Hiển thị các bài đăng có nhãn phượt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phượt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2016

Tổng quan về tượng đài Mẹ Thứ

Được Chính phủ đưa vào danh mục công trình văn hóa cấp quốc gia, tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng tại Quảng Nam là tượng đài về bà mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước. Dựa theo bản vẽ phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng, tượng đài được xây dựng với nguồn vốn được huy động từ ngân sách và đóng góp của các tổ chức, địa phươngtrong và ngoài nước.



Để ghi danh công lao to lớn của các bà mẹ Việt Nam anh hùng, năm 2004 lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam đã đề xuất ý tưởng vận động xây dựng Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu bà Nguyễn Thị Thứ, quê xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có 11 người con và cháu là liệt sĩ.

Cũng từ năm 2004, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam đã bắt đầu tổ chức vận động quyên góp ủng hộ xây dựng Tượng đài. Nhiều chương trình văn nghệ giao lưu vận động xây dựng tượng đã thu hút các tầng lớp nhân dân, các cơ quan doanh nghiệp ủng hộ tại Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các địa điểm tiếp nhận cuộc vận động cũng được thành lập tại cơ quan thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đà Nẵng, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La v.v.

Sau 3 vòng thi tuyển chọn, mẫu tượng của hoạ sĩ Đinh Gia Thắng được Hội đồng Nghệ thuật lựa chọn và đóng góp ý kiến nâng cao phác thảo, với sự tiếp thu các ý kiến đóng góp của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các vị lão thành cách mạng, các nhà khoa học, nhà văn hóa cùng nhiều cơ quan hữu trách khác.

Ngày 16 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định đưa công trình Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng vào danh sách các công trình văn hoá cấp Quốc gia.

Tới đầu tháng 1 năm 2008, số tiền quyên góp được đạt 10,7 tỷ đồng. Cùng với nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung trong 3 năm và nguồn tiết kiệm từ chi ngân sách thường xuyên của tỉnh, nguồn kinh phí cho dự án tượng đài đạt 30,7 tỷ đồng.

Ngày 16 tháng 5 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện công trình Tượng đài và hỗ trợ 50 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương.

Ngày 27 tháng 7 năm 2009 nhân kỷ niệm 62 năm ngày Thương binh-Liệt sĩ Việt Nam, lễ động thổ xây dựng Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã được tiến hành, Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2011 sau khoảng 1100 ngày khởi công.

Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng làm bằng chất liệu đá sa thạch, được Hội đồng Nghệ thuật chọn từ phác thảo của họa sĩ Đinh Gia Thắng và kiến trúc sư Nguyễn Luận. Quần thể tượng đài tọa lạc trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, với tổng diện tích 150.000m².

Từ ý tưởng: Mẹ là suối nguồn bao la vô tận, là linh hồn đất nước. Mẹ sinh ra từ mảnh đất anh hùng, rồi sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hoá thân vào đất, vào non nước Việt Nam. Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời, vẫn tiếp thêm nguồn sức mạnh mẽ cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tác giả Đinh Gia Thắng đã chọn và điều chỉnh trong quá trình thể hiện tỷ lệ 1/1 để thể hiện hình tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng trong toàn khối tượng đài có chiều cao 18,5m, rộng 84,7m, chiều rộng theo đường cong là 117m.

Phía trước tượng là quảng trường tiền môn với 30 ô thảm cỏ tượng trưng cho 30 năm trường kỳ kháng được làm bằng đá sa thạch. Hình cánh cung dài 81m (theo đường cong là 101m), chính giữa khối tượng đài là chân dung Mẹ Nguyễn Thị Thứ cao 18m, phần thấp nhất của cánh cung cao là 5,83m

Tượng đài được làm rỗng, bên trong khối tượng là Nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 400m², có bia ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng trên khắp cả nước, giới thiệu hình ảnh, cuộc đời và sự cống hiến của Mẹ đối với Tổ quốc. Trong lòng khối đá sa thạch dài 78m là nhà bảo tàng các mẹ Việt Nam anh hùng có tổng diện tích 397m² bao gồm phòng trưng bày, phòng khách, khu bảo quản.

Hai bên tượng đài bố trí hai thảm hoa lớn với diện tích 600m² được trang trí nhiều họa tiết, với sắc thái của 54 dân tộc sống trên dải đất Việt Nam. Khối tượng đài chính còn gắn kết với một hồ nước lớn, khoảng 1.000m². Phía sau khối tượng đài là một bãi cỏ rộng và một vườn đá. Ngoài ra, quần thể kiến trúc tượng đài còn bao gồm 8 trụ huyền thoại, mỗi trụ cao 9 mét, đường kính bình quân hơn 1,2 mét làm bằng đá sa thạch, khắc ghi công lao của các bà mẹ.

Tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án dự kiến là 81.062.680.000 đồng, do Công ty Xây dựng Thương mại và Mỹ thuật Đà Nẵng II thực hiện. Tuy nhiên, trước thời điểm khởi công xây dựng vào ngày 27 tháng 7 năm 2009, dự án đã đội lên 120 tỷ đồng trong đó hỗ trợ từ Chính phủ là 50 tỷ và huy động của tỉnh Quảng Nam được 61 tỷ.

Trong năm 2011, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh Quảng Nam đã ra quyết định bổ sung cho dự án 330 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đầu tư từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh lên hơn 410 tỷ đồng, gấp 5 lần số tiền được phê duyệt ban đầu, nhằm xây dựng để công trình đạt quy mô tượng đài lớn nhất Đông Nam Á.

Vì có nhiều ý kiến không đồng tình về số tiền kinh phí bỏ qua quá lớn, trong khi tỉnh còn nghèo, và còn nhiều trường hợp trẻ em đi học không có cầu phải lội qua sông, nên đến tháng 10 năm 2011, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tạm dừng dự án công trình tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng chờ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng .

Tuy nhiên quá trình xây dựng tượng sau đó đã tiếp tục và sau 7 năm, đến thời điểm tháng 3 năm 2015, các hạng mục chính của tượng cơ bản hoàn thành

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2016

Khám phá Huế

Một ngày đến Huế để khám phá hết vẻ đẹp của Huế mộng mơ lịch trình thế nào cho bạn đi du lịch tự túc? Ở Huế nơi đâu đẹp nhất? Nên thưởng thức món ăn gì? Có gì hay, hay đi đâu? Đó là những câu hỏi thường được đặt ra trước khi bạn đi tới 1 nơi nào đó. Để khám phá hết vẻ đẹp của Huế ít nhất cũng 2 – 3 ngày bởi thể đi 1 ngày chúng ta nên rút ngắn lại lịch trình cũng như sàng lọc những địa điểm đặc sắc nhất của Huế.



Đại Nội nằm trong Kinh thành Huế cách cầu Trường Tiền hơn 1 km. Với vé vào cửa là 75.000 đồng/ người/ lượt, bạn sẽ được thăm quan Bảo tàng Cổ vật cung đình và toàn bộ khu Đại Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn như lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, biểu diễn Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa, Đại nhạc tại Thế Miếu và Ca Huế tại cung Trường Sanh. Nếu không thuê xe điện để di chuyển trong Đại Nội, bạn nên mang giày thấp để đi lại cho thoải mái.

Đến Đại Nội và các điểm tham quan trong thành phố bạn có thể thuê xe máy đi với giá 80.000 – 120.000 đồng/ ngày hoặc thuê xích lô chỉ 15.000 đồng/ giờ/ người. Huế mùa này vẫn nắng nhưng thỉnh thoảng có những cơn mưa nên bạn nhớ mang theo áo mưa đề phòng mọi thời tiết.

Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố khoảng 5 km là ngôi chùa nổi tiếng nhất đất cố đô nằm bên dòng Hương Giang thơ mộng. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc cổ kính và trữ tình, với sự hòa quyện tuyệt vời giữa đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng với vườn thông và hoa cỏ phía sau. Dù không phải là người theo tín ngưỡng, nhưng khi bước chân vào đây, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, thanh tịnh và thơ mộng.

Cơm hến là món ăn dân dã mà nếu chưa thuởng thức thì chưa thật sự hiểu về ẩm thực cố đô. Bạn có thể tìm thấy món đặc sản Huế này ở mọi nơi trong thành phố. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là ở Cồn Hến và các quán trên đường Phạm Hồng Thái, Trương Định. Chỉ vài chục nghìn bạn có thể no bụng với tô cơm hến.

Chợ Đông Ba không chỉ trung tâm thương mại lớn mà còn là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của xứ Huế. Bạn có thể tìm mua các mặt hàng truyền thống ở đây như nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn Tuần, sen khô hồ Tịnh Tâm… và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân.

Chiều đến là thời điểm lý tưởng để bạn nhâm nhi một ly cà phê trên thôn Vĩ Dạ và thư thái ngắm dòng chảy êm đềm của sông Hương. Với phong cách nhà vườn, được bao bọc bởi cây cối xanh mát và kiến trúc nhà rường gỗ cổ điển, cà phê Vĩ Dạ mang đến một không gian rất Huế với cảm giác gần gũi mà thanh tao.

Thưởng thức cơm cung đình hay còn gọi là cơm vua là một trải nghiệm thú vị khi đến Huế. Thực đơn cơm vua được chọn từ 8 đến 10 món đặc sắc, trong đó không thể thiếu là món nem công, chả phụng, các loại bánh Huế và chè hạt sen Tịnh Tâm. Bạn có thể tìm ăn cơm vua ở một số nhà hàng, khách sạn trên đường Lê Lợi với mức giá dao động từ 500.000 đồng một bữa trở lên.

Trong không gian yên bình, thả bộ trên cầu Trường Tiền – biểu tượng của người dân xứ Huế là một cảm giác rất thư thả và bình yên. Vào những đêm cuối tuần, cầu Truờng Tiền nổi bật và rực rỡ trong bộ cánh lấp lánh sắc màu của ngàn ánh điện lung linh. Bạn cũng có thể hòa vào dòng người mua sắm trên phố đi bộ ở chợ đêm ngay chân cầu Trường Tiền.

Qua cầu Gia Hội đến đường Bạch Đằng là khu phố ẩm thực với hàng chục hàng quán san sát nhau. Bạn có thể tìm thấy ở đây vô vàn các món ăn đêm dân dã như bún mắm nêm, cháo lòng, cháo bánh canh, bún thịt nướng, nem lụi, bánh bèo, bột lọc, nậm và đủ các loại chè thơm ngon bắt mắt.

Một thành phố thơ mộng với nhiều câu hát nổi tiếng, bạn đã từng khám phá chưa?


Khám phá phố cở Hội An

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Khám phá phố cở Hội An

Đô thị cổ Hội An ngày nay là một điển hình đặc biệt về cảng thị truyền thống ở Đông Nam Á được bảo tồn nguyên vẹn và chu đáo. Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, phần bố dọc theo những trục phố nhỏ hẹp. Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.











DBS M05479
Quang Cao