nếu như bạn có kết nối Internet. Ở đây có 3 lựa chọn sau:
+ Public Network: Sử dụng chế độ này nếu bạn đang ở nơi công cộng như tiệm Internet, quán bar, cafe....
+ Work Network: Bạn nên sử dụng tùy chọn này nếu bạn đang sử dụng mạng tại nơi bạn làm việc.
+ Home Network: Đây là lựa chọn tốt nhất nếu bạn đang sử dụng mạng tại gia đình.
Hình 20: Lựa chọn cấu hình mạng

Hình 21: Windows tiến hành cài đặt kết nối mạng- Sau khi kết nối mạng được cài đặt xong thì màn hình welcom của windows 7 sẽ xuất hiện.

Hình 22: Màn hình Welcom- Sau khi đăng nhập xong bạn sẽ có màn hình như sau:

Hình 23: Màn hình sau khi đăng nhập windows thành côngTrên đây là các bước chi tiết hướng dẫn cài đặt Windows 7, hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn có thể tự cài cho mình một hệ điều hành Windows 7 và tự khám phá những tiện ích tốt nhất mà Win7 mang lại.
Một số lỗi khi cài Win7:
- Cài xong Win7 không vào được mạng thì bạn kiểm tra các bước sau:
Đảm bảo dây mạng và model đang hoạt động tốt và đầu kết nối không lỏng.
Kiểm tra driver mạng (kiểm tra cho chắc vì thường Win7 tự nhận driver
Thiết lập ip cho Windows khi model không tự phân giải ip cho máy (tìm trên mạng để biết cách thiết lập ip).
- Một số thiết bị không hoạt động như: USB 3.0, Bluetooth, Webcam... thì các bạn kiểm tra lại driver xem đã cài đủ chưa.

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Top 7 công cụ miễn phí giúp "bảo trì" Windows



Khi nhắc đến các công cụ sửa chữa, kiểm tra tình trạng hệ thống, chúng ta thường nghĩ ngay đến sản phẩm của các tên tuổi lớn như Ashampoo, TuneUp, Acronis hay Aida. Tuy vậy trong rất nhiều trường hợp người dùng thường không tận dụng được hết tính năng của các sản phẩm trả phí mạnh mẽ từ các hãng này. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay, việc lạm dụng phần mềm lậu bất cứ khi nào có thể lthực sự không còn cần thiết. Trong bài viết này, chúng ta sẽ điểm qua một số công cụ miễn phí do Custompcreview bầu chọn, có thể chưa phải là tốt nhất, nhưng vẫn rất phù hợp cho đa số nhu cầu cơ bản của người dùng. Hơn nữa đa số đều có thể được sử dụng dưới dạng portable, bằng bản zip sẵn có do hãng sản xuất cung cấp hoặc đơn giản là bằng cách copy lại thư mục cài đặt.

1. HWinfo



Dù bạn có là fan trung thành của các phần mềm trả phí như Everest, AIDA hay các sản phẩm nổi tiếng từ CPUID như CPU-Z, HWMonitor thì vẫn có nhiều lí do để thử qua HWinfo. Công cụ nhỏ gọn này có khả năng hiển thị phần lớn thông số phần cứng cần thiết của hệ thống. Đồng thời khả năng truy cập các sensor một cách hiệu quả, xuất thông tin về CPU load, nhiệt độ, voltage dưới dạng biểu đồ cũng là một điểm cộng cực kỳ đáng kể.

2. Malware Bytes



Chúng ta vốn có rất nhiều phần mềm diệt virus, malware miễn phí, trong đó phải kể đến Spybot-search and destroy hay Malware Remover từ Iobit. Nhưng Malware Bytes, với khả năng quét bỏ malware khá mạnh mẽ, kể cả những mẫu malware thường bị bỏ qua bởi các trình anti-virus thông dụng cũng là một lựa chọn đáng để quan tâm. Ngoài việc nhanh và gọn nhẹ, điểm cộng lớn nhất là Malware Bytes hoạt động khá “trong suốt”, không gây xung đột với bất kỳ chương trình anti-virus hay anti-malware nào khác trong máy người dùng. Bất chấp khả năng quét mạnh mẽ của mình, nếu không thực hiện scan thì hầu như người dùng không thể nhận ra sự có mặt của Malware Byte trong máy.

3. ComboFix





Rootkit, con mồi khó nhai của các phần mềm bảo mật. Khi các trình anti-virus thông dụng hay các sản phẩm như Malware Bytes chịu bó tay trước một mẫu rootkit nào đó, đó là lúc ta cần đến những tay đao phủ hạng nặng như ComboFix. Với khả năng tàn sát của mình, ComboFix gần như sẽ đảm bảo những mã độc cứng đầu còn lại trong máy bạn sẽ được xử lý triệt để. Tuy vậy việc này cũng có tác dụng phụ, vì quá nặng đô nên đôi lúc ComboFix có thể sẽ “xử đẹp” cả các file hệ thống. Vì vậy khi được nhắc nhở về việc thực hiện hoặc cài đặt Windows Backup qua giao diện dòng lệnh của ComboFix, tốt nhất là chúng ta nên nghe theo.

4. JDisk Report





Nếu bạn từng phát mệt về việc thống kê dung lượng mà các thư mục phim ,ảnh, phần mềm của mình chiếm trên đĩa cứng mỗi khi thực hiện dọn dẹp, Jdisk là giải pháp đầu tiên cầu nghĩ tới. Với Jdisk trong máy, chúng ta sẽ không phải mất công click chuột phải vào hàng chục thư mục trong ổ cứng để ghi lại dung lượng nữa. Giao diện người dùng thân thiện của Jdisk cho phép chúng ta click trực tiếp vào các biểu đồ để tiếp tục xem % dung lượng của các thư mục con bên trong.

5. Treesize





Nếu bạn không thích giao diện của Jdisk hay đơn giản là cần nhiều thông tin hơn một chút, Treesize cũng là một lựa chọn không tồi. Giao diện của Treesize cung cấp nhiều cách hiển thị hơn (và cũng mất thời gian làm quen hơn một chút). Phần mềm cũng được cung cấp sẵn một phiên bản zip portable để chúng ta có thể cho vào USB đem đi bất cứ đâu.

6. Belarc Advisor





Belarc là một công cụ cung cấp thông tin hệ thống khác, nhưng có thêm khả năng hiển thị dữ liệu về các phần mềm đã được cài đặt. Ngoài ra, không thể không kể đến khả năng cung cấp thông tin về driver được cài đặt cho từng thành phần phần cứng trên máy. Các thông tin về phần mềm cũng rất hữu ích bao gồm từ địa chỉ cài đặt, thư mục đã truy cập gần đây thậm chí là cả thông tin về license của phần mềm. Ngay cả các bản vá bảo mật của Windows trên máy cũng được hiển thị với đầy đủ thông tin.

7. MagicDisc





Mặc dù nhiều người trong chúng ta đã quen với việc sử dụng Daemontools hay UltraISO, MagicDisc là một giải pháp thay thế khá gọn nhé. Tuy không có nhiều chức năng bằng UltraISO cũng như không có khả năng burn đĩa, giao diện của MagicDisc khá dễ hiểu và hoạt động ổn định trên đa số các phiên bản Windows.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Boot Windows 8 trực tiếp từ USB với Windows To Go

Vừa qua, Kingston Technology chính thức ra mắt USB Flash Kingston DataTraveler Workspace - 1 sản phẩm được Microsoft chứng thực tính năng Windows To Go. Tính năng này cho phép người dùng mang môi trường làm việc của mình đi bất cứ đâu bằng cách boot trực tiếp hệ điều hành Windows 8 từ USB. Hãy thử tưởng tượng: bạn không còn phải mang chiếc laptop nặng nề theo người nữa, thay vào đó là một chiếc USB nhỏ gọn, cắm vào máy bàn trên văn phòng, máy bàn ở nhà hay bất cứ máy tính nào. Tại bất kì đâu, trên bất kì máy tính nào bạn cũng có thể làm việc với môi trường quen thuộc, phần mềm tài liệu đầy đủ mà không phải copy hay cài đặt lại.


Kingston DataTraveler Workspace

Dung lượng: 32 GB, 64 GB, 128 GB
Giá (newegg): 89 USD, 145 USD
Tốc độ: Đọc 250 MB/s, ghi 250 MB/s
Giao tiếp: USB 3.0
Kích thước: 75,3 x 23 x 16,4 mm
Nhiệt độ hoạt động: 0 -> 60 độ C
Nhiệt độ lưu trữ: -20 -> 85 độ C


Giống như các sản phẩm cao cấp khác của Kingston, DataTraveler Workspace rất cứng cáp và chắc chắn. Sản phẩm sử dụng tông xám làm chủ đạo. Nắp của USB có thể cắm vào phần đuôi lúc đang sử dụng để tránh thất lạc.

Khi truy xuất dữ liệu, logo Kingston sẽ phát sáng nhờ đèn LED chìm bên dưới.

Bên trong chiếc USB là 2 bảng mạch in, gắn cầu Genesys USB 3 SATA Bridge, LSI Sandforce SF-2241 và 4 chip nhớ 25nm MLC 8 GB NAND tạo thành bộ nhớ 32 GB. Không ngạc nhiên khi Kingston tự tin công bố tốc độ lên tới 250 MB/s. Có lẽ nên gọi đây là một chiếc SSD thu nhỏ hơn là USB.

Cấu hình thử nghiệm

Bo mạch chủ: ASRock Z77 Extreme4
Bộ xử lý: Intel Core i7 3770K (3,4GHz)
Bộ nhớ trong: 2 x 4GB Kingston HyperX T1 1866
Card đồ họa: MSI GTX 560 Ti Twin Frozr II OC
Ổ cứng: SSD Kingston HyperX 240GB
Nguồn: Seasonic X660

Nội dung thử nghiệm bao gồm:

- Các phần mềm benchmark ổ cứng: Crystal DiskMark, ATTO Disk Benchmark, AS SSD.

Tôi tiến hành bench chiếc USB này bằng cả hệ điều hành Windows 7 cài trên ổ SSD Kingston HyperX của cấu hình thử nghiệm và Windows 8 Pro cài trên DataTraveler Workspace.

Đầu tiên là Crystal DiskMark – phần mềm đáng tin cậy để kiểm nghiệm tốc độ thiết bị lưu trữ. Điều thú vị là ở cả 2 chế độ dữ liệu ngẫu nhiên và dữ liệu tuần tự, Windows 8 Pro cài trên DataTraveler Workspace đều cho kết quả cao hơn nhiều. Tốc độ đọc/ghi tuần tự trên Windows 8 đạt tới 239/236 MB/s – gần với thông số Kingston công bố. Tốc độ ngẫu nhiên thì thấp hơn, chỉ đạt 189/34 MB/s. Điều quan trọng là tốc độ truy xuất dữ liệu nhỏ 4K rất cao nên chắc chắn các thao tác như boot hệ điều hành, đóng/mở ứng dụng, save file… nhanh hơn trên HDD nhiều.

ATTO Disk Benchmark là trình benchmark dữ liệu tuần tự, cũng cho kết quả tương tự: Windows 8 Pro trên DataTraveler Workspace cũng cho tốc độ cao hơn trên Windows 7.

Do kết cấu của DataTraveler giống như một chiếc SSD nên tôi dùng thêm phần mềm AS SSD để bench. Đáng tiếc AS SSD chưa chạy được trên Windows 8 nên không thể đưa ra so sánh.

Thực tế trải nghiệm Microsoft Windows To Go (WTG)

Cùng với Windows 8, Microsoft cũng cho ra mắt tính năng Windows To Go: Tạo một phiên bản Windows 8 boot trực tiếp từ USB. Thực chất tính năng này không phải mới mẻ gì, vì các hệ điều hành khác như Mac OS X hay Linux đã có từ rất lâu rồi. Có lẽ do vấn đề công nghệ (tốc độ và dung lượng USB) mà gần đây Microsoft mới đưa nó lên Windows 8.

Microsoft khuyến cáo người dùng nên trang bị một chiếc USB 3.0 tốc độ cao, dung lượng 32 GB trở lên và tốt nhất nên được chứng thực tính năng WTG. Trên thực tế có rất nhiều USB bị từ chối bởi không đáp ứng được tiêu chí kỹ thuật của WTG.

Khi thiết lập, WTG sẽ cài đặt hệ điều hành Windows 8 lên USB. Điều người dùng cần lưu ý là nếu bạn đang dùng hệ điều hành 32 bit hoặc 64 bit thì bộ cài Windows 8 cũng phải tương ứng.

Khi cắm vào máy tính và boot từ USB, hệ thống sẽ nhận dạng chiếc USB như một ổ cứng gắn trong cài hệ điều hành với dung lượng là 29,4 GB, trong đó Windows chiếm khoảng 13 GB, tức là người dùng có 16,5 GB để cài thêm ứng dụng, lưu trữ tài liệu. Các ổ cứng khác của máy được nhận diện là các ổ lưu trữ dữ liệu, ta có thể bật nội dung trên ổ này một cách bình thường. Đặc biệt chúng ta có thể ghi dữ liệu và cài phần mềm lên chiếc USB, sử dụng cho mọi lần boot sau. Tôi đã cắm chiếc USB này lên khá nhiều máy tính, từ máy tính xách tay, máy bàn ở nhà cho đến máy bàn ở công ty… Tất cả đều tương thích. Hiện tượng treo máy, giật, lag không hề xảy ra.

Trong quá trình sử dụng, nếu rút USB ra máy lập tức bị treo, nhưng khi cắm USB vào sau đó máy lại tiếp tục chạy bình thường từ thời điểm trước đó. Điều này rất có lợi khi bạn rời văn phòng để ăn trưa hay đi công chuyện, không muốn người khác xâm phạm vào tài liệu của mình.

Cách tạo USB boot Windows To Go

Chuẩn bị:


- Máy tính chạy hệ điều hành Windows 7 hoặc Windows 8.
- Nếu chạy Windows 7 thì cần cài thêm
- File iso của Windows 8. Lưu ý hệ điều hành của bạn là 32 bit hay 64 bit thì dùng file iso Windows 8 tương ứng.
- Một chiếc USB 3.0 hoặc HDD (lưu ý là dữ liệu sẽ bị format hết).

Thực hiện:

1. Cắm USB vào máy.
2. Vào All Programs -> Microsoft Windows AIK -> click chuột phải vào Launch the Deployment Tools Command Prompt, chọn Run as Administrator. Cửa sổ cmd sẽ hiện ra. Bây giờ bạn thực hiện các lệnh sau theo thứ tự từ trên xuống dưới (gõ lệnh và nhấn Enter).
3. Diskpart
4. List disk (Lệnh này liệt kê các ổ cứng trong máy, ở đây tôi giả sử USB của tôi là Disk 3)
5. Select disk 3 (Lệnh này chọn USB để thao tác. Lưu ý gõ đúng mã cho USB của bạn, của tôi là Disk 3)
6. Clean (Lệnh này xóa sạch USB)
7. create partition primary size=350 (Lệnh này tạo một phân vùng boot dung lượng 350 MB trên USB)
8. create partition primary (Tạo phân vùng hệ điều hành với phần trống còn lại)
9. Bây giờ chúng ta sẽ cần phải định dạng cho phân vùng boot. Thực hiện dãy lệnh sau:

select partition 1

format fs=fat32 quick
active
assign letter=b


(nếu trên máy tính của bạn đã có ổ B thì chọn chữ cái khác chưa được đặt tên cho ổ)

10. Tương tự chúng ta cũng cần định dạng cho phân vùng hệ điều hành:

select partition 2

format fs=ntfs quick
active
assign letter=o


(nếu trên máy tính của bạn đã có ổ O thì chọn chữ cái khác chưa được đặt tên cho ổ)

12. Exit (thoát khỏi Diskpart)

13. Mở file nén Windows 8 iso, vào thư mục /source/ bạn sẽ thấy file install.wim. Copy file này vào C:\wim\

Tiếp tục vào cửa sổ cmd gõ tiếp lệnh:

14. ImageX.exe /apply c:\wim\install.wim 1 o: (cài đặt hệ điều hành Windows 8 lên USB. Ở đây phân vùng của tôi được đặt tên là o)

15. o:\windows\system32\bcdboot o:\windows /f ALL /s b: (copy file boot sang phân vùng boot để có thể khởi động từ USB. Ở đây phân vùng boot của tôi được đặt tên là b)

Kết luận

Nếu như laptop đã là một sự phát triển vượt bậc về tính di động, thì Kingston DataTraveler Workspace và Windows To Go còn hơn thế! Đây là thời đại máy tính có mặt ở khắp mọi nơi: văn phòng, nhà riêng, quán net… Vậy tại sao chúng ta phải kè kè chiếc laptop nặng nề bên mình nữa? Với chiếc USB này, bạn sẽ có môi trường làm việc quen thuộc, ứng dụng cần thiết, dữ liệu đầy đủ trên bất kì máy tính nào mà không cần mất công cài đặt, copy rườm rà. Còn gì tiện hơn thế!

Kingston DataTraveler có các mức dung lượng 32 GB, 64 GB và 128 GB. Giá tương ứng trên newegg là 89 và 145 USD (không tìm thấy bản 128 GB).

Ưu:

- Kết cấu chắc chắn.
- Tương thích tốt với tính năng Windows To Go
- Tốc độ cực cao, boot hệ điều hành, sử dụng phần mềm, đọc/ghi dữ liệu nuột nà.
- Giá chấp nhận được.

Có thể bạn quan tâm

Theo Genk.VN

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Cách lấy hình ảnh từ themepack

Bạn có thể lấy hình ảnh hoặc âm thanh từ giao diện của Windows một cách đơn giản. Nếu như bạn có gói giao diện của Windows 7 hoặc giao diện của Windows 8 thì bạn có thể dùng trình đọc file nén như WinRAR để giải nén ra những thứ bạn cần.



Ngoài cách trên, bạn cũng có thể vào trực tiếp trong đường dẫn của thư mục chứa giao diện:

C:\Users\{ten tai khoan}\AppData\Local\Microsoft\Windows\Themes

Bạn thay {ten tai khoan} thành tên tài khoản hiện tại của bạn nhé.

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Top những bất ngờ lớn nhất của làng di động năm 2012


Điều thú vị của cuộc sống là bạn sẽ không thể đoán trước được những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Ngay trong thế giới công nghệ cũng vậy, dù trước mỗi sự kiện sắp diễn ra luôn là cơn bão của những tin đồn, nhưng điều bất ngờ vẫn không thể tránh khỏi. Trong năm nay, ngành công nghiệp di động đã có sự cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết, và kết quả nhiều phát kiến đột phá đã xuất hiện.


1. Motorola ra mắt smartphone Droid Razr Mazz với pin dung lượng 3.300 mAh



Trong năm nay, hãng điện thoại của Mỹ đã làm giới đam mê công nghệ phải sững sờ khi tung ra “đứa con cưng” Droid Razr Mazz với dung lượng pin lên tới 3.300 mAh – “khủng” nhất vào thời điểm hiện tại. Motorola đã lắng nghe người tiêu dùng, chia sẻ đối với “nỗi đau” về thời lượng pin của họ, và Droid Razr Mazz chính là câu trả lời. Tuy dung lượng pin cao chưa đủ để thuyết phục hoàn toàn người dùng, nhưng dù sao đó cũng là động thái tốt và giới công nghệ hoàn toàn có thể hi vọng về công nghệ pin trong những sản phẩm tiếp theo của hãng.

2. Android Market trở thành Google Play



Trong tháng 3 năm nay, gã tìm kiếm khổng lồ đã kết hợp Android Market, Google Music và Google eBookstore thành "địa điểm" giải trí kỹ thuật số, với tên gọi là Google Play. Với Google Play, người dùng có thể lưu trữ hơn 20.000 bài hát miễn phí, tải về hơn 450.000 trò chơi và ứng dụng Android. Ngoài ra, bạn còn có thể dễ dàng lựa chọn eBook và cho thuê hàng ngàn bộ phim.

Thực chất đây chỉ là thay đổi tên gọi và thương hiệu chứ cơ bản không thay đổi chức năng ứng dụng và dịch vụ số của Google. Sự thay đổi này đem đến sự tiện lợi hơn cho người dùng và một màu sắc mới cho khả năng cung ứng dịch vụ của hãng.

3. Apple kiện Samsung vi phạm bản quyền



Trong hầu hết các vụ việc vi phạm bản quyền trong quá khứ đều được giải quyết một cách êm thấm trước khi có sự góp mặt của tòa án, có thể là một thỏa thuận của 2 bên trước khi đưa nhau ra tòa. Nhưng trong năm nay, Apple đã làm tốn không ít giấy mực của báo chí khi chính thức khởi kiện Samsung lên tòa án bang California về vấn đề vi phạm bằng sáng chế và bản quyền. Chiến thắng cuối cùng thuộc về nhà sản xuất “táo khuyết” cùng số tiền đền bù lên tới 1,05 tỷ USD từ Samsung.

Điều thú vị là nhà sản xuất xứ sở Kim Chi cũng không phải tay vừa khi quyết định chở 30 xe tải chứa các đồng 5 cent thẳng đến “tổng hành dinh” của Apple để đền bù 3 ngày sau khi kết thúc vụ kiện dai dẳng này.

4. Google Now



Vị trợ lý thông minh này xuất hiện như một phần của hệ điều hành Android Jelly Bean cập nhật trong tháng 7 vừa qua. Là một ứng dụng di dộng trợ giúp tìm kiếm cá nhân, Google Now làm giới công nghệ thực sự phải bất ngờ trước tính năng làm việc hoàn hảo và khả năng tiên đoán sáng tạo. Ứng dụng sẽ phân tích thói quen sử dụng của người dùng từ dữ liệu trên các dịch vụ Google hay từ dữ liệu lưu trữ trên điện thoại di động của họ, rồi đưa ra các thông báo gợi ý phù hợp có thể cần thiết. Đây là bước đi đầu tiên hướng tới một sự đồng hóa của các dịch vụ Google và cung cấp cho người dùng một ứng dụng mang tính cá nhân và tri thức cao.

5. Nexus 7



Cộng đồng công nghệ đã biết trước về sự ra đời của chiếc tablet mang thương hiệu Google sau một thông báo của hãng vào cuối năm 2011, nhưng không ai có thể hình dung ra sự kết hợp từ “gã khổng lồ” cùng thương hiệu Asus lại có thể làm nên một sản phẩm tuyệt vời đến vậy chỉ trong 6 tháng ngắn ngủi. Các thông số kĩ thuật của Nexus 7 cùng giá cả quá “hời” đã thay đổi hoàn toàn quan niệm về một chiếc tablet Android. Với một hình thức khá bắt mắt, Nexus 7 khi mới tung ra đã có ngay cho mình một chỗ đứng thích hợp trên thị trường máy tính bảng. Rõ ràng, Nexus 7 là một thành công lớn của Google trong năm nay.

6. Không có Google Maps trên iOS 6



Trong năm nay Apple đã có một quyết định sai lầm khi không cung cấp Google Maps trên iOS 6 mà quyết định sử dụng ứng dụng bản đồ do hãng tự sản xuất. Kết quả không được như Apple mong muốn khi một loạt lỗi bị phát hiện, đem đến cho họ rất nhiều sự chỉ trích và đỉnh điểm là lời xin lỗi từ CEO Apple – Tim Cook – tới toàn bộ giới công nghệ. Phải mất một thời gian để "nhà táo” nhận ra sai lầm của mình, và hiện tại ứng dụng Google Maps mới đã được cung cấp trở lại trên iOS 6.

7. Samsung Galaxy Camera



Chiếc máy ảnh kĩ thuật số chạy trên nền Android này được nhà sản xuất xứ sở Kim Chi giới thiệu ngay sau màn công bố “người hùng” Samsung Galaxy Note II tại sự kiện Samsung Mobile Unpacked vào 29 tháng 8 vừa qua. Là chiếc máy ảnh đầu tiên trên thế giới hỗ trợ kết nối 3D, Samsung Galaxy Camera đem đến cho người dùng một trải nghiệm hoàn toàn mới trong thế giới nhiếp ảnh, sau khi chụp xong một bức ảnh, bạn hoàn toàn có thể đăng ngay lên các trang mạng xã hội để khoe với bạn bè.

Tiếp nối sự thành công của sản phẩm này, Samsung đang nung nấu ý định cho ra đời phiên bản tiếp theo của “đàn anh” Galaxy Camera với hỗ trợ mạng 4G LTE.


8. Windows RT



Microsoft đã hi vọng rằng họ sẽ may mắn lần thứ 3 trong thị trường điện thoại di động khi ra mắt Windows Phone 8. Nhưng điểm khác biệt của lần công bố này là Windows 8, Windows 8 Pro cùng Windows RT sẽ được khởi động cùng nhau. Vào thời điểm mới ra mắt, ngay cả nhân viên của Microsoft cũng không thể phân biệt nổi sự khác biệt giữa các hệ điều hành trên. Và sau đó một sự giải thích ngắn gọn được đưa ra từ hãng rằng Windows RT sẽ chỉ chạy được các ứng dụng được cung cấp trên Windows Store. Và có lẽ có một sự hài hước ở đây khi không chỉ giới công nghệ mà ngay cả các nhân viên của Microsoft cũng rất ngạc nhiên khi hệ điều hành này ra đời.

9. LG sản xuất Nexus 4



Smartphone Android mang thương hiệu Google từ lâu đã nổi tiếng bởi sự kết hợp của hãng cùng những “ông lớn” khác như HTC và Samsung. Tiếng tăm của cả 2 nhà sản xuất này đã bay cao khi được chọn làm đối tác của Google. Do đó, khi Google quyết định lựa chọn LG làm đối tác tiếp theo để cho ra đời phiên bản thứ 4 của dòng điện thoại đình đám Nexus – Nexus 4 – đã khiến không ít người bị sốc. Và sự thực đã chứng minh rằng “ông lớn” Google đã hoàn toàn đúng khi chọn LG, vì Nexus 4 khi ra mắt đã tạo ra một cơn sốt cho giới công nghệ toàn cầu.


10. Galaxy S III là smartphone của năm



Đây không phải là ngạc nhiên lớn đối với cộng đồng công nghệ, đặc biệt với hơn 30 triệu người dùng đang sở hữu chiếc S3 này. Trong năm 2012 đã được chứng kiến trận chiến “siêu điện thoại” giữa 2 đối thủ ngang sức ngang tài S3 và One X của HTC, và khi đó rất nhiều người đã dự đoán đến một chiến thắng sát nút của HTC. Ngay sau đó, Apple ra mắt thế hệ tiếp theo của iPhone – iPhone 5 – hoàn toàn xứng đáng làm kỳ phùng địch thủ với “siêu phẩm” S3. Cuối cùng thì chiến thắng vẫn thuộc về kẻ mạnh nhất, Samsung Galaxy S3 đã vượt qua tất cả đối thủ và trở thành chiếc smartphone của năm.

Tham khảo: AndroidAuthority
DBS M05479
Quang Cao