Hiển thị các bài đăng có nhãn vgreen. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vgreen. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY THEO PHONG CÁCH TERRAIUM

(Terrarium là tên gọi của biện pháp trồng cây trong hộp kính, chỉ cần một ít đất trong hộp với một vài loại cây nho nhỏ là ta đã có một terrarium xinh xắn cho phòng khách mà lại còn có tác dụng mang lại sự mát mẻ cho ngôi nhà.)


- Chậu hoặc hũ thủy tinh: có thể là những chiếc ly, tách thủy tinh cũ mà bạn không dùng đến nữa hoặc bạn có thể mua tại một số cửa hàng cây cảnh. Nếu sử dụng bình hở, các bạn nên chọn những loại cây thích hợp với khí hậu khô như cây thân mọng nước, cây họ xương rồng, cây không cần đất. Nếu dùng bình kín, những loại cây nhiệt đới kích thước nhỏ sẽ rất thích hợp với môi trường này.

- Sỏi: có thể là những viên sỏi nhỏ trong vườn nhà hoặc những viên sỏi đa màu sắc mà bạn có thể mua tại các cửa hàng trên đường Cát Linh.

- Đất: nên xới cho đất xốp lên trước khi sử dụng hoặc có thể dùng đất tinh thể sinh học có nhiều màu rất đẹp.

- Mùn cưa hoặc vỏ bào (vì số lượng cần dùng rất ít bạn có thể xin ở những cửa hàng đồ gỗ)

- Rêu và cây cảnh nhỏ (những bình này thường được đặt trong phòng vì vậy bạn nên những loại cây có sức sống tốt như hoa đá, xương rồng, lưỡi mèo…)

Nếu thích trồng hoa, chúng mình có thể chọn những loại như: cây khôi, hoa violet châu Phi, cúc kim tiền, thu hải đường, ...Các bạn có thể tìm mua cây và hoa tại các cửa hàng bán cây cảnh, mình cũng có thể hỏi về đặc tính của những loại cây cần mua để có được một bình cây xinh xắn nhất nhé!

Bước 1: Rải 1 lớp sỏi hoặc đá mạt nhỏ mỏng xuống đáy chậu. Bạn nên rửa sạch sỏi trước khi sử dụng để bình nhìn có vẻ đẹp hơn.

Bước 2: Rắc một lớp mùn cưa hoặc vỏ bào lên trên để giúp giữ độ ẩm cho đất. Lớp mùn cưa này chỉ cần có độ dày vừa phải và rắc đều trên bề mặt sỏi.

Bước 3: Cho đất vào chậu. Đảm bảo cho đất có độ xốp và phần đất không cao quá một nửa chiều cao của lọ thủy tinh. Tốt nhất là cao đến khoảng 1/3 chiều cao của lọ. Để khi trồng cây toàn bộ phần cây sẽ nằm phía trong lọ.

Bước 4: Phủ một lớp rêu mỏng lên bề mặt đất để tăng khả năng giữ ẩm và làm cho bề mặt đất có vẻ “tự nhiên” hơn.

Bước 5: Trồng cây vào lọ. Công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ khéo léo. Đối với những lọ có kích thước lớn hoặc nông thì khá đơn giản. Còn với những lọ dài và nhỏ, bạn có thể sử dụng một chiếc đũa hoặc que dài để giúp cho việc trồng cây dễ dàng hơn.

Lưu ý: Khi tưới nước cho những cây trồng trong lọ thủy tinh này bạn nên sử dụng bình tưới để nước có thể tiếp xúc đều với các bộ phận của cây và không đọng lại quá nhiều ở bên dưới bình khiến cây bị ủng rễ.

Thỉnh thoảng bạn nên đưa bình cây ra ngoài trời để cây có thể hấp thụ thêm ánh sáng và các chất dinh dưỡng từ tự nhiên. Nên thường xuyên lau phần thủy tinh bên ngoài để giữ cho bình luôn sạch bóng.

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Làm chậu hoa từ chai nước ngọt

Chủng bị:
1 chai nước ngọt cỡ 1 lít
1 cái kéo hay con dao cắt giấy để đục chai.

Tiến hành thôi nào:

Bước 1: Bạn cắt ở phần giữa đoạn miệng chai như hình



Bước 2: Bạn cắt tiếp các đường dọc xuống gần đáy chai nhưng chừa lại một phần để làm thân chậu



Bước 3: Chỉnh lại các đường cắt cho đều nhau và gấp xen kẽ vào nhau



Bước 4: Tùy vào khả năng thâm mỹ các bạn có thể gấp theo nhiều kiểu khác nhau



Bước 5: hoàn thành công đoạn và cắm hoa



 Mình đã làm được vài cái nói chung là rất đẹp, mình vào thiết kế cắt theo nhiều kiểu đẹp hơn và còn có thể sơn hoặc dán giấy thêm vào để trang trí, tùy theo sở thích mỗi người mà trang trí có thể đục lỗ và cho đất vào để trồng xương rồng cũng rất hay. Mình để quên máy nhà bạn nên chưa có hình để post lên khi nào rãnh mang về mình sẽ gởi lên cho mọi người nghiên cứu

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Chặn thảm họa dầu tràn bằng nam châm

Các nhà khoa học tại Mỹ đã tìm ra phương pháp tách dầu khỏi nước bằng nam châm, một kỹ thuật đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm.



Dầu tràn có thể gây ra những tác động khủng khiếp tới hệ sinh thái biển. Vì vậy việc nỗ lực giảm thiểu những thiệt hại trong sự cố dầu tràn là vô cùng quan trọng.

Các biện pháp xử lý dầu tràn bao gồm: xử lý sinh học, đốt dầu trên biển, sử dụng các chất phân hủy dầu và vớt dầu. Tuy nhiên, các phương pháp thường cần nhiều thời gian (có thể mất vài tuần) và rất tốn kém. Vì thế các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts (MIT) đã phát triển kỹ thuật tách dầu và nước bằng phương pháp từ tính và kỹ thuật này có thể được sử dụng để làm sạch các vết dầu loang, ENN đưa tin.

Kỹ thuật mới sẽ giúp thu gom dầu loang và đưa đến một nhà máy lọc dầu để tái chế. Markus Zahn, một giáo sư tại MIT cho biết: “Sau khi thảm họa tràn dầu BP xảy ra 2 năm trước ở vịnh Mexico, tôi đã nghĩ rằng nếu dầu nhiễm từ tính, chúng ta sẽ có thể hút dầu bằng với nam châm mạnh và tách dầu ra khỏi nước”.

Zahn và các đồng nghiệp đã trộn các hạt nano kim loại màu không thấm nước với dầu và dùng nam châm để tách dầu ra khỏi nước. Sau đó, các hạt nano được loại bỏ ra khỏi dầu bằng phương pháp từ tính. Khi sự cố tràn dầu xảy ra, phần lớn lượng dầu sẽ chìm xuống và lan rộng do tác động của dòng nước. Sóng biển mạnh cũng khiến cho việc xử lý dầu tràn khó khăn hơn bởi dầu bị phân tán và lan rộng hơn. Tuy nhiên, khi con người trộn các hạt nano nhiễm từ vào dầu, các hạt nano sẽ bám chặt vào các phân tử dầu và giúp máy móc tách chúng ra khỏi nước.

Shahriar Khushrushahi, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Nhờ nam châm, chúng ta có thể tách dầu ra khỏi nước rất nhanh vì lực hút từ tính mạnh hơn rất nhiều so với độ kết dính giữa nước và dầu. Chúng ta thực sự có thể thực hiện quá trình này nhanh hơn và liên tục mà không cần tốn công sức”.

Thiết kế và quy trình thực hiện của kỹ thuật này đều khá đơn giản. Giới phân tích nhận định nghiên cứu của MIT thực sự mang lại lợi ích bởi dầu tràn đã xảy ra trên quy mô lớn, nhất là trên các đại dương.

Những bánh xe nhỏ mang điện đến vùng xa

Có lẽ những người có thể khởi động máy tính, lướt web và đọc bài viết này sẽ khó có thể cảm nhận được sự thiếu thốn ở những vùng khó khăn, nơi đèn điện chưa phải là một phần của cuộc sống. Chẳng cần kể đến khu vực châu Phi nghèo đói, lạc hậu, ngay cả một số vùng ở Việt Nam chúng ta, ánh đèn văn minh vẫn chưa thể soi sáng cuộc sống của người dân.

Sản phẩm mới EP Pipe Waterwheel do một nhà thiết kế nghiệp dư người Hàn Quốc tên là Ryan Jongwoo Choi có thể thay đổi phần nào đó cuộc sống của người dân tại những khu vực này. EP Pipe Waterwheel là một sản phẩm đơn giản có thể lắp vào những ống nước, phần vòi nước để tích tụ năng lượng điện như những trạm thủy điện tí hon.


EP Pipe Waterwheel có thể mô tả đơn giản là một đoạn ống nhỏ có chứa bên trong những bánh xe nước bé, khi nước chảy qua những bánh xe này, dòng chảy của nước sẽ khiến những bánh xe quay và tạo ra năng lượng điện. Năng lượng điện được tích tụ trong những chiếc bóng đèn được gắn phía trên đường ống. Khi cần, những chiếc bóng đèn có thể được đem thắp sáng xung quanh với nguồn năng lượng dự trữ đã có.

Bộ EP Pipe Waterwheel cũng sẽ hữu dụng trong trường hợp nhà bị mất điện hay cắt điện đột ngột. Lúc này, thay vì sử dụng những đèn neon tích điện hay ắc-quy để thắp sáng, những chiếc đèn của EP Pipe Waterwheel có thể được sử dụng. Điều duy nhất bạn cần làm là một vài thay đổi nhỏ trong đường dẫn nước trong gia đình của bạn.

Ý tưởng sáng tạo của Ryan Jongwoo Choi khi vừa ra mắt đã được đánh giá là một trong những ý tưởng có tính ứng dụng nhất trong những ý tưởng về tiết kiệm năng lượng.
 
EP Pipe Waterwheel sẽ đem điện đến những vùng xa.

Tham khảo: io9

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Cách làm đèn tam giác từ hộp sữa

Ánh sáng toả ra khi nhình vào đèn như đưa chúng ta đến tương lai . Từ những thứ tưởng chừng như vứt bỏ qua bàn tay của nhà thiết kế Ed chew.


Chuẩn bị :

Những đoạn giấy dài 6 đoạn được cắt ra từ hộp sữa gấp thành hình tam giác.
Kẹp ghim giấy ( theo thiết kế của Ed Chew thì không có , nhưng trong video thì có). Lưu ý : nên dùng thước để bẻ thành 6 đoạn cho đều nhau giống trong video . Vì đều nhau sau này sẽ dễ gắp nối với nhau hơn.


Chúng ta sẽ dùng những hợp sữa ,hộp bánh bên trong có màu bạc như thế này .Tốt nhất là nên dùng một loại hộp thôi để độ dầy của giấy điều nhau.


Nếu bạn không có hộp sữa cũng có thể làm từ giấy thường ,chúng sẽ mang một vẻ đẹp theo phong cách cổ xưa.


Những hình tam giác được gắn kết với nhau từ những đoạn giấy.






Có nhiều thì làm To có ích thì làm nhỏ hoặc thay đổi hình dáng của đèn đi .


Ghép chúng cẩn thận sát vào nhau để có  vẻ thẩm mỹ nhất



Ed chew và cây đèn do ông thiết kế với thông điệp bảo vệ môi trường sống.




 Để hiểu thêm bạn có thể xem qua 2 video:

Part 1
Part 2
Nguồn từ Toilam.com / Youtube
Chú ý bài viết có tham gia dự án vì môi trường.
DBS M05479
Quang Cao